TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA BÀI GIẢNG BÀI TẬP LỚN NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN –TTPT 002 ĐỀ TÀI: TRIỆT PHÁ CÁC TỤ ĐIỂM ĐÁNH BÀI VÀ KHỞI TỐ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
BÀI GIẢNG
BÀI TẬP LỚN NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG
TIỆN –TTPT 002
ĐỀ TÀI: TRIỆT PHÁ CÁC TỤ ĐIỂM ĐÁNH BÀI VÀ KHỞI TỐ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN TRONG ĐƯỜNG DÂY ĐÁNH BẠC “KHỦNG” LÊN ĐẾN HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG
TẠI HẬU GIANG
Sinh viên thực hiện:
Lớp: D23TTPT02
Khoá: D23
Ngành: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Mỹ Xuân
Bình Dương tháng 11/2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Mỹ Xuân đã tận tình hướng dẫn nhóm trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành bài tập nhóm này
Xin cảm ơn lãnh đạo, ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường đại học Thủ Dầu Một khoa Công Nghiệp Văn Hóa và bộ môn Ngôn Ngữ Truyền Thông Đa Phương Tiện đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc nghiên cứu môn học của mình
Do chưa có nhiều kinh nghiệm để làm bài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tập của nhóm được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm em Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài là trung thực và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau
Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận đều được trích dẫn đầy đủ rõ ràng, ghi rõ nguồn gốc và được phép công bố
Bình Dương, ngày 4 tháng 12 năm 2023
Người thực hiện báo cáo
1 Nguyễn Ngọc Mai
2 Đặng Mỹ Huyền
3 Phùng Thị Vân Kiều
3
Trang 4MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 5
B PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1 Các khái niệm liên quan 5
1.1 Truyền thông 5
1.1.1 Ngôn ngữ Truyền thông đa phương tiện 6
1.2 Ngôn ngữ phóng sự 6
1.2.1 Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự 7
1.3 Ngôn ngữ báo hình 7
1.3.1 Đặc điểm báo hình 7
2 Yêu cầu về sử dụng đúng, chuẩn mực ngôn ngữ 8
2.1 Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí 8
2.2 Chuẩn mực ngôn ngữ báo hình 9
3 So sánh ngôn ngữ báo hình với ngôn ngữ báo in 9
3.1 Giống nhau 9
3.2 Khác nhau 10
4 Những lỗi thường gặp về ngôn từ ở những chương trình, tờ báo 10
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 14
C KẾT LUẬN 15
Trang 5Mở đầu
1 Lí do chọn đề tài
Tình hình tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp, đặc biệt là vào cuối năm và trong thời gian tết dưới nhiều hình thức khác nhau Xã hội ngày càng phát triển,
sự phân hóa giàu nghèo dần hình thành, ở góc độ nào đó đồng tiền siêu lợi nhuận bất chính từ vi phạm pháp luật mà có được nó đã làm gia tăng các loại tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của xã hội và qua những kiến thứ đã học nên nhóm em chọn đề tài: nhằm góp phần vào đấu tranh và nhắc nhở mọi người tránh xa chúng
2. Mục đích
Phân tích, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục nhân dân về các tệ nạn đồng thời đề ra những biện pháp nhằm làm giảm tệ nạn cũng như ngăn ngừa kịp thời
và xử lý nghiêm minh các hành vi tệ nạn xã hội, bằng cách, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự; kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong nhân dân; đẩy mạnh xây dựng những phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tệ nan xã hội
A Nội dung
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Các khái niệm liên quan
1.1 Truyền thông
Có rất nhiều định nghĩa Truyền thông:
-Theo từ điển Oxford, truyền thông là một hoạt động hoặc một quá trình nhằm trao đổi ý tưởng, cảm xúc hoặc trao đổi thông tin cho một ai đó
-Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm… liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng
5
Trang 6cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái
độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng xã hội -Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin liên tục của nhân loại, nhằm chia sẻ thông tin, tạo sự liên kết lẫn nhau, để dẫn tới sự hiểu biết, thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tượng đích một cách tự nguyện, tiệm tiến và bền vững
1.1.1 Ngôn ngữ Truyền thông đa phương tiện
Ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện (ngôn ngữ báo chí) được hiểu là
hệ thống tín hiệu dùng để truyền tải thông tin trong tác phẩm báo chí bao gồm tiếng nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu và một số yếu tố phi ngôn ngữ, được sử dụng đặc thù cho những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, hay truyền hình
1.2 Ngôn ngữ phóng sự
Ngôn ngữ phóng sự là ngôn ngữ trong một tác phẩm phóng sự, bảng tin, Truyền tải nội dung qua dòng hình ảnh và âm thanh, lời nói, chữ viết của hiện thực mà phóng viên lựa chọn sắp xếp Trong quá trình thể hiện phóng sự, chính kiến thái độ cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa lý giải sự kiện vấn đề đó
Các thành tố của ngôn ngữ phóng sự bao gồm 3 lớp ngôn ngữ:
Ngôn ngữ tác giả: thể hiện qua lời bình, qua sự sắp xếp bố cục phóng sự, qua chau chuốt các hình ảnh, chuỗi câu hình thể hiện dụng ý, ý chí chủ quan của tác giả bám sát dòng sự kiện
Ngôn ngữ nhân vật : bao gồm lời nói của nhân vật, hành động cử chỉ nhân vật, ánh mắt nét mặt lời nói được ghi lại là một thành phần không thể thiếu đối với phóng sự Trung tâm hiện thực chính là con người Hình ảnh và tiếng nói của nhân vật, nhân chứng và những người tham gia sự kiện làm cho phóng sự thêm phần khách quan, chân thật
Trang 7Ngôn ngữ sự kiện: ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh, nhà báo chỉ có quyền thuật lại mà không được chế tác Ngôn ngữ rất
cụ thể khách quan ( khác vs ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật), luôn được nhìn nhận trong quá trình vận động của sự kiện
1.2.1 Đặc điểm ngôn ngữ phóng sự
Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm
Có sự kết hợp của nhiểu bút pháp khác nhau như miêu tả, trần thuật, chính luận
Có tính tổng hợp, thường ngôn ngữ phóng sự kết hợp với tất cả các loại báo như báo in, báo nói, báo hình,
Ngôn ngữ phóng sự được truyền đạt qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận đến người dùng dễ dàng hơn
1.3 Ngôn ngữ báo hình
Ngôn ngữ báo hình là “ loại” ngôn ngữ tổng hợp gồm ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình ảnh Là phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện Ngôn ngữ baoS hình không chỉ mang tính thời sự mà còn gây ấn tượng và đòi hỏi giọng đọc cũng như từ ngữ phải có phong cách phải có thân mật, tự nhiên, phát âm, ngữ điệu, ngắt giọng…
1.3.1.Đặc điểm của báo hình
Về nội dung kỹ thuật: Báo hình có nội dung vô cùng đa dạng, có sự tham gia của các yếu tố khoa học, kỹ thuật hiện đại, sự kết hợp của các lĩnh vực: kỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội,
Về sáng tạo và quá trình tạo ra tác phẩm: Quá trình tạo ra một tác phẩm qua thể loại cần mất rất nhiều thời gian qua đạo diễn, viên kịch,… , ngoài ra cần đòi hỏi kỹ năng và kiến thức cao cũng như thời gian tạo ra tác phẩm đó
7
Trang 8Về thời gian: Báo hình có thời gian được cập nhập nội dung liên tục nên
độ chính xác rất cao và được người dùng tin tưởng rất nhiều trong thời đại hiện nay
2 Yêu cầu sử dụng đúng chuẩn mực ngôn ngữ
2.1 Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí
Người viết cần sử dụng từ ngữ để miêu tả, tường thuật các sự kiện một cách khách quan như chúng vốn có trong thực tiễn, không để lộ rõ thái độ, tình cảm của tác giả trong bài báo
Hạn chế viết tắt hoặc nếu viết tắt hãy nên thêm danh mục những từ viết tắt, không được viết song song giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoặc nếu có hãy chú thích ra rõ ràng
Từ của báo chí thường đơn nghĩa (Tính đơn nghĩa sẽ giúp cho công chúng tiếp nhận nội dung bài báo nhanh hơn, chính xác và cụ thể hơn)
Đặc biệt không được sử dụng những từ mang tính phản động, kích động đến chính trị, cách mạng để gây chiến tranh trong báo chí
Người làm báo cần tôn trọng quyền riêng tư và không tiết lộ thông tin cá nhân trái phép.Đồng thời đảm bảo những ý kiến phản ánh từ nhiều nơi khác nhau để có một góc nhìn theo hướng khách quan
Nếu trong quá trình làm báo mà có sai sót, trục trặc thì hãy cập nhật và chỉnh sửa bài báo đó ngay lập tức để tránh gây hiểu nhầm cho người dùng Ngôn ngữ báo chí có tính chuẩn mực: Chuẩn không phải là quy định mà
là quy ước, không phải là luật mà là chỉ dẫn Phù hợp với quy luật phát triển của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử Chuẩn ngôn ngữ bao gồm 02 nội dung căn bản: Cái đúng và sự thích hợp
Câu dài trung bình từ 20 đến 30 từ (tối đa 40 từ), không diễn đạt câu quá dài, có cấu trúc phức tạp, hoặc câu mơ hồ về nghĩa.Nên viết câu ngắn gọn, rõ ý
để chuyển tải được chính xác nội dung thông tin Sử dụng kiều câu hai thành
Trang 9phần - kiểu câu chuẩn - Dùng các loại dấu câu, dấu cuối câu đúng quy tắc, phù hợp với nội dung thông tin
Sử dụng phong cách báo chí: áp dụng tính khuôn mẫu câu dạng công thức
ở thể loại tin tức “Thời gian + địa điểm + nội dung sự kiện”
Nên sử dụng rộng rãi lớp từ đa phong cách (đây là lớp từ ngữ thông dụng, dễ tiếp thu đối với đông đảo công chúng) Sử dụng lớp từ ngữ có màu sắc biểu cảm (xuất hiện nhiều ở thể loại có tính chiến đấu và thuyết phục cao như phóng sự) Đối với thể loại tin tức, cách diễn đạt cụ thể, sin động, gợi cảm sẽ làm mềm hóa thông tin, tạo ấn tượng thích thú, dễ tiếp nhận, dễ nhớ đối với độc giả
2.2 Chuẩn mực ngôn ngữ báo hình
Người nói, người viết phải đảm bảo tính chính xác, đúng đắn: tức là phải đúng nghĩa của từ được ghi trong phần từ vựng của từ điển, không để người nghe hiểu sai, hiểu lệch nghĩa của từ đó
Trong đặt câu phải có các thành phần câu cốt yếu, cần thiết để làm rõ ý tứ của câu; phát âm phải chuẩn, không làm sai lệch sự lĩnh hội của người nghe Trong diễn đạt không dài dòng văn tự, “dây cà ra dây muống”, sai chính
tả, lủng củng về ngữ pháp Từ ngữ càng dễ hiểu, câu càng ngắn càng tốt Nếu truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ hình ảnh cần phải viết nội dung sao cho người dùng hiểu được nội dung thông qua hình ảnh đó
3 So sánh ngôn ngữ báo hình và ngôn ngữ báo in
3.1 Giống nhau
Ngôn ngữ báo in và ngôn ngữ báo hình luôn là thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dành cho tất cả và của tất cả, tức là tính phổ biến rộng rãi Từ ngữ phải chính xác vì là phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện Báo in và báo hình đều có tính cụ thể xác định rõ thời gian và không gian Ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ báo in, báo phát thanh nói riêng đều cần ngắn gọn, súc tích, giàu bản
9
Trang 10sắc dân tộc và có tính quốc tế Các bài báo đều qui định số lượng đó là tính định lượng báo in và báo phát thanh cũng không ngoại lệ
3.2 Khác Nhau
Ngôn ngữ báo hình mang tính biểu cảm ở điểm này báo in chưa thật sự nổi bật vì báo in thường mang tính khuôn mẫu thể hiện ở chỗ là một bài báo nó luôn phải trả lời và làm rõ các vấn đề cụ thể là” Bao giờ, ở đây, cái gì, ai, vì sao… Ngôn ngữ báo hình dùng âm thanh, tiếng nói phản ánh vấn đề đến nhận thức người nghe thì ngôn ngữ trên báo in lại tiếp cận người đọc bằng chữ viết và hình ảnh Tính địa phương của ngôn ngữ báo hình làm cho phát thanh gần gũi với người nghe hơn so với báo in Tính nhắc lại của báo hình làm người nghe dễ nhớ dễ dàng truyền tải thông điệp
4 Những lỗi thường gặp ở những chương trình/tờ báo
Tiếp đó là các lỗi chính tả, lỗi hiểu sai nghĩa của từ, lạm dụng từ ngữ nước ngoại, dùng từ không hợp với ngữ cảnh Từ có nghĩa rất rõ ràng nhưng thường bị viết sai chính tả hằng ngày - hàng ngày, những lỗi sai về từ Hán Việt rất phổ biến, nhất là khi dùng những từ: yếu điểm (để nói về điểm yếu) Viết tắt, dùng các từ ngữ chuyên ngành mà không giải thích nghĩa của từ
đó Khiến cho độc giả không hiểu thông tin mà tờ báo muốn truyền đạt Dùng từ không chính xác về thời gian, sự kiện gây hiểu lầm, tạo thông tin sai lệch
Dùng các từ địa phương, khiến cho người đọc từ nơi khác không hiểu ý nghĩa thông tin truyền đạt
Trang 11Hình 1: Bài báo sử dụng từ viết tắt không chú thích
Hình 2: bài báo viết sai chính tả Người làm báo cần nắm chắc kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ Cần hạn chế tối đa việc vay mượn từng ngữ tiếng nước ngoài, hạn chế sai chính tả Sử dụng những câu từ đơn nghĩa, nên kiểm tra
kĩ trước khi xuất bản một tác phẩm, và cần một đội ngũ nhân lực có thể hỗ trợ
và sửa lỗi
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRIỆT PHÁ CÁC TỤ ĐIỂM ĐÁNH BÀI VÀ KHỞI TỐ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN TRONG ĐƯỜNG DÂY ĐÁNH BẠC “KHỦNG” LÊN ĐẾN HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG TẠI HẬU GIANG.
11
Trang 12Công an tình Hậu Giang đã triệt phá thành công các đường dây cờ bạc với quy mô lớn trong tỉnh, thu giữ nhiều tang vật và tài sản gần 560 tỉ đồng Đồng thời bắt được nhiều đối tượng tham gia đánh bài thông qua các trang mạng điện tử.
Hình 3: App đánh bài online Bên cạnh việc tổ chức đánh bạc truyền thống thì ngày nay các đối tượng
đã trở nên tinh vi hơn khi đánh bạc trên các trang web, mạng xã hội với các mức cược “ khủng” từ đó phát sinh nên nhiều tội phạm khác như cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, Trước những thủ đoạn và mánh khoé lương lẹo lực lượng chức năng đã vào cuộc kịp thời để triệt phá các đường dây đánh bạc trái phép
Hình 4: Tụ điểm đánh bài ở nơi hẻo lánh Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, trên địa bàn thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) công an đã vào cuộc và triệt xóa 14 điểm đánh bạc và bắt giữ 77 đối
Trang 13tượng liên quan Đáng chú ý là các đối tượng đánh bạc thường khóa trái cửa nhà, phòng trọ hay tập trung vào các khu vực hẻo lánh với nhiều cây cối bao quanh, ít người sinh sống và những tụ điểm như vậy thường có người canh gác xung quanh, nên làm việc phát hiện và truy bắt để điều tra xử lý trở nên khó khăn
Hình 5: Công an khám xét khẩn cấp các đối tượng trong đường dây đánh
bạc 560 tỷ đồng
Mặc dù đã tích cực trong công tác đấu tranh và ngăn chặn tệ nạn cờ bạc nhưng với sự ham mê cờ đến ngày 29/5 Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hậu Giang phối hợp với Cục Nghiệp vụ Bộ Công an và các phòng chức năng Công an tỉnh thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, và lệnh khám xét khẩn cấp đối với 9 đối tượng trong đường dây đánh bạc tại huyện Phụng Hiệp Tại đây các đối tượng khai nhận hành vi của mình các đối tượng khai nhận hành vi đánh bạc qua các trang cá cược bóng đá như: Sbobet, Ibet888, trang đá
gà mạng SV88, tổ chức mua bán lô đề của các đài miền Nam, miền Bắc Số tiền đánh bạc bước đầu thống kê của các đối tượng vào khoảng 560 tỉ đồng Trên địa bàn tỉnh, trong 5 tháng đầu năm 2023, dù tình hình tội phạm đánh bạc đã được kiềm chế nhưng lực lượng công an vẫn phát hiện, giải tán, bắt giữ nhiều vụ đánh bạc Trong đó, các cơ quan tố tụng tỉnh đã khởi tố 21 vụ tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc, chiếm gần 15% trong cơ cấu tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh
13
Trang 14Qua các vụ án trên, người dân nên nâng cao tinh thần phòng chống các tệ nạn xã hội, phối hợp với bộ công an, tổ điều tra triệt tiêu các tụ điểm đánh bạc
để góp phần làm nên một xã hội tốt đẹp và văn minh Pháp luật nghiêm cấm đánh bạc dưới mọi hình thức, do đó mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nhằm góp phần triệt để tệ nạn cờ bạc, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Lưu ý khi làm báo hình:
Kiểm tra nguồn thông tin: luôn kiểm tra và xác minh nguồn tin trước khi chia sẻ hoặc tin tưởng vào thông tin Đảm bảo rằng nguồn tin đáng tin cậy và chính xác
Đừng giới hạn thông tin từ một nguồn duy nhất, hãy đa dạng hóa nguồn tin để có cái nhìn toàn diện và tránh sai lệch thông tin
Ngôn ngữ: chú ý đến ngôn ngữ tránh lạm dụng từ ngữ nước ngoài, dung không hợp với ngữ cảnh, sử dụng ngôn từ phức tạp hoặc chuyên nghành làm cho độc giả không thể hiểu dễ dàng Sử dụng các ngôn từ quá kích động, thiên vị hoặc gây sốc, sử dụng ngôn ngữ tiêu cực có thể tạo ra cảm giác tiêu cực và ảnh hưởng đến tâm trạng của độc giả
Bố cục: bố cục phải rõ ràng từ tiêu đề đến nội dung như vậy mới giúp cho độc giả hiểu sâu hơn về thông điệp và nội dung cần truyền tải, bố cục hình ảnh cần phải hợp lí, thu hút và hỗ trợ nội dung văn bản
Giải pháp để ngôn ngữ loại hình trở nên hấp dẫn hơn:
Sử dụng mô tả hình ảnh: sử dụng từ ngữ mô tả hình ảnh để làm cho trải nghiệm đọc trở nên sống động và sinh động hơn
Kỹ thuật mô phỏng: sử dụng kỹ thuật mô phỏng để đưa người đọc đến tâm trạng của câu chuyện hoặc tình huống
Tạo nhân vật sức mạnh: xây dựng những nhân vật mạnh mẽ, có tính cách