1.1.2 Nội dung của Quản trị Logistics Dịch vụ khách hàng Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics Quản trị dự trữ Quản trị vật tư Vận tải Kho bãi Chi phí Logistics và ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NHẬP MÔN NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI
CỬA HÀNG PHÚC LONG
CTĐT: Quản Trị Kinh Doanh
GVHD: TS NGUYỄN HÁN KHANH
SVTH: LÊ THỊ HUYỀN
Lớp: D23LOQL21
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là bài tiểu luận của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác Các thông tin và tài liệu trình bày trong báo cáo tiểu luận
có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được cám ơn thầy Nguyễn Hán Khanh và các thầy cô khác đã dạy dỗ, giúp
đỡ tôi trong quá trình nhập môn ngành LOGISTICS và Quản lí chuỗi cung ứng, nhờ những bài học, lời khuyên chân thành và hữu ích đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức và sự hiểu biết về ngành LOGISTICS và Quản lí chuỗi cung ứng, từ đó tôi có thể đúc kết cho phần tiểu luận này
1 KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU
Trang 3PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: Nhập môn ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng
Mã học phần: LOQL020
Lớp/Nhóm môn học: D23LOQL01
Học kỳ: I; Năm học: 2023-2024
Họ tên sinh viên: Lê Thị Huyền; MSSV: 2325106050149
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối
đa
Điểm đánh giá Cán bộ
chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thống nhất
1 Phần 1: Tổng quan về Quản trị
Logistics và các bài học thu nhận
3,5
2 Phần 2: Tổng quan về Quản trị
Chuỗi cung ứng và các bài học thu
nhận
3,5
3 Phần 3: Kế hoạch và mục tiêu 2
4 Hình thức trình bày 1
Bình Dương, ngày 29 tháng 10 năm 2023
TS NGUYỄN HÁN KHANH Mục Lục
PHẦN NỘI DUNG
2
Trang 4 Phần 1 : Tổng quan về Quản trị Logistics và các bài học thu nhận
1.1 Khái niệm về Quản trị Logistics
1.1.1 Giải thích Quản trị Logistics là gì?
1.1.2 Nội dung của Quản trị Logistics
Dịch vụ khách hàng
Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
Quản trị dự trữ
Quản trị vật tư
Vận tải
Kho bãi
Chi phí Logistics và phân tích tổng chi phí Logistics 1.2 Chức năng của Quản trị Logistics
1.3 Phân loại của Quản trị Logistics
1.4 Các bài học thu nhận
Phần 2: Tổng quan về Quản trị Chuỗi cung ứng và các bài học thu nhận
2.1 Khái niệm về Quản trị Chuỗi cung ứng
2.2 Chức năng của Quản trị Chuỗi cung ứng
2.3 Phân loại của Quản trị Chuỗi cung ứng
2.4 Các bài học thu nhận
Phần 3: Kế hoạch và mục tiêu
3.1 Kế hoạch
3.2 Mục tiêu
Phần 1 : Tổng quan về Quản trị Logistics và các bài học thu nhận
1.1 Khái niệm về Quản trị Logistics
3
Trang 51.1.1 Giải thích Quản trị Logistics là gì?
Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan , từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Như chúng ta được biết logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà
là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết đến nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lí, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiệ Logistics là quá trình liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động để thực hiện chiến lược logistics cũng đồng thời là quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng
Chính vì vậy, quản trị Logistics rất rộng, với nhiều nội dung Nếu xét theo quy trình thì quản trị logistics bao gồm hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động Logistics, trong đó Khâu hoạch định đóng vai trò quyết định
4
Trang 61.1.2 Nội dung của Quản trị Logistics
Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua, người bán và bên thứ ba- các nhà thầu phụ Kết quả của quá trình này là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi Nói ngắn gọn hơn dịch vụ khách hàng là quá trình cung cấp các lợi ích từ giá trị gia tăng cho chuỗi cung ứng với chi phí hiệu quả nhất
Dịch vụ khách hàng có thể mô tả thoáng hơn là các biện pháp trong hệ thống Logistics được thực hiện sao cho giá trị gia tăng được cộng vào sản phẩm đạt mức cao nhất với tổng chi phí thấp nhất Giá trị gia tăng ở đây là sự hài lòng của khách hàng, nó là hiệu số giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế và tác động tương hệ với nhau Do đó, dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng là lợi nhuận doanh nghiệp
Hệ thống thông tin của quản trị logistics
5
Trang 7Muốn quản trị logistics thành công thì trước hết phải quản lí được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này Hệ thống thông tin logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức, thông tin trong từng bộ phận chức năng, thông tin trong từng khâu trong chuỗi cung ứng và sự kết nối thông tin ở các tổ chức, bộ phận công đoạn nêu trên Trong đó thì việc xử lí đơn đặt hàng của khách hàng chính là trọng tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống logistics
Hệ thống thông tin (máy tính và mạng) là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống logistics với hệ thống xử lí đơn hàng là trung tâm Những thành tựu của công nghệ thống tin giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là
vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng dành chiến thắn, lĩnh vực logistics cũng không phải ngoại lệ
Quản trị dự trữ
Dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa là một nội dung quan trọng của hoạt động logistics Nhờ có dự trữ mà logistics mới có thể diễn ra liên tục nhẹ nhàng
Nguyên nhân chủ yếu của việc hình thành các loại dự trữ là do sự phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất Sản phẩm được sản xuất ở một nơi nhưng có thể được sử dụng hoặc bán ở nơi khác, thời gian và tiến độ sản xuất sản phẩm không khớp với thời gian và tiến độ sử dụng sản phẩm ấy Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội tiến hành liên tục, nhịp nhàng thì phải tích lũy lại một phần sản phẩm hàng hóa ở mỗi giai đoạn của quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Sự tích lũy, sự ngưng đọng sản phẩm ở các giai đoạn vận động như vậy được gọi là dự trữ Khái niệm này rộng và hàm chứa một nội dung khoa học, khác với quan điểm thuần tuýcho rằng dự trữ thuần túy chỉ là hàng tồn kho
Quản trị vật tư
6
Trang 8Quản trị vật tư là mottj bộ phận quản trị logistics Vật tư bao gồm: nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc, các bộ phận thay thế, bán thành phẩm,
Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của quá trình logistics, thì quản trị vật
tư là đầu vào của quán trình này Mặc dù không trực tiếp tác động đến người tiêu dùng nhưng quản trị vật tư có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động logistics Bởi không có nguyên vật liệu tốt thì không thể cho ra sản phẩm tốt Không thể có bánh ngon nếu bột, đường không đạt yêu cầu
Vận tải
Nguyên vật liệu, hàng hóa chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trong trong hoạt động logistics Để chuyên chở hàng hóa, người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn các phương thức vận tải như sau: đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không,đường ống Mỗi phương phương thức vận tải đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với các hàng hóa khác nhau nên doanh nghiệp nên có sự tính toán kĩ lưỡng để chọn ra phương thức vận tải phù hợp
Kho bãi
Kho bãi là một bộ phận hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điệu kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho
Chi phí và phân tích tổng chi phí Logistics
Theo kết quả điều tra qua các nhà nghiên cứu thì chi phí logistics có thể vượt qua 25% chi phí sản xuất Do đó nếu quản trị logistics tốt có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, góp phần tăng lợi nhuận của công ty Bên cạnh
đó, quản trị tốt còn góp phần tăng tốc độ lưu kim và rút ngắn thời gian thu hồi vốn
Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt đồng kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trị
và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu đến điểm cuối- người tiêu dùng cuối cùng, nên nếu giảm chi phí tùy tiện ở từng hoạt động riêng lẻ, chưa chắc
7
Trang 9đã đạt đucowj kết quả mong muốn Giữa các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau, dẫn đến giảm chi ở khâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí không giảm mà còn có thể tăng, đi ngược lại mục đích của quản trị logistics
Chi phí được hình thành từ chi phí của các hoạt động trong quá trình: có
6 loại chi phí chủ yếu tham gia vào quá trình này:
chi phí dịch vụ khách hàng
Chi phí vận tải
Chi phí kho bãi
Chi phí giải quyết đơn hàng và hệ thống thông tin
Chi phí sản xuất thu mua
Chi phí dự trữ
1.2 Chức năng của quản trị logistics
1.2.1 Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu không chỉ là việc tìm kiếm nhà cung cấp có chi phí thấp nhất cho nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất Logistics bao gồm tính toán và quản lý các yếu tố và chi phí đóng góp, chẳng hạn như sự chậm trễ của đơn hàng, xếp hạng ưu tiên của đối thủ cạnh tranh và khóa hàng, chi phí dịch vụ bổ sung, phí không liên quan, chi phí vận chuyển tăng do khoảng cách hoặc môi trường quy định và chi phí lưu kho Việc tìm kiếm nguồn phù hợp cho bất kỳ tài liệu nhất định nào đòi hỏi sự hiểu biết và quản lý tốt tất cả các yếu tố góp phần Quá trình này được gọi là tìm nguồn cung ứng chiến lược, và hậu cần đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch đó
1.2.2 Vận tải:
Cốt lõi của logistics là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Điểm A đến
Điểm B Đầu tiên, một công ty cần chọn phương thức vận chuyển tốt nhất – ví dụ như đường hàng không hoặc đường bộ – và người vận chuyển tốt nhất dựa trên chi
8
Trang 10phí, tốc độ và khoảng cách, bao gồm cả việc tối ưu hóa các tuyến đường yêu cầu nhiều nhà cung cấp dịch vụ Trong trường hợp vận chuyển toàn cầu, người gửi hàng cần phải cập nhật nhanh chóng về hải quan, thuế quan, tuân thủ và bất kỳ quy định liên quan nào Các nhà quản lý vận tải cần lập hồ sơ và theo dõi các lô hàng, quản lý việc lập hóa đơn và báo cáo về hiệu suất bằng cách sử dụng bảng điều khiển và phân tích
1.2.3 Thực hiện đơn hàng:
Để hoàn thành một giao dịch, các mặt hàng phải được “chọn” từ kho theo đơn đặt hàng của khách hàng, đóng gói và dán nhãn đúng cách và sau đó vận chuyển cho khách hàng Nói chung, các quy trình này bao gồm việc thực hiện đơn hàng và là trung tâm của chuỗi hậu cần trong việc phân phối khách hàng
1.2.4 Lưu kho:
Cả lưu kho ngắn hạn và dài hạn đều là những phần phổ biến của kế hoạch hậu cần Nhưng hệ thống quản lý kho cũng cho phép lập kế hoạch hậu cần Ví dụ, các nhà lập kế hoạch hậu cần phải xem xét tính khả dụng của không gian nhà kho
và các yêu cầu đặc biệt như kho lạnh, phương tiện cập cảng và sự gần gũi với các phương thức vận tải như đường sắt hoặc nhà máy đóng tàu Hơn nữa, tổ chức bên trong các kho hàng là một phần của kế hoạch hậu cần Thông thường, hàng hóa di chuyển thường xuyên hoặc có lịch vận chuyển sớm được đặt ở phía trước nhà kho Các mặt hàng có nhu cầu thấp hơn được cất giữ ở phía sau Hàng hóa dễ hư hỏng thường được luân chuyển vì vậy những mặt hàng cũ nhất được chuyển ra ngoài đầu tiên Các mục thường được đóng gói thường được lưu trữ bên cạnh nhau, v.v
1.2.5 Dự báo nhu cầu:
Logistics chủ yếu dựa vào dự báo nhu cầu hàng tồn kho để đảm bảo rằng một doanh nghiệp không bao giờ thiếu các sản phẩm hoặc nguyên vật liệu cốt lõi hoặc có nhu cầu cao — và cũng không bao giờ buộc phải tăng vốn không cần thiết vào hàng hóa nhập kho với doanh số bán hàng chậm chạp
9
Trang 111.2.6 Quản lý hàng tồn kho:
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật quản lý hàng tồn kho để lập kế hoạch trước cho nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm theo mùa hoặc theo xu hướng, các công ty có thể giữ lợi nhuận cao hơn và làm cho hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn, nghĩa là tỷ lệ số lần bạn bán và thay thế hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định Ngược lại, bằng cách lưu ý lượng hàng tồn kho chậm lại đối với các sản phẩm khác, một công ty có thể xác định tốt hơn khi nào nên đưa ra giá chiết khấu hoặc các biện pháp khuyến khích khác để giải phóng vốn nhằm tái đầu tư vào hàng hóa có nhu cầu caohơn
Hơn nữa, doanh số bán lẻ thường khác nhau giữa các cửa hàng, khu vực này với khu vực khác và quốc gia này với quốc gia khác Quản lý hàng tồn kho tốt cho phép doanh nghiệp quyết định vận chuyển các sản phẩm đang hoạt động kém ở cửa hàng hoặc khu vực này sang cửa hàng hoặc khu vực khác thay vì chịu lỗ thông qua việc định giá chiết khấu để loại bỏ hàng tồn kho Logistics là chìa khóa để di chuyển hàng tồn kho đến nơi có khả năng có được giá tốt nhất
1.2.7 Quản lý chuỗi cung ứng:
Logistics là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, sau
đó đến người bán hoặc nhà phân phối và cuối cùng là đến người mua Chuỗi cung ứng về cơ bản là một chuỗi các giao dịch Nếu hậu cần không thành công, chuỗi cung ứng không thành công và các giao dịch bị đình trệ Một ví dụ điển hình: kệ để trống trong các lối đi bán sữa của cửa hàng tạp hóa ngay cả khi nông dân đổ bỏ sữa khi chuỗi cung ứng bị phá vỡ trong đại dịch
1.3 Phân loại của logistics
1.3.2 Logistics tự cấp
Ở nhóm đầu tiên này, đa phần logistics tự cấp được áp dụng ở các công
ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics, là một trong những nguồn thu chính cũng như tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí
10
Trang 12Trong đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu đều do công ty tự cung cấp: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để hoàn thành chu kỳ Logistics
1.3.3 Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 2
Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 2 là một hình thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 của công ty xuất nhập khẩu mà ở đó, các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận
1 khâu trong chuỗi Logistics Nói nôm na, hình thức này là việc kiểm soát các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan và thanh toán
1.3.4 Logistics theo hợp đồng
Đây là một hình thức thay mặt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ logistics trong từng khâu nhỏ trong chuỗi Logistics như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa hay thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đến nơi đã quy ước
+ Sử dụng hình thức này đồng nghĩa việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc
+ Các chủ hàng sử dụng logistics theo hợp đồng và nhà cung cấp dịch
vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực chia sẻ thông tin, rủi ro,
và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn
1.3.5 Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo LPL
Đây là phần quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát Bên cạnh đó, hình thức logistics theo hợp đồng được bao gồm trong hình thức này để thiết kế chiến lược, xây dựng và thực hiện chuỗi phân phối cho đơn vị khách hàng một cácnh linh hoạt
mà không đơn giản chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng
11