TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠKHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP [2 dòng trống] logo cao 3,5 cm; rộng 3,5 cm[3 dòng trống] TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ngành:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
[2 dòng trống]
(logo cao 3,5 cm; rộng 3,5 cm)[3 dòng trống]
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh 2022
(Size 16, in hoa đậ) [1 dòng trống]
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CẦN THƠ
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
[2 dòng trống]
(logo cao 3,5cm; rộng 3,5 cm)[3 dòng trống, size 13]
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ngành: Quản trị kinh doanh 2022
trống]
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN CẦN THƠ
Nguyễn Thị Quỳnh Như – QTKD2211001
Lê Hoàng Mẫn Nhi – QTKD2211016
Võ Thị Ngọc Giàu – QTKD2211023 Phan Thị Thanh Trúc – QTKD2211070 Phạm Nguyễn Quốc Sự - QLCN0120
[3 dòng trống size 13]
Cần Thơ, năm 2024
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài tiểu luận "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm thêm củasinh viên Cần Thơ" do chính nhóm em thực hiện và được sự hướng dẫn của thầyNguyễn Bách Khoa Đây là đề tài chúng em tìm hiểu và nghiên cứu trong quátrình học tập tại trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ Các nội dungnghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn trung thực với bất kỳ hình thức nào Các
số liệu trong quá trình phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập
từ các nguồn khác nhau được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Đề tài khôngtrùng với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào trước đó Trong quá trình nghiên cứuchúng em luôn miệt mài, không ngừng nổ lực nghiên cứu dưới sự hướng dẫncủa thầy cô và sự hỗ trợ từ bạn bè đã giúp em vượt qua những khó khăn để cóthể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Bài tiểu luận về đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêmcủa sinh viên Cần Thơ" thuộc bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học chokhối nghành quản lý là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tạitrường, lớp và những tìm tòi, nghiên cứu riêng của bản thân chúng em và sự chỉdạy tận tình của quý thầy Nguyễn Bách Khoa – người đã trực tiếp hướng dẫnchúng em thực hiện tiểu luận này Do vậy, qua đây em xin phép được gửi lờicảm ơn chân thành nhất tới thầy
Chúng em đã cố gắng vận dụng hết tất cả kiến thức đã được học và tìmkiếm thêm nhiều thông tin để hoàn thành tiểu luận này Tuy nhiên do kiến thứccòn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏinhững thiếu sót trong bài làm Kính mong quý thầy cô cho chúng em thêm góp ý
để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
I ĐẶT VẤN ĐỀ
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu chung
2 Mục tiêu cụ thể
III CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
1 Đối tượng nghiên cứu
2 Đối tượng khảo sát
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Phạm vi không gian
2 Phạm vi thời gian
VI Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
VII BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Khái niệm vai trò của việc làm thêm đối với sinh viên
1.1 Khái niệm về việc làm thêm
1.2 Vai trò của việc làm thêm đối với sinh viên
2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định làm thêm của sinh viên
2.1 Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB)
2.2 Thuyết nhu cầu của Maslow
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên
3.1 Yếu tố cá nhân
3.2 Yếu tố gia đình
Trang 73.3 Yếu tố xã hội và môi trường sống
3.4 Yếu tố thị trường lao động và cơ hội việc làm
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Nghiên cứu quốc tế
2 Nghiên cứu trong nước
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp thu thập số liệu
2
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
(Thuyết hành vi có kế hoạch)
(Thuyết xung đột vai trò)
(Lý thuyết vốn con người)
(Thuyết nhận thức xã hội)
(Thuyết ảnh hưởng xã hội)
(Lý thuyết làm việc bán thời gian)
(Lý thuyết định hình nghề nghiệp)
Trang 9CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
lý tình huống, nhờ đó có thể giúp tăng cơ hội về việc làm cho sinh viên sau khi ratrường Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều nắm rõ điều này, vẫn có nhiều yếu
tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Cuối năm 2004, theo số liệu củamột nhóm sinh trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy từ 200mẫu khảo sát thì có khá ít sinh viên viên nhận được hơn 700.000 đồng/tháng từ giađình (khoảng 32.5%) Như vậy sẽ có khoảng 67.5% số sinh viên không thể trang trảihết các khoản chi phí
Do đó, công việc làm thêm đã thu hút các sinh viên đang học trên địa bàn ThànhPhố Cần Thơ Số lượng sinh viên học tại Cần Thơ khá lớn nên cơ hội việc làm cũngtăng lên để đáp ứng các nhu cầu mà sinh viên cần Vì vậy, đề tài nghiên cứu này đượcthực hiện với mong muốn tìm hiểu các yếu tố quyết định làm thêm của sinh viên tạiCần Thơ
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên CầnThơ giúp chúng ta hiểu rõ về chi phí sinh hoạt dẫn đến quyết định làm thêm của sinhviên từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách hoặc hướng dẫn cho sinh viên tìm đượccông việc phù hợp với mức sinh hoạt của mình
2.2.Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu chung nêu trên, nghiên cứu cần thực hiện các mục tiêu cụthể như sau:
Trang 10Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên CầnThơ
Phân tích mức thu nhập của sinh viên Cần Thơ
Phân tích kinh nghiệm và kỹ năng của mỗi cá nhân
Phân tích mức hỗ trợ của gia đình với sinh viên Cần Thơ
Phân tích mục đích làm thêm, loại công việc và số giờ làm của sinh viên CầnThơ
Đánh giá mức độ cần thiết của việc đi làm thêm đối với sinh viên Cần Thơ
3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các yếu tố cá nhân nào (vd như: giới tính, năm học, ngành học) ảnh hưởng đếnquyết định làm thêm của sinh viên?
Việc làm thêm ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên? Những khó khăn nào mà sinh viên thường gặp phải khi vừa học vừa làm thêm? Việc làm thêm có ảnh hưởng đến cân bằng giữa học tập và cuộc sống cá nhâncủa sinh viên không?
Việc làm thêm có ảnh hưởng đến mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa và
xã hội của sinh viên hay không?
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
4.1.Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm
của sinh viên ở Cần Thơ
4.2.Đối tượng khảo sát:
Độ tuổi: là những sinh viên trong độ tuổi từ 18-25t đang theo học tại các trườngđại học và cao đẳng
Giới tính: bao gồm cả nam và nữ
Nơi cư trú: các sinh viên đang sống và học tập tại thành phố Cần Thơ
Ngành học: sinh viên thuộc tất cả các ngành học
Hình thức đào tạo: sinh viên đang theo học hệ chính quy, vừa làm vừa học, đàotạo từ xa
Trang 11Tình trạng tài chính: từ các sinh viên có nguồn thu nhập ổn định từ gia đình đếnnhững sinh viên có khó khăn về tài chính
Hỗ trợ chính sách giáo dục: Kết quả có thể cung cấp thông tin cho các cơ sởgiáo dục và chính phủ trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên, giúp họ cânbằng giữa học tập và làm việc
Phát triển cá nhân: Nhận thức về các yếu tố này giúp sinh viên tự định hướnghơn trong việc lựa chọn công việc phù hợp với mục tiêu học tập và nghề nghiệp củamình
Tác động xã hội: Nghiên cứu cũng có thể chỉ ra các vấn đề xã hội, như tìnhtrạng việc làm cho sinh viên và cách mà nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
họ
Tóm lại, đề tài này không chỉ có giá trị nghiên cứu mà còn góp phần vào việccải thiện đời sống sinh viên và hệ thống giáo dục
7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Ngoài phần Mục lục, Tài liệu tham khảo, Kết luận, đề tài được chia làm 5 chương:
Trang 12Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Tổng quan về đề tài nghiên cứu hay còn được gọi là tổng quan tài liệu nghiêncứu là phần bài cho người đọc có cái nhìn bao quát về những công trình nghiên cứu đã
có trước đó cũng như tập hợp, liệt kê, xem xét thông tin, so sánh, phân tích và tổnghợp những vẫn đề tài liệu hiện có liên quan đến mục tiêu đề ra hiện tại Năm được kháiniệm cơ bản, tìm ra ưu điểm và hạn chế để đưa ra hướng giải quyết
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết là toàn bộ những giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định
có chức năng hỗ trợ lý thuyết cho bài tiểu luận Nó bao gồm các khái niệm, định nghĩa,
lý thuyết hiện có và các tài liệu tham khảo trong bài luận của mình
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là những công cụ hỗ trợ trong quá trình nghiên cứukhoa học giúp thu thập số liệu, dữ liệu, thông tin, kiến thức để phục vụ cho việc tìm rađiều mới mẻ Các phương pháp nghiên cứu thường mang tính hệ thống, tức là phươngpháp này phải đi liền với phương pháp khác theo một chuỗi nhất định để đảm bảo tínhthống nhất và dễ sử dụng
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đãhình thành được áp dụng vào thực tế, ghi tên cụ thể, nội dung: Các sáng kiến, giảipháp hữu ích, mô hình hoạt động, định hướng phát triển, quy trình khoa học và côngnghệ; vật liệu, thiết bị, máy móc và dây chuyền công nghệ mới
Chương 5: Kết luận
Kết luận là một bảng tóm tắt khẳng định lại một cácg cô động và khái quát những
ý chính bạn đã trình bày ở phần chính của tiểu luận Đây cũng là cơ hội để bạn gây ấntượng cho người đọc, khẳng định lý do vì sao bài tiểu luận của bạn lại quan trọng và
có giá trị
Trang 13CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm việc làm thêm của sinh viên
Việc làm thêm có thể được định nghĩa là những công việc mà sinh viên thực hiệnngoài thời gian học chính khóa tại các cơ sở giáo dục, nhằm mục đích kiếm thêm thunhập, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và nghềnghiệp tương lai Đây là những công việc không yêu cầu sự cam kết lâu dài và có tínhchất tạm thời, ngắn hạn, thường được thực hiện vào thời gian rảnh, cuối tuần hoặctrong kỳ nghỉ hè
Việc làm thêm của sinh viên là một hoạt động ngày càng phổ biến và đa dạng vềhình thức, từ các công việc bán thời gian tại các quán cà phê, nhà hàng, cho đến cáccông việc liên quan đến chuyên ngành học như trợ giảng, thực tập sinh, hoặc tham giacác dự án nghiên cứu
1.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định làm thêm của sinh viên
1.2.1 Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB)
Trang 14Sơ đồ 1: Thuyết hành vi có kế hoạch
Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) do Icek Ajzenphát triển vào năm 1985, là một trong những lý thuyết tâm lý học được áp dụng phổbiến trong việc nghiên cứu hành vi con người, bao gồm cả hành vi làm thêm của sinhviên TPB cho rằng hành vi của một người được quyết định bởi ý định thực hiện hành
vi đó, và ý định này lại bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: thái độ đối với hành vi,chuẩn mực xã hội (những kỳ vọng từ người khác), và kiểm soát hành vi cảm nhận(niềm tin về khả năng kiểm soát hành vi) Khi sinh viên quyết định làm thêm, yếu tốđầu tiên là thái độ của họ đối với công việc, chẳng hạn như sinh viên có cảm thấy côngviệc mang lại lợi ích tài chính, kinh nghiệm, hay kỹ năng không Yếu tố thứ hai làchuẩn mực xã hội, tức là sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình hoặc xãhội về việc có nên làm thêm hay không Cuối cùng, kiểm soát hành vi cảm nhận phảnánh mức độ sinh viên tin rằng họ có khả năng làm thêm, bao gồm các yếu tố như thờigian, sức khỏe, khả năng quản lý việc học và công việc TPB cung cấp một khung lýthuyết mạnh mẽ để phân tích động lực và yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêmcủa sinh viên Theo Ajzen (1991), khi ba yếu tố này càng tích cực, ý định làm thêmcàng mạnh mẽ, và khả năng sinh viên tham gia làm thêm sẽ càng cao (Ajzen, 1991).1.2.2 Thuyết nhu cầu của Maslow
Sơ đồ 2: Thuyết nhu cầu của Maslow
Trang 15Thuyết nhu cầu của Maslow, được phát triển bởi Abraham Maslow vào năm
1943, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về lý do sinh viên quyết định tham gia làm thêm.Maslow phân chia nhu cầu của con người thành năm bậc theo thứ tự tăng dần, baogồm: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, và nhucầu tự thể hiện Đối với sinh viên, quyết định làm thêm có thể xuất phát từ những nhucầu này Nhu cầu sinh lý như tiền bạc để trang trải cuộc sống hàng ngày có thể là yếu
tố chính thúc đẩy sinh viên làm thêm Đối với một số sinh viên, nhu cầu an toàn có thểthể hiện ở việc tìm kiếm một nguồn thu nhập ổn định để giảm bớt sự phụ thuộc tàichính vào gia đình Ở mức độ cao hơn, nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng cóthể thúc đẩy sinh viên tham gia làm thêm để xây dựng mối quan hệ, hoặc để đạt được
sự tôn trọng từ cộng đồng xung quanh, đặc biệt là khi công việc giúp họ khẳng địnhgiá trị cá nhân Cuối cùng, ở bậc cao nhất của tháp nhu cầu, nhu cầu tự thể hiện có thểthể hiện qua việc sinh viên tham gia các công việc làm thêm nhằm phát triển bản thân,khám phá tiềm năng, và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai.Theo Maslow, con người sẽ luôn tìm cách thỏa mãn những nhu cầu từ cơ bản đến caocấp, do đó, làm thêm có thể là một cách mà sinh viên chọn để đáp ứng các nhu cầu củamình (Maslow, 1943)
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên
1.3.1 Yếu tố cá nhân
Nghiên cứu của Susan Curtis, John Williams (2002) đề cập đến yếu tố cá nhântrong việc quyết định làm thêm của sinh viên Những yếu tố như nhu cầu tài chính,tính tự lập, và mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm từ công việc thực tế thường thúcđẩy sinh viên đi làm thêm Đối với nhiều sinh viên, nhu cầu về tài chính là yếu tố thúcđẩy lớn nhất Áp lực chi trả học phí, sinh hoạt phí và các khoản chi phí cá nhân buộc
họ phải tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải cuộc sống Đồng thời, tính tự lậpcũng là động lực mạnh mẽ, khi sinh viên muốn rèn luyện khả năng tự quản lý tài chínhcũng như thời gian Ngoài ra, sự khao khát học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tếtrong lĩnh vực học tập hoặc các ngành nghề khác cũng là lý do quan trọng khiến sinhviên chọn làm thêm Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sinh viên có định hướngnghề nghiệp rõ ràng thường tìm kiếm các công việc phù hợp với ngành học của họ, từ
đó giúp họ hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế
Trang 161.3.2 Yếu tố gia đình
Nghiên cứu của Robotham (2008) chỉ ra rằng gia đình có thể đóng vai trò quantrọng trong quyết định của sinh viên về việc làm thêm, thông qua sự tư vấn, hỗ trợ tàichính, hoặc kỳ vọng từ phía gia đình Những sinh viên đến từ gia đình có hoàn cảnhkinh tế khó khăn thường có xu hướng phải đi làm thêm sớm hơn so với những ngườikhác Điều này nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình, đồng thờiđáp ứng nhu cầu cá nhân Bên cạnh đó, sự ủng hộ hay phản đối của gia đình cũng làyếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định này Một số phụ huynh khuyến khích con
em mình đi làm thêm để rèn luyện kỹ năng sống và kinh nghiệm làm việc, trong khimột số khác lại lo ngại việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của concái
1.3.3 Yếu tố xã hội và môi trường sống
Yếu tố xã hội và môi trường sống cũng có tác động không nhỏ đến quyết địnhlàm thêm của sinh viên Nghiên cứu của Philip W Wirtz và cộng sự (1988) cũng chỉ ra
sự ảnh hưởng từ bạn bè, đồng nghiệp hay những người cùng trang lứa đóng vai trò khálớn Nhiều sinh viên cảm thấy áp lực từ việc thấy bạn bè của họ đã bắt đầu kiếm tiềnhoặc có công việc ổn định, dẫn đến tâm lý muốn thử sức và không muốn bị tụt hậu.Bên cạnh đó, môi trường sống tại các thành phố lớn, nơi có nhiều cơ hội việc làm,cũng là yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm kiếm công việc làm thêm Những sinh viên sống
ở những khu vực có nền kinh tế phát triển thường có nhiều cơ hội việc làm hơn so vớinhững vùng nông thôn, dẫn đến việc làm thêm trở nên phổ biến hơn trong nhóm sinhviên này
1.3.4 Yếu tố thị trường lao động và cơ hội việc làm
C Callender (2008) nêu ra yếu tố thị trường lao động và cơ hội việc làm là mộttrong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Tạicác thành phố lớn, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ, bán lẻ, và côngnghệ, có rất nhiều cơ hội việc làm bán thời gian dành cho sinh viên Đặc biệt, sự pháttriển của các nền tảng công nghệ như Grab, Shopee, hay các dịch vụ giao hàng nhanh
đã tạo ra thêm nhiều lựa chọn việc làm linh hoạt, giúp sinh viên có thể dễ dàng tìmkiếm và lựa chọn công việc phù hợp với thời gian học tập của mình Tuy nhiên, ở
Trang 17những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc các khu vực kinh tế chậm phát triển, sinhviên có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp Cùng với
đó, yếu tố lương thưởng, điều kiện làm việc, và thời gian linh hoạt cũng là những yếu
tố quan trọng sinh viên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Lược khảo tài liệu
Susan Curtis, John Williams (2002) nghiên cứu Lực lượng lao động miễn cưỡng:Việc làm bán thời gian của sinh viên đại học Nghiên cứu sử dụng phương pháp địnhtính dựa trên việc thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi, tổng cộng có 496 bảng câu hỏiđược phát ra và 368 bảng câu hỏi được trả lại, tỷ lệ phản hồi là 74% Nghiên cứu một
số lý thuyết xã hội học và kinh tế học để phân tích hiện tượng sinh viên đại học làmviệc bán thời gian, điển hình như Lý thuyết xung đột vai trò (Role Conflict Theory -RCT) tập trung vào những căng thẳng và mâu thuẫn giữa các vai trò mà cá nhân sinhviên đảm nhận, Lý thuyết vốn con người (Human Capital Theory - HCT) lý giải tại saosinh viên tìm kiếm việc làm bán thời gian, ngoài việc kiếm thêm thu nhập còn có thểrèn luyện và tích lũy kinh nghiệm làm việc, Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory ofPlanned Behavior - TPB) giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viêntrong việc tham gia làm việc bán thời gian Kết quả cho thấy 59% sinh viên làm việcbán thời gian trong thời gian học, với phần lớn làm việc vì lý do tài chính Một nhómsinh viên cho rằng làm việc có lợi cho việc học của họ, nhưng nhìn chung họ khôngmuốn làm việc và sẽ nghỉ nếu họ có đủ điều kiện để làm vậy Phần đông sinh viên cóviệc làm khác nhận thấy việc làm có tác động bất lợi đến kết quả học tập của họ và25% trong số đó cho rằng họ không thể tiếp tục học Đại học nếu không có việc làm.Một số hạn chế trong bài như: Thứ nhất, phạm vi mẫu bị giới hạn khi chỉ nghiên cứu ởnhóm sinh viên nhất định nên kết quả có thể không đại diện cho tất cả sinh viên Đạihọc ở bối cảnh khác nhau Thứ hai, thiếu phân tích dài hạn khi chưa đánh giá ảnhhưởng của nợ đến khả năng hoàn thành chương trình Lợi ích cho sinh viên khi làmviệc trong thời gian học bao gồm việc tích lũy kinh nghiệm làm việc, khả năng quản lý
về mặt tài chính, có thể liên hệ lý thuyết đã học tại trường để giải quyết các tình huốngthực tế tại nơi làm việc Những nghiên cứu tương tự có thể hữu ích khi khám phá sâuhơn những câu hỏi sau: tác động của nhận thức của sinh viên tương lai về mức nợ dự
Trang 18kiến đối với ý định theo học bậc giáo dục đại học, mối liên hệ giữa nợ và khả nănghoàn thành chương trình, lý do làm thêm trong kỳ học.
Susan Curtis (2007) nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về tác động của việclàm trả lương theo kỳ hạn Nghiên cứu sử dụng lý thuyết Dự đoán Hành vi (Theory ofPlanned Behavior) giúp hiểu rõ hơn về cách nhận thức, thái độ, và các yếu tố xã hộiảnh hưởng đến quyết định và hành vi của sinh viên, lý thuyết Nhận thức Xã hội (SocialCognitive Theory), khi xem xét cách mà sinh viên học hỏi và hình thành nhận thức từkinh nghiệm và môi trường xung quanh Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 59 % sinhviên được tuyển dụng trong thời gian học với mức trung bình 15 giờ mỗi tuần Nhiềusinh viên nhận thấy rằng có lợi ích khi làm việc hơn là bất lợi được nhận thấy, nhưng
có một số mâu thuẫn liên quan đến tác động tiêu cực của việc làm việc Hạn chế xuấtphát từ vị trí của mẫu, vì họ đến từ một khoa ở vùng nông thôn của một trường đại họclớn và do đó không điển hình cho hầu hết các nhóm sinh viên Vương quốc Anhthường sống ở các khu vực thành thị Định hướng tương lai có thể nghiên cứu sâu vềyếu tố văn hóa nhằm khám phá các yếu tố văn hóa khác nhau ảnh hưởng như thế nàođến nhận thức của sinh viên, hoặc phân tích tác động dài hạn của việc làm trả lươngtheo kỳ hạn ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên
Longhao Song (2021) nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định việclàm của sinh viên đại học có xem xét tâm lý hành vi Nghiên cứu sử dụng các phươngpháp như khảo sát và thu thập dữ liệu, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tíchhồi quy và mô hình hóa cấu trúc (SEM) Nghiên cứu sử dụng lý thuyết Dự đoán Hành
vi (Theory of Planned Behavior) Lý thuyết này nhấn mạnh rằng ý định hành động của
cá nhân được hình thành từ ba yếu tố chính là Thái độ hành vi, Chuẩn mực chủ quan
và Khả năng kiểm soát hành vi Kết quả sau khi trích xuất đặc điểm và phân tích nhân
tố khám phá, bốn nhân tố chung đã được trích xuất bao gồm yếu tố tính cách, ý địnhlàm việc, áp lực xã hội và các yếu tố ảnh hưởng của gia đình Tỷ lệ diễn giải phươngsai tổng thể của bốn nhân tố chung là 69,33%, cho thấy bốn nhân tố có thể giải thích64,10% thông tin của toàn bộ bảng câu hỏi và tỷ lệ diễn giải phương sai của mỗi nhân
tố sau khi xoay vòng là hơn 10% Nhìn chung, kết quả phân tích nhân tố khám phá làtốt và mức độ ảnh hưởng chính của các nhân tố xác định có hiệu quả hơn Hạn chế củanghiên cứu chủ yếu đến từ các biến động của tình hình kinh tế, chính sách giáo dục,