1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài phân tích môn kinh tế phát triển Đề tài nguồn lao Động d

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn lao động
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại Bài phân tích
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Nguồn lao động tăng sẽ không đồng nghĩa với việc chất lượng lao động cũng sẽ tăng.. Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, đòi hỏi ở lực lượng lao động không chỉ có sức kho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

BÀI PHÂN TÍCH Môn: Kinh tế phát triển

ĐỀ TÀI NGUỒN LAO ĐỘNG

Họ và tên : Nguyễn Phương Anh

Mã sinh viên : 231121132103

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 3.1 Đối tượng nghiên cứu: 1 4 Cơ sở nghiên cứu: 2 5 Phương pháp nghiên cứu: 2 NỘI DUNG 3

I PHÂN TÍCH NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NGHỆ AN 3

1 Quy mô và phân bố nguồn lực 3 2 Kết cấu theo độ tuổi 4 3 Trình độ kĩ thuật 4 II Tình hình thất nghiệp của các nước trên thế giới 5

1 Thực trạng 5 2 Nguyên nhân 7 a Nguyên nhân kinh tế 7

b Nguyên nhân về kỹ năng 7

c Nguyên nhân về nhân khẩu: 8

d Nguyên nhân về thể chế: 8

e Nguyên nhân khác: 8

III Tình hình ở Việt Nam 9

1

Trang 3

a Thực trạng 12

b Nguyên nhân 13

c Hậu quả 14

d Giải pháp 14

IV Kết luận 15

2

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Có thể nói lao động là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm Trong quá trình phát triển kinh tế, nguồn lao động giữ một vai trò vô cùng quan trọng Không chỉ vừa là người sản xuất mà còn là người tạo cầu tác động trực tiếp đến vấn đề phát triển của một nền kinh tế Dân số liên tục tăng nhanh cũng là tiền đề thúc đẩy sự tăng lên của nguồn lao động Tuy nhiên tất cả đều có tính hai mặt cả vấn đề Nguồn lao động tăng nhưng sự phân bố của nó tại các độ tuổi hay khu vực kinh tế vẫn chưa đạt được sự đồng đều nhất định Luôn có sự chênh lệch ở đó

Nguồn lao động tăng sẽ không đồng nghĩa với việc chất lượng lao động cũng sẽ tăng Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, đòi hỏi ở lực lượng lao động không chỉ có sức khoẻ mà còn phải có kỹ năng và trình độ chuyên môn – gọi chung là nguồn lao động chất lượng cao Chính vì có sự đòi hỏi cao hơn về chất lượng trình độ mà dẫn tới việc tình trạng thất nghiệp xảy ra Không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới cũng đang đối mặt với những vấn

đề về nguồn lao động Đó là lý do vì sao em lựa chọn chủ đề “ Nguồn lao động”

để phân tích các số liệu liên quan từ một địa phương trong nước là tỉnh Nghệ An đến Việt Nam và cuối cùng là thế giới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích lập luận một số trường hợp, đưa ra dẫn chứng phù hợp, từ đó trả lời cho câu hỏi đã đặt ra

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục tiêu trên, bài phân tích sẽ đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Trình bày được những số liệu về dân số và nguồn lao động của địa phương, đất nước và thế giới

- Tỷ lệ thất nghiệp và những giải pháp được đặt ra

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Bài phân tích nghiên cứu về lực lượng lao động Việt Nam và thế giới

1

Trang 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Việt Nam và thế giới

4 Cơ sở nghiên cứu:

Bài phân tích được nghiên cứu dựa trên cơ sở những vấn đề về nguồn lao động hiện nay Trên cơ sở đó sẽ có thể giải quyết được phần nào những câu hỏi

và ý kiến xoay quanh vấn đề này

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để khái quát những vấn đề về nội dung nghiên cứu của đề tài phải vận dụng nhiều phương pháp như: tìm kiếm số liệu, phân tích, tổng hợp Bên cạnh

đó sử dụng những kiến thức đã có và được tích lũy trong quá trình học tập, quá trình không ngừng trau dồi kiến thức

2

Trang 6

NỘI DUNG

I PHÂN TÍCH NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NGHỆ AN.

1 Quy mô và phân bố nguồn lực.

Nghệ An là một tỉnh thành có diện tích lớn nhất cả nước, mật độ dân số đông Theo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2022 dân số trung bình của tỉnh Nghệ An là 3.419.989 người, mật độ dân số 207 người/km² Trong đó, dân

số thành thị là 530.452 người, chiếm 15,51%; dân số nông thôn là 2.889.537 người, chiếm 84,49%; dân số nam là 1.711.827 người, chiếm 50,05%; dân số nữ

là 1.708.162 người, chiếm 49,95%

Trong đó, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đạt 1.623.117 người, ở khu vực thành thị là 252.348 người, khu vực nông thôn là 1.370.769 người Lực lượng lao động nam là 867.697 người chiếm 53,46%, nữ là 755.420 người chiếm 46,54 % Lực lượng lao động chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn Tỉ lệ lao động tại khu vực thành thị chiếm 15,55% còn tại khu vực nông thôn lại chiếm tới 84,45%

Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên tại Nghệ An (Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An)

3

Trang 7

Có thể thấy từ năm 2019 đến năm 2021, lực lượng lao động có sự sụt giảm

do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 Nhưng qua năm 2022, đã có sự cải thiện tuy không nhiều nhưng vẫn cho Nghệ An đang dần ổn định lai sau dịch và đang nỗ lực để đạt được những bước tiến về kinh tế nhờ vào nguồn lao động ổn định, dồi dào

2 Kết cấu theo độ tuổi.

Nghệ An là địa phương có lực lượng lao động trẻ Theo kết quả điều tra năm 2019 cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động Giữa khu vực thành thị và nông thôn

có sự khác nhau về phân bố lực lượng theo độ tuổi Tỉ lệ lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (từ 15-24 tuổi) và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (từ 25-59 tuổi) khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn So với nông thôn, người lao động ở thành thị tham gia vào lực lượng lao động muộn hơn Đây cũng được xem là câu trả lời lý giải cho câu hỏi “ Vì sao lực lượng lao động ở nông thôn lại cao hơn so với thành thị ?”

3 Trình độ kĩ thuật

Tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kĩ thuật là một rào cản đối với lao động ở Nghệ An Điều này gây không ít cản trở, khó khăn cho việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Nghệ An

4

Trang 8

Số lượng lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo tại Nghệ An (Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An)

Năm 2022, lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế có 1.596.954 người nhưng chỉ 25,29 % lực lượng lao động đã qua đào tạo Tỉ lệ lao động đã qua đào tại ở khu vực thành thị cao hơn nhiều so với nông thôn Tại khu vực thành thị chiếm 55,5% ngược lại nông thôn lại chưa tới 20% Bên cạnh đó tỉ

lệ thất nghiệp của tỉnh Nghệ An cũng khá cao Dù có sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm mức 1,77% Tuy nhiên nhìn chung

số lượng lao động đã qua đào tạo đang có xu hướng tăng lên qua từng năm, từ năm 2018 đến năm 2022 đã tăng lên 5,14%

2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Sơ bộ năm 2022

Số lượng lao động có

việc làm trong nền

kinh tế

1.915,72 1.904,36 1.906,34 1.590,66 1.595,95

Tổng nguồn lao động

xã hội

1.909.561 1.926.086 1.926.964 1.620.562 1.623.117

GDP ( Đơn vị: tỷ

đồng)

120.192 132.972 144.902 156.768 175.586

- Tốc độ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022:

gE = (( 1.595,95 - 1.915,72 ) / 1.915,72) x 100% = 16,692%

5

Trang 9

- Tốc độ tăng trưởng xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022

gLT = (( 1.623.177 – 1.909.561) / 1.909.561) x 100% = 14,997%

� Mức thu hút việc làm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022

EAR = gE / gLT = 16,692 / 14,977 = 1,11%

- Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022

gY= ((175.586 – 120.192)/120.192) x 100% = 46,0879%

� Hệ số co giãn việc làm của nền kinh tế

ei= gE / gY= 16,692 / 46,0879 = 36,2177%

II Tình hình thất nghiệp của các nước trên thế giới

1 Thực trạng

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dự báo tình trạng thất nghiệp toàn cầu tăng lên 5,2% vào năm 2024 Trước đó vào năm 2023 ( 5,1%), tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu đã có xu hướng giảm xuống so với năm 2022 Có thể thấy ILO

dự báo năm 2024 sẽ có sự tăng nhẹ so với năm 2023

0

2

4

6

8

10

12

14

16

15+ 15-24 25+

Tình hình thất nghiệp trên thế giới và dự báo năm 2024 ( Nguồn: ILO)

Giải thích cho điều này, có thể do quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đang có sự chậm lại, cùng với đó là những căng thẳng chính trị đang

6

Trang 10

diễn ra và lạm phát dai dẳng đã buộc các ngân hàng trung ương phải đưa ra những động thái quyết liệt tăng lãi suất

Đặc biệt là sự chênh lệch giữa các quốc gia có thu nhập cao với các quốc gia thu nhập trung bình Trong khi tỷ lệ khoảng cách việc làm vào năm 2023 là 8,2% ở các nước thu nhập cao, thì tỷ lệ này ở nhóm các quốc gia thu nhập thấp hơn là 20,5%.Tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 duy trì ở mức 4,5% ở các nước thu nhập cao, thì ở các nước thu nhập thấp là 5,7%

Tình trạng lao động nghèo vẫn còn tiếp diễn Mặc dù đã có sự biến động giảm xuống nhưng vẫn tăng lên 1 triệu người vào năm 2023 Tuy nhiên vẫn có điểm hạn chế, khi những số liệu này được điều tra và xem xét dựa trên các quốc gia có thu nhập trung bình cao Nếu dựa trên thêm các quốc gia thu nhập thấp thì

sẽ có những sự biến động khác nữa Đối tượng chính của thất nghiệp toàn cầu là

ở thanh niên Theo ILO, trong số 200 triệu người thất nghiệp thì có 73,3 triệu người thất nghiệp là thanh niên Tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên là một thách thức lớn, nó dễ gây ra nhiều hệ luỵ sau này

2 Nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở các nước trên thế giới có thể được chia thành 5 nhóm chính

a Nguyên nhân kinh tế

Nền kinh tế đang dần có sự suy thoái Khi đó, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất, dẫn đến nhu cầu lao động giảm, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế có sự thay đổi Cơ cấu kinh tế chuyển dịch, một số ngành công nghiệp sẽ bị thu hẹp hoặc thay thế bởi những ngành mới, dẫn đến tình trạng mất việc làm ở một số ngành và thiếu hụt lao động ở những ngành khác.Việc ứng dụng tự động hóa và robot trong sản xuất khiến nhu cầu lao động thủ công giảm, dẫn đến thất nghiệp Toàn cầu hóa, hoạt động sản xuất di chuyển sang các nước có chi phí lao động thấp hơn, dẫn đến mất việc làm ở các nước phát triển Các nước đang phát triển mắc nợ cao đặc biệt có nguy cơ nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính khi điều

7

Trang 11

kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt, gây nên những tác động đáng kể đến việc làm, điều kiện làm việc và tăng trưởng tiền lương

b Nguyên nhân về kỹ năng.

Thiếu hụt kỹ năng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng cao Trong bối cảnh thế giới đang trong cuộc các mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế Năm 2023 chứng kiến sự xuất hiện của một làn sóng đổi mới kỹ thuật số khác liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), khi mà công nghệ đang dần có

sự thay thế đối với lực lượng lao động chân tay, nâng cao vị thế và tầm quan trọng của lực lượng lao động có kĩ năng, trình độ cao Người lao động không có

đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm Thiếu hụt kỹ năng là rào cản gia nhập đối với những người mới gia nhập các công ty Do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, kỹ năng mà người lao động đang có có thể trở nên lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng

c Nguyên nhân về nhân khẩu:

Dân số thế giới hiện nay đã cán mốc hơn 8 tỷ người và vẫn đang có xu thế tiếp tục gia tăng Dân số tăng đồng nghĩa với việc lực lượng lao động cũng sẽ tăng cao Tỷ lệ gia tăng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng việc làm dẫn đến tình trạng thừa lao động

Cấu trúc dân số trẻ dẫn đến áp lực lớn lên thị trường lao động Cấu trúc dân số trẻ có nghĩa là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) cao so với

tỷ lệ người già và trẻ em Điều này cũng dẫn đến áp lực lớn lên thị trường lao động, vì số lượng người tìm kiếm việc làm tăng cao trong khi số lượng việc làm

có hạn Áp lực này càng lớn hơn ở những quốc gia có tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử vong thấp

d Nguyên nhân về thể chế:

Chính sách lao động không phù hợp Các chính sách lao động cứng nhắc, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hỗ trợ cho người lao động chuyển đổi việc làm có thể cản trở việc tạo ra việc làm mới và giải quyết tình trạng thất nghiệp Bên cạnh đó, người lao động thiếu thông tin về thị trường lao động, cơ hội việc

8

Trang 12

làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm

e Nguyên nhân khác:

Thiên tai, dịch bệnh có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế, dẫn đến mất việc làm Năm 2022 dịch Covid-19 đã để lại thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới Không chỉ các nước có thu nhập kém, thu nhập trung bình mà các nước có thu nhập cao cũng phải nỗ lực để cải thiện nền kinh tế suy yếu sau thời gian dài

bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Bên cạnh đó, do bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

mà thiên tai liên tục xảy ra ở các quốc gia trên thế giới Điều này khiến cho nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lại càng chịu nhiều thiệt hại hơn do thiên tai Chiến tranh, xung đột có thể phá hủy cơ sở hạ tầng, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và dẫn đến mất việc làm…

III Tình hình ở Việt Nam

1 Cơ cấu lao động

Tính đến năm 2023, dân số Việt Nam đã cán mốc 100,3 triệu người, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1% Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%

9

Trang 13

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2023 đạt 52,4 triệu , người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước Trong đó, lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 19,5 triệu người, chiếm 37,3%, khu vực nông thôn là 32,9 triệu người, chiếm 62,7%; lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7%, lực lượng lao động nam đạt 27,9 triệu người, chiếm 53,3%

Theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là 27,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng

so với năm 2022

2 Đặc điểm nguồn lao động Việt Nam

10

Trang 14

Việt Nam sở hữu lượng lao động dồi dào với 52,4 triệu người Theo số liệu sơ bộ năm 2022 của Tổng cục thống kê, độ tuổi lao động từ 15 – 24 tuổi đạt 5.220,46 nghìn người, nhóm tuổi từ 25-49 tuổi đạt 32.669,30 nghìn người

Trong đó theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 30,3%; nông thôn: 45,7%) và nhóm từ 15-24 tuổi (thành thị: 39,9%; nông thôn: 49,6%)

Theo khu vực kinh tế, quý IV năm 2023, số lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 17,2 triệu người; lao động trong khu vực dịch vụ đạt 20,5 triệu người; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với số lao động là 13,8 triệu người Trong khi hai khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên thì khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản lại giảm 20,1 nghìn người (giảm 0,1%)

Số người có việc làm phân theo khu vực kinh tế theo quý, các năm 2022-2023

Liên tiếp 2 năm 2020-2021 ghi nhận những thời điểm khó khăn chưa từng

có của thị trường lao động Việt Nam Năm 2020 khi dịch bệnh hoành hành, có

11

Ngày đăng: 04/02/2025, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN