1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về quản trị logistics & quản lí chuỗi cung ứng

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Quản Trị Logistics & Quản Lí Chuỗi Cung Ứng
Tác giả Trần Mạnh Dũng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hán Khanh
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Chính vì thế đã tạo ra được cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá từ đó ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở nước ta ngày càng trở nên thu hút và phát triển hơn... B

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

23

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NHẬP MÔN NGÀNH LOGISTICS & QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LOGISTICS & QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG

Sinh viên thực hiện : Trần Mạnh Dũng

Giảng viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Hán Khanh

Bình Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Trang 2

KHOA KINH TẾ

CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU

Tên học phần: Nhập môn ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng

Mã học phần: LOQL020

Lớp/Nhóm môn học: D23LOQL01

Học kỳ: I; Năm học: 2023-2024

Họ tên sinh viên: Trần Mạnh Dũng; MSSV:2325106050123

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

tối đa

Điểm đánh giá Cán bộ

chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất

1 Phần 1: Tổng quan về Quản trị

Logistics và các bài học thu nhận

3,5

2 Phần 2: Tổng quan về Quản trị Chuỗi

cung ứng và các bài học thu nhận

3,5

3 Phần 3: Kế hoạch và mục tiêu 2

4 Hình thức trình bày 1

Bình Dương, ngày 10 tháng 11 năm 2023 Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

TS NGUYỄN HÁN KHANH

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: 6

1.1 Tổng quan về Logistics 6

1.2 Các công việc cơ bản của Logistics và quản trị Logistics 7

1.3 Tiềm năng, cơ hội phát triển Logistics tại Việt Nam 9

1.4 Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam 9

1.5 Bài học thu nhận về Logistics 10

CHƯƠNG 2: 12

2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng 12

2.2 Các công việc của quản trị chuỗi cung ứng 13

2.3 Các cấp độ chuỗi chuỗi cung ứng 13

2.4 Lợi ích và tầm quan trọng của quản lí chuỗi cung ứng 14

2.5 Bài học thu nhận về chuỗi cung ứng 14

CHƯƠNG 3: 16

Kế hoạch học tập 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên của bộ môn nhập môn ngành Logistics Nguyễn Hán Khanh, là một người thầy đầy kiến thức

và kinh nghiệm trong lĩnh vực này Sự am hiểu sâu rộng về ngành nghề cùng với khả năng giải thích rõ ràng và phân tích sâu về các khía cạnh khác nhau đã giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề Được thầy chia sẻ những kiến thức quý báu ấy là một sự vô cùng may mắn Ngoài kiến thức chuyên môn, thầy Khanh còn truyền đạt cho em tinh thần tự học,

sự kiên nhẫn và kiên định trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phức tạp Một lần nữa, em xin em xin trân trọng cảm ơn thầy cô đã giúp em có cái nhìn rộng hơn về lĩnh vực này

Cuối cùng em xin kinh chúc thầy thật nhiều sức khoẻ và thành công hơn trong công việc của mình Em xin chân thành cảm

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Sau đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái thì chỉ trong vài năm trở lại đây nền kinh tế toàn cầu dần trở nên ổn định trở lại và không ngừng phát triển hơn nữa

Và hiện nay các đất nước lớn ngày càng chú trọng hơn về mở rộng chuỗi cung ứng của

họ, kéo theo đó là sự phát triển của Logistics.Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như “Viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20% Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm”(1)

Và đất nước Việt Nam của chúng ta không phải là ngoại lệ.Vì Việt Nam sở hữu vị trí địa lý thuận lợi nằm ở giữa trung tâm của khu vực Đông Nam Á phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc chúng ta giáp Trung Quốc, phía tây giáp với Lào,Campodia Đất nước chúng ta còn kết nối giữa các thị trường lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và Châu Âu…Việt Nam cũng đang trong đà hội nhập với nền kinh tế của thế giới với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết Chính vì thế đã tạo ra được cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá từ đó ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

ở nước ta ngày càng trở nên thu hút và phát triển hơn

Trang 6

CHƯƠNG 1:

1.1 Tổng quan về Logistics

Thuật ngữ Logistics đã có từ thời chiến tranh Hy Lạp la mã để chỉ việc vận chuyển lương thực trong chiến tranh còn được gọi là Logistikos.Vì thế nếu bạn dịch nghĩa của

nó sang tiếng việc thì Logistics sẽ được xem là hậu cần nhưng như thế là không diễn tả đúng đầy đủ toàn bộ những bản chất của Logistics

Logisticslà quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hoá một cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ Mục tiêu của logistics là đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí và thời gian Logistic còn là một hoạt động kinh doanh vô cùng quan trọng trong các công ty doanh nghiệp lớn nhỏ, nó không chỉ giúp doanh nghiệp về mặt vận chuyển, trao đổi, lưu trữ hàng hoá mà Logistics còn đóng vai trò thiết yếu đưa doanh nghiệp trong nước hội nhập với các nước lớn các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới

Quản trị logistics có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Quản trị logistics giúp giảm chi phí, tăng doanh thu, cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và tăng cường khả năng ứng phó với các thay đổi của thị trường Quản trị logistics cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng

Trang 7

1.2 Các công việc cơ bản của Logistics và quản trị

Logistics

Thông qua hình ảnh sau đây ta có thể thấy rõ hơn về các hoạt động của Logistics

Các công việc trong ngành logistic bao gồm: kho bãi, giao nhận và vận chuyển Cụ thể hơn, đó là dịch vụ lưu trữ hàng hoá và cho thuê kho bãi, dịch vụ dỡ hàng hoá, bốc xếp

từ xe container hoặc tàu biển, đại lý vận tải, chuyên phụ trách việc làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá hoặc các dịch vụ khác (cung cấp thông tin về hàng hoá, hỗ trợ giám sát khách hàng…) có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng

Mỗi công việc đều có một nhiệm vụ riêng như sau:

 Vận chuyển: Quyết định về phương tiện vận chuyển, lịch trình, và tối ưu hóa địa điểm lấy và giao hàng

 Lưu trữ: Quản lý kho hàng và các hoạt động lưu trữ để đảm bảo hàng tồn kho được quản lý hiệu quả và tối ưu hoá việc sử dụng không gian kho

 Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi, kiểm soát và quản lý hàng tồn kho để đảm bảo rằng không có thiếu sót hoặc thừa hụt trong các mặt hàng

 Quản lý thông tin: Thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin liên quan đến chuỗi cung ứng để cải thiện tính đáng tin cậy và hiệu quả của hệ thống

*Hình 2.1

Trang 8

 Tối ưu hoá chi phí: Tìm cách giảm chi phí trong toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng, bao gồm chi phí vận chuyển, lưu trữ và hàng tồn kho

 Dự báo và kế hoạch: Dự đoán nhu cầu của thị trường và phối hợp việc sản xuất và cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả

Logistics và Quản trị logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đến đúng người, đúng thời điểm, và với chi phí tối thiểu Điều này

có thể giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, cải thiện hiệu suất tổ chức và giảm thiểu lãng phí trong quá trình chuỗi cung ứng

Trang 9

1.3 Tiềm năng, cơ hội phát triển Logistics tại Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu tư vào hệ thống cơ

sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại liên tục được mở rộng(2)

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ Logistics và các doanh nghiệp ấy cạnh tranh nhau rất mãnh liệt từ đó tạo ra cơ hội cho ngành Logistics phát triển tại Việt Nam Tuy phát triển là vậy nhưng hiện nay ngành Logistic đang bị thiếu hụt về nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn cao và nâng lực tốt nhưng lại thừa nguồn nhân lực không chất lượng đây là một vấn đề vô cùng nan giải đối với ngành nghề này.Có lẽ đây vừa là ưu điểm và nhược điểm của Logistics tại Việt Nam

Theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, cũng như có nhu cầu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn,

có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ “Kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics Việt Nam cũng cho thấy sự chênh lệch rõ rệt so với nhu cầu của người sử dụng nhân lực từ cả các doanh nghiệp logistics và công ty sản xuất”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đánh giá(3)

1.4 Giải pháp phát triển ngành Logistics Việt Nam

 Nguồn nhân lực cần nâng cao khả năng ngoại ngữ và khả năng sử dụng công nghệ điện tử

 Áp dụng cộng nghê kĩ thuật hiện đại nhiều hơn vào trong quá trình hoạt động kinh doanh

 Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và Marketing ở trong nước lẫn ngoài nước

 Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực

 Nhà nước cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, tiếp tục rà soát các quy hoạch,

kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Thu hút đầu tư các trung tâm logistics quy

mô lớn

Trang 10

1.5 Bài học thu nhận về Logistics

*Bài học cơ bản nhất nhưng cũng có lẽ là quan trọng nhất trong Logistics có lẽ là bài học “Bảy đúng trong Logistics(7Rs)” để có một chuỗi logistics hoạt động một cách đạt hiệu quả cao và vững chắc thì phải nắm được 7 yếu tố đó:

Đúng sản phẩm (Right product): chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng và phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ, đóng gói và vận chuyển đến tay khách hàng

Đúng khác hàng (Right customer): Xác định được đúng khác hàng có nhu cầu về doanh nghiệp của mình từ đó truyền bá với khách hàng về doanh nghiệp việc này là vô cùng quan trọng Vì nếu bạn truyền bá cho những khách hàng không có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp của mình thì họ sẽ chẳng bao giờ để ý đến nó dù bạn có truyền

bá hay đến đâu đi chăng nữa

Đúng số lượng (Right quantities): Biết được số lượng chính xác và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, tránh thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hoá Việc thiếu hụt hàng hoá sẽ không đáp ứng đủ sản phẩm cho khách hàng còn nếu dư thừa thì sẽ gây ra hiện tượng bị tồn khô với sản phẩm đó và việc tồn kho là việc không ai muốn xảy ra trong doanh nghiệp của mình

*Hình 3.1

Trang 11

Đúng điều kiện (Right condition): Bảo vệ sản phẩm khỏi bị hư hại hoặc mất mát trong quá trình đóng gói, lưu kho và vận chuyển bảo quản sản phẩm phù hợp vừa đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng một cách ít chi phí và hiệu quả cao

Đúng nơi (Right place): Sản phẩm phải đến được đúng điểm đích chính vì vậy phải giao hàng đến địa điểm mong muốn của khách hàng, tối ưu hoá các tuyến đường và phương thức vận chuyển nhằm ít tiêu hao chi phí nguyên vật liệu xăng xe

Đúng thời gian (Right time): Chúng ta không một ai là muốn chậm trễ muốn chờ đợi và khách hàng của chúng ta họ cũng thế Chính vì thế, Giao hàng đúng thời hạn cam kết với khách hàng, giảm thiểu thời gian chờ đợi giao hàng nhanh hơn dự kiến nhằm tăng sự hài lòng của khách hàng

Đúng giá trị (Right cost): Yếu tố cuối nhưng cực kỳ quan trọng phải đưa ra được một mức giá hợp lý vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa đảm bảo hợp giá thành với khách hàng và còn phải vừa cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác

Trang 12

CHƯƠNG 2:

2.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung

ứng Chuỗi cung ứng là quá trình mà một một hệ thống gồm các liên kết từ giai đoạn sản xuất - vận chuyển - lưu trữ - phân phối hàng hoá cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động và quá trình liên quan đến sản xuất

và phân phối sản phẩm từ nguyên vật liệu đến khách hàng cuối cùng Nó là một mạng lưới các công ty và tổ chức liên kết với nhau để sản xuất và cung cấp hàng hoá và dịch

vụ cho khách hàng Chính vì thế tuỳ thuộc vào kích thước của tổ chức và số lượng sản phẩm được sản xuất, chuỗi cung ứng đó có thể trở nên phức tạp hay đơn giản Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý kiểm soát, giám sát, phối hợp mọi hoạt động sản xuất, tồn kho, địa điểm, chi nhánh phân phối, vận chuyển, nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của thị trường

Chính vì thế chuỗi cung ứng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bởi nó tạo ra sự liên kết giữa các hoạt động khác nhau trong sản xuất, từ nhà cung cấp đến tay khác hàng

Trang 13

2.2 Các công việc của quản trị chuỗi cung ứng

 Lên kế hoạch : gồm các hoạt động hậu cần hoạch định dự báo nhu cầu của khách hàng,người tiêu và dùng thu thập phân tích đánh giá xuhướng thị trường từ đó lên

kế hoạch nhập vật tư nguyên vật liệu và sản xuất

 Tìm nguồn cung ứng: tìm và mua vật liệu với giá thành tốt nhất và cạnh tranh từ

đó xây dựng tốt mối quan hệ với nhà cung cấp từ đó gây ra được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và cũng đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường

 Quản lí hỗ trợ hoạt động sản xuất: nhằm đảm bảo việc sản xuất đạt được chất lượng cao về mặt số lượng lẫn sản phẩm

 Cung cấp dịch vụ Logistics và dịch vụ khách hàng: Đảm bảo hoạt động cung ứng, phân phối sản phẩm tới nhà bán buôn, thương lái, nhà bán lẻ Đảm bảo tính sẵn sàng của hàng hoá tại kho bãi, kệ hàng,và quản lý hệ thống đơn hàng

2.3 Các cấp độ chuỗi chuỗi cung ứng

Do chuỗi cung ứng là một hoạt động vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp Vì vậy để đảm bảo sự vận hành trơn tru và đạt được hiệu quả cao thì các doanh nghiệp sẽ phân chia 3 cấp độ quản trị chuỗi cung ứng nhằm cùng nhau tập trung hỗ trợ, giúp chuỗi cung ứng được vận hành trôi chảy, bao gồm:

Chiến lược (Strategic): Nhiệm vụ ở đây là đưa ra chiến lược hợp tác với các nhà cung cấp và các loại sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường

Chiến thuật (Tactical): Ở cấp độ này cấp quản lý sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất

về mặt chi phí

Trang 14

Quá trình hoạt động (Operational): Đây là hoạt động diễn ra xuyên suốt hằng ngày có sức ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ( nhận đơn hàng và vận chuyển hàng hoá từ kho hàng đến điểm tiêu thụ hoặc là nhà phân phối )

2.4 Lợi ích và tầm quan trọng của quản lí chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng được coi là “xương sống” của cả hai ngành sản xuất và dịch

vụ Một doanh nghiệp nếu muốn phát triển năng lực sản xuất và bán hàng thì doanh nghiệp buộc phải nâng cao khả năng quản trị chuỗi cung ứng.Chính vì thế nếu chúng

ta biết tối ưu hóa nó thì lợi ích nó mang lại là cực kì lớn

Chuỗi cung ứng được quản trị tốt sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, từ đó giảm chi phí kho bãi lãng phí, đảm bảo chất lượng hàng hoá.Một chuỗi cung ứng được quản trị tốt có thể giảm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp đi 25-60%

Nâng cao 30-50% khả năng cung ứng hàng hoá nó giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất

và phân phối, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các bên liên quan Nó còn giúp tăng tính linh hoạt trong sản xuất và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường Nếu chuỗi cung ứng được hoạt động hiệu quả, sản phẩm sẽ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, chất lượng cao và giá cả hợp lý Từ đó có thể tăng được lợi nhuận sau thuế lên đến 20-50%

2.5 Bài học thu nhận về chuỗi cung ứng

*Bài học về việc quản lí hàng tồn kho và nắm bắt cung cầu của Tim Cook trong việc đưa Apple trở thành doanh nghiệp có số ngày chứa hàng tồn kho thấp nhất trên thế giới Ông đã cắt giảm số lượng nhà cung cấp từ 100 xuống còn 24 nhằm khiến các nhà cung cấp phải cạnh tranh để có thể lấy được hàng của Apple.Từ việc đấy hàng tồn kho của Apple đã cải thiện rõ rệt khi từ 1 tháng tồn kho giảm chỉ còn 6 ngày tồn kho Ông còn rất hay trong việc nắm bắt được thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng chấp nhận rủi ro khi: “Ngay trong năm đầu tiên Tim Cook làm việc, Apple đã chi 100 triệu USD để đặt chỗ trước các chuyến bay vận tải xuyên suốt dịp lễ.”(5)

*Bài học về chuỗi cung ứng phát triển mạnh của nền nông nghiệp Nhật Bản Chuỗi cung ấy phát triển mạnh nhờ sự chuyên nghiệp kĩ lưỡng từ khâu đầu tiên cho đó khâu kết thúc của chuỗi phản ứng Khi những người nông dân đã sử dụng những thứ tốt nhất

mà họ có để phục vụ cho công việc của họ như việc người nông dân nuôi trồng nông sản bằng mô hình hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học,thuốc hóa học mà dùng những phân bón hữu cơ vi sinh lên men và họ còn biết áp dụng những máy móc thiết

bị hiện đại vào quy trình sản xuất nhằm tăng được chất lượng, sản lượng Những người nông dân chọn thu thập vào sáng sớm lúc này nông sản đạt được độ tươi ngon nhất đảm bảo chất lượng nhất sau đó học đưa về kho nhằm phân loại và đóng gói trên mỗi

Ngày đăng: 16/01/2025, 18:38