- Phong tục hôn nhân là những phong tục, lễ nghi trong cưới hỏi, kết hôn được hình thành từ lâu đời, được mọi người thừa nhận, làm theo và truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TRUYỀN THÔNG
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT 3
I KHÁI NIỆM 3
II TẬP TỤC HÔN NHÂN: 3
1 Thời xưa 3
2 Hiện nay 4
III QUYỀN LỢI 4
1 Quyền lợi gia tộc 5
2 Quyền lợi làng xã 5
III NHU CẦU RIÊNG TƯ 6
PHONG TỤC TANG MA 7
I SƠ LƯỢC VỀ TANG MA 7
1 Khái niệm tang ma 7
2 Quan niệm về cái chết: 7
3 Phong tục tang ma 8
II TẬP TỤC TANG LỄ 9
PHONG TỤC LỄ TẾT VÀ LỄ HỘI 18
I LỄ TẾT 18
1 Khái niệm: 18
2 Đặc trưng và đặc điểm của lễ Tết: 18
3 Hệ thống các ngày tết: 19
II LỄ HỘI 20
1 Chức năng đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần 22
2 Chức năng nhận thức xã hội: 22
3 Chức năng tuyên truyền giáo dục: 22
III SO SÁNH TẾT VÀ LỄ HỘI 24
1 Điểm giống: 24
2 Điểm khác: 24
Trang 3PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT
I KHÁI NIỆM
- Phong tục : là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành
trong quá trình lịch sử và ổn định thành, nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Phong tục hôn nhân là những phong tục, lễ nghi trong cưới hỏi, kết hôn được
hình thành từ lâu đời, được mọi người thừa nhận, làm theo và truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét văn hoá đặc sắc trong việc cưới hỏi của ngườidân bản địa nói riêng và người Việt Nam nói chung
II TẬP TỤC HÔN NHÂN:
1 Thời xưa
Hôn nhân của người Việt ta có 6 lễ :
+ Lễ nạp thái : sau khi nghị hôn (tức là hai bên đã trải qua một khoảng thời gian tự do yêu đương và quyết định kết hôn với nhau), thì lúc này nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy
+ Lễ vấn danh: Lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái để về xem tuổi, xem mệnh hai người có hợp nhau không
+ Lễ nạp cát : lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt,nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu khắc tuổi thì thôi
+ Lễ nạp tệ (hay nạp trưng) : là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, là tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn
+ Lễ thỉnh kỳ : là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu, tức lễ xin cưới
+ Lễ thân nghinh: ( có nơi gọi là lễ thành nghinh) - tức lễ rước dâu hay lễ cưới : đúng ngày giờ đã định, họ hàng nhà trai mang lễ đến để rước dâu về
Trang 42 Hiện nay
3 lễ
Hôn nhân ở nước ta chỉ còn chính đó là :
+ Lễ dạm ngõ : Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được
tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi điđến quyết định hôn nhân
+ Lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước lễ cưới Đây là sự thông báo chính thức
về việc hứa gả giữa hai họ
+ Lễ cưới : là lễ cuối cùng và cũng là lễ quan trọng nhất, nhà trai sẽ chính thức được rước cô dâu về Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
III QUYỀN LỢI
Việc hôn nhân tuy là việc của hai người nhưng nó lại đem lại những ý nghĩa to lớn quan trọng đối với gia đình dòng tộc và cả làng xã
1 Quyền lợi gia tộc
Hôn nhân xác lập quan hệ giữa hai gia tộc Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là lựa chọn dòng họ, gia đình xem gia cảnh hai bên có tương xứng không, có môn đăng
năng lực sinh sản của họ:
“Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng”,
“Ăn mày nơi cả thể, làm rể nơi nhiều con”
+ Ngoài ra, còn có các tục lệ hướng tới mục đích sinh đẻ như: “Giã cối đón dâu” (nhà trai bày chày cối trước cổng, khi dâu về đến nơi thì người nhà trai cầm chày
mà gãi không vào cối mấy tiếng – đó là nghi lễ cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ đượcđông con nhiều cháu) Tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn (gia đình nhờ một người phụ
nữ đứng tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng êm ấm vào trải chiếu cho cô dâu chú rể: chiếu trải phải một đôi – một ngửa (âm), một sấp (dương) úp vào nhau
Trang 5- Không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống, Hôn nhân còn làm lợi cho gia đình: con gái phải đảm đang tháo vát, phục vụ, mang lại lợi ích cho gia đình nhà chồng, con trai phải giỏi giang, đem lại danh tiếng cho gia đình nhà vợ.
“Trai khôn kén vợ chợ dông, Gái khôn kén chồng giữa chốn ba quân”,…
xã bên gái một khoản “lệ phí” gọi là “cheo” thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp Ca dao, tục ngữ có câu:
“Nuôi lợn thì phải vớt bèo, lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”
Người cùng làng lấy nhau thì nộp lệ phí ít (có tính tượng trưng); gọi là cheo nội nhưng nếu lấy vợ ngoài làng thì cheo rất nặng; gấp đôi hoặc gấp ba cheo nội, hay còn gọi là cheo ngoại
Tổng quan lịch sử hôn nhân Việt Nam có thể xem là lịch sử hôn nhân thiên về lợi ích của cộng đồng, tập thể Từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như Mị Châu với Trọng Thủy; công chúa Huyền Trân với vua Chăm Chế Mân; công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ…và vô số những cuộc hôn nhân của các quý tộc hoàng gia qua các triều đại được triều đình
“gả bán” cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia – tất cả đều là làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước
III NHU CẦU RIÊNG TƯ
Sự phù hợp của đôi trai gái
Trang 6Điều ấy được thể hiện bằng việc hỏi tuổi- lễ vấn danh hay còn gọi là dạm ngõ, chạm ngõ để xét xem tuổi của đôi trai gái hợp nhau hay xung khắc.
Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững,khi cưới Thời Hùng Vương có tục trao nắm đất và gói muối, nắm đất tượng trưng cho sự gắn bó với đất đai, làng xóm , gói muối: lời chúc nghĩa tình thủy chung son sắt (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau)
Sau này, để thay cho nắm đất và gói muối, trong lễ dẫn cưới người ta dùng bánh susê (đọc chệch của phu thê) với hình tròn bọc bằng 2 khuôn hình vuôn úp khít vào nhau - biểu tượng của triết lí âm dương và ngũ hành, biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp,hòa hợp giữa đất trời và con người
Khi làm lễ hợp cẩn có 2 tục lệ : vợ chồng sẽ ăn chung một đĩa cơm bếp và uống chung một bát rượu Với ý nghĩa là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau ,dính nhau như cơm nếp và say nhau như rượu
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
Quan hệ ấy cũng rất được chú ý Giữa mẹ chồng và con dâu từ trước đến nay luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn không đâu, bởi họ đều cảm thấy rằng tình cảm của người con-người chồng không dành trọn vẹn cho mình Vậy nên trước khi bước vào cánh cửa nhà chồng, mẹ chồng thường gom bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
Việc làm này có ý nghĩa nhường quyền “nội tướng” cho con dâu, để gia đình trên thuận dưới hòa bởi trong gia đình nông nghiệp Việt Nam ,người phụ nữ được xem là nội tướng vì người phụ nữ luôn phải đảm nhận vai trò chăm lo cho gia đình và lo toan việc nhà ,cách nói này còn thể hiện sự tôn trọng đối với người
đã chăm lo,giữ gìn hạnh phúc gia đình
Tuy nhiên đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa phải nên mẹ chồng mới phải ôm bình vôi lánh đi bởi vôi biểu trưng cho quyền lực của người phụ nữ
=> Tục lệ này mang nhiều ý nghĩa : khi mẹ chồng lánh sang nhà hàng xóm thểhiện sự tôn trọng đối với nàng dâu mới về hay còn gọi là “người mang của”, tạo không gian riêng tư cho con dâu làm quen với ngôi nhà mới,tránh những mâu thuẫn,va chạm với con dâu trong giai đoạn đầu mới về nhà chồng.Ngoài
ra còn hàm chứa sự may mắn, sung túc, tài lộc cho gia đình
Trang 7PHONG TỤC TANG MA
I SƠ LƯỢC VỀ TANG MA
1 Khái niệm tang ma
- Phong tục tang ma là phong tục tiễn đưa của người sống thực hiện với người vừa mất với nhiều quy trình, nghi thức khác nhau được chuẩn bị kỹ càng để thể hiện sựtôn trọng đối với người đã khuất
2 Quan niệm về cái chết:
- “Chết” là một quy luật tất yếu Người xưa, để làm nhẹ bớt nỗi đau, thường quan niệm “Sống gửi, thác về”, sống là một thời gian quá ngắn ngủi so với cái chết Chính vì vậy mà người xưa thường thanh thản chấp nhận cái chết, thậm chí là chuẩn bị cho cái chết ngay từ những năm tháng còn khỏe mạnh cũng là một quan niệm phổ biến
- Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo bởi 2 thái cực:
+ Nhận thức triết lý (việc đưa tiễn): linh hồn trường tồn, tiếp tục sống ở “thế giới bên kia” nên việc tang ma được coi là nghi lễ đưa tiễn linh hồn về “thế giới bên kia”
+ Nhận thức trần tục (việc xót thương): cái chết được coi là chấm dứt sự sống, chết là hết nên việc tang ma được coi là một nghi thức để từ biệt => thể hiện sự thương xót, đau buồn
3 Phong tục tang ma
* Trước khi chết:
Tự sửa soạn ngày chết:
- Mỗi người lúc về già có thể do những tín hiệu suy sụp của sức khỏe, thường hiểu được bản thân không còn sống được bao lâu nữa nên việc chờ đợi cái chết là chuyện đương nhiên và đối với họ là chuyện quá đỗi bình thường bởi vì họ biết cái chết là không thể tránh khỏi
Trang 8- Ngoài tự sửa soạn về mặt tinh thần thì các cụ còn sửa soạn cả vật chất cho cái chết Trước hết là sắm cỗ hậu (quan tài), họ thường chọn những thứ gỗ quý, tiếp đó
là son thiếp vàng để trang hoàng, đồng thời cũng giữ cho cỗ hậu khỏi mọt
- Các cụ thường xuyên đi xem lấy đất hoặc nhờ thầy địa lý (người chuyên tìm kiếmcác kiểu đất tốt) đi tìm giúp ngôi đất để sau này linh hồn mình được thư thái, con cháu được hơn người
Công việc sơ khởi:
- Thụy hiệu (tên thụy): Khi trong nhà có người hấp hối, thì việc đặt tên tbuyj cho người sắp chết là một việc quan trọng Đó lá một tên mới do người sắp chết tự đặt hoặc con cháu đặt cho họ và được họ chấp nhận lúc còn tỉnh, những tên này được đặt ra dựa theo đức tính của người chết lúc sinh thời Dưới triều Nguyễn, việc đặt thụy hiệu cho người có phẩm hàm được quy định sẵn trong một quy chế riêng Thụy hiệu chỉ có người chết, con cháu và thần Thổ công nhà đó biết mà thôi Khi cúng giỗ thì con trưởng sẽ khấn bằng tên thụy, Thổ thần có trách nhiệm chỉ chó phép linh hồn có “mặt danh” đúng như thế vào (vì thế mà tên này còn được gọi là tên cúng cơm)
II TẬP TỤC TANG LỄ
- Lễ mộc dục (Lễ tzm gô {i cho ngư|i chết - Lễ tiểu liê {m):
+ Trước khi tắm gội cần chuẩn bị: 1 con dao nhỏ; 1 sợi vải để buộc tóc (hoă •cdùng kẹp tóc); 2 tấm vải trắng (hai khăn) một cái để tắm, một cái để lau; 01 cái lược để chải tóc; 1 cái gáo múc nước; 1 nồi nước ngũ vị hương (bạch đàn, tùng diê •p, quất diê •p, đỗ diê •p, hoặc có thể thay thế bằng các loại lá thơmkhác có sẵn trong vườn nhà); một nồi nước nóng, 1 chậu để nước thừa.+ Lúc tắm, quây màn cho kín, tang chủ quỳ xuống, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng: "Nay xin tắm gội để sạch bụi trần, cẩn cáo!", xong phục xuống, đứng dậy Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm Đối với những người không có con thì người phục vụ làm thay các con.Lấy khăn nhúng vào nước ngũ vị hương rồi lau mặt, lau người chết cho sạch rồi lấy lược chải tóc, lấy sợi vải buộc tóc (hoă •c kẹp tóc); lấy khăn khác lau hai chânhai tay; lấy dao cắt móng chân, móng tay; mặc quần áo mới (hoặc bộ quần
áo đẹp nhất lúc sinh thời)cho chỉnh tề; gói móng chân, móng tay, để vào quan tài đem đi chôn
Trang 9+ Trải tấm vải khâm lên giường (vải khâm gọi là chăn để liệm, dùng loại vải dày, rộng 5 khổ vải, dài 12 thước (4.8m), 1 thước = 40 cm),rước thi thể đặt lên giường (đặt lên trên tấm vải khâm) Sau đó dùng các sợi vải trắng để buộc vai, buộc hông, buộc đầu gối chân, buộc hai ngón chân cái vào với nhau, đặt hai tay lên bụng và buộc hai ngón tay cái vào với nhau, lấy tấm vảitrắng hoặc tờ giấy trắng phủ lên mặt (phủ diê •n) Con cháu thay phiên nhau canh giữ thi hài thật cẩn thận, không được để cho chó mèo tới gần thi hài Việc canh giữ thi hài kết thúc khi tổ chức nghi thức đưa tang.
+ Lưu ý: Lễ này nên thực hiê •n sớm, lúc người mới từ trần, để lâu sẽ không tốt cho sức khỏe những người xung quanh
- Lễ tẩm liệm: Lễ tẩm liệm là một nghi thức quan trọng trong tang lễ, với các
bước cụ thể để thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ người đã khuất Dưới đây là các bước tiến hành lễ tẩm liệm:
Chuẩn bị không gian:
+ Chọn một nơi yên tĩnh, sạch sẽ để thực hiện lễ tẩm liệm
+ Trang trí không gian bằng hoa tươi, nhang, đèn và các đồ cúng cần thiết Tắm rửa cho người đã khuất:
+ Sử dụng nước thơm (có thể pha thêm hương liệu) để tắm rửa và lau sạch
cơ thể người đã khuất
+ Điều này thể hiện sự tôn trọng và giúp linh hồn được thanh tịnh
+ Đặt mâm cúng gần nơi liệm để thể hiện lòng tưởng nhớ
Thắp hương và cầu nguyện:
Trang 10+ Thắp hương và cầu nguyện cho linh hồn được thanh thản.
+ Gia đình có thể đọc kinh hoặc lời cầu nguyện theo truyền thống của mình
Đặt người đã khuất vào quan tài:
+ Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, nhẹ nhàng đặt người đã khuất vào quan tài một cách trang trọng
+ Có thể đặt một số đồ cúng hoặc vật dụng bên trong quan tài
Khép nắp quan tài:
+ Khi tất cả đã sẵn sàng, khép nắp quan tài lại
+ Gia đình có thể thắp thêm nhang và cầu nguyện một lần nữa
Thông báo cho người thân:
+ Sau khi nghi thức liệm hoàn tất, thông báo cho bạn bè, người thân để họ
có thể đến viếng và chia buồn
=> Lễ tẩm liệm không chỉ là nghi thức mà còn là dịp để gia đình và cộng đồng thể hiện tình cảm và lòng thương tiếc đối với người đã khuất Nếu bạn cần thêm thông tin hay có câu hỏi nào khác, hãy cho tôi biết!
- Lễ nhập quan (lễ chuyển thi hài ngư|i chết từ giư|ng ngư|i chết đang nằm vào quan tài – Lễ đại liệm).
+ Lễ này những người thân thích ruột thịt buộc phải có mặt Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải, mọi người khác đứng xung quanh Sau khi người chấp sự xướng và cáo từ xong và hô “bình thân”, các con cháu đứng ra hai bên, người giúp việc đưa thi hài từ trên giường xuống đất đặt lêntrên vải liệm, bọc vải liệm vào thi hài, nhấc lên đặt xuống 3 lần (gọi là hạ thổ) Sau đó đưa vào áo quan nhẹ nhàng êm ái, rút vải khâm ra, đeo găng tay, bổ sung quần áo cho đầy đủ Sau đó có thể bỏ vào quan tài một số quần
áo cũ của người chết (sau khi đã cắt hết cúc) Khi thi hài đã lọt vào áo quan rồi thì phải cắt bỏ những dây buộc chân, buộc tay, buộc vai, buộc mông để người chết có thể nằm thoải mái Những nơi còn trống trong quan tài sẽ chènđầy bằng trà hoặc bằng bông lài khô, nổ (gạo nếp sấy), bột trầm nhằm hút
ẩm,
Trang 11+ Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa, hoặc nhà còn người cao hơn thì đặt sang gian bên, đầu quay ra ngoài Đặt lên trên quan tài bát cơm bông (bát cơm đầy, bỏ quả trứng gà luô •c chín bóc
vỏ và cắm đôi đũa được vót tua ở đầu trên), bát hương, thắp 7 ngọn nến trên quan tài theo hình sao Bắc Đẩu Hương và nến phải duy trì liên tục đến khi đưa tang
+ Chú ý: Những quần áo của người đang sống, hoặc những quần áo của người đang sống mặc chung với người chết thì không được bỏ vào áo quan
- Lễ thành phục (Lễ phát tang):
+ Mỗi người trong gia đình và họ hàng sẽ được phát đồ tang, mặc áo tang, quấn khăn tang (tuỳ vai vế), chính thức chịu tang kể từ giây phút đó.+ Trước lễ thành phục: anh em, con cháu chuẩn bị đủ sẵn khăn, tang phục đểlàm lễ
+ Trong lễ thành phục: người hộ lễ vào xướng, sau đó anh em, con cháu mặctang phục để hành lễ
+ Sau lễ thành phục: chính thức phát tang, sau đó bạn bè, thân hữu xa gần bắt đầu đến phúng viếng
- Lễ khiển điện (Lễ cúng trước khi chuyển quan tài về nơi chôn cất/hỏa táng)
+ Là lễ dành cho bằng hữu tỏ bày tâm sự, tình cảm với hương linh qua điếu văn
Trang 12+ Theo quan niệm của người xưa thì sau 3 ngày, linh hồn của người chết đã dần dần hồi lại nhưng vẫn chưa tỉnh táo, không thể tìm được đường siêu thoát dưới nhiều tầng phía trên nhiều tầng phía trên như thế nên dù là chôn dưới mộ đất hay mộ được là từ xi măng thì gia đình của người mất phải thựchiện lễ mở cửa mả để giúp vong linh tìm được đường ra.
+ Lễ mở cửa mả thể hiện sự lo lắng, thương yếu của gia đình dành cho người thân, cùng mong ước nguyện cầu cho người đã khuất sẽ không phải chịu nhiều đau đớn mà an yên chuyển sang kiếp sau tốt đẹp hơn
+ Ý nghĩa: Lễ mở cửa mả là một trong những nghi lễ quan trọng đối với người mất Nghi thức này quyết định vong linh siêu thoát hay phải chịu đau khổ khi chỉ có thể quẩn quanh mộ phần của mình, khồng thể tiến vào cửa luân hồi, đầu khai kiếp khác Lễ mở cửa mả với mong muốn bày tỏ lòng thương tiếc thương và niềm hy vọng người đã chết sẽ sớm được siêu thoát, qua đó thể hiện nét đẹp trong văn hóa tâm linh tang lễ của người Việt.+ Trong nghi thức mở cửa mả, thang và gà là hai thứ không thế thiếu, bởi vì khi nghe tiếng gà kêu, linh hồn của người chết sẽ thức dậy, leo thang để rới khỏi mộ Nếu không có tiếng gà, vong hồn sẽ mãi u mê không nhận biết được mình ở đâu; còn nếu không có thang, hồn cũng không thể leo từ dưới
mộ lên trên được
+ Chuẩn bị trong ngày mở cửa mả: 1 con gà, 3 ống trúc, 1 cái thang, 1 cây lao hoặc 1 cây mía, tiền vàng mã, 2 bình bông, 2 đĩa trái cây, nhang đèn, 6 chén chè, 2 dĩa xôi, 1 bộ tam sơn (trứng, tôm, thịt)…
+ 3 ống trúc tượng trưng cho Tam Cang nghĩa là các mối liên hệ giữa người với người theo quan niệm của các nhà Nho giáo thời xưa Ống trúc thường
có chiều dài khoảng 4 tấc (40cm), được vót nhọn 1 đầu để cắm xuống đất; đầu còn lại chứa lần lượt: nước, muối, gạo Phía trên miệng ống trúc phải được bọc lại bằng bao nilon và dây chun
+ Cây thang trong lễ cúng mở cửa mả tượng trưng cho Ngũ Thường theo đạo Nho ngày trước: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín Cây thang thường dài 5 tấc (50cm), được làm bằng tre, trúc hoặc đôi khi là cây chuối Nhân gian quan niệm cây thang này sẽ giúp người mất leo lên khỏi mộ phần của mình,
có tác dụng như 1 vật dẫn đường Số lượng bậc thang được quy định theo quan niệm số vía và được phân theo giới tính của người xưa - nam thập nữ cửu, tức là cây thang sẽ có 7 bậc nếu là đàn ông, 9 bậc thang nếu là phụ nữ