Thời kỳ này, Mặt trận dân tộc thống nhất mang tính chất yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội với mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; củn
Trang 1HỌC VIỆC CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II
BÀI THU HOẠCH LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ KHÔNG TẬP TRUNG LỚP: …………
TÊN MÔN HỌC:
LỊCH S" Đ$NG CÔ%NG S$N VIỆT NAM
TÊN BÀI THU HOẠCH:
QU' TR(NH THỰC HIỆN CHI)N LƯ+C ĐẠI ĐOÀN K)T TOÀN DÂN TÔ%C, XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TÔ%C THỐNG NHẤT TRONG C'CH MẠNG XÃ HÔ%I CHỦ
NGHĨA
ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1 NÔ%I DUNG 3
1.QuD trFnh thHc hiê %n chiLn lưOc đQi đoSn kLt toSn dân tô % c, xây dHng Mặt trận dân tô %c thống nhất trong cDch mQng xã hô % i chủ nghĩa 3
1.1 Thời kỳ xây dng ch ngha x hô i min Bc (1954 – 1975) 3 1.2 Thời kỳ đầu cả nước xây dng ch ngha x hô i (1975 – 1986) 4 1.3 Thời kỳ đổi mới, công nghiê p h0a, hiê n đ1i h0a v3 hô i nhâ p qu5c t7 (từ
1986 đ7n nay) 5
2.Quan điểm của Đảng về xây dHng khối đQi đoSn kLt dân tô % c 8
3.Liên hê % ở huyê %n Tân Hồng về kLt quả thHc hiê % n chương trFnh mục tiêu Quốc gia xây dHng Nông thôn mới 10 K)T LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KH$O 16
Trang 3MỞ ĐẦU
Đại đoàn kết toàn dân tộc chính là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Theo Người, đoàn kết là lực lượng vô địch để khắc phục mọi khó khăn, giành lấy thắng lợi Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định vấn đề đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến thực tiễn
Qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đường lối, chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật Các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Để phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII xác định cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng là điều kiện tiên quyết để Đảng ta thực sự xứng đáng là hạt nhân đoàn kết của toàn xã hội Sự lãnh đạo của Đảng chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Để thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", Đảng ta xác định, cần giải quyết tốt các mối quan hệ, thu hẹp những khác biệt giữa các bộ phận xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ trực tiếp góp phần củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn là cơ sở để đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch hòng chống phá khối ĐĐK dân tộc ở nước ta
Trang 4Xác định tầm quan trọng đó Tôi quyết định chọn nội dung “Qu trnh thc hiê n chin lưc đi đon kt ton dân tô c, xây dng Mặt trận dân tô c thống nhất trong cch mng xã hô i chủ nghĩa” làm tiểu luận kết thqc môn học.
Trang 5NÔ%I DUNG
1 QuD trFnh thHc hiê %n chiLn lưOc đQi đoSn kLt toSn dân tô % c, xây dHng Mặt trận dân tô %c thống nhất trong cDch mQng xã hô % i chủ nghĩa
1.1 Thời kỳ xây dng chủ nghĩa xã hô i 0 mi1n B3c (1954 – 1975)
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng, Đảng chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất thích hợp, nhằm mở rộng
và tăng cường khối đoàn kết, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà
Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 9-1955, Mặt trâ n Tổ qu5c Viê t Nam ra đời Sự
ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp mọi người dân, củng cố khối thống nhất nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, chi viện sức người, sức của để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực sự phát huy được sức mạnh mới của nhân dân, cả dân tộc - sức mạnh của những con người được giải phóng, trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ miền Bắc, phát huy vai trò quyết định của miền Bắc đối với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Trong những năm vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy tụ và phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, với tinh thần
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Một người làm việc bằng hai”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và với quyết tâm “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội” ,“Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tuyền tuyến lớn”,
“Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” tạo nên sức mạnh to lớn, góp phần làm nên đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tuy nhiên, một số sai lầm, thiếu sót của Đảng trong cải cách ruộng đất, trong chỉnh đốn Đảng đã ảnh hưởng đến công tác xây dựng Mặt trận, phát huy vai trò, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
Trang 61.2 Thời kỳ đầu cả nước xây dng chủ nghĩa xã hô i (1975 – 1986)
Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước xây dựng chủ
nghĩa xã hội Đứng trước nhiệm vụ lịch sử mới, Mặt trâ n Tổ qu5c Viê t Nam tiếp
tục phát huy vai trò, sứ mệnh quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Năm 1977, Hội nghị thống nhất các tổ chức Mặt trận họp, quyết định hợp nhất ba tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình Việt Nam, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Sau khi thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, việc thống nhất các tổ chức đoàn thể và Mặt trận được hoàn thành nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động toàn dân thực hiện nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nam 1983, Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ
1983-1988 đề ra Chương trình hành động là: Hướng mọi hoạt động của Mặt trận đi vào thiết thực, hướng về cơ sở, tới địa bàn dân cư Thời kỳ này, Mặt trận dân tộc thống nhất mang tính chất yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội với mục tiêu chung là xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; củng
cố khối đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong
xã hội, phát huy nhiệt tình cách mạng, động viên toàn dân thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, đây là thời kỳ Mặt trận hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện bằng mệnh lệnh, hành chính, …, do đó, dẫn đến vấn đề đoàn kết dân tộc, công tác xây dựng Mặt trận chưa có chiều sâu, các giải pháp không đồng bộ, chưa phát huy được thế mạnh của dân tộc, chưa phát huy hết tài năng, trí tuệ của nhân dân trong xây dựng đất nước Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế, xã hội vào cuối những năm 70
và đầu những năm 80 của thế kỷ XX
Trang 71.3 Thời kỳ đổi mới, công nghiê p hDa, hiê n đi hDa v hô i nhập quốc t (từ 1986 đn nay)
Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng luôn xác định công tác đoàn kết dân tộc, xây dựng Mặt trận phải có nội dung mới, phương pháp mới để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới.Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận, Đảng tập trung đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo Chq trọng các chính sách đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, thanh niên, phụ
nữ, cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi, các nhà doanh nghiệp, đồng bào định cư ở nước ngoài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tăng cường động viên, tập hợp các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tăng cường quốc phòng
-an ninh, góp phần tích cực vào thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đã thực sự giữ vai trò trung tâm trong việc thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai
Trang 8cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Đồng thời, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể còn là một kênh thông tin quan trọng phản ánh tình hình xã hội, tâm tư, nguyên vọng của nhân dân và kiến nghị với Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp thiết thực, giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến nhân dân và đoàn viên, hội viên trong các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Quán triệt sâu sắc phương châm “đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đã căn cứ vào điều lệ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước… Qua đó, tạo nên những chuyển biến tích cực về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh; góp phần xây dựng tổ chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch Thực tế cho thấy, các phong trào, các cuộc vận động lớn
do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể phát động, tổ chức thực hiện ngày càng phong phq, hợp “ý Đảng, lòng dân”, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước
Nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân như: “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và “Ngày vì người nghèo” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cụ thể hoá được các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân; hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của quần chqng Trong công nhân, viên chức, lao động có phong trào “Thi đua lao động giỏi”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”… Đoàn Thanh niên Cộng
Trang 9sản Hồ Chí Minh với hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” đã đi vào cuộc sống, phát huy mạnh mẽ vai trò của đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động kinh tế-xã hội và quốc phòng-an ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát huy vai trò của các cấp Hội, vận động hội viên đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ giqp nhau làm kinh tế gia đình”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Xây dựng quỹ vì phụ nữ nghèo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phqc” Hội Cựu chiến binh Việt Nam đẩy mạnh phong trào “Phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, “Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”,
“Phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng” Hội Người cao tuổi Việt Nam tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở; tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh
Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã vận động đội ngũ trí thức tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phối hợp với các hội ngành tổ chức cho các nhà khoa học phát huy trí tuệ, sức sáng tạo tham gia đóng góp ý kiến, tư vấn, phản biện đối với các đề án phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, quốc phòng-an ninh, đối ngoại,… Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã thu hqt đông đảo đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức của cả nước sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị trên các lĩnh vực, tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trên các địa bàn dân cư, góp phần ổn định chính trị –xã hội và sinh hoạt cộng đồng Các tôn giáo vận động đồng bào theo đạo “gắn bó đạo với đời”, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, gắn việc thi đua yêu nước với đức tin tôn giáo Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống cho đồng bào Ban Việt kiều tăng cường thông tin, tuyên truyền vận động người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và có những chính sách thu hqt “Việt kiều” hướng về quê hương, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước
Trang 10Các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chqng đã tập hợp, thu hqt được đông đảo hội viên; qua đó, giqp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo; góp phần xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ
Bên cạnh những kết quả đạt được, Mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị vẫn còn nhiều hạn chế, quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân thông qua các đoàn thể chưa được phát huy mạnh mẽ Trong Đảng, một số tổ chức Đảng và cấp ủy Đảng chưa nhận thức đqng tầm quan trọng chiến lược của công tác Mặt trận Tệ quan liêu, xa dân còn nặng Việc thể chế hóa, hoàn thiện các chính sách đối với công nhân, nông dân, trí thức nhằm tạo động lực và khơi dậy phong trào cách mạng trong quần chqng còn chậm
Mặt trận Tổ quốc với tư cách là liên minh chính trị còn lqng tqng trong việc hiệp thương thống nhất hành động và phát huy vai trò các tổ chức thành viên để
tổ chức các phong trào cách mạng rộng lớn trên các lĩnh vực; tập hợp ý chí, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, tham gia kiểm tra công việc Nhà nước
Các đoàn thể chính trị - xã hội chưa phát huy tốt vai trò là “cầu nối” giữa nhân dân với Đảng và chính quyền; tiếng nói của các đoàn thể trong tham gia quản lý nhà nước còn yếu và chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả Các đoàn thể còn nhiều lqng tqng trong việc nâng cao chất lượng và phát triển đoàn viên, hội viên, nhất là ở vùng tôn giáo, vùng dân tộc ít người Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên còn thấp Một số tổ chức xã hội còn mang tính hình thức hoặc hoạt động không đqng chức năng
2 Quan điểm của Đảng về xây dHng khối đQi đoSn kLt dân tô % c
Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức