Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên, từ đó giúp hỗ trợ đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống giao thông, giảm gá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VỀ NHU CẦU LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
LỚP: BA2302 GVHD: ThS Huỳnh Gia Xuyên
Trang 2Hiện nay, sinh viên có nhiều lựa chọn phương tiện đi lại như xe buýt, xe máy, xe đạp,
đi bộ, và các dịch vụ xe ôm công nghệ Mỗi loại phương tiện đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau của sinh viên Ví dụ, xe buýt
là phương tiện phổ biến và tiết kiệm chi phí, trong khi xe máy mang lại sự linh hoạt và chủ động Tuy nhiên, việc lựa chọn phương tiện đi lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khoảng cách, điều kiện tài chính và thói quen cá nhân
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên, từ đó giúp hỗ trợ đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống giao thông, giảm gánh nặng giao thông vào các giờ cao điểm, nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc dichuyển một cách hiệu quả, đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp, nhằm cải thiện điều kiện đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
+ Về thời gian: số liệu thực hiện nghiên cứu được tiến hành khảo sát từ ngày 5/7
- 15/7
+ Về phương tiện: Phương tiện nghiên cứu bao gồm xe đạp/xe đạp điện, xe máy,
xe bus, xe công nghệ và phương tiện cá nhân khác
+ Về yếu tố ảnh hưởng: tài chính, sở thích, lợi ích và các yếu tố bên ngoài
1.3 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Hành vi lựa chọn phương tiện giao thông là một trong số các khía cạnh của cầu giaothông Theo Bamberg, Aen và Schmidt (2003), hành vi lựa chọn phương tiện giao thông làmột hành động hợp lý, là kết quả của quá trình ra quyết định dựa trên nhiều yếu tố khácnhau (Trích “Phân tích hành vi lựa chọn phương tiện giao thông của người dân đô thị ViệtNam” - Nguyễn Trọng Hoài, Hồ Quốc Tuấn)
Cũng trong bài nghiên cứu trên, các tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương tiện đi lại bao gồm:
(1) Đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội:
Trang 3+ Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, thành phần gia đình (độc thân hay không)
+ Đặc điểm kinh tế xã hội: thu nhập, yếu tố nghề nghiệp, trình độ giáo dục
(2) Đặc điểm sở hữu phương tiện: có sở hữu phương tiện cá nhân hay không?(3) Đặc điểm chuyến đi: khoảng cách, thời gian và chi phí
(4) Nhận thức và thái độ đối với môi trường
(5) Chính sách hạn chế phương tiện cá nhân
Còn trong “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương tiện đi lại thay thế cho xe máy tại thủ đô Hà Nội” - Vũ Thị Hường, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương tiện giao thông được xây dựng như sau:
(1) Đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế - xã hội: giới tính, quy mô hộ gia đình, thu nhập và quyền sở hữu giấy phép ô tô
(2) Đặc điểm chuyến đi: cự ly đi lại, tần suất đi lại, mục đích chuyến đi(3) Đặc điểm của phương tiện: tính kinh tế, sự thuận tiện, tiện nghi, sự tin cậy
và sự an toàn
(4) Các yếu tố thuộc chuẩn chủ quan: Ý kiến của gia đình và bạn bè
(5) Sự hấp dẫn của phương tiện thay thế: tiết kiệm, an toàn, không phải tìm bãi gửi xe
(6) Nhận thức về môi trường
(7) Thái độ với phương tiện
Mặt khác, nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn phương thức đi lại của người dân thành phố Đà Nẵng” - Trần Thị Phương Anh, Nguyễn Phước Quý Duy, Phan CaoThọ, Fumihiko Nakamura cung cấp một mô hình nghiên cứu gần tương tự:
(1) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm của chuyến đi gồm: Khoảng cách, thời gian, chi phí, mục đích, tần suất, thời điểm xuất phát và một số điểm dừng tạm thời
(2) Nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của người sử dụng gồm: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, số trẻ em dưới 10 tuổi trong gia đình,
sở hữu bằng lái xe, sở hữu phương tiện, số phương tiện các loại trong gia đình
(3) Nhóm các yếu tố liên quan đến tác động của môi trường bên ngoài khi thực hiện chuyến đi: sự có mặt của trạm dừng xe buýt, điều kiện trạm dừng, tuyến đường đi có tổ chức phân làn đường cho phương tiện, vỉa hè thông thoáng, thời tiết, ngày thực hiện chuyến đi là cuối tuần hay ngày thường và yếu tố khu vực trung tâm
Các nghiên cứu được trích dẫn ở trên được khảo sát thông tin từ nhiều nhóm đối tượngkhác nhau trong 1 địa bàn rộng lớn Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nhân lực và các điềukiện khác, chúng em quyết định khoanh vùng đối tượng nghiên cứu nhỏ hơn - sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu vẫn có
Trang 4mức ý nghĩa nhất định như chúng em đã nêu ở phần đặt vấn đề Từ việc khoanh vùng này, chúng em đã phân tích nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau có mức tin cậy cao, đặc biệt là
từ các nghiên cứu được trích dẫn ở trên, sau đó chọn lọc những yếu tố có tác động lớn và phù hợp với đối tượng khảo sát để xây dựng mô hình nghiên cứu Cụ thể như sau:
CÁC PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Phương tiện cá nhân
Xe công nghệ
Xe bus
Trang 51.4 Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Hành vi lựa chọn phương tiện giao thông là một trong số các khía cạnh của cầu giao thông Theo Bamberg, Aen và Schmidt (2003), hành vi lựa chọn phương tiện giao thông là một hành động hợp lý, là kết quả của quá trình ra quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau
Phương tiện di chuyển cá nhân (phương tiện cá nhân) là phương tiện thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cá nhân, trong bài nghiên cứu này, các phương tiện cá nhân phù hợp với đối tượng sinh viên được liệt kê như sau: Xe máy, xe đạp, xe đạp điện
Xe công nghệ: bao gồm xe ôm công nghệ và xe hơi công nghệ - là hình thức vận tải hành khách dưới hình thức thuê theo chuyến, hoạt động trên nền tảng các ứng dụng công nghệ thông minh, được định giá chính xác, công khai và minh bạch dựa trên khoảng cách di chuyển, khung giờ cao điểm hoặc giờ ban đêm Các ví dụ của xe công nghệ có thể kể đến Grab, Be, Xanh SM, GoJek, …
Xe bus: Hình thức vận tải công cộng, hoạt động dựa trên mô hình các chuyến cố định
đi qua các điểm đón trả khách cố định Giá vé được niêm yết theo quãng đường và theo đối tượng ưu tiên (học sinh sinh viên, người già, thương binh, …)
CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
YẾU TỐ
CÁ NHÂN
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG TIỆN
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYẾN ĐI
phương tiện cá
h trạn
g sức kho ẻ
Khả năng lái xe
Sở hữu bằng lái xe
Quãng đườn g Tần suất Thời gian đến mong muốn Mức
độ gấp rút Lưu lượng giao thông Thời tiết
Trang 61.5 Mục tiêu nghiên cứu:
- Khai thác sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên đại học nói chung và sinh viên đại học Mở TPHCM nói riêng.Ví dụ như là: chi phí, giá cả, sự thuận tiện,các tác động bên ngoài,…
- Đánh giá mức độ hài lòng và sự quan tâm của sinh viên với các phương tiện đi lại hiện có
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và sự liên quan, tác động lẫn nhau giữa chúng, dẫn đến có sự ảnh hưởng lên nhu cầu về việc chọn phương tiện đi lại của sinh viên
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống giao thông công cộng và các dịch vụ đi lại khác để phục vụ tốt hơn nhu cầu của sinh viên
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa:
(1)Đề tài nghiên cứu thực tế, gần gũi và quen thuộc với sinh viên
(2)Thông qua khảo sát và nghiên cứu để đưa ra những đánh giá có tính khoa học và thực tiễn từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp giúp các nhà cung cấp dịch
vụ biết được các yếu tố tác động như thế nào để cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu về việc lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên
(3)Việc làm đề tài nghiên cứu giúp sinh viên rèn luyện và phát triển kỹ năng nghiên cứu và phân tích dữ liệu Hơn thế, giúp tăng cường tham gia, nhận thức về các vấn đề cộng đồng, cơ sở hạ tầng và khuyến khích họ tham gia các hoạt động trải nghiệm để cải thiện và phát triển bản thân
(4)Ứng dụng được những kiến thức đã được học trong lớp và tham khảo nhiều tài liệu để áp dụng vào đề tài Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để nhập liệu, làm sạch dữ liệu và tính toán một cách nhanh chóng
Với góc nhìn thực tiễn, nghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng cho các
tổ chức dịch vụ, như xe công nghệ, bus, các loại phương tiện cá nhân về việc hiểu nhu cầu và mong muốn của sinh viên Các kết quả cũng có thể giúp các nhà hoạch định đô thị đề xuất các giải pháp giúp giảm gánh nặng giao thông, tắc đường, … vào các khung giờ cao điểm Tăng % sinh viên sử dụng phương tiện công cộng (xe buýt) bằng cách xây thêm các trạm xe buýt, thêm các tuyến xe buýt, cải thiện chất lượng phục vụ,
Trang 72 Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
2.1 Cách tiếp cận đề tài:
Bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát có đầy đủ các loại thang đo để khảo sát sinh viên ngành quản trị kinh doanh ở các độ tuổi khác nhau của trường đại học Mở TPHCM về nhu cầu lựa chọn các phương tiện đi lại của sinh phù hợp với nhu cầu đi lại và các lợi ích
mà những phương tiện mang lại cho sinh viên
2.2 Phương pháp nghiên cứu: (Điều tra chọn mẫu)
Phương pháp nghiên cứu định tính
- Thu thập và tổng hợp các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Thiết kế bảng câu hỏi
- Khảo sát thử 18 phiếu câu hỏi để điều chỉnh sai sót, làm rõ câu hỏi kết hợp để kiểm định sơ bộ thang đo
- Hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức cho bước nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng
- Chọn sinh viên đang học ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học Mở thành phố
Hồ Chí Minh để phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đã thiết kế và hiệu chỉnh trong phần nghiên cứu
- Thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu và làm sạch dữ liệu trên Excel
- Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
- Phân tích thống kê mô tả: Xác định nhu cầu lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viênngành quản trị kinh doanh trường đại học Mở TPHCM
- Phân tích hồi quy:
- Phân tích tương quan: Phân tích tương quan việc sử dụng phương tiện đi lại ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu, sức khỏe và sở thích cá nhân của sinh viên
2.3 Phương pháp chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu phi xác suất ( phương pháp chọn mẫu thuận tiện).
- Ưu điểm: Chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, tiết kiệm
- thời gian và chi phí
- Nhược điểm: Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho tổng
- thể từ kết quả mẫu
2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Thống kê mô tả (bằng excel và SPSS)
- Thống kê suy diễn
Trang 83 Kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu:
1 Giới tính:
Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy được có 191 bạn tham gia điền khảo sát Trong đógiới tính nữ chiếm 67%, giới tính nam chiếm 32%, giới tính khác chiếm 1% Điều này là phù hợp với đặc trưng của tổng thể-ngành QTKD-Trường ĐH Mở TPHCM
Trang 92 Bạn đang là sinh viên năm thứ mấy?
Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta thấy được có 190 bạn tham gia điền khảo sát Trong đó
sinh viên năm nhất chiếm 67%, năm hai chiếm 23%, năm ba chiếm 5%, năm tư chiếm 2% Điều này cho thấy cuộc khảo sát tiếp cận được phần lớn sinh viên năm nhất, tham gia khảo
sát với chủ đề: “Nhu cầu lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên ngành quản trị kinh
doanh Trường Đại học Mở TP.HCM” (đây cũng là đặc trưng của phương pháp chọn mẫu
thuận tiện).Đó là nhược điểm của việc chọn mẫu thuận tiện, vì không thể hiện được đặc trưng về số lượng sinh viên các năm của tổng thể, sinh viên năm ba năm bốn vẫn chưa thực
sự tiếp cận đến vấn đề được khảo sát hoặc có thể là họ không quan tâm đến các quyết định lựa chọn các các phương tiện
3.Mức chi tiêu của bạn trong 1 tháng khoảng bao nhiêu ?
Trang 10Nhận xét: Phần lớn sinh viên chi tiêu trong khoảng từ 2 đến 3 triệu đồng (40%) và từ 3 đến
4 triệu đồng (32%) mỗi tháng, cho thấy hầu hết các sinh viên xu hướng tiết kiệm và quản lýchi tiêu hợp lý Mức chi tiêu trên 4 triệu đồng chiếm tỷ lệ nhỏ, có thể do ít sinh viên có nhu cầu hoặc khả năng chi tiêu cao hơn Biểu đồ này phản ánh một bức tranh chung về chi tiêu của sinh viên, với việc duy trì mức chi tiêu vừa phải và chỉ một phần nhỏ có chi tiêu cao Việc có các nguồn chi tiêu khác nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định sử dụng phương tiện nào để phù hợp với mức chi tiêu mà họ bỏ ra Với những sinh viên có thu nhập thấp hơn, họ sẽ lựa chọn các phương tiện đi lại rẻ tiền hơn, như xe máy, xe đạp hay xe bus,
để giảm thiểu chi phí Còn với những sinh viên có thu nhập cao hơn, họ sẽ lựa chọn các phương tiện đi lại hiện đại hơn, như xe ôm công nghệ, ô tô hay taxi, để đảm bảo an toàn và thoải mái
Trung bình và trung vị của tệp dữ liệu là xấp xỉ nhau, khoảng 3 triệu - 4 triệu (số 2 là
dữ liệu đã được mã hoá) Điều đó chứng tỏ rằng mẫu nghiên cứu không có nhiều giá trị dị biệt Khuynh hướng trung tâm nằm gần chính xác ở mức 3-4 triệu Đây là một mức chi tiêu hợp lý, thuyết phục, mang tính đại diện cho tổng thể khá cao
4 Bạn thường chi bao nhiêu tiền một tháng cho việc di chuyển?
Nhận xét:
Trang 11- Biểu đồ cho thấy mức chi tiêu cho đi lại của sinh viên khá đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu ở mức trung bình: Phần lớn sinh viên có mức chi tiêu cho việc di chuyển đi lại nằm trong khoảng từ 200.000VNĐ đến 500.000VNĐ
- Ít sinh viên chi tiêu quá cao hoặc quá thấp: Có rất ít điểm dữ liệu nằm ở các mức chi tiêu quá cao (trên 800) hoặc quá thấp (gần 0) Điều này cho thấy đa số sinh viên đều
cố gắng cân đối chi tiêu cho việc lựa chọn phương tiện đi lại
- Điều này cho thấy đây là mức chi tiêu phổ biến nhất cho việc lựa chọn phương tiện dichuyển của sinh viên Việc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu này
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về thói quen và nhu cầu đi lại của sinh viên
Trung bình chi tiêu là khoảng 433.000 vnd, trong khi trung vị là 400.000 Chứng tỏ
có một số ít giá trị dị biệt nằm ở mức cao, đó là những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, phải di chuyển xa để đến trường, hoặc những sinh viên lựa chọn phương tiện có mức chi phí cao (ví dụ xe công nghệ)
5 Bạn thường di chuyển trong nội thành (đi học, đi chơi, đi làm) bằng những cách nào sau đây?
Trang 12Nhận xét: Sinh viên nội thành chủ yếu di chuyển bằng xe máy (49%),vì hầu hết mọi
người đều thấy rõ được tính linh hoạt và sự tiện lợi của nó Tuy nhiên, xu hướng sử dụng xe công nghệ (20%) và xe buýt (13%) cũng là những lựa chọn đáng gồm cho việc đi lại của sinh viên vì đảm bảo được sức khỏe và sự an toàn Xe đạp/xe đạp điện (2%) và đi chung vớibạn bè (16%) cũng là những lựa chọn khá phổ biến vì giúp sinh viên tiết kiệm được mức chitiêu cho việc di chuyển Sự đa dạng này do nhiều yếu tố tác động như chi phí, thời gian, và
sự tiện lợi
6 Tần suất sử dụng phương tiện cá nhân (xe đạp/ xe máy/ xe đạp
điện, ) của bạn trong thời gian gần đây ?
Trang 13Nhận xét: Dựa vào nghiên cứu trên, ta có thể thấy được tần suất sử dụng phương tiện di
chuyển cá nhân trong 1 tháng của sinh viên Đại học Mở hiện nay là rất cao Trong đó chiếm
tỷ lệ lớn là việc sử dụng phương tiện cá nhân thường xuyên (khoảng 45%), luôn luôn có đến(29%), thỉnh thoảng chiếm (16%), có một số ít người hiếm khi sử dụng phương tiện cá nhân(khoảng 6%), và có một tỷ lệ nhỏ (khoảng 4%) không bao giờ Qua tỷ lệ này cho ta thấy được đa phần sinh viên Đại học Mở lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân với tần suất cao để có thể dễ dàng, thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình đi học,đi làm, đồng thời tiếtkiệm được chi phí một cách tốt nhất
Tần suất sử dụng phương tiện cá nhân là biến phụ thuộc, còn biến độc lập là khoảng cách di chuyển trong 1 ngày Ta thấy hệ số tương quan r = 0,182 gần 0 cho biết 2 biến này rất ít tương quan với nhau Hệ số xác định R² = 0,033 = 3,3% nghĩa là 3,3% tần suất sử dụng phương tiện cá nhân được giải thích bằng khoảng cách di chuyển trong 1 ngày Giá trị
F = 6,451 với mức ý nghĩa (p-value) là 0.012, chỉ ra rằng các số liệu đều có ý nghĩa thống kê
Trang 147 Tần suất sử dụng xe công nghệ của bạn trong thời gian gần đây?
Nhận xét: 42% sinh viên sử dụng xe công nghệ với tần suất dưới 3 lần/tháng Sinh viên
thỉnh thoảng sẽ chọn xe công nghệ vì tính tiện lợi Xe công nghệ dễ dàng đặt qua ứng dụng
di động, giúp tiết kiệm thời gian, ngoài ra không phải lái xe ra đường vào những ngày mệt mỏi cũng là một lợi ích đáng chú ý, rất đáng trải nghiệm Nhưng với mức sống thấp của sinhviên, thì việc sử dụng thường xuyên xe công nghệ còn hạn chế nên tỷ lệ “chưa bao giờ” đi
xe công nghệ là chiếm vị trí thứ hai với 25%
8 Tần suất sử dụng phương tiện công cộng của bạn trong thời gian gần đây?
Nhận xét: Hơn 50% sinh viên chưa bao giờ sử dụng những phương tiện công cộng cụ thể là
xe buýt, chỉ có 2% lựa chọn đi phương tiện di chuyển công cộng với tần suất 4-5 lần/tuần
Sự tương phản này cho thấy sinh viên ưa chuộng việc sử dụng những phương tiện cá nhân hoặc sử dụng xe công nghệ hơn là sử dụng phương tiện công cộng Việc sinh viên “e ngại”
sử dụng những phương tiện công cộng có thể đến từ việc không hiểu rõ tuyến đường, sợ lạc đường, không chủ động được thời gian hoặc có thể điểm đến của trạm quá xa so với địa điểm mà sinh viên cần đến