1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm thị trường và các Định chế tài chính Đề tài tìm hiểu về thị trường phái sinh ở việt nam

35 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Thị Trường Phái Sinh Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Cảnh Hưng, Lê Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Thị Thanh Trà, Lê Hà Thúy Ngân, Âu Thanh Trúc, Trần Chánh Thống
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Hân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thị Trường Và Các Định Chế Tài Chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Khái niệm: Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra giao dịch các công cụ tài chính phái sinh như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa nông sản, kim loại, lãi suất hoặc chỉ số tài chính m

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH Ở VIẸT NAM

Giảng viên hướng dẫn _: Nguyễn Văn Hân

Sinh viên thực hiện : Nhóm 3

Trang 2

Tên thành viên Phân công % đóng góp

Nguyén Thi Thanh Tra Nội dung, thuyết trình 16,67%

Trang 3

Thị trường và các định chế tải chính Nhóm 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

I _ Giới thiệu về thị trường phái sinh ở Việt Nam

1 Giới thiệu chung về thị trường phái sinh:

Il Mô hình tổ chức và các công cụ của thị trường phái sinh

1 Mô hình tổ chức của thị trường công cụ tài chính phái sinh

2 Các loại công cụ phái sinh

Il Hoạt động niêm yết và giao dịch trên thị trường phái sinh

3.1 Hoạt động niêm yết trên thị trường phái sinh

3.1.1 Quy trình niêm yết trên thị trường phái sinh 3.1.2 Các bên liên quan trong quá trình niêm yết 3.2 Hoạt động giao dịch trên thị trường phái sinh

3.2.1 Cơ chế giao dịch trên thị trường phái sinh

3.2.2 Các chiến lược giao dịch phổ biến

3.2.3 Quản lý rủi ro trong giao dịch phái sinh 3.2.3.1 Các loại rủi ro trong giao dịch phái sinh:

3.2.3.2 Biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro:

3.2.4 Tình hình giao dịch trên thị trường phái sinh Việt Nam

IV Ý kiến của nhóm về thị trường phái sinh tại Việt Nam

NGUỒN THAM KHẢO

Trang 5

cỀ111111111 1111111111111 11 1111 11111111111 1111111111 11H Tá 1111111 1111111 1111111111 11111111110 11 111111011111 11511171 XE 20

Hình 1 Biéu đỗ khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 25

Hinh 2 Biểu đỗ tăng trưởng tải khoản giao dịch CK.P§ 2-5222 2222222222222 25

Hinh 3 Biểu đỗ thị phần môi giới chứng khoán phái sinh - 22 +2+22+£zz£2z£zzz2 26

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, các

công cụ tài chính phái sinh ngày cảng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro

và tối ưu hóa chiến lược đầu tư Ở Việt Nam, thị trường phái sinh mặc dù mới ra đời

nhưng đã nhanh chóng chứng minh giá trị, trở thành một phần không thê thiếu trong

hệ sinh thái tài chính quốc gia

Thị trường phái sinh tại Việt Nam chính thức hoạt động từ năm 2017, với sản phâm

đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 Đây là một bước tiến quan trọng, không

chỉ mở rộng cơ hội cho nhà đầu tư mà còn giúp tăng cường tính ôn định và thanh

khoản của thị trường chứng khoán Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghì

nhận, thị trường này vẫn đối mặt với nhiều thách thức như sự hạn chế về sản pham, ha tang ky thuat va su hiểu biết của nhà đầu tư

Bài báo cáo này tập trung tìm hiểu chỉ tiết về thị trường phái sinh tại Việt Nam, bao

gồm khái niệm, lịch sử hình thành, mô hình tô chức và các công cụ giao dịch Đồng

thời, nhóm sẽ phân tích hoạt động niêm yết, cơ chế giao địch cũng như tỉnh hình giao

dịch thực tế trên thị trường Cuối cùng, bài viết đưa ra các nhận định, đánh giá và đề

xuất nhằm góp phần xây dựng một thị trường phái sinh phát triển bền vững, đáp ứng

nhu câu của nên kinh tê

Thông qua bài báo cáo, nhóm mong muôn mang đên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc

về thị trường phái sinh ở Việt Nam, từ đó làm rõ vai trò và tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai

Trang 7

Thị trường và các định chế tải chính Nhóm 3

I Giới thiệu về thị trường phái sinh ở Việt Nam

1 Giới thiệu chung về thị trường phái sinh:

a Khái niệm:

Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra giao dịch các công cụ tài chính phái sinh

như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa (nông sản, kim loại), lãi suất hoặc chỉ số tài chính

mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở đó

Thị trường phái sinh có hai dạng chính:

® Thị trường phi tập trung (Over-the-counter-OTC): Giao dịch trực tiếp giữa các bên

mà không qua sàn giao dịch chính thức OTC thường có tính linh hoạt cao hơn

nhưng đi kèm với rủi ro đối tác

e@ Thi truong tap trung (Exchange-Traded Market): Giao dịch qua sàn giao dịch với

các hợp đồng tiêu chuẩn hóa, có tính minh bạch và an toàn hơn

Công cụ phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ

sở Các công cụ phái sinh phổ biến bao gồm:

e Hợp đồng kỳ han

e Hợp đồng tương lai

® Hợp đồng quyền chọn

e Hợp đồng hoán đổi

Tài sản cơ sở là các tài sản tài chính mà giá của các công cụ phái sinh dựa trên đó Là

nền tảng xác định giá trị của các công cụ phái sinh Tài sản cơ sở được sử dụng để xác định các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh tạo ra giá trị cho hợp đồng

phái sinh đó

b Chức năng:

Quản lý rủi ro: Các nhà đầu tư và doanh nghiệp sử dụng phái sinh để bảo vệ mình

khỏi các biến động giá của tài sản cơ sở, giúp họ quản lý hiệu quả hơn

Đầu cơ: Nhà đầu tư sử dụng phái sinh để kiếm lợi từ sự thay đổi giá của tài sản cơ sở

mà không cần sở hữu tài sản đó Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng

đi kèm rủi ro cao

Trang 8

Định giá: Thị trường phái sinh giúp cung cấp thông tin về giá của tài sản cơ sở trong

tương lai, từ đó hỗ trợ việc định giá các tài sản hiện tại

Tăng tính thanh khoản: Thị trường phái sinh thường có khối lượng giao dịch lớn, giúp tăng thanh khoản cho thị trường tài chính

c Đặc điểm:

Thị trường phái sinh có một số đặc điểm nổi bật giúp phân biệt nó với các thị trường

tài chính khác, cụ thể như sau:

Dựa trên tài sản cơ sở: giá trị của công cụ phái sinh phụ thuộc vào biến động của tài

sản cơ sở thay vì chính công cụ đó

Sử dụng đòn bẩy tài chính: cho phép nhà đầu tư kiểm soát một lượng tài sản lớn chỉ

với một khoản vốn nhỏ Đòn bẩy cao này có thể làm tăng lợi nhuận nhưng cũng gia

tăng rủi ro Khi sử dụng đòn bẩy, nhà đầu tư cần phải có kế hoạch quản lý rủi ro chặt

chẽ, đặt lệnh cắt lỗ để hạn chế thiệt hại

Khả năng phòng ngừa rủi ro: các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ

phái sinh để bảo vệ trước biến động giá trong tương lai

Giao dịch hai chiều: thị trường phái sinh cho phép giao dịch cả khi giá tăng và giá giảm Nhà đầu tư có thể mở vị thế Long (mua) nếu kỳ vọng giá tăng hoặc Short (bán khống) nếu kỳ vọng giá giảm

Tính phức tạp: các sản phẩm phái sinh thường có cấu trúc phức tạp và yêu cầu kiến

thức chuyên sâu để hiểu và giao dịch Bên canh đó, giá của hợp đồng phái sinh không chỉ phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như lãi suất, tỷ giá hối đoái, kỳ vọng của thị trường Điều này khiến việc dự đoán giá

cả trở nên khó khăn hơn

2 Tổng quan thị trường phái sinh tại Việt Nam:

a Lịch sử hình thành:

Thị trường phái sinh tại Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển khá mới mẻ và đặc biệt, bắt đầu từ nhu cầu ngày càng tăng về các công cụ tài chính giúp phòng ngừa

Trang 9

Thị trường và các định chế tải chính Nhóm 3

rủi ro và tăng cường tính thanh khoản Và sau đây là tóm tắt các mốc quan trọng

trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường phái sinh Việt Nam:

-_ Ngày 10-08-2017: Thị trường phái sinh chính thức ra mắt

e Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là công cụ phái sinh đầu tiên được đưa vào

giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

- _ 2018-2019: Tăng trưởng mạnh mẽ

e Khối lượng giao dịch tăng vọt, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng

nhanh

e Khối lượng giao dịch hàng ngày đạt hơn 100.000 hợp đồng

-_ Tháng 7-2019: Ra mắt sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ

e Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm được đưa vào giao dịch,

đa dạng hóa công cụ phái sinh

- _ 2020-2022: Phát triển ổn định

- 2023- nay: Phát triển và mở rộng

Qua hơn 7 năm phát triển, thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về

quy mô và tính thanh khoản, trở thành một kênh đầu tư và phòng ngừa rủi ro quan

trọng cho nhà đầu tư trong nước Thị trường vẫn đang tiếp tục mở rộng với nhiều sản

phẩm mới và hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo sự ổn định va minh bạch trong

dài hạn

b Quy định và khung pháp lý:

Thị trường phái sinh tại Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý chặt chế của pháp luật,

nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và an toàn cho nhà đầu tư Dưới đây là

tóm tắt các quy định và khung pháp lý chính của thị trường phái sinh Việt Nam:

-_ Luật chứng khoán là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh thị trường chứng khoán,

bao gồm cả thị trường phái sinh

-_ Các nghị định và thông tư hướng dẫn:

e_ Nghị định 42/2015/NĐ-CP (ban hành ngày 05/05/2015): Nghị định này là

khung pháp lý nền tảng cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng

Trang 10

khoán phái sinh tại Việt Nam Nó quy định về việc phát hành, giao dịch, thanh toán và bù trừ cho các loại chứng khoán phái sinh, cũng như quyền và nghĩa

vụ của các thành viên thị trường

e Thông tư 11/2016/TT-BTC (ban hành ngày 19/01/201ó): Thông tư này hướng dẫn chỉ tiết việc triển khai Nghị định 42, bao gồm các quy định về hoạt động kinh doanh, giao dịch, ký quỹ, thanh toán và các tiêu chuẩn đối với nhà đầu

tư, công ty chứng khoán, và tổ chức lưu ký

® Thông tư 23/2017/TT-BTC: Quy định chỉ tiết về cơ chế hoạt động của thị

trường phái sinh, cơ chế phòng ngừa rủi ro, yêu cầu ký quỹ, và quy trình xử lý khi phát sinh rủi ro

e Nghị định số 158/2020/NĐ-CP (ban hành ngày 31/12/2020): Quy định chỉ tiết

về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm các điều kiện, thủ tục và các hoạt động như kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức thị trường giao dịch,

® Thông tư số 58/2021/TT-BTC: (Ban hành ngày 12/7/2021) thông tư này

hướng dẫn chỉ tiết về thực hiện Nghị định 158/2020/NĐ-CP, quy định về hoạt động giao dịch, bù trừ, thanh toán và giám sát trên thị trường chứng khoán phái sinh

- Quy dinh vé ky quy va bù trừ:

e_ Ký quỹ: Nhà đầu tư tham gia thị trường phái sinh bắt buộc phải ký quỹ một

khoản tiền nhất định tại công ty chứng khoán trước khi thực hiện giao dịch

Mức ký quỹ được điều chỉnh tùy thuộc vào loại hợp đồng và biến động của tài sản cơ sở, giúp đảm bảo an toàn cho giao dịch và phòng ngừa rủi ro vỡ nợ e_ Bù trừ và thanh toán: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đóng

vai trò là tổ chức trung gian thực hiện thanh toán và bù trừ các giao dịch trên thị trường phái sinh, đảm bảo việc thanh toán được thực hiện đúng hạn và

giảm thiểu rủi ro đối tác

Trang 11

Thị trường và các định chế tải chính Nhóm 3

- Quy dinh vé sản phẩm phái sinh: Các quy định về kích thước hợp đồng, thời gian

đáo hạn, và mức ký quỹ được tiêu chuẩn hóa dé dam bao tinh minh bach và

thanh khoản cho thị trường

- Quy dinh vé nhà đầu tư và tổ chức tham gia:

® Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức: Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức được phép

tham gia thị trường phái sinh, tuy nhiên phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ

và hiểu biết về rủi ro Thị trường phái sinh đòi hỏi nhà đầu tư có kiến thức chuyên sâu và khả năng quản lý rủi ro, do đó các công ty chứng khoán phải có trách nhiệm tư vấn cho nhà đầu tư

® Công ty chứng khoán và tổ chức trung gian: Các công ty chứng khoán đóng

vai trò là thành viên giao dịch, cung cấp dịch vụ môi giới và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện giao dịch phái sinh Các tổ chức này phải đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, năng lực tài chính và cơ sở hạ tầng công nghệ

Khung pháp lý của thị trường phái sinh tại Việt Nam được xây dựng và phát triển dần theo thời gian, nhằm đảm bảo tính mỉnh bạch, an toàn và hiệu quả Các quy định liên quan đến ký quỹ, bù trừ, giám sát, cũng như quyền lợi nhà đầu tư được quản lý chặt

chẽ bởi các cơ quan nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch

Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam

ll Mô hình tổ chức và các công cụ của thị trường phái sinh

1 Mô hình tổ chức của thị trường công cụ tài chính phái sinh

a Thị Trường Tập trung: Phân loại theo hình thức giao dịch

- _ Các sở giao dịch là thị trường tập trung, nơi các chủ thể tham gia thực hiện giao

dịch các hợp đồng được chuẩn hóa, với các điều khoản của hợp đồng do sở giao

Trang 12

e_ Giá cả theo các lệnh đặt mua bán và các giao dịch rõ răng về khối lượng và giá

cả

=> Giao dịch trên thị trường chính thức hạn chế rủi ro Tuy nhiên, yêu cầu này cũng

hạn chế nhà đầu tư về một số mặt (giới hạn khối lượng, số lượng hợp đồng nắm

giữ )

b Thị trường OTC (Thị trường phi tập trung)

- Là những thỏa thuận riêng giữa hai bên tham gia

- Không phải tuân thủ các quy định khắt khe như với các thị trường giao dịch tập

trung

- Chủ thể tham gia thường là các tổ chức tài chính, các công ty lớn hoặc các quỹ đầu

tư (TCTC là người tạo lập thị trường)

- Dac diém:

e Giao dịch phi tập trung giữa các chủ thể với nhau

® Hai bén giao dich phải chịu hoàn toàn về rủi ro

e Khối lượng giao dịch và giá cả không rõ ràng

11

Trang 13

Loại hình giao | Giao dịch không tập trung Giao dịch tập trung tại những

Khối lượng và | Tuân theo thỏa thuận giữa các | Được quy định bởi thị trường

giá cả bên tham gia

Mức rủi ro Cao do đối tác có thể không Thấp do sở giao dịch đóng vai

thực hiện cam kết trong hợp trò trung gian, quy định chặt đồng (đối tác không tôn trọng | chẽ các điều khoản giao nhận hợp đồng) hàng, ký quỹ và thanh toán Mức giá Có thể bị chỉ phối bởi một số ít | Thường ít bị chỉ phối bởi các

các chủ thể lớn hơn chủ thể tham gia thị trường

Tính thanh Thấp do số lượng chủ thể tham | Cao

khoản gia thị trường hạn chế

Bảng l Bảng so sảnh Thị trường tập trưng và phi tập trung

2 Các loại công cụ phái sinh

Các công cụ phái sinh cơ bản được chia làm 4 loại: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp

đồng tương lai (Futures), Hợp đồng quyền chọn (Options) và Hợp đồng hoán đổi

(Swaps)

a Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): là một sự thỏa thuận giữa 2 bên để mua hoặc bán

một tài sản cơ sở ở một mức giá xác định, gọi là giá kỳ hạn, vào một ngày được

xác định trong tương lai

- Nguoi mua hop dong kỳ hạn là người giữ vị thế mua và bắt buộc phải trả mức

giá kỳ hạn để mua tài sản cơ sở

-_ Người bán hợp đồng kỳ hạn là người giữ vị thế bán và có trách nhiệm phải

bán tài sản cho người mua hợp đồng kỳ hạn với giá kỳ hạn

12

Trang 14

Thông thường hai đối tác bị giới hạn bởi những điều khoản của hợp đồng và không thể chấm dứt hợp đồng sớm trừ khi họ thương lượng lại hợp đồng trước khi nó đến kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay

Hợp đồng tương lai (Futures): là một sự thỏa thuận giữa 2 bên để mua hoặc bán

một tài sản ở một mức giá xác định, gọi là giá tương lai, vào một ngày được xác

định trước trong tương lai

Thường được thực hiện thông qua môi giới trên thị trường chứng khoán và

họ sẽ thường đưa ra một số tiêu chuẩn cho hợp đồng tương lai

Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác mà được quy định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao

Có 2 loại thương nhân trên sàn giao dịch: người môi giới ăn hoa hồng và người tự đầu tư Được cân bằng, kiểm soát bởi văn phòng chứng khoán

Hợp đồng quyền chọn (Options): cho phép người tham gia hợp đồng mua hoặc

bán tài sản cơ sở với mức giá xác định trước, gọi là giá thực hiện, vào hoặc trước ngày đến hạn

Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền mua hoặc bán nhưng không bắt buộc mua hoặc bán tài sản cơ sở

Người mua quyền chọn trả cho người bán quyên chọn một mức phí quyền chọn

Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng quyền chọn: Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng mua theo yêu cầu, Ngày đáo hạn, Loại quyền chọn, Giá thực hiện, Giá quyền lựa chọn hay phí quyền chọn

Trang 15

- Hợp đồng hoán đổi lãi suất: là một thỏa thuận giữa 2 bên để trao đổi chuỗi

các thanh toán tiền lãi

+ Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng hoán đổi lãi suất: Vốn danh nghĩa, Lãi suất cố định, Lãi suất thả nổi, Kỳ hạn thanh toán, Thời hạn hợp đồng hoán

đổi

+ Số tiền thanh toán của giao dịch thường không được xác định trước mà thay đổi theo lãi suất

+ Hợp đồng hoán đổi thường chỉ chuyển giao phần vốn chênh lệch

+ Hợp đồng hoán đổi lãi suất đôi khi còn được sử dụng cho mục dích đầu cơ

Khi đó, thua lỗ từ hợp đồng hoán đổi có thể được bù đắp từ những khoản

lợi nhuận do các hoạt động đầu tư khác mang lại

-_ Hợp đồng hoán đổi tiền tệ: là thỏa thuận giữa 2 bên đối tác để trao đổi các

loại tiền tệ ở mức tỷ giá xác định vào các thời điểm cụ thể trong tương lai

II Hoạt động niêm yết và giao dịch trên thị trường phái sinh

3.1 Hoạt động niêm yết trên thị trường phái sinh

3.1.1 Quy trình niêm yết trên thị trường phái sinh

Để niêm yết một sản phẩm phái sinh, các công ty phải tuân thủ quy định pháp lý và

đáp ứng các điều kiện cụ thể:

e Điều kiện và thủ tục niêm yết: Sản phẩm phải thuộc danh mục phái sinh được

chấp nhận theo luật chứng khoán Việt Nam Các sản phẩm hiện nay chủ yếu

14

Trang 16

bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm Các sản phẩm này được phát triển dựa trên nhu cầu phòng ngừa rủi ro và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư

Quy định từ phía tổ chức phát hành: Để niêm yết trên thị trường phái sinh, tổ

chức phát hành phải đáp ứng các điều kiện về tài chính (vốn), hoạt động kinh doanh, hệ thống thông tin và tuân thủ các quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Ngoài ra, cần đảm bảo đủ năng lực về tài chính và nhân

sự để vận hành hiệu quả sản phẩm

e Yêu cầu từ Sở Giao dịch Chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán có trách

nhiệm đánh giá khả năng vận hành sản phẩm, đảm bảo hệ thống công nghệ,

cơ sở vật chất và quy trình khớp lệnh phù hợp với đặc thù của sản phẩm phái

sinh

Quy trình niêm yết sản phẩm phái sinh trên thị trường Việt Nam được thực hiện dưới

sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Sở Giao dịch Chứng khoán

(HOSE va HNX) Các bước chính trong quy trình niêm yết bao gồm chuẩn bị hồ sơ

niêm yết, nộp hồ sơ lên SGDCK, thẩm định hồ sơ, và cuối cùng là quyết định niêm yết Sau khi được phê duyệt bởi Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Việt Nam, công ty sẽ

công bố thông tin va chính thức niêm yết sản phẩm phái sinh trên sàn giao dịch

1 Chuẩn bị hồ sơ niêm yết:

Các công ty phải đáp ứng các điều kiện như đã đề cập ở trên và bao gồm việc

có báo cáo tài chính được kiểm toán và không vi phạm các quy định về chứng khoán

Hồ sơ niêm yết bao gồm đơn đăng ký niêm yết, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh, và các tài liệu liên quan khác

Nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK)

SGDCK sẽ thẩm định hồ sơ niêm yết để đảm bảo rằng công ty đáp ứng đầy đủ

các điều kiện và quy định Sau khi thẩm định, SGDCK sẽ đưa ra quyết định phê

15

Trang 17

Thị trường và các định chế tải chính Nhóm 3

duyệt hoặc từ chối niêm yết Nếu được phê duyệt, công ty sẽ nhận được giấy chứng nhận niêm yết

3 Công bố thông tin

- Truréc khi chính thức niêm yết, công ty phải công bố thông tin về việc niêm yết, bao gồm các thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web của SGDCK

- Sau khi niêm yết, công ty phải tiếp tục công bố thông tin định kỳ và bất thường theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và công khai

4 Chính thức niêm yết và giao dịch

- Sau khi hoàn tất các thủ tục, công ty sẽ được niêm yết chính thức và bắt đầu

giao dịch trên SGDCK Ngày giao dịch đầu tiên sẽ được thông báo công khai để nhà đầu tư biết và tham gia giao dịch Các giao dịch sẽ được thực hiện theo quy định của SGDCK, bao gồm các quy định về lệnh giao dịch, thời gian giao dịch và phương thức thanh toán

+ Phiên khớp lệnh liên tục: 9h00 - 11h30 | + Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa:

+ Giao dịch thỏa thuận: 8h45 - 11h30 14h30 - 14h45

- Nghỉ trưa 11h30 - 13h00 + Giao dịch thỏa thuận: 13h00 - 14h45

Bảng 2 Quy định về thời gian giao dịch trong thị trường phái sinh 3.1.2 Các bên liên quan trong quá trình niêm yết

3.1.2.1 Vai trò của các sàn giao dịch

Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn Giao dịch Chứng

khoán Hà Nội (HNX) là hai sàn giao dịch chính tại Việt Nam

e Tổ chức và quản lý giao dịch:

16

Ngày đăng: 04/01/2025, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  l.  Bảng  so  sảnh  Thị  trường  tập  trưng  và  phi  tập  trung - Bài tập nhóm thị trường và các Định chế tài chính Đề tài  tìm hiểu về thị trường phái sinh ở việt nam
ng l. Bảng so sảnh Thị trường tập trưng và phi tập trung (Trang 13)
Bảng  2.  Quy  định  về  thời  gian  giao  dịch  trong  thị  trường  phái  sinh  3.1.2 - Bài tập nhóm thị trường và các Định chế tài chính Đề tài  tìm hiểu về thị trường phái sinh ở việt nam
ng 2. Quy định về thời gian giao dịch trong thị trường phái sinh 3.1.2 (Trang 17)
Bảng  3.  Thời  gian,  phương  thức  giao  dịch  và  lệnh  tương  ưng  trên  thị  trường  phải  sinh - Bài tập nhóm thị trường và các Định chế tài chính Đề tài  tìm hiểu về thị trường phái sinh ở việt nam
ng 3. Thời gian, phương thức giao dịch và lệnh tương ưng trên thị trường phải sinh (Trang 24)
Hình  1.  Biểu  đồ  khối  lượng  giao  dịch  Hợp  đông  tương  lai  trên  chỉ  số  VN30  KLGD  cao  nhất  trong  Quý  II/2024  đạt  420.128  hợp  đồng  vào  ngày  16/4/2024 - Bài tập nhóm thị trường và các Định chế tài chính Đề tài  tìm hiểu về thị trường phái sinh ở việt nam
nh 1. Biểu đồ khối lượng giao dịch Hợp đông tương lai trên chỉ số VN30 KLGD cao nhất trong Quý II/2024 đạt 420.128 hợp đồng vào ngày 16/4/2024 (Trang 30)
Hình  3.  Biểu  đồ  thi  phan  moi  giới  chứng  khoán  phái  sinh  Tuy  nhiên,  thị  trường  phái  sinh  Việt  Nam  còn  non  trẻ,  chịu  sự  ảnh  hưởng  từ  biến  động  kinh  tế  trong  và  ngoài  nước,  làm  tăng  tính  rủi  ro  cho  các  nhà  đầu  tư - Bài tập nhóm thị trường và các Định chế tài chính Đề tài  tìm hiểu về thị trường phái sinh ở việt nam
nh 3. Biểu đồ thi phan moi giới chứng khoán phái sinh Tuy nhiên, thị trường phái sinh Việt Nam còn non trẻ, chịu sự ảnh hưởng từ biến động kinh tế trong và ngoài nước, làm tăng tính rủi ro cho các nhà đầu tư (Trang 31)