1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Sinh học: Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề giảng dạy các quy luật di truyền trong chương trình sinh học lớp 11 - cải cách giáo dục

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Dạy Học Giải Quyết Vấn Đề Giảng Dạy Các Quy Luật Di Truyền Trong Chương Trình Sinh Học Lớp 11 - Cải Cách Giáo Dục
Tác giả Tống Xuân Tám
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Vân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2001
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 31,75 MB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN THỊ VÂN-Trong trường hợp thứ nhất: khi hoàn thành chức năng mục đích, “vấn dé” hay “tinh huống có vấn dé” trong các phương pháp day học cổ truyền đã có

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHAM TP HCM

KHOA SINHTỐNG XUÂN TÁM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN TH] VAN

LOZ CAM ON

đãi xin chin thanh edm on :

- €8 UGUYEN THF VAN, giảng oiêm bộ môm

(Phuong Dhuip giảng day sink hee, khoa Sink, tring DHSD

TD.FOOM, đã tan tinh kướng dẫn tôi hoàn thank luận oan

nay.

- C8 DONG THI AGO LAN, ca TRAR THA

SA, 06 HUYHI THF CAM HANH, cả DHAM TH

AZ UFET, Qiáo oiên bệ man sinh, trường DITH Luong

tan Can, đã tận tinh giip dé tôi trong quá trinh thựcc nghiệm

dé tài nay.

- 9à TRAN THF BUC, Qiảng vien bộ môn Phutong

Dhip giảng day sink học, Khóa Sink, trường (92087)

TFD.HOM, đã gáp ý oa chi bảo tôi trong quá trink tực kiệm

luận oan màu.

2 BAU CHA HAIEM KHOA SIUM oà lập thể

các Thay, © trong khoa đành, tring DUSD - 772.204,

đã tan tink day dé oa động vién tải hoan thank luận odn nay.

Sinh oién

Ting Buan Fam

SVTH : TONG XUAN TAM

Trang 3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

BANG CAC CHU VIET TAT

e Đ-D e Thân den ~ cánh dài

SVTH : TONG XUAN TAM

Trang 4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

MUC LUC

Trang

Phần I: Lý do chọn để tài : | — - —- |

Phần II: Tống quan về tinh hình vận dụng : “DHGQVĐ” trong nha trường

DÉ Hỗ ng ghe niiteetoeeeieotaesveoiesenteosoeaaitoetooasotda sai 10

PRG ey TES WA NUIT I OI OBE NT số n 16

Phần IV ; Phương pháp nghiên cứu để tai oo cscsseseeseseseevenencenenenes 17

Phần V : Vấn để nghiên cứu và phạm vi giới hạn của để tài 24

Điển VERS DP agi sse2ces ees coca 43

e Tài liệu tham khảo el

e Phụ lục Í : Giáo án or

e Phụ lục 2: Bài kiểm CED «««e& ma,

e Phụ lục 3: Phiếu học tập xbGssssesksde „118

'§VTH : TONG XUAN TÁM

Trang 5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

PHANI:

LY DO CHON DE TAI

Hiện nay, khoa học - kỹ thuật có tốc độ phát triển cực ki nhanh

chóng, cứ khoảng 4 - 5 năm khối lượng tri thức tăng lên gấp đôi Trong sự

phát triển như “vi bao“ đó thì sinh học có gia tốc tăng lớn nhất, sự giatăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học sinh học Đặc biệt thế kỉ XXI

là "thế kỉ của sinh học”, tất yếu đòi hỏi phải đổi mới vé nội dung và

phương pháp day học, đổi mới về phương thức đào tạo thế hệ trẻ [2,3]

Hơn nữa, nền kinh tế của nước ta sau khi kết thúc chiến tranh, đã trải

qua biết bao nhiêu năm khủng hoảng, nay đang được chuyển đổi từ cơ chế

kế hoạch tập trung sáng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Trong công cuộc đổi mới này thì giáo duc đóng một vai trò hết sức quan

trọng, là nơi cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho xã hội, tạo cho xã hội những

con người có trình độ văn hoá cao, có khả năng tư duy, có khả năng suy

nghĩ và hành động hợp lý, có khả năng thích ứng nhạy bén với môi trường

luôn thay đổi Do vậy, yêu cầu cần đặt ra là phải đổi mới hệ thống giáo

dục Nhận thức rõ tim quan trọng đặc biệt này của giáo dục cho nên gần

đây Dang và Nhà nước ta đều rất quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượngday và học : “ Giáo duc là quốc sách hàng đầu ” [13,7].{16]

Nghị quyết Trung ương Đảng lan thứ IV Khóa VII ( 2/1993 ) đã

khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc

SVTH : TONG XUAN TÁM : 1

Trang 6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

học Ấp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HSnăng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn dé” [13,7]

Để góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ trên và đồng thời để đáp ứng những mục tiêu của nền kinh tế hiện nay đặt ra thì trong dạy học, chúng ta

cin có những chuyển biến về mặt giảng dạy như lời cố thủ tướng Phạm

Văn Đồng đã căn dặn: “ Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo

dạy cho HS những nguyên lý cơ bản, toàn diện về các mặt trí dục, đức dục

và mỹ dục Đồng thời tạo cho các em diéu kiện phát triển trí thông minh,

khả nang độc lập suy nghĩ và sáng tạo Phương pháp giảng day bao gid

cũng đi đôi với nội dung giảng dạy, anh dạy thế nào cho người học trò,

người sinh viên có khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của

họ làm việc phát triển, chứ không phải chỉ giúp cho họ có trí nhớ Phải có

trí nhớ nhưng chủ yếu là phải giúp cho sự phát triển trí thông minh, sáng

tạo ”(3,137,178],{13,7].

Qua đó, chúng ta thấy những phẩm chất trí tué của con người pháttriển toàn diện mà nhà trường chúng ta phải đào tạo, chủ yếu là nhữngphẩm chất của sự suy nghĩ, của tư duy, óc suy nghĩ độc lập sáng tạo, trí

thông minh.

Quán triệt những tinh thần trên, đồng thời để thực hiện mục tiêu của

giáo dục phổ thông là đào tạo cho xã hội một lớp người có trí thức, có năng

lực suy nghĩ, năng lực hành động và thích ứng với sự phát triển của xã hội

Con người đó phải vừa “hổng " vừa “chuyén” như lời Bác Hồ đã căn dan.

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 2

Trang 7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

Từ đó đã dẫn đến đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn nói chung và

bộ môn sinh học nói riêng là yêu cầu cấp bách hiện nay [3] { 3].

Đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở nhà trường phổ thông được

thực hiện trên hai vấn để : Đổi mới về nội dung giảng dạy và đổi mới vé

phương pháp giảng dạy.

Phần nội dung phải đổi mới như thế nào ? Đây là công việc của các

nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và những nhà biên soạn sách.

Phần đổi mới phương pháp giảng day là theo khuynh hướng phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS Bằng cách : “Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

tác động đến tình cảm, đem lại niém vui hứng thú học tập cho HS Hướng

tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động” Nghĩa là

dạy như thế nào để HS vừa nấm được kiến thức, vừa nấm được phương

pháp đi tới kiến thức đó, phát triển tư duy, đồng thời chuẩn bị năng lực

thích ứng với đời sống xã hội Phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn để nảy sinh trong quá trình học tập và trong cuộc sống hàng ngày

[16,6- 13].

Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên, GV cần phải có sự cải

tiến và vận dụng linh hoạt 3 kiểu phương pháp dạy học truyền thống đểgiúp HS lĩnh hội nền văn hóa của nhân loại mà trên cơ sở đó hình thành

nhân cách cho HS là :

- Thứ nhất _: Phương pháp thông báo - tái hiện.

SVTH : TONG XUAN TÁM 3

Trang 8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THI VAN

- Thứ hai : Phương pháp làm mẫu - bất chước.

Hai phương pháp này chỉ có thể đưa HS đến trình độ tái hiện và vậndụng thành thạo vào những tình huống quen biết mà thôi Còn những tình

huống mới lạ thì các em sẽ trở nên lúng túng Phương pháp dạy học truyền

thống này theo kiểu chuyển giao một chiều, đơn tuyến từ thay đến trò Dovậy, đào tạo ra phần lớn những con người bị động, kém thảo vat, thiếu

sáng tạo, khó thích ứng Nếu có thích ứng được cũng phải trả giá rất đắt về

sự sàng lọc, về sự lãng phí thời gian và cả cơ hội Dạy học như vậy, HS chỉ

làm được những gì mà các em đã được học thì chẳng khác gì một cái máy,

cho dù cái máy đó có cao cấp như một “robot” hiện đại nhất thì nó cũng

chỉ hoạt động theo một chương trình đã được cài đặt sẵn Vì vậy hai

phương pháp dạy học này chưa đạt được hiệu quả cao và chưa đáp ứng

được nhu cầu đòi hỏi của xã hội đối với ngành giáo dục [1],[13),[16]

Muốn đạt đến trình độ sáng tạo cao của sự lĩnh hội, tức là khả năng

vận dụng những hiểu biết của mình vào những tình huống mới chưa quen

biết, cần phải đi theo con đường thứ ba D6 là phương pháp nêu vấn để

-tìm tòi bộ phận hay còn gọi là phương pháp: “ Dạy học giải quyết vấn dé”

(°DHGQVB” 13).

Trong lý luận dạy học hiện đại, một “ vấn để nhận thức” hay “tình

huống có vấn để " có thể được ý thức như một mục đích hay một phương

pháp.

SVTH : TONG XUAN TÁM , 4

Trang 9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN THỊ VÂN

-Trong trường hợp thứ nhất: khi hoàn thành chức năng mục đích,

“vấn dé” hay “tinh huống có vấn dé” trong các phương pháp day học cổ

truyền đã có từ nhiều thế kỷ nay đó là : Thầy dạy cho trò giải thích “vấn

dé" hay giải xong một “tinh huống có vấn dé” Tức là việc dạy và học đi

tới mục đích Theo con đường này, thì mục đích là quan trọng, còn phương

pháp bị coi nhẹ Đây là trường hợp dạy học ĐỂ giải bài toán ( vấn đẻ, tình

huống có vấn dé ).

-Trong trường hợp thứ hai: "vấn để” hay “tình huống có vấn để"

(bài toán nhận thức ) được coi không chỉ như một mục đích mà còn được

coi như một phương pháp sư phạm hiệu nghiệm "Bài toán” ( vấn để, tình

huống có vấn để) được sử dụng như phương pháp nêu vấn để, gây ra nhucầu và động cơ nhận thức, sự hứng thú, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo

của HS Những HS giải quyết được các vấn để mà GV đặt ra sẽ rất tự hào, nhớ kiến thức rất lâu và chắc Còn những HS khác chưa giải quyết được sẽ

gắng học hơn để tìm dịp khác thể hiện mình Do vậy, kích thích được sự

say mê tìm hiểu, khám phá của HS, giúp các em có thể tự mình giải quyết

được những vấn để mà các em chưa bao giờ được dạy Qua đó làm cho các

em tự mình chủ động học ở mọi lúc, mọi nơi Bằng cách đó mà HS đã đi

tới mục đích Đây là trường hợp dạy học BẰNG bài toán nhận thức hay

tình huống có vấn để, một con đường nhận thức mới mẻ, chuyển hóa từcách nhận thức khoa học vào việc dạy học ở trường phổ thông Dạy họcbằng phương pháp này là dạy học nêu vấn để — Ơrixtíc hay cdn gọi là:

“DHGQVD" | 13].

SVTH : TONG XUAN TAM 5

Trang 10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

Day học theo cách này, người GV không còn vai trò là trung tâm

(duy nhất ) trong mọi hoạt động dạy học và giáo dục mà chủ yếu đóng vaitrò là người trọng tài, người hướng dẫn, giúp đỡ, điều khiển và sửa chữakhi cần thiết [16].

Nhận thức được tẩm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy

học nói chung và đặc biệt phương pháp dạy học sinh học nói riêng, chuyên

dé“DHGQVD” trong bộ môn sinh học đã được đưa vào bồi dưỡng thường

xuyên cho các thầy cô giáo đang giảng dạy ở trường PTTH vào chu kỳ

1997- 2000 với mong muốn giúp các thay cô giáo có cách nhìn, cách thay

đổi phương pháp dạy học của mình Vì vậy, nó trở thành trọng tâm, bước

đầu được GV phổ thông trung học chấp nhận và vận dụng Tuy nhiên trong

quá trình vận dụng đó, các thay cô giáo đã gặp rất nhiều trở ngại về : nội

dung giảng day ôm đồm, áp đặt, nặng nể cộng với qui định cứng nhắc về

mặt thời gian và chương trình về thi cử đã không khuyến khích các thầy cô

giáo dùng phương pháp : “DHGQVD” Đồng thời một trở ngại xuất hiện từ

phía HS đó là : các em chưa quen với kiểu học này Hơn nữa, GV chỉ chăm

chú phát vấn HS để giải quyết vấn để mà không có sự kết hợp nhudn nhuyễn với cách ghi bài của các em Từ đó, dẫn đến HS không ghi được

bài để về nhà học | 13,6).

Mặt khác, các kiến thức qui luật di truyền cung cấp cho HS là các

qui luật di truyền cơ bản của hiện tượng di truyền, làm rõ hiện tượng di

truyền chung của sinh giới diễn ra theo những qui luật di truyền khách

quan, giúp cho các em giải thích được một số hiện tượng di truyền trong

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 6

Trang 11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

sinh giới Từ đó các em biết cách vận dung những qui luật di truyền vào

thực tiễn đời sống và rèn luyện cho các em thế giới quan đuy vật biện

chứng trong cách nhìn nhận và giải thích các sự vật, hiện tượng của sự

sống cũng như vận dụng một cách đúng qui luật các hiện tượng di truyén

đó |4].

Các kiến thức qui luật di truyền này có vị trí hết sức quan trọng vàchiếm một tỉ lệ khá lớn trong di truyền học Tuy nhiên trong thực tiễn day

và học thành phần kiến thức này ở phổ thông chưa đạt được hết ý nghĩa

của nó vì phần lớn HS còn bị phụ thuộc vào lời giảng của GV Các em còn

thụ động chờ đợi kiến thức do các thầy cô giáo cung cấp mà chưa thực sự

tích cực trong giờ học vì GV rất ít sử dung“ những bài toán nhận thức” hay

"những tình huống có vấn dé” để HS động não suy nghĩ GV chỉ nặng về

truyền thụ kiến thức một cách đơn thuần, bất HS phải học thuộc lòng các

kiến thức đó một cách thụ động GV chưa tìm được cách thức tổ chức hoạt

động học tập cho HS nên không đem lại hứng thú cho các em Hơn nữa,

HS chưa biết cách tự học theo hướng tích cực, chủ động Trong các kì thi

và kiểm tra đánh giá, nói chung câu hỏi vẫn còn mang tính “truyền thống”

Nghĩa là, HS có thể chép lại nội dung của sách giáo khoa để trả lời các

câu hỏi là được Cách thi và kiểm tra như vậy không kích thích học trò tư

duy sáng tạo Vì vậy, việc dạy và học các kiến thức qui luật di truyền ở

nhà trường PTTH chưa đạt chất lượng cao (4].[ 16].

Thay vào đó, để giảng dạy tốt các kiến thức sinh học nói chung và

các kiến thức vé qui luật di truyén nói riêng, GV có thể đưa ra “những bài

SVTH : TONG XUAN TAM s 1

Trang 12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

toán nhận thức” hay “những tình huống có vấn dé”, bằng những lập luận

dựa trên những hiểu biết của HS đã có sắn, các em có thể nêu giả thiết,

chứng minh tính đúng đắn của giả thiết và rút ra những kết luận hữu ích.

Bằng cách đó, HS không chỉ nhớ kiến thức được lâu hơn mà quan trọng hơn cả là rèn luyện được cách làm việc, tư duy khoa học và biết cách tiến

hành thực nghiệm Từ đó, đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong tiến trình

đổi mới phương pháp day học bằng : “DHGQVĐ” để nhằm nâng cao chất

lượng dạy và học thành phần các kiến thức qui luật di truyền nói riêngcũng là nâng cao chất lượng day và học bộ môn sinh học nói chung [16].

Việc vận dụng: “DHGQVD” trong tình hình giảng dạy hiện nay ở

nhà trường phổ thông có một vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn ở chỗ:

*DHGQVĐ" không chỉ cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản

cho HS mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực phát hiện vấn để, đặt ra và

giải quyết các vấn để học tập, có nghĩa là nó không những giúp HS nắm

vững tri thức đó mà còn giúp HS tự tìm ra tri thức đó.

Trong việc tập dượt từ thấp đến cao của: “DHGQVĐ” ở các cấp học

và các môn học khác nhau sẽ góp phần hình thành nhân cách cho HS, đạtđược những yêu cầu đòi hỏi của xã hội đó là một lớp người: có trình độ

học vấn cao, có khả năng tư duy sáng tạo, có khả năng tư duy và hành

động hợp lí, có khả năng thích ứng nhạy bén với sự thay đổi của hoàn

cảnh.

SVTH : TONG XUAN TAM 8

Trang 13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN THỊ VÂN

Vận dụng “DHGQVD” không chỉ làm phong phú thêm cách dạy học

ở nhà trường PTTH mà còn dẫn đến chất lượng dạy và học được nâng cao.

Đây là một phương pháp dạy học tích cực, người được giáo dục sẽ trở

thành người tự giáo dục, là nhân vật tự nguyện, chủ động, có ý thức về sự

giáo dục của bản thân mình [1].{13,9].{16].

Từ sự phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng: muốn đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì điểu đầu tiên là vận dụng cho được và

sau đó phổ biến rộng rãi kiểu:“DHGQVĐ" Phải coi đây là yêu cầu cấp

bách và rất cần thiết trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học hiện

nay ở nhà trường phổ thông Đây cũng là lý do thúc đẩy chúng tôi chọn để

tài: “Vận dụng dạy học giải quyết vấn dé để giảng dạy các qui luật di

truyền trong chương trình sinh học lớp 11 ~ cdi cách giáo duc”.

SVTH : TONG XUAN TÁM 9

Trang 14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

PHẦN II:

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG :

“DHGQVD ” TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH [13].

Thuật ngữ “DHGQVD” chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng thuật ngữ

này có liên quan đến thuật ngữ “Eureka”, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là :

“Tim thấy rồi ?* Nó gắn liên với truyền thuyết lý thú về một nhà khoa học

Arsimet — một thiên tài của nhân loại trước CN Truyện kể lại rằng : khiông đang tắm trong bổn nước và bất ngờ tìm ra định luật về trọng lượngriêng của các vật thể, cứ thế ông nhảy ra khỏi bổn nước, chạy thẳng ra

đường phố với chiếc miệng gào to : “Eureka Eureka !" Thế là, thuật

ngữ “ Eureka” — “tìm tòi, phát hiện” được hình thành từ đó.

Tuy nhiên, hình thức “DHGQVĐ” không phải mới xuất hiện mà nó

có mầm mống từ rất xa xưa như nhà triết học Hy Lap - Xôcrát trước CN

đã dùng phương pháp “vấn đáp gợi mở” để giảng dạy triết học Trong

phương pháp này, ông đã đặt ra các câu hỏi và khéo léo dẫn dat người hoc

rút ra tri thức mới Ông gọi đây là “thudt đỡ dé” vì bằng những câu hỏi của

mình, ông kích thích người học đối thoại để tự tìm ra câu trả lời hay phát

hiện ra chân lý của vấn dé đặt ra Sau này những cái tên khác nhau được

để ra như “day học nêu vấn dé” hay “day học gợi vấn dé” của các nhà sư

phạm Liên Xô cũ Chang hạn A.I Ghéc Đô, B.E.Raicốp, M.A Rupnicova

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM : 10

Trang 15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

Đặc biệt, kiểu “DHGQVD” được phát triển thành một hệ thống kể

từ những năm 70 của thế kỷ XIX Ở thời kỳ này, các nhà dạy học và các

nhà giáo dục đã nêu ra phương pháp tìm tòi phát kiến trong quá trình dạy

học để hình thành năng lực nhận thức cho HS Bằng cách lôi cuốn các em tham gia tìm tòi và phân tích các sự vật — hiện tượng, bằng cách thiết kế

các bài toán chứa đựng những khó khăn nhất định Tư tưởng này được thể

hiện bởi nhà giáo dục Disterverg ( người Đức ) Ông cho rằng : “ Người

GV day tôi là người đem chân lý tới HS, người GV dạy giỏi là người dạy HS

con đường tìm ra chân lý" [10] 13},

Đến đầu thế ky XX, John Dewey ( 1933) cũng đã khẳng định : “Biết

đặt câu hỏi để dẫn dắt HS đi đến chân lý là điêu kiện cốt lõi để dạy tốt" Từ

đó đến nay, “DHGQVĐ” thực sự phát triển và trở thành trào lưu về lý luậncũng như vé thực tiễn Tiêu biểu cho xu hướng này là V.OKON,

tại và tương lai của XH đó.

- Ở XH cộng sản nguyên thủy, con người sống chủ yếu phụ thuộc

vào thiên nhiên như săn bắt, hái lượm nên giáo dục còn mang tính sơ khai.

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM / H

Trang 16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

Trẻ em được truyền thụ những tri thức thông qua những kinh nghiệm của

ông bà, cha mẹ và những người trong gia đình.

- Ở XH nông nghiệp hay tiền công nghiệp, thời gian do chu kỳ mặt

trăng hay mặt trời quyết định, quá khứ đi vào hiện tại và tự nó lặp lại trong

tương lai Vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ vào đời được truyền thụ qua gia

đình, nhà trường một cách 4p đặt, nhồi nhét Trong đó, người thầy đóng

vai trò trung tâm Còn trò chỉ việc công nhận, học thuộc lòng, lặp lại lời

thay Người ta gọi cách truyền đạt này là phương phắp “ gửáo diéu”.

- Ở thời kỳ công nghiệp đã làm biến đổi tất cả những điều trên, vì

XH công nghiệp đòi hỏi “ những con người mới” thích ứng với nén cơ khí

công nghiệp : làm thế nào để cho trẻ em thích ứng với một thế giới mới,

thế giới của ống khói, xăng đầu, tiếng ổn và máy móc ? Một cấu trúc giáodục mô phống thế giới công nghiệp được hình thành như : số người học(nguyên liệu ) được thầy giáo xử lý ( công nhân ) trong một ngôi trường

(nhà máy) có chuông reo ( tiếng còi nhà máy ) Người ta gọi mô hình giáo

dục này là phương pháp cổ truyén Dù có thay đổi một số nguyên tắc, cơ

sở lý luận, trực quan, tăng cường hệ thống phát vấn, sử dụng phương tiện

nghe nhìn song những thay đổi đó vẫn không vượt qua khuôn khổ : thầy

đóng vai trò trung tâm truyền đạt tri thức Còn trò thụ động tiếp thu trí thức

có sin, áp dat, cố định, cứng nhắc từ phía thầy.

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 12

Trang 17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN THỊ VÂN

Hệ thống giáo dục của nước ta ngày nay chưa thích nghỉ được với thời kỳ công nghiệp hóa thì trên thế giới lại xuất hiện cuộc cách mạng

mới: "Cách mạng siêu công nghiệp”, một XH với sự bùng nổ mạnh mẽ vềthông tin đòi hỏi con người phải nhanh nhẹn, linh hoạt và tự điều chỉnh để

thích ứng với sự thay đổi này Như vậy, đòi hỏi nhà trường và các thấy cô

giáo phải đổi mới phương pháp giáo dục của mình để đạt được mục tiêu

của XH đặt ra là : Đào tạo ra một lớp người có năng lực cao, có khả năng

tư duy, có khả năng suy nghĩ và hành động hợp lý, có khả năng thích ứng

với môi trường luôn thay đổi Người ta gọi phương pháp giáo dục trên là

phương pháp tích cực lấy HS làm trung tâm.

Các nhà giáo dục học Việt Nam cũng đã nhận thức được tẩm quan

trọng của việc vận dụng phương pháp : “DHGQVD” Do vậy, phương pháp

này đã được đưa vào giảng dạy các giáo trình “ly luận dạy học đại cương”

của các trường Đại học Sư Phạm từ những năm 1960 để trang bị lý luận

cho "các thẩy cô giáo tương lai” và được đưa vào thử nghiệm từ những

năm 1980 ở các trường phổ thông Nhưng cho đến nay, tại các trường phổ

thông, phương pháp : “DHGQVD” chưa được vận dụng, có chăng chỉ mới

xuất hiện ở một vài tiết thao giảng của các thầy cô giáo có kinh nghiệm.

Trước thực trạng này, chuyên dé : “DHGQVĐ” trong bộ môn sinh

học được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997

-2000 và được thực hiện trong địp hè năm 1999 Song trong 2 năm học

1999 — 2000 và năm học 2000 - 2001 kiểu dạy học này cũng vẫn chỉ được

SVTH : TONG XUAN TAM 13

Trang 18

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

vận dung ở những tiết thao giảng của GV dạy giỏi hay chỉ một vài GV có

kinh nghiệm Còn phần lớn các thay cô giáo khác chưa vận dụng phương

pháp day học này ( xem phần bảng 1).

Tại sao lại có hiện trạng này ? Chúng tôi xin đưa ra mấy nguyên

nhân sau đây :

- Phương pháp : "DHGQVĐ” đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của các thầy,

cô giáo Nó đòi hỏi phải suy nghĩ tích cực, suy nghĩ thông minh và sáng

tạo Vì nếu không như thế thì không thể nào đào tạo ra được những học trò thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo mà XH đòi hỏi đối với nền giáo dục.

Đôi khi suy nghĩ thôi cũng chưa đủ mà đòi hỏi cả sự kiên trì, nhẫn nại về

sức lực, trí lực, tiền bạc lẫn thời gian, khả năng sư phạm và kinh nghiệmgiảng dạy của các thấy cô giáo Đây là một trong những nguyên nhân cơbản đã làm cho các thầy cô giáo nản lòng khi vận dụng phương pháp :

“DHGQVĐP”" [13].

- Hơn nữa, sự đầu tư lớn như vậy không phải lúc nào cũng thành

công vì nội dung giảng day của sách giáo khoa quá ôm đồm, quá áp đặt,

quá nặng nể về thời gian lẫn chương trình đã không khuyến khích GV vận

dụng phương pháp : “DHGQVĐ” Đồng thời, một trở ngại xuất hiện từphía HS đó là : các em chưa quen với cách học này ngay từ ban đầu của

các lớp cấp dưới Vì vậy, dễ dẫn đến “cháy giáo án” trong quá trình dạy

học.

SVTH : TONG XUAN TÁM l4

Trang 19

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

- Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là “mức lương”

của ngành giáo dục hiện nay còn quá thấp, ngoài giờ trên lớp, GV còn

phải làm thêm nghề tay trái Cho nên, thời gian đầu tư cho việc soạn bài

theo phương pháp: “DHGQVD” là không có chính Hau hết các thầy cô

giáo chỉ dạy cho đủ bài, đủ chương trình của sách giáo khoa do “Bộ” quy

định mà không cần quan tâm đến phương pháp truyền thụ các kiến thức

đó cho HS để làm sao đạt hiệu quả cao [13,6].

Chính những lý do trên đã làm nản lòng các thầy cô giáo tâm huyết,

yêu thích vận dụng phương pháp : “DHGQVD” Và vi vậy mà phương

pháp này chưa trở thành phổ biến ở nhà trường phổ thông nói chung và

trong bộ môn sinh học nói riêng.

SVTH ; TONG XUAN TAM 15

Trang 20

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN THỊ VÂN

PHẦN II :

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Dé tài này, chúng tôi thực hiện gồm mấy mục tiêu sau :

e _ Góp phần phát huy tính tích cực của HS, bổi dưỡng cho HS năng

lực phát hiện vấn để, đặt ra và giải quyết các vấn để học tập trong việc

học kiến thức sinh học nói chung và nhất là các kiến thức qui luật sinh họcnói riêng Không những giúp cho HS nắm vững wi thức mà còn giúp HS tự

tìm ra tri thức đó.

e Để tài này sẽ đưa ra một số giải pháp để thực hiện bằng được

phương pháp: “DHGQVĐ” và mở rộng vào việc giảng dạy bộ môn sinh

học ở tất cả các nhà trường phổ thông.

e Là tài liệu tham khảo cho GV và giáo sinh trong quá trình vận dụng: “DHGQVD” vào giảng dạy bộ môn sinh học, đặc biệt là dùng

phương pháp: “DHGQVĐ” trong các qui luật di truyền.

© Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn sinh học ( đặc

biệt là chất lượng dạy và học các qui luật di truyền ) Từ đó, góp phần vào

việc hình thành nhân cách cho HS ở trường phổ thông trung học

—ỄƑ—Ễ——ỄỄ>

SVTH : TONG XUAN TÁM l6

Trang 21

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

PHANIV:

PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

Ở để tài này, chúng tôi sử dung các phương pháp nghiên cứu sau :

[2.7-121, [11].

1 PHƯƠNG PHAP DIEU TRA TÀI LIEU :

- Tim hiểu chủ trương chính sách của Đảng về đổi mới giáo dục.

- Tim hiểu các thực tiểñ ở phổ thông về lý luận phương pháp dạy

và học phần kiến thức qui luật di truyền

- Tim hiểu một số tài liệu về lý luận dạy học sinh học ở trường

phổ thông có liên quan đến phương pháp:"DHGQVĐ” mà để tài sẽ thực

hiện:

+ Cơ sở lý luận: “DHGQVĐ” của OKON, MACMUTOP

+ Chuyên đề: “DHGQVĐ” trong bộ môn sinh học.

+ Những tài liệu về lý luận dạy học để xây dựng cơ Sở lý luận

của để tài

+ Những tài liệu về cải cách giáo dục ( đặc biệt là những tài

liệu cải cách giáo dục từ lớp 9 đến lớp 11 ).

SVTH : TONG XUAN TÁM 17

Trang 22

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

2 PHƯƠNG PHAP DIEU TRA CO BAN:

Thông qua điều tra cơ bản, chúng tôi tìm hiểu một số phương diện

xau đây :

- Phuong pháp giảng dạy hiện nay : Chủ yếu là phương pháp giảng giải và phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải.

- Dé dùng để giảng day các qui luật di truyền ở trường phổ thông

hiện nay: chủ yếu là tranh vẽ.

- Thái độ của HS khi học các qui luật di truyền rất thụ động không nắm chắc được các vấn để GV giảng.

- _ Điểu tra tình hình vận dụng “ DHGQVD” trong bộ môn sinh học

ở trường phổ thông trung học sau khi đã được nghiên cứu chuyên để

“DHGQVD"” trong dịp hè năm 1999 để có nhận định một cách chính xác

về sự vận dụng của phương pháp : “DHGQVĐ” trong quá trình dạy và học

bộ môn sinh học ở trường PTTH hiện nay.

Xuất phát từ thực tiễn trong quá trình diéu tra ở trường phổ thông,

chúng tôi đã tiến hành để tài để kiểm nghiệm và phổ biến mở rộng phương

Trang 23

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN THỊ VÂN

- _ Xử lý các kết qủa thực nghiệm bằng xác suất thống kê để đánh giá tính khả thi của giáo án : “DHGQVĐ" mà để tài để xuất

- Xác lập được trình tự các câu hỏi của 2 bài: “Liên kết gen” và

“Hoán vị gen” để triển khai phương pháp: “DHGQVD” và các giảipháp để thực hiện

b Nội và ph n m sử :

> Nói dung thực nghiệm:

" “Giảng giải với trực quan" |_ 2 _

ane “Đàm thoại tìm tòi” | 3 |

© Trường thực nghiệm: để giảng dạy các qui luật di truyền, chúng tôi đưa

về trường PTTH Lương Văn Can - Q8 để thực nghiệm

« Lớp thức nghiệm: cuối cùng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm Bố trí TN

và DC đều do cùng | GV day, chỉ khác phương pháp giảng dạy ở hai lớp khối ĐC và TN Chúng tôi chọn 2 cặp lớp tương đương nhau về học lực và

hạnh kiểm

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 19

Trang 24

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

- Lé6p thực nghiêm: được dạy bằng phương pháp: “Đàm thoại tìm

tòi (đàm thoại nêu vấn để)”

+ Sỉ số : 100 học sinh : 35 nam, 65 nữ.

+ Học lực trung bình và khá giỏi có 90 / 100 học sinh, chiếm tỉ

lệ 90%.

- Lớp đối chứng : Được dạy bằng phương pháp : “giảng giải kết

hợp trực quan minh họa (tranh vẽ )”.

+ Sĩ số : 98 học sinh : 36 nam, 62 nữ.

+ Học lực trung bình và khá giỏi có 89/ 98 học sinh, chiếm tỉ

lệ 91%.

e Yêu cẩu thực nghiệm : lặp lại 3 lần với mỗi bộ giáo án trên 3

cặp lớp thực nghiệm — đối chứng khác nhau

c Kết qủa thực nghiệm:

Kết qủa học tập là sản phẩm của HS cần đạt được sau khi học Khi

đánh giá kết qủa: “DHGQVĐ" chúng tôi quan tâm đến việc: sau tiết học

HS nắm bài đến đâu ngay tại lớp Vì vậy, cuối mỗi tiết học, chúng tôi cho

các em làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan [xem phần phụ lục 2 ] từ

5 ~ 7 phút ngay tại lớp học để tìm hiểu mức độ hiểu bài của HS, lớp thực

nghiệm và lớp đối chứng khác nhau ra sao thông qua điểm số.

SVTH : TONG XUAN TÁM 20

Trang 25

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN THỊ VÂN

Kết qủa của trắc nghiệm cùng phiếu học tập sẽ có cơ sở để kiểm tra

trình độ nắm bài của HS về kiến thức, giúp GV hướng dẫn HS học tập ở

nhà.

Từ kết quả ( điểm số ) qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan,

chúng tôi phân tích kết quả như sau :

© Lập bảng phân phối, bảng tần suất, bảng tan suất hội tụ (lũy tích).

e Vé các đường đặc trưng phân phối.

e Tính các tham số đặc trưng của xác suất thống kê như : Mo, x i

Cv(%)

- Tham số Mot ( Mạ): là giá trị có tan số lớn nhất trong dãy số thống kê.

- Trung bình công (x ): là tham số xác định giá trị trung bình

của đãy số thống kê, được tính bằng công thức sau:

SVTH : TONG XUAN TAM 21

Trang 26

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

: đặc trưng cho độ phân tán ít hay nhiều

của số liệu quanh giá trị trung bình cộng, được tính bằng công thức :

s=Vs*

( độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ thi số liệu càng ít phân tán và kết quả

cũng đáng tin cậy hơn ) ,

Hé số biến thiên Cv (%) : là tỷ số giữa độ lệch tiêu chuẩn và

trung bình cộng ( tính ra %), đặc trưng cho độ biến thiên giữa độ lệch tiêu chuẩn và giá trị trung bình, để so sánh 2 tập hợp có x khác nhau, được

tính bằng công thức :

( Hệ số biến thiên càng nhỏ thì mức chênh lệch giữa độ lệch tiêu

chuẩn và giá trị trung bình của dãy thống kê cũng ít nên kết quả cũng đáng

tin cây hơn ).

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 22

Trang 27

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị trung bình

cộng của TN va DC bằng đại lượng tạ theo công thức :

Giá trị giới hạn của tạ là tạ tra trong bảng phân phối Student với „ =

0,05 và bậc tự do f= nạ +n;- 2.,Nếu | ty | >t thì sự sai khác của các giá

trị trung bình TN và ĐC là có ý-nghĩa.

„ Chó thích:

- My, nạ là số HS được kiểm tra ở các khối lớp TN va ĐC

- s` và s? là phương sai của các khối lớp TN va DC

- xi,x; là điểm trung bình của các khối lớp TN và ĐC

- f,, x: là số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là xạ, trong đó 0 < xị< 10

đặc trưng cho phổ phân bố điểm của bài kiểm tra ở mỗi lớp

Thông qua các tham số trên ( được tính toán dựa vào điểm số mỗi

khối lớp TN và DC), chúng tôi so sánh và phân tích mỗi tham số giữa 2

khối lớp để rút ra những kết luận cần thiết về mức độ đồng đều và độ tincậy của kết quả Từ đó có nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của mỗi

phương pháp dạy học mà để tài xây dựng.

SVTH : TONG XUAN TAM 23

Trang 28

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

PHẦN V: |

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

I ĐỐI TƯƠNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

- Đối hi : nội dung và phương pháp giảng dạy các

kiến thức qui luật di truyén trong chương trình sinh học lớp I1-cải cách

II VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

Chúng tôi vận dụng phương pháp : “ DHGQVĐ” vào việc giảng dạy

các qui luật di truyén trong bộ môn sinh học lớp 11 phổ thông theo chương

trình cải cách giáo dục.

Ở một số để tài trước đó đã nghiên cứu phát huy tính tích cực của HS

qua việc giảng dạy các định luật của Mendel do chị Đỗ Thị Khánh Hồng

đã thực hiện trong năm học 1998 — 1999 Dé có sự nối tiếp phát huy tính

tích cực của HS qua việc vận dụng: “DHGQVĐ", chúng tôi xây dựng trên

2 định luật tiếp theo Đó là định luật: "Liên kết gen” và định luật: “Hoán

SVTH TONG XUAN TÁM 24

Trang 29

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

vị gen” Đồng thời qua việc vận dụng phương pháp này, chúng tôi còn bồidưỡng cho HS năng lực phát hiện vấn để, đặt ra và giải quyết các vấn đểhọc tập trong việc học các kiến thức sinh học nói chung và nhất là các kiến

thức qui luật sinh học nói riêng Không những giúp HS nắm vững tri thức

mà còn giúp HS tự tìm ra tri thức đó.

Như ta đã biết, theo chương trình cải cách giáo dục thì các qui luật di

truyền của Morgan là những phần kiến thức hoàn toàn mới và khó hiểu đối

với HS lớp 11 nên chúng tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy và học

các qui luật đi truyền này.

Xét về mặt tâm sinh lý, HS lớp 11 đ lứa tuổi 15 — 16 rất năng động,ham thích tìm tòi cái mới và đã quen với cách học ở bậc PTTH nên đa số

các em rất tự chủ học tập, nghiêm túc làm việc và tư duy sáng tạo cao độ.

Trước đặc điểm đó, yêu cầu cần đặt ra đối với GV là phải phát huy

khả năng này ở các em Cụ thể qua việc giảng dạy các qui luật di truyền

sinh học lớp 11 - cải cách giáo dục.

Theo giáo sư Trần Bá Hoành: “Các qui luật di truyền cũng như các

qui luật sinh học khác không giống như các định luật động lực học trong đómối quan hệ một nhân — một quả biểu hiện một cách chặt chẽ, đơn tri

mà thuật ngữ qui luật, định luật trong sinh học phải được hiểu với nghĩa

diễn đạt một khuynh hướng chung nào đó hơn là một sự ổn định cứng nhắc,

tuyệt đối Do đó, GV cần có sự gia công sư phạm trong phân tích nội dung

và phát biểu các kiến thức định luật ( qui luật ), không nên cung cấp sẵn

SVTH : TONG XUAN TÁM 25

Trang 30

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

cho các em như một thực đơn cứng nhắc thi mới giảng day phần kiến thức

qui luật này đạt hiệu quả cao hơn ” (4],| 16].

Trong thực tế, theo tìm hiểu tình hình giảng dạy các qui luật di

truyền ở một số trường PTTH trong thành phố Hồ Chí Minh ( trường PTTH

Lương Văn Can, PTTH Gia Định, PTTH Gò Vấp, PTTH Trưng Vương,

PTTH Lê Quí Đôn ) chúng tôi nhận thấy rằng: GV chủ yếu sử dụng phương pháp: "giảng giải kết hợp với trực quan minh họa bằng tranh vẽ ”

là chính Còn phương pháp: * trực quan kết hợp với hỏi đáp” cũng được sử

dụng nhưng chưa phổ biến

Riêng đối với phương pháp: “DHGQVĐ” thì rất hiếm được sử dụng(nếu có chăng cũng chỉ là ở những tiết thao giảng của GV dạy giỏi hoặc

của một số thay cô giáo có nhiều kinh nghiệm) [xem bang 1]

Vì vậy, trong để tài này, chúng tôi nghiên cứu những khó khăn mà

GV đã gặp phải trong quá trình vận dụng phương pháp : “DHGQVD”.

Đồng thời, chúng tôi đưa ra một số biện pháp khả thi để làm sao vận dụng

được phương pháp dạy học này và còn có xu hướng vận dụng rộng rãi ở

các trường PTTH.

SVTH - TONG XUAN TAM 26

Trang 31

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

Ill PHAM VI GIỚI HẠN CUA ĐỀ TAI:

- Vi thời gian có han: chỉ trong vòng 8 tháng ( từ tháng 10/2000

đến tháng 5/ 2001 ), chúng tôi vừa xây dựng các bộ giáo án, vừa tiến hành

thu thập tài liệu nghiên cứu và diéu tra cơ bản ở các trường PTTH vừa

triển khai thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông nên để tài của chúngtôi chỉ giới hạn ở 2 qui luật di truyền: “Liên kết gen” và “Hoán vị gen”

của Morgan.

- _ Đây là hai qui luật hoàn toàn mới đối với HS lớp 11, nó cũng rất

khó cho việc giảng dạy của các GV cũng như sự tiếp thu bài của HS Đây

là hai qui luật có thể nói rất quan trọng đối với di truyền học Người ta cho

rằng: hầu hết các sinh vật đều túân theo các qui luật di truyén của Morgan.

Từ đó, nó mở ra rất nhiều triển vọng cho di truyền học ngày nay Vì vậy,

chúng tôi tập trung vận dụng phương pháp: “ DHGQVD” vào hai qui luật

di truyền này.

- Vi thời gian thực tập sư phạm có giới han: chỉ trong vòng 6 tuần

(từ 29/1 đến 11/3/2001), chúng tôi vừa phải hoàn thành nhiệm vụ thực tập

sư phạm vừa tiến hành thực nghiệm sư phạm Hơn nữa hai bai; “Liên kết

gen” và “Hodn vị gen” khi chúng tôi thực hiện nó rơi vào tuần cuối cùng của đợt thực tập sư phạm, cũng 1a tuần mà HS trường PTTH Lương Văn Can phải thi tập trung nên để tài của chúng tôi chỉ thực nghiệm được 1-2

lần cho định luật “ Hoán vị gen” Còn định luật "Liên kết gen” thì chúng

tôi thực hiện được 3 lần.

SVTH : TONG XUAN TÁM 27

Trang 32

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

- Hơn nữa, lớp được giao dạy trong thời gian thực tập sư phạm cũng

bị hạn chế Đồng thời việc chọn lựa để có mẫu đối chứng và mẫu thực

nghiệm gần nhau là rất khó khăn Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng một phần nào

đó đến kết quả thống kê Tuy nhiên, mẫu để thực nghiệm và đối chứng ~I00/mẫu.

SVTH : TONG XUAN TÁM 28

Trang 33

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THI VAN

PHAN VI:

NHAN XÉT - KẾT LUẬN

Qua điều tra, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy thực tiễn hiện nay ở

trường PTTH là:

- Vé dé dùng dạy học các qui luật di truyền : chủ yếu là tranh vẽ.

- Vé phương pháp giảng dạy các qui luật di truyền : chủ yếu là

phương pháp: “giảng giải kết hợp với trực quan minh hoa bằng tranh vẽ ”

là chính, đôi khi có sử dụng phương pháp: “trực quan kết hợp với hỏi đáp”

nhưng hiếm Còn phương pháp: “DHGQVĐ” thì chưa được vận dụng “đại

trà ”.

Để chứng minh cho điều này, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra mộtbảng điều tra tình hình vận dụng phương pháp : “DHGQVĐ” trong bộ mônsinh học ở một số nhà trường PTTH tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau :

Trang 34

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYÊN THỊ VÂN

.

[LêHổngPhog [Qs | s | 2 | —_

Bảng 1 : Điều tra về tình hình vận dụng “DHGQVĐ 7 trong bộ

môn sinh học ( năm học 2000 —2001 ) sau khi được nghiên cứu chuyên

Nhu vay, qua diéu tra ngẫu nhiên 13 trường PTTH ở trong và ngoại

thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy rằng trong 13 trường đó chỉ

có 5/67 giáo viên vận dụng phương pháp : “DHGQVD” nhưng cũng chỉ

dừng lại ở một số bài hạn chế Đây là một con số quá ít ỏi cũng đủ cho

biết tình hình vận dụng phương pháp :“DHGQVĐ” trong bộ môn sinh học

tại trường PTTH Còn lại đại bộ phận các GV khác chưa vận dụng phương

pháp này trong quá trình day học của mình Mặc dù, “ DHGQVĐ“ đã được

đưa vào bồi đưỡng thường xuyên vào dịp hè tháng 8/1999 nhưng đến nay

phương pháp này chưa được áp dụng “đại trà” Tại sao lại có hiện trạng

này? Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi đã phân tích trong phần II

-Tổng quan tình hình vận dụng : “DHGQVD" trong nhà trường PTTH Sau

đây, chúng tôi xin phân tích thêm mấy nguyên nhân cơ bản nữa đã làm cho

phương pháp : “DHGQVD” không phát triển được trong nhà trường phổ

thông của chúng ta hiện nay là:

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 30

Trang 35

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

+ Hau hết các GV đều cho rằng : "DHGQVĐ” tuy hay nhưng lại khó thực

hiện vì khó tạo ra "những bài toán có vấn đề ” lẽ “những tình huống

có vấn dé" GV đều cảm thấy gặp khó khăn ở điểm xuất phát để đặt ra

“các tình huống có vấn để " và nêu những giả thiết để giải quyết vấn để

đó Do đó, nó đã cản trở bước đường vận dụng phương pháp :

*DHGQVP” của các giáo viên PTTH.

+ Hơn nữa, việc ghỉ chép nội dung của bài học để HS có tài liệu học tập

cũng là một nguyên nhân cản trở GV và HS khi vận dụng phương pháp:

“DHGQVD” Vì đối với các phương pháp dạy học truyền thống khác

GV giảng và đọc nội dung bài học cho HS ghi chép Do vậy, bài học

của các em sẽ trở nên logic hơn nhưng HS lại trở nên thụ động chờ đợi

kiến thức của GV cung cấp Còn đối với phương pháp : “DHGQVĐ”

bằng những câu hỏi, GV điểu khiển và hướng dẫn HS tự tìm ra những

câu trả lời để giải quyết "những tình huống có vấn để” mà GV đặt ra

Do GV và HS mãi mê đi tìm tri thức mà GV không biết cho HS ghi nội

dung bài học vào lúc nào và không biết trình bày bảng làm sao cho hợplogic Do vậy , GV rất ngại sử dụng kiểu day học này

+ Mặt khác, GV còn gặp trở ngại về thời gian để giảng dạy : thầy hỏi, trò

đáp để hình thành kiến thức mà chỉ được gói gọn trong vòng 45 phút hoặc 90 phút cho một bài Do vậy, các thầy cô giáo sợ “cháy giáo án”

xảy ra Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc can trở các GV có

tâm huyết vận dụng phương pháp : “DHGQVĐ".

SVTH : TONG XUAN TÁM 31

Trang 36

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VAN

Trên đây là một số nguyên nhân co bản đã làm cho “DHGQVD”

không được mở rộng trong nhà trường phổ thông Vậy làm thế nào để đạt

được mục tiêu của dé tài là : Vận dụng và mở rộng “DHGQVĐ” trong quá

trình dạy và học bộ môn sinh học ở nhà trường PTTH ? Chúng tôi đã tiến

hành như sau :

~ Chúng tôi xây dựng 2 bộ giáo án để kiểm chứng phương pháp :

“DHGQVD” thông qua việc giảng dạy các kiến thức qui luật di truyền

trong chương trình sinh học lớp- 11 - cải cách giáo dục Cụ thể qua việc

giảng day bài: “Liên kết gen” và bài: “Hoán vị gen”.

+ Một bộ giáo án dạy theo phương pháp: “giảng giải kết hợp với trực

quan minh họa bằng tranh vẽ " được giảng dạy ở khối lớp đối chứng như

đã nêu ở trên [ xem phan phy lục 1 J

+ Một bộ giáo án dạy theo phương pháp : “DHGQVĐ” ( Đàm thoại nêu

vấn để ) được giảng dạy ở khối lớp thực nghiệm như đã nêu ở trên

[xem phần phụ lục 1 J.

- Sau khi xây dựng xong 2 bộ giáo án của bài : "Liên kết gen” và

bài: "Hoán vị gen”, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong thời gian

thực tập sư phạm ( từ ngày 29/1 đến 11/3/2001 ) tại trường PTTH Lương

Văn Can.

Giáo án được dạy song song :

+ Ở khối lớp TN với phương pháp : “DHGQVD” ( Đàm thoại tìm tòi).

SVTH : TỐNG XUÂN TÁM 32

Trang 37

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN THỊ VÂN

+ Ở khối lớp DC với phương pháp : "giải giải kết hợp với trực quan minh

họa bằng tranh vẽ ”.

_ Sau khi thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả điểm số ở

mỗi bài qua kiểm tra và phân tích bằng thống kê toán học trên một sốtham số của khối lớp TN và khối lớp ĐC sau mỗi giờ dạy

IL ĐỐI V “LIÊN KẾT GEN”:

Sau khi dạy xong bài : “Liên kết gen”, chúng tôi cho các em làm

bài kiểm tra 5 phút ngay tại lớp ở mỗi khối lớp TN và ĐC với 3 câu hỏi

trắc nghiệm khách quan [ xem để kiểm tra phần phụ lục 2 ] Chúng tôi thu

được kết quả điểm số và phân tích bằng thống kê toán học như sau :

Bảng 3 : Bảng tần suất hội tụ tiến f Ì : số % HS đạt điểm x, trở lên.

[In | eam | s | cum) | ow

ĐC | os |894;00| 02 | 246 7

Bang 4: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp DC va TN.

SVTH ; TONG XUAN TÁM 33

Trang 38

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYEN THỊ VÂN

Từ các số liệu trên, chúng tôi xây dựng được biểu đổ biểu diễn tần

xuất và đường tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp TN và DC như sau :

Bang 5 : Biểu đồ biểu diễn đường tần suất của hai khối lớp TN và DC.

SVTH : TONG XUAN TAM aaa: 34

Trang 39

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN THỊ VÂN

+ Đường TN phân bố đối xứng quanh giá trị Mod = 10 Đường DC phân bố

đối xứng cũng quanh giá trị Mod =10 Nhưng số HS đạt điểm đưới giá trị

Mod = 7 của khối lớp TN luôn ít hơn khối lớp DC và trên điểm 7 luôn

nhiều hơn so với khối lớp ĐC.

SVTH : TONG XUAN TÁM 35

Trang 40

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN THỊ VÂN

+ Đường hội tụ tiến ở khối lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn so với khối lớp ĐC.

H Ð a ud

Sau khi dạy xong bai: “ Hoán vị gen”, chúng tôi cũng cho các em

làm bài kiểm tra 7 phút ngay tại lớp ở mỗi khối lớp TN và ĐC với 4 câu

hỏi trắc nghiệm khách quan [ xem để kiểm tra phần phụ lục 2 ] Chúng tôi

thu được kết quả điểm số và phân tích bằng thống kê toán học như sau :

Bảng 8 : Bảng tần suất hội tụ tiến f Ï: số % HS đạt điểm x, trở lên.

Từ các số liệu trên, chúng tôi xây dựng được biểu đồ biểu diễn tần

xuất và đường tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp TN và ĐC như sau :

SVTH : TONG XUAN TAM 36

Ngày đăng: 01/02/2025, 00:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN