HoạtđộngPRởViệtNamcònchưachuyênnghiệp Tiến sĩ Đinh Thúy Hằng - Trưởng khoa Quan hệ công chúng (Học viện Báo chí-Tuyên truyền) cho biết: Ở các nước phương Tây, hoạtđộngPR có những qui chuẩn đạo đức nghề nghiệp không khác gì hoạtđộng báo chí. Thực chất của PR là các chiến dịch truyền thông của các tổ chức, doanh nghiệp, có thể là của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ… nhằm đưa ra các thông điệp để khuyến khích công chúng, giúp công chúng hiểu biết thêm về tổ chức, sản phẩm của họ hoặc về chính sách của họ. Những người làm PR phải là người cố vấn cho lãnh đạo chứ không phải là người tiếp thị, quảng cáo đơn thuần. ỞViệtNam những năm gần đây đã xuất hiện hoạtđộng PR. Tuy nhiên, việc hiểu và thực hành PR như thế nào thì đó lại là cả một vấn đề. Hoạtđộng PR, vẫn còn những hiện tượng không được “trong sạch” lắm. Bản chất, hoạtđộngPR không liên quan đến tiền. Nhưng phần lớn PR ởViệtNam là theo cách đưa tiền để được đăng tải thông tin trên báo. PR như vậy gọi là PR “đen”. Lĩnh vực PRcòn có mảng quan trọng là PR nội bộ. Nếu bên ngoài anh nói rằng công ty anh tốt lắm nhưng thực chất bên trong công ty, các cán bộ, nhân viên lại cảm thấy không hài lòng mà nói ra ngòai những thông điệp khác nhau thì hậu quả sẽ xấu. Chính vì thế cần tạo được sự đồng lòng, nhất trí trong nội bộ, cùng hướng tới một mục tiêu chung, để công chúng và nội bộ cơ quan biết được những việc công ty đang làm với một thông điệp thống nhất. - Vậy giữa PR và quảng cáo có gì giống và khác nhau, thưa tiến sĩ? Cả hai hoạtđộng này cùng có một điểm chung là đưa ra một thông điệp về truyền thông tới cho công chúng. Nhưng sự khác nhau về bản chất của hai hoạtđộng này là: quảng cáo là thông điệp mang tính chủ quan, một chiều từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp trả tiền và được quyền đặt thông điệp ở đâu mình muốn. CònPR là truyền thông nhiều chiều. Ví dụ khi có một sản phẩm đưa ra thì công ty có thể có một thông cáo báo chí để nhà báo có thông tin viết về sản phẩm của công ty. Nhà báo có thể phỏng vấn đại diện công ty, phỏng vấn người mua hàng để viết thành bài… PR phải đặt trong mối quan hệ cộng đồng. Ví dụ một nhà máy sản xuất ô tô được đặt ở Hà Tây, ngoài việc quảng bá cho hình ảnh nhà máy thì phải có mối quan hệ tốt với dân cư khu vực đó, ví dụ bằng việc tổ chức các sự kiện, tài trợ học bổng cho con em cư dân ở khu dân cư hoặc ủng hộ cho các chương trình từ thiện. Hiện tại, Học viện báo chí đã thành lập khoa Quan hệ công chúng để đào tạo cử nhân PR; cũng mở các lớp đào tạo ngắn hạn. Đây là cách để đóng góp vào sự hiểu biết đúng đắn về nghề nghiệp này. HoạtđộngPR là dựa trên sự tin cậy. Nếu đến một lúc nào đó mà người tiêu dùng cảm thấy không tin tưởng thì người ta sẽ loại bỏ những hoạtđộngPR không đúng chuẩn mực./. . Hoạt động PR ở Việt Nam còn chưa chuyên nghiệp Tiến sĩ Đinh Thúy Hằng - Trưởng khoa Quan hệ công chúng (Học viện Báo chí-Tuyên truyền) cho biết: Ở các nước phương Tây, hoạt động PR có. đó lại là cả một vấn đề. Hoạt động PR, vẫn còn những hiện tượng không được “trong sạch” lắm. Bản chất, hoạt động PR không liên quan đến tiền. Nhưng phần lớn PR ở Việt Nam là theo cách đưa tiền. làm PR phải là người cố vấn cho lãnh đạo chứ không phải là người tiếp thị, quảng cáo đơn thuần. Ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện hoạt động PR. Tuy nhiên, việc hiểu và thực hành PR