1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát chương trình tiếng việt tiểu học

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Chương Trình Tiếng Việt Tiểu Học
Tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi, Nguyễn Phạm Quỳnh Anh, Trần Lê Minh Huyền, Dương Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thị Tuyết Ngân, Phạm Hương Giang, Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Vũ Anh Thư, Phùng Thị Mến, Nguyễn Ngọc Anh Thuyên, Lê Thị Mai, Phan Diệu Thúy
Người hướng dẫn Lê Sao Mai
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Giáo Dục Tiểu Học
Thể loại Khảo Sát
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Các hình thức điệp ngữ a Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh VD: Trong bài Sắc màu em yêu, cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất các dòng đầu của các khổ thơ.. Nhân hóa chín

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU

HỌC

Giảng viên: Lê Sao Mai

Thành viên nhóm:

1 Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi 8 Trần Thảo Nguyên

2 Nguyễn Phạm Quỳnh Anh 9 Nguyễn Thị Diệu Thúy

4 Dương Thị Minh Nghĩa 11 Phùng Thị Mến

5 Nguyễn Thị Tuyết Ngân 12 Nguyễn Ngọc Anh Thuyên

7 Nguyễn Thị Xuân Thu 14 Phan Diệu Thúy

ĐÀ NẴNG

Trang 2

-PHÉP ĐIỆP NGỮ ( KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT LỚP 4)

I Biện pháp điệp từ ngữ :

1 Thế nào là diệp ngữ?

Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơi một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn

2 Các hình thức điệp ngữ

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

VD: Trong bài Sắc màu em yêu, cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất các dòng đầu của các khổ thơ Việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tinh yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước Đó là những sự vật hiện tượng thân thiết xunh quanh bạn nhỏ

b) Lặp từ, cụm t ừ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

VD: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong

hồ nước đầy Có lời mẹ hát Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta — Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phủ sa màu mỡ, có hương được chặt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tại lẫn đạn bom

c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định

VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phương ở đây là nhiều vô kể

3 Thực hành

3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ

 Một số ví dụ tiêu biểu:

a) Nếu chúng mình có phép lạ

……….

Tha hồ hải chén ngọt lành

Nếu chúng mình có phép lạ

Trang 3

Đứa thì ngồi lái máy bay

Nếu chúng mình có phép lạ

Mãi mãi không còn mùa đông.

( Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải)

PHÉP NHÂN HÓA( KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT LỚP 3)

1.Khái niệm.

Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn

2.Các biện pháp nhân hóa.

* Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều

* Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.

Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống

* Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều

Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

* Xưng hô vật như với con người

Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm

Ví dụ: “Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người

Trang 4

3.Tác dụng.

Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích:

-Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người -Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người

4.Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa.

*Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó

*Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người

*Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật

và của tác giả muốn nói đến

5.Ví dụ: Bài thơ: Anh Đom Đóm (Trang 143 SGK Tiếng Việt 3).

Anh Đom Đóm (VÕ QUẢNG)

Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác

Theo làn gió mát

Anh đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ

Tiếng chị Cò Bợ:

“Ru hỡi ru hời!

Hỡi bé tôi ơi,

Ngủ cho ngon giấc!”

Ngoài sông thím Vạc Lặng lẽ mò tôm Bên cạnh sao Hôm Long lanh đáy nước

Từng bước, từng buớc Vung ngọn đèn lồng Anh Đóm quay vòng Như sao bừng nở

Gà đâu rộn rịp Gáy sáng đằng đông, Tắt ngọn đèn lồng Đóm lui về nghỉ

Câu hỏi1:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì?

b) Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng các từ ngữ nào?

Phương pháp giải:

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người

Trang 5

Trả lời:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng anh

b) Đó là các từ ngữ: chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ

Câu hỏi 2: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật nào được gọi và tả như người (nhân hoá)?

Trả lời: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là:

- Con vật: Cò Bợ, Vạc

- Từ ngữ để gọi: chị, thím

- Hoạt động:

+ Cò Bợ: ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ ngon ngon giấc

+ Vạc: lặng lẽ mò tôm

Khảo sát chương trình cấp tiểu học: Biện Pháp Tu Từ Đảo Ngữ.

1 Đảo ngữ là gì? Phân loại đảo ngữ.

a Đảo ngữ:

- Đảo ngữ là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh

- Trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà Thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật, sẽ tạo ra sắc thái tu từ

Ví dụ : + Trật tự thông thường : Mái tóc người cha bạc phơ + Trật tự đảo :

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

 Sắc thái tu từ thể hiện ở chỗ : nhấn mạnh vào những thành phần đảo

- Trong ví dụ trên, bạc phơ khi đưa lên đầu câu, đã trở thành yếu tố tiếp nhận thứ nhất của chuỗi lời nói Bên cạnh sắc thái nhấn mạnh, đảo ngữ còn

thể hiện sắc thái biểu cảm : Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

- Đảo ngữ cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc :

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Trang 6

(Bà Huyện Thanh Quan) + Câu thơ “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú / lác đác bên sông, rợ mấy nhà ” câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan nếu là câu thông thường sẽ là “ Dưới núi vài chú tiều đang lom khom và bên sông chỉ có lác đác rợ mấy nhà ” + Các tính từ “ lom khom ”, “ lác đác ” đã được hòn đảo lên đầu câu để nhấn mạnh vấn đề về sự vắng vẻ, heo hút của khoảng trống nơi đây nhằm mục đích biểu lộ nỗi cô quạnh, cô độc sâu kín trong tâm hồn của người viết

- Các sắc thái này trong nhiều trường hợp được thể hiện đồng thời

b Phân loại:

- Hình thức đảo ngữ khá phong phú

- Có thể chia thành hai loại : đảo các thành phần trong câu và đảo các thành tố trong cụm từ

2 Bài tập vận dụng:

Bài tập :

Hãy chỉ rõ các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm của chúng.

Dừng chân nghỉ lại Nha Trang, Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời

Xanh xanh mặt biển da trời, Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên

Sóng Hồng

- Đáp án: Gạch dưới các từ:

+ Hiu hiu (gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác

giả)

+ Xanh xanh (gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi

đẹp)

SO SÁNH

1 Khái niệm:

- So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt

- Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon

Trang 7

Câu thơ trên so sánh trẻ em như búp trên cành Vì trẻ em và búp trên cành là sự non nớt và cần được bao bọc, che chở và chăm sóc

2 Cấu tạo:

- Tôi sẽ lấy một ví dụ để phân tích rõ cấu tạo phép so sánh, giúp các bạn có cái nhìn trực quan nhất

Ví dụ: Người đẹp như hoa

- Ta chia câu trên thành 2 vế, vế A là từ “ người” là sự vật được so sánh

- Vế B là “ hoa” sự vật so sánh

- Từ ngữ so sánh là từ “ như”

- Từ chỉ phương diện so sánh là từ” đẹp”

Vậy một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:

 Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh

 Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh

 Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

 Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh: Như, như là, tựa là, giống như…

Có thể dùng dấu 2 chấm để thay thế cho từ ngữ chỉ ý so sánh

3 Các kiểu so sánh:

a So sánh không ngang bằng

Trong câu có các từ gồm” kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng

b So sánh không ngang bằng

Trong câu có các từ so sánh gồm” như, tựa, tựa như, là, giống, giống như…”

4 Tác dụng của phép so sánh:

-So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn

-Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc

Ví dụ tính gợi hình của phép so sánh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Trang 8

Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè.

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh

Câu 1

Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau :

a) Bế cháu ông thủ thỉ :

Cháu khỏe hơn ông nhiều

Ông là buổi trời chiều

Trang 9

Cháu là ngày rạng sáng.

PHẠM CÚC b) Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ

TRẦN ĐĂNG KHOA c) Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

TRẦN QUỐC MINH

Lời giải chi tiết:

a) Các hình ảnh so sánh :

- Sức cháu được so sánh với sức ông : Cháu khỏe hơn ông nhiều

- Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh b) Hình ảnh so sánh :

- Trăng được so sánh với đèn : Trăng khuya sáng hơn đèn

c) Hình ảnh so sánh :

- Những ngôi sao được so sánh với mẹ : Những ngôi sao thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- Mẹ được so sánh với ngọn gió của con : Mẹ ngọn gió của con suốt đời

PHÉP ĐIỆP NGỮ ( KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT LỚP 4)

I Biện pháp điệp từ ngữ :

1 Thế nào là diệp ngữ?

Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơi một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn

Trang 10

2 Các hình thức điệp ngữ

a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh

VD: Trong bài Sắc màu em yêu, cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất các dòng đầu của các khổ thơ Việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tinh yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước Đó là những sự vật hiện tượng thân thiết xunh quanh bạn nhỏ

b) Lặp từ, cụm t ừ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê

VD: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong

hồ nước đầy Có lời mẹ hát Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba

(Hạt gạo làng ta — Trần Đăng Khoa)

Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phủ sa màu mỡ, có hương được chặt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tại lẫn đạn bom

c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định

VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực

Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phương ở đây là nhiều vô kể

3 Thực hành

3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ

 Một số ví dụ tiêu biểu:

a) Nếu chúng mình có phép lạ

……….

Tha hồ hải chén ngọt lành

Nếu chúng mình có phép lạ

………

Đứa thì ngồi lái máy bay

Nếu chúng mình có phép lạ

Mãi mãi không còn mùa đông.

Trang 11

( Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải)

b) Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Có con bướm trắng lượn vòng

Có chùm ối chín vàng ong sắc trời

( Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu)

c) Ai dậy sớm

Đi ra đồng

Có vùng đông

Đang chờ đón

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi

Cả đất trời

Đang chờ đón

3.2) Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:

a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi

 Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả lũy tre thân mật làng tôi

b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!

 Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quả, đẹp đến mê hồn!

c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở

 Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, tình thương của mẹ, tình thương của bà con xóm giềng nơi tôi ở

PHÉP NHÂN HÓA( KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT LỚP 3)

1.Khái niệm.

Trang 12

Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn

2.Các biện pháp nhân hóa.

* Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều

* Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.

Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống

* Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều

Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

* Xưng hô vật như với con người

Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm

Ví dụ: “Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người

3.Tác dụng.

Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích:

-Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người -Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người

4.Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa.

*Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:

Trang 13

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó

*Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người

*Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật

và của tác giả muốn nói đến

5.Ví dụ: Bài thơ: Anh Đom Đóm (Trang 143 SGK Tiếng Việt 3).

Anh Đom Đóm (VÕ QUẢNG)

Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần,

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác

Theo làn gió mát

Anh đi rất êm,

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ

Tiếng chị Cò Bợ:

“Ru hỡi ru hời!

Hỡi bé tôi ơi,

Ngủ cho ngon giấc!”

Ngoài sông thím Vạc Lặng lẽ mò tôm Bên cạnh sao Hôm Long lanh đáy nước

Từng bước, từng buớc Vung ngọn đèn lồng Anh Đóm quay vòng Như sao bừng nở

Gà đâu rộn rịp Gáy sáng đằng đông, Tắt ngọn đèn lồng Đóm lui về nghỉ

Câu hỏi1:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì?

b) Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng các từ ngữ nào?

Phương pháp giải:

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người

Trả lời:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng anh

b) Đó là các từ ngữ: chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ

Câu hỏi 2: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật nào được gọi và tả như

người (nhân hoá)?

Trả lời: Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là:

- Con vật: Cò Bợ, Vạc

- Từ ngữ để gọi: chị, thím

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN