1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thuyết trình chủ Đề xác Định và Đánh giá những ưu Điểm của luật phá sản 2014 so với luật phá sản 2004

30 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Và Đánh Giá Những Ưu Điểm Của Luật Phá Sản 2014 So Với Luật Phá Sản 2004
Người hướng dẫn GVHD: Bùi Ngọc Tuyền
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Luật
Thể loại báo cáo thuyết trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Sau 09 năm thị hành Luật phá sản năm 2004, có thê nói Luật nảy da gop phan quan trong trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của

Trang 1

TRUONG DAI HOC MO THANH PHO HO CHI MINH

KHOA LUAT

BAO CAO THUYET TRINH

Chi dé: XAC DINH VA DANH GIA NHUNG UU DIEM CUA LUAT PHA SAN

2014 SO VOI LUAT PHA SAN 2004

Trang 2

MUC LUC

I GIỚI THIEU CHUNG VE LUAT PHA SAN 2004 VA LUAT PHA SAN 2014 3

2 Vai trò của Luật Phá sản trong nền kinh tế thi (ƯỜng co s55 5

3 Luật Phá sản 2014 và những cải thiện những hạn chế của Luật 2004 6

II NHỮNG ĐIỂM CẢI TIỀN CHÍNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2014 SO VỚI LUẬT

PHÁ SẮYN 20004 5 2 o< s99 E999 E99 9E 2E vs se 7

1 Đối tượng, phạm vi áp dung 7

2 Khái niệm phá sản và điều kiện phá sản .7

3 Chủ thể -s<creESerseEEEEEAeEEsEETAETAeETkEErkerketrketrseerserkeersererrerasrsee 9

4, Quyền lợi của các bên liên quan -2 22 se ©sss+seCesecsseezcrscrscre 12

5, Thẩm quyền của Tòa án 14

6 Tổ quản lý, thanh lý tài sản °- <2 se ©eeEseEeEeerseeersersessrsrssrse 15

7, Thar 0t 17

8 Thủ tục thanh lý tài sản và xử lý nợ 18

9 Hội nghị chủ nợ 18

10 Thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng và có yếu tố nước ngoài 19

HI ĐÁNH GIÁ NHỮNG ƯU ĐIÊM CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2014 21

IV NHỮNG BAT CAP CUA LUAT PHA SAN 2014 VA NHUNG DE XUAT 23 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 29

Trang 3

Xác định và đánh giá những ưu điểm của Luật Phá sản

doanh nghiệp năm 1993 Sau 09 năm thị hành Luật phá sản năm 2004, có thê nói Luật nảy

da gop phan quan trong trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật

và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; dé cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Bên cạnh đó, Luật phá sản năm 2004 tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội đề rút khỏi thị trường một cách có trật tự Tuy nhiên, thực tiễn

áp dụng Luật phá sản năm 2004 còn tổn tại một số vướng mắc; có những quy định của Luật phá sản năm 2004 còn mâu thuẫn, chưa tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp hoặc không còn phủ hợp, chưa đây đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau nhưng chưa được hướng dẫn kịp thời; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản; có những quy định chưa tương thích với pháp luật quốc tế dẫn đến hiệu quả áp dụng quy định Luật phá sản năm 2004 vào thực tiễn không cao

Mặt khác, sau khi Luật phá sản năm 2004 được ban hành, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; trong đó tại Mục 3 Phan II vé xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh đoanh có nhận định: “ Xác định rõ trách nhiệm

Trang 4

pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đâm quyên sở hữu

va hạn chế quyền sở hữm, Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm Tạo cơ sở pháp luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng, nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và góp phân làm giàu cho đất nước Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đăng, phù hợp với nguyên tắc của

Tô chức Thương mại thể giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế, xóa bỏ đặc quyên và độc quyên kinh doanh, cải thiện môi trường đấu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dựng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc

tế Đồi mới cơ bản pháp luật về phá sản”

Triển khai tính thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 nêu trên và các văn bản có

liên quan, đồng thời nhận thức được những hạn chế, bắt cập của thực tiễn thí hành Luật phá sản năm 2004, Tòa án nhân dân tối cao đã đề nghị và được Quốc hội quyết định đưa

Dự án Luật phá sản (sửa đối) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc

hội khoá XIII (2011-2016) Ngày 19/6/2014, tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật phá sản số 51/2014/QH13

Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay việc ban hành Luật phá sản (sửa đồi) là cần thiết và cấp bách, nhằm thực hiện Đề án tông thê tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, tiếp tục từng bước hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và Luật Phá sản nói riêng; khắc phục các quy định của Luật phá sản chưa phù hợp, gây khó khăn cho việc áp dụng, cũng như các vẫn đề mới phát sinh vướng mắc trong quá trình thực tiễn; bảo

vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân,

cơ quan, tô chức, đảm bảo thủ tục thương lượng, mở thủ tục phá sản, phục hồi doanh

Trang 5

nghiép, hop tác xã, thủ tục, trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công khai, rõ rang,

dễ hiểu, đễ áp dụng và phù hợp quy định pháp luật

2 Vai trò của Luật Phá sản trong nền kinh tế thị trường

Pháp luật phá sản có vai trò quan trọng đôi với đời sông kinh tê - xã hội nói chung và các

chủ thê nói riêng, điêu này được thê hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, là cơ sở pháp lí để các chủ nợ thực hiện việc đòi nợ một cách hợp pháp Khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tỉnh trạng phá sản, chủ nợ là những người đầu tiên có nguy cơ không đòi được các khoản nợ Do vậy, pháp luật phá sản đã đặt yêu cầu bảo vệ lợi ích của các chủ nợ

Pháp luật phá sản qui định các chủ nợ có quyển chủ động yêu cầu mở thủ tục phá sản, đồng thời cho phép các chủ nợ được bảo vệ tối đa lợi ích của mình như: kiểm tra, giam sat hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình, khiếu nại các quyết định của Tòa án, nhằm mục đích thu hồi các khoản nợ của các chủ nợ Pháp luật phá sản bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm tình trạng phá sản phục hỗi hoạt động kinh doanh hoặc rút khỏi thương trường một cách hợp pháp

Thứ hai, pháp luật phá sản bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ thông qua các qui định như: ấn định thời gian ngừng trả nợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã thương lượng với các chủ nợ để được xóa nợ, mua nợ, giam no Đồng

thời qui định cơ chế, biện pháp để doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục lại hoạt động kinh

doanh, thanh lí tài sản nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp tục tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc rút khỏi thị trường

Thứ ba, pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động

Khi doanh nghiệp bi pha san thì những người lao động trong doanh nghiệp sẽ phải chịu hậu quả trực tiếp, họ sẽ bị mắt việc làm, mất nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống Sự bảo

vệ của Luật Phá sản đối với người làm công thê hiện ở chỗ pháp luật cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyền được tham gia quá trình giải quyết yêu cầu

4

Trang 6

tuyén bố phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương trước các khoản nợ khác của doanh nghiệp,

Thứ tư, Pháp luật phá sản góp phần bảo vệ trật tự kỉ cương trong xã hội

Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy được càng nhiều càng tốt tải sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản Như vậy nếu không có Luật để đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự công bằng và khách quan mà cứ để mạnh ai người nấy lấy một cách vô tô chức thì sẽ gây ra tinh trạng lộn xộn, mất trật tự, gay ra mau thuẫn gitra chu nợ với con nợ, s1ữa chủ nợ với nhau Bằng VIỆC pial quyết công bằng, thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa chủ nợ vả con nợ và giữa các chủ

nợ với nhau, pháp luật về phá sản góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thang có thê có giữa họ với nhau, nhờ đó đảm bảo được trật tự kỷ cương của xã hội

Thứ năm, pháp luật phá sản góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, tái tạo tổ chức lại doanh

cụ răn đe buộc các nhà kinh doanh luôn luôn phải năng động sáng tạo nhưng không được

mạo hiểm và liều lĩnh, đồng thời, Luật Phá sản doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để xóa bỏ

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư

3 Luật Phá sản 2014 và những cải thiện những hạn chế của Luật 2004

Pháp luật phá sản là công cụ tốt nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Luật Phá sản ngay từ khi ra đời là bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ Ngày nay, trong pháp luật phá sản hiện đại, nhiệm vụ này vẫn được duy trì và tiếp nối Khi con nợ lâm vảo tình trạng khó khăn về tài chính thì các chủ nợ là người sẽ bị thiệt hại trước tiên Nếu không phát hiện kịp thời và không kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp thì khả năng thu hồi nợ của chủ nợ càng thấp Mặt khác, khi con nợ không trả được nợ thì tâm lý chung của các chủ nợ đều muốn đòi được

nợ nhiều nhất và nhanh chóng nhất Khi đó, các chủ nợ sẽ tìm nhiều cách khác nhau đề đòi

5

Trang 7

được nợ Đề cải thiện và khắc phục những hạn chế của luật cũ thì các nhà làm luật đã cải

tiến Luật Phá sản 2014 hơn so với Luật Phá sản 2004 nhằm tác động một cách hiệu quả nhất

đến quan hệ các chủ thể trong quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thé

đó theo đúng bản chất vốn có của nó, hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực

Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo với xu hướng chung là ngày càng đề cao, hoàn thiện hơn về Luật Phá sản

Do đó, pháp luật phá sản có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường và bảo

vệ quyên lợi của các bên liên quan

I NHUNG DIEM CAI TIEN CHINH CUA LUAT PHA SAN 2014 SO VỚI LUAT PHA SAN 2004

1 Đối tượng, phạm vi áp dụng

Nếu như Luật Phá sản 2004 quy định hiệu lực của luật phá sản áp dụng “khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì Luật Phá sản năm 2014 đã thu hẹp phạm vị áp dụng chỉ đối với

“doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thé Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Quy định này rõ ràng mang tính thực tế và khả năng áp dụng cao hơn so với quy định cũ Bởi lẽ hoạt động trên lãnh thô Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài có hoặc không có trụ sở đặt tại Việt Nam Vì vậy, đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà không có trụ sở, không có tải sản mà chỉ có chỉ nhánh hay văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam, khi mat kha năng thanh toán mà áp dụng Luật Phá sản của Việt Nam để giải quyết là phi thực tế và không có khả năng thực hiện được

2 Khái niệm phá sản và điều kiện phá sản

Nếu như luật phá sản 2004 chỉ quy định về đoanh nghiệp mất khả năng thanh toán tại Điều

3 “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu câu thi coi là lâm vảo tình trạng phá sản” Theo đó luật Phá sản 2004 chỉ có

Trang 8

quy định về tình trạng phá sản dựa vào mắt khả năng thanh toán mà không định nghĩa cụ thể như thế nào được xem là mắt khả năng thanh toán? Phá sản là như thế nào? Điều này dẫn đến khó khăn trong việc hiểu và áp dụng pháp luật một cách rõ ràng và đúng đắn

Đến Luật Phá sản 2014 thì đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên mà định nghia r6 vé khái niệm “phá sản” và cũng đưa ra tiêu chí cụ thê để xác định van dé "mat kha năng thanh toán" của doanh nghiệp, hợp tác xã Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều

4 Luật Phá sản 2014 với nội dung như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mắt khả năng thanh

toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kế từ ngày đến hạn thanh toán” Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao giải đáp tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định trên gồm: Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thâm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nghĩa vụ trả nợ Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thắm quyền

Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kế từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

- _ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

-._ Doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ

Với tiêu chí nêu trên thì “mất khả năng thanh toán” không có nghĩa là doanh nghiệp, hợp

tác xã không còn tài sản để trả nợ Theo đó, mặc du doanh nghiệp, hợp tác xã còn tài sản

để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghia vu trả nợ đúng hạn cho chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp, hợp tác xã “mất” khả năng thanh toán thay vì đùng cụm từ “lâm vào tỉnh trạng phá sản” như Luật 2004 Qua đó tạo sự minh bạch, rút ngắn thời gian cho các bên liên quan Việc bỏ từ “các” trong cụm từ “các khoản nợ” để thê hiện rõ tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ mà chỉ cân có một khoản nợ

Trang 9

Điều này có thê hiệu là bât kỳ khoản nợ nào dủ là nợ lương, no thué, no bao hiem xa hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng thì chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tô chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

Các chuyên gia cho rằng, với những quy định này, quyền của chủ nợ được bảo đảm tối đa Bởi để yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ nợ không cần phải chứng minh đã có yêu cầu thanh toán (như văn bản đòi nợ, văn bản khất nợ ) Đối với con nợ, nếu không trả nợ đúng hạn, con nợ không chỉ chịu nguy cơ bị khởi kiện dân sự mà còn có thé bi yéu cầu mở

thủ tục phá sản Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 vẫn dành một khoảng thời gian 03 tháng kế

từ ngày khoản nợ đến hạn để doanh nghiệp, hợp tác xã tự giải quyết những khó khăn về tài chính tạm thời, qua đó tạo thêm cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán nợ và giảm

áp lực bị “đe dọa” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ

Như vậy, Luật Phá sản 2014 không còn dùng khái niệm “lâm vào tỉnh trạng phá sản”, hay

“không có khả năng thanh toán được” như trước mà dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ” cho thấy, Luật mới không yêu

câu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính mà chỉ cần doanh nghiệp, hợp tác xã không

thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì đã được xem là mất khả năng thanh toán Như vậy, chỉ cần xác định là có khoản

nợ và đến thời điểm Tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác

xã vẫn không thanh toán thì Tòa án co thé ra quyết định mở thủ tục phá sản

3 Chủ thể

a Chủ thể tiễn hành thủ tục phá sản

Đối với Luật 2004 Luật Phá sản 2014 có nhiều thay đổi và bổ sung so với Luật Phá sản

2004, đặc biệt là ở các chủ thể tiến hành thủ tục phá sản Trong Luật Phá sản 2004, Thắm

phán là chủ thể chính, chịu trách nhiệm chính trong toản bộ quy trình xử lý thủ tục phá sản, từ thụ lý đơn, tổ chức họp các chủ nợ đến giám sát quá trình thanh lý tài sản, còn

Chánh án Tòa án nhân dân là người đứng đầu tòa án, có trách nhiệm phân công thâm phán

giải quyết vụ việc phá sản và giám sát quá trình xử lý của thắm phán Viện trưởng Viện kiểm sát giám sát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình Tòa án giải quyết thủ tục phá sản

8

Trang 10

và có quyền kháng nghị các quyết định của Tòa án nếu phát hiện sai phạm Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ giám sát các bước trong quy trình phá sản, tham gia cac cuộc họp với các chủ nợ và các bên liên quan để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hợp pháp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chỉ đạo và giam sat cac chap hành viên thực hiện các quyết định của Tòa án về thanh lý và phân chia tai san cho chủ nợ trong quá trình phá sản Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Tòa án về thanh lý tài sản, bảo quản và

phân phối tai sản cho các chủ nợ Tuy nhiên, vai trò của các chủ thê trên cũng có nhiều sự

thay đôi khi Luật Phá sản 2014 được ban hành, cụ thể: Thâm phán vẫn đóng vai trò chủ

chốt trong việc xử lý thủ tục phá sản, nhưng phạm vi công việc đã được phân chia lại Vai trò của thâm phán đã giảm bớt trong việc giám sát tài sản và quá trình thanh lý tài sản nhờ

sự xuất hiện của Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Thâm phán

không còn là người giám sát toàn bộ quá trình thanh lý tài sản mà chủ yếu đảm bảo giám

sát các thủ tục quan trọng và dua ra các quyết định cần thiết Có thể thấy được rằng, Luật Phá sản 2014 giảm tải công việc cho thâm phán, không yêu cầu thâm phán trực tiếp giám sát toàn bộ quá trình thanh lý tài sản mà chỉ tập trung vào các thủ tục pháp lý và ra quyết

định Trong khi đó, vai trò của Chánh án không thay đổi nhiều so với Luật 2004 Chánh

án vẫn là người phân công thấm phán và giám sát quy trình nhưng có thêm trách nhiệm đảm bảo các thủ tục phá sản do Quản tài viên và các doanh nghiệp quản lý tài sản thực hiện phù hợp với pháp luật nhưng do có thêm Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, công việc giám sát của Chánh án cũng đã trở nên chuyên nghiệp va chuyên môn hơn Tương tự, Viện trưởng Viện kiếm sát vẫn có vai trò trong giám sát quá trinh thủ tục phá sản, đảm bảo tính hợp pháp của quy trinh nhưng vai trò này có xu hướng giảm nhẹ do các bước kiểm tra, giám sát đã được hỗ trợ bởi Quản tải viên vả các doanh nghiệp quản lý tải sản Như vậy, vai trò giám sát của Viện trưởng Viện kiểm sát không còn quá tập trung vào quá trình thanh lý tài sản mà chủ yếu tập trung vào các thủ tục pháp

lý chính Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ giám sát các bước trong quy trình phá sản, tham gia các cuộc họp với các chủ nợ và các bên liên quan để đảm bao tính minh bạch, công bằng và hợp pháp Vai trò giám sát của Kiểm sát viên đã giảm bớt nhờ sự xuât hiện của các chủ thé mới như Quản tai vién, giup quy trình phá sản được thực

Trang 11

hiện chuyên nghiệp và phân chia công việc rõ ràng hơn Tiếp đến, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chịu trách nhiệm chỉ đạo và giam sát các chấp hành viên thực hiện các

quyết định của Tòa án về thanh lý và phân chia tải sản cho chủ nợ trong quá trình phá sản

Trong khi đó, Luật Phá sản 2014 không còn đặt nặng vai trò của cơ quan thị hành án dân

sự trong việc thanh lý tải sản Thay vào đó, công việc này được chuyên giao cho Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thị hành án chỉ can thiệp khi

có các vấn đề pháp ly đặc biệt hoặc cần thi hành quyết định của Tòa án Luật Phá sản

2014 không còn quy định về vai trò của chấp hành viên trong quá trình phá sản Như vậy, chấp hành viên không còn phải tham gia vào quy trình phá sản thông thường mà chỉ tham gia trong các trường hợp đặc biệt Luật 2014 đã chuyển phân lớn trách nhiệm thanh lý tai sản từ cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên sang cho Quản tài viên và các doanh nghiệp quản lý tài sản, priúp quả trình phá sản trở nên chuyên nghiệp hơn

b Chi: thé tham gia thủ tục phá sản

Trong Luật Phá sản 2014, các chu thé tham gia thủ tục phá sản có sự thay đổi và bổ sung

so với Luật Phá sản 2004 Cụ thế, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Luật

2004 bao gồm chủ nợ; đại diện của người lao động: doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; cô đông, nhóm cô đông công ty cô phần; thành viên hợp danh công ty hợp danh Người nộp đơn cần có đủ căn cứ chứng

minh doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn để tòa án thụ lý

đơn Luật 2014 mở rộng thêm phạm vi người nộp đơn có người lao động, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của công ty lâm vào tình trạng phá sản cũng có thế nộp đơn Điều này cho phép những người quản lý doanh nghiệp chủ động yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, giúp tôi ưu hóa quy trình Đôi với chủ thể là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã lâm vảo tỉnh trạng phá sản ở Luật 2014 thì doanh nghiệp vẫn là đối tượng chính của thủ tục phá sản Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp trong Luật 2014 đã được làm rõ hơn, với các quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin, tham gia cuộc họp chủ nợ, cũng như phối hợp với Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong suốt quá trình thủ tục phá sản Trách nhiệm của doanh nghiệp được quy định rõ ràng hơn, không chỉ cung cấp thông tin mà còn phải tham

10

Trang 12

gia tích cực vào toản bộ quy trình phá sản cùng với các chủ thể mới được bô sung để bảo đảm quy trình minh bạch, nhanh chóng hơn Bên cạnh đó, chủ nợ vẫn giữ vai trò quan trọng trong thủ tục phá sản Ngoài các quyền như Luật 2004, chủ nợ còn có quyền yêu cầu Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về quá trình thanh lý, tinh trang tai san va tién trinh pha sản Chu nợ có thể làm việc trực tiếp với Quản tài viên

và tham ø1a tích cực hơn vào việc theo dõi và đánh giá quá trình xử lý tài sản Theo đó, quyền của chủ nợ được mở rộng, cho phép giám sát và yêu cầu báo cáo chi tiết từ các chủ thể mới Điều này tạo nên quy trình minh bạch hơn, giúp chủ nợ dễ dàng theo dõi tinh hình và bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình phá sản Tương tự, vai trò của người lao động và đại diện người lao động vẫn giữ nguyên như Luật 2004 Tuy nhiên, với sự tham gia cua Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người lao động và đại điện có thế yêu cầu báo cáo chỉ tiết từ các chủ thể này để nắm rõ tình hình tài sản doanh nghiệp và bảo vệ quyên lợi tốt hơn Cuối cùng, Luật 2004 không quy định về Quan tài viên hay Doanh nghiệp quan lý, thanh lý tải sản, nên nhiệm vụ quản lý và thanh lý tài sản chủ yếu do tòa án và các cơ quan thi hành án thực hiện, sây quá tải và thiếu chuyên nghiệp Việc bô sung Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giúp giảm tải công việc cho Tòa an và nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý và thanh lý tài sản Chủ thê mới này có trách nhiệm trực tiếp với các chủ nợ và người lao động, tạo ra quy

trình minh bạch hơn so với Luật 2004

4 Quyền lợi của các bên liên quan

a) Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ: Thứ tự wu tién thanh todn no

Luật 2004 tại Điều 37 quy định:

a) Phí phá sản;

b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thê và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo

nguyên tắc nêu giá trị tài sản đủ đề thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh

toán đủ sô nợ của minh; nêu giá trị tài sản không đủ đề thanh toán các khoản nợ thi moi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng

11

Trang 13

Thứ tự thanh toán nợ chưa được quy định rõ ràng và minh bạch Điều này dẫn đến việc tranh chấp giữa các bên khi tài sản doanh nghiệp bị phá sản không đủ để thanh toán hết các khoản nợ

Luật 2014 quy định tại Điều 54:

a) Chi phi pha san;

b) Khoản nợ lương, trợ câp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y té doi voi nguoi lao động, quyên lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ

Quy định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán nợ Theo đó, các khoản nợ có bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán trước, sau đó là các khoản nợ không có bảo đảm và các khoản nợ khác Việc quy định thứ tự thanh toán minh bạch giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, đặc biệt

là những chủ nợ có bảo đảm, tránh tỉnh trạng phân chia không công bằng tài sản của doanh nghiệp phá sản

b)_ Mở rộng chủ thê nôÄ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tại Điều 14 Luật Phá sản 2004 quy định: Người lao động cử người đại điện hoặc thông qua đại điện công đoản nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Đối với công ty cổ phần, quy

định cỗ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian

liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định trong Điều 17 Đến với Luật Phá sản 2014 đã mở rộng phạm vi và tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của mình Theo

đó, người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động có quyền tự mình nộp đơn mà không cần phải thông qua đại diện Còn đối với công ty cổ phần, ngoài việc quy định cổ đông hoặc nhóm cô đông sở hữu trên 20% số công phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,

12

Trang 14

thi đồng thời cũng cho phép cổ đông hoặc nhóm cô đông sở hữu đưới 20% số cô phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn nếu điều lệ công ty có quy

định

c)_ Bảo vệ quyên lợi của người lao động: quyên ưu tiên thanh toán các khoản lương Quyền lợi về lương và các chế độ cho người lao động được đặc biệt quan tâm và bảo vệ Khi doanh nghiệp hoặc hợp tác xã rơi vào tình trạng phá sản, các khoản nợ về tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động sẽ được ưu tiên thanh toán trước các khoản nợ khác Cụ thể, điều này nhằm đảm bảo người lao động không chịu thiệt thòi và có thể nhận lại phần nào quyền lợi của mình trong quá trình thanh

lý tải sản

Luật cũng quy định chỉ tiết về thứ tự ưu tiên thanh toán, theo đó, lương và chế độ người lao động nằm ở vị trí cao trong danh sách các khoản nợ phải thanh toán Quy định này phản ánh nỗ lực của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt

trong bối cảnh kinh tế khó khăn khi doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán Trước

đây, Luật 2004 quy định các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thê và hợp đồng lao động đã ký kết sẽ được ưu tiên thanh toán sau phí phá sản và trước khi thanh toán các

khoản nợ không bảo đảm cho các chủ nợ Đối với quy định nảy, người lao động không

được ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác trong quá trình phá sản Do đó, để tăng cường bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp họ đảm bảo được các quyền lợi thiết yếu ngay cả khi doanh nghiệp bị phá sản thi Luật 2014 da bỗ sung thêm khoản nợ Bảo hiểm y tế vào danh sách các khoản nợ sẽ được ưu tiên thanh toán nøay sau các chị phí phá sản và trước khi thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm

5 Thắm quyền của Tòa án

Trước đây, Luật Phá sản 2004 quy định về thấm quyền giải quyết giải quyết vấn đề về phá sản theo hướng là doanh nghiệp, hợp tác xã do cơ quan cấp nào cấp đăng ký kinh doanh thì

do Tòa án cấp ấy có thâm quyền giải quyết nên Tòa án cấp huyện chỉ có quyên giải quyết thủ tục phá sản đối với hợp tác xã do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp, còn doanh nghiệp, hợp tác xã do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp thì do Tòa án cấp

13

Trang 15

tỉnh xử lý Do đó, thực tế đa phần Tòa án cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản đối với tat cả doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã thành lập trên địa bàn, còn Tòa án cấp huyện chỉ giải quyết thủ tục phá sản đối với hợp tác xã Việc căn cứ vào thắm quyền đăng ký kinh đoanh

để quy định thâm quyền giải quyết của Tòa án là hoàn toàn không phù hợp với các nguyên

tắc pháp lý Đề khắc phục những khiếm khuyết đó, Luật Phá sản 2014 tại Điều § quy định

theo hướng loại trừ, tức là trừ những vụ việc phá sản có tình tiết đặc biệt (có yếu tố nước ngoài, có địa điểm ở nhiều quận huyện khác nhau, hoặc tòa cấp tỉnh lấy lên giải quyết) thì còn lại, Tòa án cấp huyện có thắm quyên giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác

xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó Và bổ sung quy định về trường hợp phải từ chối hoặc thay đôi thắm phán trong quá trình giải quyết phá sản

Đối với thâm quyền giải quyết của Tòa án đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Luật 2004 quy định: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thâm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó” Nhưng đến với Luật 2014 đã bỏ quy định này

vì theo quy định hiện hành, tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng và hoạt động trone khuôn khô Luật Doanh nghiệp Tòa án cấp huyện đương nhiên có thâm quyền giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp này, trừ khi nó có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài Như vậy, ở luật 2004 Tòa án có vai trò giới hạn, tập trung vào việc tuyên bố phá sản hơn là quản lý quá trình tái cấu trúc hoặc thanh lý tài sản Trong khi đó, Luật 2014 quy định Tòa án được trao thêm quyền lực trong việc giám sát quá trình giải quyết phá sản, bao gồm cả việc chỉ định quản tài viên và

các thủ tục tái cầu trúc Nhằm tăng cường tính minh bạch vả công bằng trong quá trình xử

lý phá sản, bảo vệ quyên lợi của các chủ nợ và các bên liên quan

6 Tô quản lý, thanh lý tài sản

Đây là một quy định mới trong Luật phá sản 2014 để thực hiện việc quản lý và thanh lý tài sản

Đối với Luật phá sản 2004, Điều 9 quy định về việc quản lý và thanh lý tài sản cũng do tô

quản lý, thanh ly tài sản đảm nhiệm: “Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tham phan ra quyét dinh thanh lap Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý,

14

Ngày đăng: 15/01/2025, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN