ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆPMôn học : Lý thuyết chuyên môn nghề Nghề : Công nghệ Ô tô Hệ : Trung cấp nghề Câu 13 điểm: Trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP
Môn học : Lý thuyết chuyên môn nghề Nghề : Công nghệ Ô tô
Hệ : Trung cấp nghề
Câu 1(3 điểm): Trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục máy phát điện xoay chiều loại kích thích điện từ trên ô tô?
Câu 2 (3 điểm): Trình bày hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống đánh lửa
bán dẫn không tiếp điểm dùng cảm biến điện từ?
Câu 3(4 điểm): Cho sơ đồ như hình vẽ hãy điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt
động của hệ thống chiếu sáng
Câu 4(3 điểm): Trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm (Loại sử dụng cảm biến điện từ )
Câu 5(4điểm): Cho sơ đồ như hình vẽ, điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động
của hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm?
Câu 6 (3 điểm): Trình bày phương pháp kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của xéc
măng?
Câu 7 (3 điểm): Trình bày phương pháp đặt bơm cao PE vào động cơ?
7
5 4
6 3
2
1
Trang 2Câu 8 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân lọt dầu vào buồng đốt động cơ? Nêu phương
pháp kiểm tra áp suất cuối kỳ nén
Câu 9 (4 điểm):
a Dựa vào hình vẽ, điền chú thích và trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ ?
b So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa động cơ xăng và động cơ diesel 4 kỳ
Câu 10 (3 điểm): Trình bày phương pháp đặt cam động cơ (Có dấu )?
Câu 11(4điểm): Cho sơ đồ như hình vẽ hãy điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt
động của hộp số hai trục 4 cấp (theo sơ đồ)
Câu 12 (4 điểm): Điền chú thích như hình vẽ, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của hệ thống phanh thủy lực?
Câu 13 (3 điểm): Trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục bộ ly hợp ma sát
Câu 14(3 điểm): So sánh ưu nhược điểm của hệ thống phanh khí nén và hệ thống phanh
thủy lực
Câu 15(3 điểm): Trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục của hộp số?
QT.05/TCĐN5-ĐT*M.03*15/01/2016
8
7 6
5
3
1
6
5
4
3
2
1
Trang 3ĐÁP ÁN
Câu 1(3 điểm): Trình bày những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục máy phát điện xoay chiều loại kích thích điện từ trên ô tô?
1 Tốc độ máy phát điện
xoay chiều đạt định mức
nhưng điện áp máy phát
điện xoay chiều chỉ đạt 3
÷ 4 vol
Không tạo được từ trường tại rô to
Máy phát chỉ làm việc với từ dư của rôto
Kiểm tra sửa chữa nguồn điện cấp cho than
Kiểm tra thay thế tiết chế
Kiểm tra thay thế than nếu mòn Kiểm tra cuộn kích từ nếu đứt phải quấn lại hoặc thay mới
2 Máy phát không đạt
công suất
Chổi than tiếp xúc không tốt, quá mòn Các vòng đồng méo, mòn lõm, lò xo chổi than yếu
Kiểm tra tiếp xúc giữa chổi than với vòng đồng ¾ diện tích, thay thế than mới nếu quá mòn
Vệ sinh hoặc thay thế vòng đồng
Kiểm tra thêm đệm tăng độ căng hoặc thay thế lò xo mới
3 Điện áp máy phát không
đạt định mức
Cuộn kích từ chạm mass hoặc chập một số vòng dây
Dùng đồng hồ đo để kiểm tra điện trở cuộn kích từ so với điện trở chuẩn
4 Điện áp đầu ở ra của
máy phát tăng quá cao,
điốt silic bị thủng
Đứt một pha còn lại hai pha nối tiếp nhau làm điện áp máy phát tăng
Hỏng bộ điều chỉnh điện
Dùng đồng hồ hoặc bóng đèn thử kiểm tra từng pha, điốt Nếu bị đứt, điốt thủng thì phải quấn lại hoặc thay mới
Kiểm tra thay thế bộ điều chỉnh điện (tiết chế)
5 Máy phát không phát ra
điện
Đứt từ hai pha hoặc
cả ba pha
Dùng đồng hồ kiểm tra đứt mạch dây ba pha Nếu đứt, phải quấn lại hoặc thay stato mới
6 Công suất máy phát
giảm, khi làm việc sờ
vào vỏ máy phát nóng
Cuộn dây stato bị chạm mass
Dùng đồng hồ kiểm tra chạm mass Nếu bị chạm mass, phải quấn lại cách điện cho tốt
Câu 2(3 điểm): Trình bày hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ
thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm dùng cảm biến điện từ?
9
Trang 4Hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống
đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm dùng cảm biến điện từ (3 điểm)
1 Tia lửa ở bugi quá
yếu (bugi còn tốt)
(0.5 điểm)
- Bô bin hỏng
- Điện trở dây cao áp không đúng qui định
- Dòng sơ cấp nhỏ
- Hộp đánh lửa (IC) hỏng
- Cụm điều khiển đánh lửa hư hỏng
- Thay thế bô bin điện
- Kiểm tra thay thế dây cao áp
- Kiểm tra thay thế bô bin
- Tiếp tra tiếp mát IC, thay
IC nếu hỏng
- Kiểm tra điều chỉnh khe
hở từ (0.2 – 0.4mm) hoặc thay thế cuộn điều khiển
2 Dây cao áp trung tâm
không có tia lửa điện
(0.5 điểm)
- Bô bin hỏng
- Hộp đánh lửa (IC) hư hỏng
- Cụm điều khiển đánh lửa hư hỏng
- Dây nối bị đứt, các đầu nối không tiếp xúc
- Thay thế bô bin điện
- Kiểm tra thay thế IC
- Kiểm tra điều chỉnh khe
hở từ (0.2 – 0.4mm) hoặc thay thế cuộn điều khiển
- Kiểm tra nguồn điện cấp cho hệ thống đánh lửa
3 Tia lửa ở dây cao áp
trung tâm tốt, ở một
số bugi yếu, bỏ lửa
(0.5 điểm)
- Một số dây cao áp hỏng
- Một số bugi kém, hỏng
- Nắp đen cô, con quay chia điện nứt vỡ
- Sai thứ tự dây cao áp
- Dùng không đúng loại bugi
- Kiểm tra thay thế dây cao
áp hỏng
- Kiểm tra thay thế bugi
- Kiểm tra, thay thế
- Kiểm tra khắc phục
- Thay thế bugi đúng chủng loại
4 Động cơ chạy có hiện
tượng nổ ra ống xả
(0.5 điểm)
- Góc đánh lửa quá muộn
- Dò điện cao áp
- Động cơ quá nóng
- Dùng đèn cân lửa điều chỉnh thời điểm đánh lửa
- Kiểm thay khắc phục
- Sửa chửa HT làm mát
5 Động cơ quá nóng,
công suất giảm (0.5
điểm)
- Góc đánh lửa sai - Dùng đèn cân lửa điều
chỉnh thời điểm đánh lửa đúng tiêu chuẩn
6 Khi khởi động có
hiện tượng nổ, nhưng
không nổ được (0.5
điểm)
- Góc đánh lửa sớm sai nhiều
- Sai thứ tự dây cao áp
- Nắp chia điện, dây cao
áp bị dò điện
- Nắp chia điện ướt
- Điều chỉnh đúng thời điểm đánh lửa
- Kiểm tra khắc phục
- Kiểm tra, thay thế
- Kiểm tra vệ sinh nắp
Trang 5Câu 3(4 điểm): Cho sơ đồ như hình vẽ hãy điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt
động của hệ thống chiếu sáng
Chú thích vào hình vẽ: (1 điểm)
1- Ắc quy, 2- Cầu chì tổng, 3- Rơ le đèn chiếu sáng, 4- Bóng đèn cốt, 5- Bóng đèn pha, 6- Cầu chì bóng đèn pha cốt, 7- Bóng đèn báo pha, 8- Công tắc điều khiển pha cốt,
9 - Công tắc chính
Nguyên lý làm việc(3 điểm)
Khi bậc công tắc sang vị trí HEAD làm nối tiếp điểm H – EL của công tắc chính, dòng điện điều khiển đèn pha cốt theo mạch như sau:
- Từ (+) ắc quy => cầu chì => cuộn dây rơ le (2 - 1) => H=> EL => mass => (-) ắc quy
Dòng điện này làm đóng tiếp điểm 3 và 4 của rơ le đèn chiếu sáng, nếu công tắt điều khiển đèn pha cốt ở chế độ pha HIGH (HU nối ED), có dòng điện làm sáng đèn pha như sau:
- Từ (+) ắc quy => cầu chì => tiếp điểm của rơ le (4 – 3) => tim đèn pha (HI) => HU
=> ED => mass => (-) ắc quy
Đèn pha (HI) sáng lên Lúc này đèn báo pha sáng, do được mắc song song với đèn pha
Nếu chuyển công tắc điều khiển pha cốt ở vị trí LOW (HL nối ED), có dòng điện làm sáng đèn cốt như sau:
- Từ (+) ắc quy => cầu chì => tiếp điểm của rơ le (4 – 3) => tim đèn cốt (LO) => HL
=> ED => mass => (-) ắc quy Đèn cốt(LO) sáng lên
Khi bậc FLASH có dòng điều làm sáng đèn pha ở chế độ FLASH như sau:
- Từ (+) ắc quy => cầu chì => 2 => 1 => HF=> HU => ED
Dòng điện này làm đóng tiếp điểm (4 – 3) của rơ le, đèn pha sáng lên Do đó đèn flash không phụ thuộc vào vị trí bật của công tắc điều khiển
Câu 4 (3 điểm) Trình bày hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ
thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm dùng cảm biến điện từ?
Hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm dùng cảm biến điện từ
1 Tia lửa ở bugi quá
yếu (bugi còn tốt)
(0.5 điểm)
- Bô bin hỏng
- Điện trở dây cao áp không đúng qui định
- Dòng sơ cấp nhỏ
- Hộp đánh lửa (IC) hỏng
- Thay thế bô bin điện
- Kiểm tra thay thế dây cao áp
- Kiểm tra thay thế bô bin
- Tiếp tra tiếp mát IC, thay
IC nếu hỏng
7
5 4
6 3
2
1
Trang 6- Cụm điều khiển đánh lửa hư hỏng
- Kiểm tra điều chỉnh khe
hở từ (0.2 – 0.4mm) hoặc thay thế cuộn điều khiển
2 Dây cao áp trung tâm
không có tia lửa điện
(0.5 điểm)
- Bô bin hỏng
- Hộp đánh lửa (IC) hư hỏng
- Cụm điều khiển đánh lửa hư hỏng
- Dây nối bị đứt, các đầu nối không tiếp xúc
- Thay thế bô bin điện
- Kiểm tra thay thế IC
- Kiểm tra điều chỉnh khe
hở từ (0.2 – 0.4mm) hoặc thay thế cuộn điều khiển
- Kiểm tra nguồn điện cấp cho hệ thống đánh lửa
3 Tia lửa ở dây cao áp
trung tâm tốt, ở một
số bugi yếu, bỏ lửa
(0.5 điểm)
- Một số dây cao áp hỏng
- Một số bugi kém, hỏng
- Nắp đen cô, con quay chia điện nứt vỡ
- Sai thứ tự dây cao áp
- Dùng không đúng loại bugi
- Kiểm tra thay thế dây cao
áp hỏng
- Kiểm tra thay thế bugi
- Kiểm tra, thay thế
- Kiểm tra khắc phục
- Thay thế bugi đúng chủng loại
4 Động cơ chạy có hiện
tượng nổ ra ống xả
(0.5 điểm)
- Góc đánh lửa quá muộn
- Dò điện cao áp
- Động cơ quá nóng
- Dùng đèn cân lửa điều chỉnh thời điểm đánh lửa
- Kiểm thay khắc phục
- Sửa chửa HT làm mát
5 Động cơ quá nóng,
công suất giảm (0.5
điểm)
- Góc đánh lửa sai - Dùng đèn cân lửa điều
chỉnh thời điểm đánh lửa đúng tiêu chuẩn
6 Khi khởi động có
hiện tượng nổ, nhưng
không nổ được (0.5
điểm)
- Góc đánh lửa sớm sai nhiều
- Sai thứ tự dây cao áp
- Nắp chia điện, dây cao
áp bị dò điện
- Nắp chia điện ướt
- Điều chỉnh đúng thời điểm đánh lửa
- Kiểm tra khắc phục
- Kiểm tra, thay thế
- Kiểm tra vệ sinh nắp
Câu 5(4điểm): Điền chú thích và trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
bán dẫn không tiếp điểm?
Trang 7Điền chú thích như hình vẽ (0.5 điểm)
1- Ắc quy, 2- Cầu chì, 3- Khóa điện, 4- Bugi, 5- Bộ chia điện, 6- Dây cao áp, 7-Biến áp đánh lửa, 8- IC đánh lửa, 9- Roto phát tín hiệu, 10- Cuộn dây nhận tín hiệu
Nguyên lý làm việc:(2 điểm)
Khi bật khóa điện, nối thông (AM2 => IG2) Ta xét 2 trường hợp làm việc cụ thể của hệ thống đánh lửa bán dẫn:
* Trường hợp 1: Khi cuộn dây nhận tín hiệu của cảm biến đánh lửa tạo ra mức điện
áp thấp đặt lên chân BT1
- Không có sự chênh áp tại (BT1 > CT1) => T1 đóng, như vậy không có sự chênh áp giữa (ET2 > BT2) => T2 đóng
- Dòng điện qua IC điều khiển mở T3 theo mạch như sau:
Từ (+) ắc qui => cầu chì AM2 => khóa điện(AM2 => IG2) => R4 => R5 => mass
=> (-) ắc qui
Dòng điện này tạo sự chênh áp (BT3 > CT3) nối chân ET3 và CT3
- Dòng điện chính qua cuộn sơ cấp W1 theo mạch như sau:
Từ (+) ắc qui => cầu chì AM2 => khóa điện(AM2 => IG2) => W1 => T3(ET3 => C T3) => mass => (-) ắc qui
Dòng điện này kích từ cho cuộn dây sơ cấp của bô bin điện
* Trường hợp 2: Khi cuộn dây nhận tín hiệu của cảm biến đánh lửa tạo ra mức điện
áp cao đặt lên chân BT1 (mức điện áp cao nhất)
- Dòng điện này tạo sự chênh áp (BT1 > CT1) => điều khiển mở T1 theo mạch:
Từ (+) cảm biến => T1(BT1 => CT1) => mass => (-) ắc qui
- Điện áp chính qua T1(ET1 => CT1) như sau :
Từ (+) ắc qui => cầu chì AM2 => khóa điện(AM2 => IG2) => R3 => T1(ET1 => C T1) => mass => (-) ắc qui
Dòng điện này đặt vào chân BT2 điện áp ở mức 0V, tạo sự chênh lệch điện áp giữa (ET2 > BT2) => cho dòng điện mở T2 theo mạch như sau:
Trang 8Từ (+) ắc qui => cầu chì AM2 => khóa điện(AM2 => IG2) => R4 => T2(ET2 => B T2) => T1(ET1 => CT1) => mass => (-) ắc qui
- Điện áp chính qua T2 như sau :
Từ (+) ắc qui => cầu chì AM2 => khóa điện(AM2 => IG2) => R4 => T2(ET2 => C T2) => mass => (-) ắc qui
Dòng điện này đặt vào chân BT3 điện áp ở mức 0V, mất sự chênh điện áp (BT3 > C T3) => T3 đóng, cuộn sơ cấp mất điện, từ thông biến thiên mất đột ngột, ở cuộn thứ cấp xuất hiện một dòng điện tự cảm cao áp có hiệu điện thế khoảng (35000 - 400000)v, thông qua con quay chia điện chia điện đến từng bugi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí theo thứ tự
nổ của động cơ
Câu 6(3 điểm): Trình bày phương pháp kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật của xéc
măng?
Trình bày phương pháp kiểm tra xéc măng
- Kiểm tra khe hở miệng (1 điểm)
● Khe hở miệng xéc măng khí thứ 1: D x 0,005 mm
● Khe hở miệng xéc măng khí thứ 2: D x 0,004 mm
● Khe hở miệng xéc măng khí thứ 3: D x 0,003 mm
● Khe hở miệng xéc măng dầu: D x 0,002 mm
D: đường kính xy lanh
+ Khi kiểm tra khe hở miệng của xéc măng, cho xéc măng vào xi lanh và dùng đầu pit tông để điều chỉnh xéc măng ở vị trí phẳng và cách miệng xi lanh khoảng 20mm hoặc đặt xéc măng vào một vòng calíp có đường kính bằng đường kính xi lanh Sau đó dùng căn lá đo khe hở miệng của xéc măng và so sánh với tiêu chuẩn cho phép
+ Khe hở miệng của xéc măng ở trên thường lớn hơn xéc măng ở dưới, khe hở miệng của xéc măng khí lớn hơn xéc măng dầu
- Kiểm tra khe hở cạnh (0.5 điểm)
Khe hở theo chiều cao còn gọi là khe hở cạnh của xéc măng Cho xéc măng vào rãnh trên pit tông dùng căn lá để kiểm tra Khi kiểm tra, yêu cầu xéc măng phải xoay tròn tự do trong rãnh Khe hở càng về phía đỉnh pit tông thì càng lớn
Kiểm tra khe hở cạnh xéc măng: D x 0,001 mm
D: đường kính xy lanh
- Kiểm tra khe hở lưng của xéc măng (0.5 điểm)
Độ tròn hay độ lọt ánh sáng của xéc măng được kiểm tra bằng cách: lắp xéc măng vào xi lanh, dùng đầu pit tông đẩy cho phẳng, rồi đậy đĩa tròn hoặc giấy lên trên và đặt ở đáy xi lanh một tấm gỗ kín và trên có một bóng đèn Sau đó cho đèn sáng và quan sát ánh sáng lọt qua giữa thành xéc măng và xi lanh Nếu xéc măng bị méo thì giữa xéc măng và thành xilanh có khe hở và có ánh sáng lọt qua Tổng chiều dài khe hở lọt ánh sáng không
Trang 9được lớn hơn 1/3 đường kính xi lanh và ở hai bên miệng xéc măng trong phạm vi cung tròn ứng với góc 300 không được lọt ánh sáng và không được vênh
Câu 7 (3 điểm): Trình bày phương pháp đặt bơm cao áp dãy PE vào động cơ?
- Bước 1: Quay máy 1 đến thời điểm góc phun sớm hoặc ĐCT trong kỳ nén
- Bước 2: Xác định thời điểm khởi phun của máy 1:
● Dùng bơm tay xả e và cấp đầy nhiên liệu vào khoan thấp áp của BCA
● Quay trục BCA theo chiều làm việc sao cho nhiên liệu vừa tràn ra ở ống nối cao áp máy 1 thì dừng lại
- Bước 3: Lắp BCA vào động cơ
- Bước 4: Nối các chi tiết liên quan
- Bước 5: Xả khí trong hệ thống cấp nhiên liệu, kiểm tra công tác an toàn, khởi động động cơ
- Bước 6: Điều chỉnh góc phun sớm (nếu cần thiết)
Câu 8 (3 điểm): Trình bày nguyên nhân lọt dầu vào buồng đốt động cơ? Nêu phương
pháp kiểm tra áp suất cuối kỳ nén
a Nguyên nhân dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt động cơ: (1điểm)
- Xéc măng dầu làm kín không tốt
- Phớt chắn dầu trên xupap bị mòn, hỏng
- Khe hở giũa piston và xilanh quá lớn
b Phương pháp kiểm tra áp suất cuối kỳ nén: (2 điểm)
- Bước 1: Cho động cơ hoạt động ổn định
- Bước 2: Mở hết bướm gió (nếu là động cơ xăng), tháo buzi hoặc buzi sấy, vòi phun Lắp hoặc ấn đầu nối đồng hồ đo áp suất vào các lỗ buzi hoặc buzi sấy, vòi phun (thực hiện lần lượt từng máy)
- Bước 3: Khởi động động cơ, đọc thông số ổn định trên đồng hồ đo áp suất
Câu 9 (3 điểm):
a Dựa vào hình vẽ, điền chú thích và trình bày nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ ?
b So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa động cơ xăng 4 kỳ và động cơ diesel 4 kỳ
Trang 10a Nguyên lý làm việc động cơ xăng 4 kỳ(2 điểm)
Một chu trình làm việc của động cơ trải qua 4 kỳ (hút, nén, nổ, xả) tương ứng với 4 hành trình dịch chuyển của piston hay 2 vòng quay trục khuỷu:
- Kỳ hút
+ Piston dịch chuyển: Từ ĐCT → ĐCD
+ Trục khuỷu quay: Từ 0 ÷1800
+ Xu páp hút: Mở
+ Xu páp xả: Đóng
Thể tích buồng đốt tăng, áp suất giảm, nhiệt độ giảm Hỗn hợp nhiên liệu được hút vào xy lanh qua xu páp nạp do áp suất buồng đốt nhỏ hơn áp suất không khí
Cuối kỳ hút, áp suất và nhiệt độ trong xi lanh khoảng:
P = (0.7 ÷ 0.95) kG/cm2
T = (70 ÷ 100) oC
- Kỳ nén
+ Piston dịch chuyển: Từ ĐCD → ĐCT
+ Trục khuỷu quay: Từ 1800 ÷ 3600
+ Xu páp hút: Đóng
+ Xu páp xả: Đóng
Thể tích buồng đốt giảm, áp suất tăng, nhiệt độ tăng Hỗn hợp đốt được nén lại trong buồng đốt
Cuối kỳ nén, áp suất và nhiệt độ trong xilanh khoảng
P = (10 ÷ 15) kG/cm2
T = (300 ÷ 400) oC
- Kỳ nổ
Khi piston gần đến điểm chết trên cách điểm chết trên một khoảng tương ứng với một góc quay s (góc đánh lửa sớm) của trục khuỷu thì bugi đánh lửa bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu Xảy ra quá trình cháy trong xi lanh