1.1 Phân tích các đặc điểm của dịch vụ du lịch Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội, do vậy du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.
Trang 1Chương 3: Kinh doanh dịch vụ
du lịch quốc tế
NHÓM 5
CÂU 1: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ
DU LỊCH? TẠI SAO NÓI DU LỊCH LÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÔNG KHÓI? PHÂN BIỆT GIỮA DU LỊCH
VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ ?
Trang 21.1 Phân tích các đặc điểm của dịch vụ
du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội, do vậy du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của
ngành văn hóa xã hội.
1.1.1 Tính vô hình
1.1.2 Tính khu vực
1.1.3 Tính cao cấp của nhu cầu du lịch
1.1.4 Tính tổng hợp
1.1.5 Tính không lưu kho cất trữ được của sản phẩm du lịch
1.1.6 Tính phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
1.1.7 Tính không thể dịch chuyển của các sản phẩm du lịch
1.1.8 Tính thời vụ
1.1.9 Tính nhạy cảm
Trang 31.1.1 Tính vô hình
- Nội dung:
+ Du lịch là một ngành dịch vụ, nên mang tính vô hình
+ Đánh giá chất lượng du lịch rất khó khăn vì chất lượng du lịch thường được đánh giá mang tính chủ quan, phụ thuộc phần lớn vào khách du lịch + Chất lượng dịch vụ được xác định nhờ sự chênh lệch giữa mức độ kì vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
- Ví dụ: Khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch Pháp theo tour trọn gói của một công ty lữ hành, họ không thể biết được hình dáng của dịch vụ ấy như thế nào mà chỉ cảm nhận được nó.
Trang 41.1.2 Tính khu vực
- Nội dung: Du lịch là hoạt động di chuyển từ
nơi này đến nơi khác để thỏa mãn các nhu cầu => Các chuyến đi và hoạt động của ngành du lịch thường được thực hiện bên ngoài khu vực sinh sống hay làm việc của con người
- Ví dụ: Một người Việt Nam đăng kí tour du
lịch văn hóa Pháp của một công ty lữ hành nhằm thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết
về lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa và cuộc sống của con người Pháp
Trang 51.1.3 Tính cao cấp của nhu cầu du lịch
- Nội dung:
+ Du lịch là một nhu cầu thứ cấp đặc biệt: chỉ sau khi thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu thì người ta mới nghĩ đến du lịch.
+ Không phải ai cũng có thể đi du lịch vì ngoài điều kiện thời gian rỗi, đòi hỏi phải có khả năng thanh toán cao cho dịch vụ
- Ví dụ: Một số công ty lữ hành chuyên cũng cấp các
dịch vụ du lịch trong và ngoài nước có thương hiệu của Việt Nam như Fiditour, Viettravel, Hanoitourist, Benthanhrourist thường có giá tour cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường, nhưng luôn có số lượng du khách đăng kí cao hơn hẳn so với các công ty lữ hành
ít tiếng tăm khác bởi chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp tương xứng với mức giá.
Trang 61.1.4 Tính tổng hợp
- Nội dung:
+ Trên phương diện khách hàng: du lịch mang
tính tổng hợp và đồng bộ trong nhu cầu du lịch.
+ Trên phương diện nhà cung cấp dịch vụ du
lịch: du lịch mang tính tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch
- Ví dụ: Khách hàng tham gia tour du lịch Paris
trọn gói nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu như ăn
nghỉ, vui chơi, giải trí, tham quan.v.v và để tạo ra một sản phẩm du lịch phục vụ được đầy đủ tất cả những nhu cầu này thì phải có sự kết hợp của
nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra như:
du lịch, vận tải, bảo hiểm
Trang 71.1.5 Tính không lưu kho cất trữ được của sản phẩm du lịch
- Nội dung: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu
dùng các sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian > sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất trữ > khó khăn trong việc tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch
- Ví dụ: Trong một khách sạn, nếu không có
khách đến thuê phòng thì khách sạn đó vẫn phải bỏ ra các chi phí để dọn phòng chứ không thể "cất trữ" các phòng đó được
Trang 81.1.6 Tính phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
- Nội dung: du lịch chỉ có thể phát triển ở những
nơi có tài nguyên du lịch (những thứ tạo nên sức hấp dẫn, thu hút người dân sống ở ngoài nơi đó đến tham quan, du lịch và sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch)
- Ví dụ: Đà Nẵng được xem là một thành phố du
lịch, là một điểm đến nổi tiếng trong cả nước lẫn
du khách quốc tế, ngành du lịch ở đây rất phát triển nhờ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng những tài nguyên du lịch đắt giá như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê.v.v
Trang 91.1.7 Tính không thể dịch chuyển của các sản phẩm du lịch
- Nội dung: Người ta không thể đưa sản phẩm
du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến những nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua tiêu dùng sản phẩm du lịch > khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm du lịch
- Ví dụ: Muốn tham quan một danh lam thắng
cảnh (sản phẩm du lịch) ở nước ngoài, khách hàng phải đến tận nơi, phải trực tiếp tiêu dùng những dịch vụ của công ty cung cấp dịch vụ du lịch như đi lại, bảo hiểm.v.v
Trang 101.1.8 Tính thời vụ
- Nội dung: Du lịch không diễn ra đều đặn vào
tất cả các thời gian trong năm tại cùng một điểm đến mà chỉ tập trung vào những khoảng thời gian nhất định trong năm, hoặc trong tuần, trong ngày
- Ví dụ: Các thống kê từ doanh số của của các
công ty lữ hành cho thấy, lượng khách du lịch đăng kí tour du lịch luôn tăng đột biến vào những kì nghỉ lễ như 30-4/1-5, Tết dương lịch, Tết âm lịch, hoặc vào các kì nghỉ hè bởi đây là thời gian mà hầu hết mọi người đều được nghỉ học/làm, tranh thủ thời gian đi du lịch
Trang 111.1.9 Tính nhạy cảm
- Nội dung: Du lịch đặc biệt nhạy cảm, tức là
dễ bị tác động bởi các yếu tố trong môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp ), có thể bị tác động theo hướng tiêu cực hoặc tích cực
- Ví dụ: Thái Lan là điểm đến hấp dẫn đối với
du khách không chỉ bởi thắng cảnh mà còn do mức giá du lịch hấp dẫn, nhiều khuyến mãi Tuy nhiên, những bất ổn chính trị sau Tết Canh Dần tại đất nước này lại khiến cho lượng du khách quốc tế sụt giảm hẳn do những e ngại về tính an toàn
Trang 121.2 Tại sao nói du lịch là ngành công nghiệp không khói?
- Vì sao coi du lịch như một ngành công
nghiệp?
Coi du lịch như một ngành công nghiệp, ý nói đây là ngành tạo ra nguồn thu chẳng kém gì các ngành công nghiệp
- Vì sao lại coi du lịch như một ngành công
nghiệp không khói?
Vì du lịch là một ngành ít gây ô nhiễm môi trường, không thải ra khói công nghiệp trong quá trình hoạt động như các nhà máy và các khu công nghiệp
Trang 131.3 Phân biệt giữa Du lịch và Du
lịch quốc tế?
Đối
tượng
Tiêu chí Du lịch Du lịch quốc tế
Khái niệm Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch
mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
- Du lịch nội địa
- Du lịch quốc tế chủ động
- Du lịch quốc tế thụ động
Trang 141.3 Phân biệt giữa Du lịch và Du
lịch quốc tế?
Đối
tượng
Tiêu chí Du lịch Du lịch quốc tế
- Tính khu vực
- Tính tổng hợp
- Tính không lưu kho cất trữ được của sản phẩm du lịch
- Tính phụ thuộc vào tài nguyên du lịch
- Tính không thể dịch chuyển của các sản phẩm du lịch
- Tính thời vụ
- Tính nhạy cảm
- Bao gồm các đặc điểm của du lịch nói chung
- Ngoài ra, du lịch quốc tế còn có các đặc điểm riêng sau:
+ Phải vượt qua biên giới các quốc gia khác nhau > các thủ tục cần tiến hành khi thực hiện chuyến du lịch quốc tế phức tạp hơn nhiều, ngoài ra còn các yếu tố khác như khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa + Khách du lịch phải tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.