1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tác Động của ô nhiễm môi trường Đến sức khỏe con người

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Ô Nhiễm Môi Trường Đến Sức Khỏe Con Người
Tác giả Nguyễn Hương Giang, Lưu Trà Giang, Võ Thị Lệ Hà, Phan Thanh Ngân, Đoàn Thị Thùy Trang
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế môi trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Ô nhiễm môi trường đã gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe con người, gây ra nhiều căn bệnh nan y và tàn phá cơ thể chúng ta rất nặng nề.. Thực trạng và nguyên nhân: 1.1.Thực trạng: - K

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO: TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN

SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Môn học : Kinh tế môi trường

Người thực hiện : Nguyễn Hương Giang

Lưu Trà Giang

Võ Thị Lệ Hà Phan Thanh Ngân Đoàn Thị Thùy Trang

Trang 2

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, đồng nghĩa với việc sẽ kéo theo rất nhiều những vấn đề phức tạp liên quan đến xã hôi, tài nguyên, môi trường,… Trong đó, vấn đề về môi trường, đặc biệt là sự ô nhiễm đang

là một vấn đề nhức nhối hiện nay Ô nhiễm môi trường đã gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe con người, gây ra nhiều căn bệnh nan y và tàn phá cơ thể chúng ta rất nặng nề Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người không phải là vấn

đề riêng của một cá nhân hay một quốc gia nào, mà đây chính là vấn đề cấp bách của chung toàn cầu Tất cả chúng ta đều đang sống chung trong một hành tinh và thở chung một bầu không khí, nhưng chúng ta cũng đã hủy hoại và gây ô nhiễm nó

Vì vậy, nhóm chúng em chọn chủ đề này để truyền tải những vấn đề, những nguy

cơ tiềm tàn về sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra và đề xuất ra những biện pháp, giải pháp để góp phần chung tay và kêu gọi tất cả cùng bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe

2 Mục đích nghiên cứu:

Bài báo cáo sẽ phân tích những vấn đề về ô nhiễm môi trường Thực trạng về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam hiện nay Nguyên nhân gây ra ô nhiễm

và khiến môi trường bị tàn phá nghiêm trọng Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người, các loại bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra Cuối cùng là các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm và làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên tệ đi Tất cả sẽ có câu trả lời chi tiết trong bài báo cáo lần này

3 Nội dung nghiên cứu:

1.1 Thực trạng và nguyên nhân

1.2 Ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

Trang 3

1.3 Các loại ô nhiễm môi trường và tác nhân gây hại

1.4 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe

1.5 Kết luận và đề xuất giải pháp

II NỘI DUNG:

1 Thực trạng và nguyên nhân:

1.1.Thực trạng:

- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự xâm nhập của các chất độc hại hoặc các yếu

tố gây hại vào môi trường, dẫn đến sự suy giảm về chất lượng của các thành phần môi trường như đất, nước, không khí Ô nhiễm môi trường có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật, và đặc biệt là ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và môi trường sống của con người

- Thực trạng: Ô nhiễm môi trường ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

đang ở mức đáng báo động

+ Nhiều thành phố lớn trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển, thườngxuyên tiện giao thông, ngành công nghiệp, và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch

là những nguyên nhân chính Ô nhiễm không khí gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến hô hấp và tim mạch

+ Nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, hóa chất nông nghiệp, và rác thải sinh hoạt Nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, không có đủ nước sạch, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

+ Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, và chất thải công nghiệp làm ô nhiễm đất Ô nhiễm đất không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn gây ra những rủi ro cho sức khỏe con người thông qua chuỗi thực phẩm

+ Ô nhiễm khí nhà kính do hoạt động công nghiệp, giao thông và nông nghiệp góp phần vào biến đổi khí hậu Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, và bão tố ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và sức khỏe con người

- Các số liệu về bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường:

Trang 4

+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2021): Khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm

do ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí ngoài trời chịu trách nhiệm cho 4,2 triệu ca

tử vong, trong khi ô nhiễm trong nhà gây ra 3,8 triệu ca

+ Tại Việt Nam: Năm 2020, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội có những

ngày đạt mức 300-400, thuộc mức nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

+Theo UNICEF (2021): Khoảng 2 tỷ người không có quyền tiếp cận nước sạch Khoảng 485.000 ca tử vong mỗi năm do bệnh tiêu chảy liên quan đến nước ô nhiễm

+ Theo Ngân hàng Thế giới: Khoảng 80% các bệnh ở các nước đang phát triển liên

quan đến nước không an toàn

+ Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): Khoảng 33% đất trên

thế giới bị suy thoái do ô nhiễm và các yếu tố khác

+ Tổ chức Ocean Conservancy: Khoảng 8 triệu tấn nhựa bị đổ ra đại dương mỗi năm Hơn 1 triệu động vật biển chết hàng năm do nhựa

+ Bệnh hô hấp: Khoảng 15% tổng số ca tử vong do bệnh hô hấp liên quan đến ô

nhiễm không khí (WHO)

+ Bệnh tim mạch: Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy ô nhiễm không khí gây ra

khoảng 24% ca tử vong do bệnh tim

+ Bệnh ung thư: WHO xếp ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ung thư phổi và là

yếu tố nguy cơ cho nhiều loại ung thư khác

Các số liệu này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động của nó đến sức khỏe con người, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải hành động ngay để giảm thiểu ô nhiễm

1.2 Nguyên nhân:

Trang 5

Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy liên tục xả

chất thải độc hại chưa qua xử lý ra môi trường Một số doanh nghiệp vì không muốn hao tốn nhiều chi phí xử lý đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ xung quanh, dẫn đến

ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sinh vật trong khu vực Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất; Luyện kim; Sản xuất vũ khí… được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính (SO2, CO, NOx,… ) gia tăng nhanh chóng Không những thế, quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại

Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống

dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước Thậm chí, những hộ gia đình ở ven sông còn vô tư xả các loại chất thải khác xuống sông như thức ăn thừa,…Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,… xả không ít khí thải độc hại ra môi trường Ngoài ra, việc đốt than củi, than tổ ong cũng thải ra CO2, làm ô nhiễm không khí

Do tác nhân tự nhiên: Băng tan hay mưa lũ,… cũng là một tác nhân khiến tình trạng

ô nhiễm nước lan rộng Nước do mưa, lũ cuốn rác thải, xác sinh vật, nước cống,… trôi đến nhiều nơi, gây ô nhiễm trên diện rộng những yếu tố tự nhiên như núi lửa phun trào (sinh ra Cl, S, CH4,… ), cháy rừng (sinh ra CO2),…cũng góp phần khiến tính chất không khí bị biến đổi Bên cạnh đó, gió còn thổi khói bụi từ những vùng ô nhiễm sang các vùng khác, khiến tình hình ô nhiễm không khí xuất hiện ở nhiều khu vực

2 Ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người:

2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên

Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt động tự nhiên hoặc các hoạt động do con người gây ra Trong đó, con người vẫn là tác nhân chính gây nên

2.2.Tầm quan trọng của sức khỏe:

Trang 6

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người, là nền tảng cho mọi hoạt động trong cuộc sống, từ công việc, học tập đến các mối quan hệ xã hội Nó không chỉ đơn thuần

là sự vắng mặt của bệnh tật mà còn là trạng thái cân bằng về thể chất, tinh thần và xã hội

Khi có sức khỏe, ta mới có thể:

- Tận hưởng cuộc sống trọn vẹn : Khi khỏe mạnh, ta có thể tham gia vào các hoạt động mình yêu thích, khám phá thế giới xung quanh, tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình và bạn bè Học tập và làm việc hiệu quả: Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, ta có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, có nhiều năng lượng để tập trung làm việc, giúp tăng năng suất lao động từ đó đạt được những thành công trong học tập và công việc

-Đóng góp cho xã hội: Có một sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho ta tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp đỡ những người gặp khó khăn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng

-Giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội: Người khỏe mạnh sẽ không phải tốn nhiều chi phí cho việc chữa bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội

-Tăng tuổi thọ: Một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tốt giúp ta sống lâu hơn

và khỏe mạnh hơn

2.3 Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người:

Ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người có một mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc Đặc biệt trong thế giới hiện đại ngày nay, vấn đề ô nhiễm ngày càng diễn biến nghiêm trọng hơn, nó đã trở thành một mối đe dọa thầm lặng đầy nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta Từ không khí chúng ta hít thở, nước chúng

ta uống, đến thực phẩm chúng ta ăn - tất cả đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm

- Cơ chế gây hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe:

Ô nhiễm môi trường tác động đến sức khỏe con người thông qua nhiều con đường phức tạp

Trang 7

+Tiếp xúc trực tiếp: Đây là con đường phổ biến nhất Con người hít thở không khí ô

nhiễm, tiếp xúc với nước ô nhiễm, ăn thực phẩm bị nhiễm độc, dẫn đến các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu

+Gián tiếp qua hệ sinh thái: Ô nhiễm môi trường phá hủy hệ sinh thái, làm mất cân

bằng sinh thái, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ví dụ, khi nguồn nước bị

ô nhiễm, các loài thủy sản chết hàng loạt, nguồn cung cấp thực phẩm bị ảnh hưởng, gián tiếp gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở người

+Sinh tích lũy: Các chất độc hại có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật, đặc biệt là

các kim loại nặng Khi con người ăn các sinh vật này, chất độc sẽ tích lũy trong cơ thể, gây ra những bệnh mãn tính

- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe:

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người Khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, tùy theo mức độ và thời gian tiếp xúc với các yếu tố mà có thể mắc phải một số bệnh:

+Gây nên tình trạng nhiễm độc cấp

+Gây các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mãn tính

+Gây các bệnh dị ứng

+Gây các bệnh ung thư

3 Các loại ô nhiễm môi trường và tác nhân gây hại:

3.1 Ô nhiễm không khí:

- Phát thải từ phương tiện giao thông:

+ Xe ô tô, xe máy, xe tải và các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu diesel) thải ra khí CO, CO , NO , và bụi mịn PM₂ ₓ ₂ ₅ , PM ₁₀

Trang 8

+Các phương tiện giao thông cũ hoặc bảo dưỡng kém cũng thải ra nhiều khí độc hại hơn, làm gia tăng ô nhiễm không khí trong đô thị

- Hoạt động công nghiệp và sản xuất:

+Các nhà máy sản xuất, lò luyện kim, nhà máy xi măng, hóa chất và các khu công nghiệp thải ra nhiều khí như SO , NO , CO và các hạt bụi.₂ ₂

+Quá trình sản xuất cũng tạo ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) và các kim loại nặng như chì, thủy ngân, gây ô nhiễm không khí và đất

- Đốt nhiên liệu hóa thạch:

+Việc đốt than, dầu và khí tự nhiên để sản xuất điện và sưởi ấm thải ra nhiều CO , SO₂ ₂

và NO – là những chất góp phần lớn vào ô nhiễm không khí.ₓ

+Đốt nhiên liệu cũng gây phát thải bụi mịn và một số chất gây ô nhiễm khác, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí

-Đốt rác và chất thải:

+Đốt rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, và các chất thải nông nghiệp thải ra nhiều loại khí độc hại, bụi mịn và VOC

+Rác thải nhựa, cao su, và các vật liệu khó phân hủy khi bị đốt sẽ thải ra dioxin và furan, hai chất cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe

-Hoạt động nông nghiệp:

+Chăn nuôi và trồng trọt sản sinh ra các khí như NH (amoniac), CH (methane) và₃ ₄

NO , gây ô nhiễm không khí.ₓ

+Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cũng thải ra các chất hóa học gây ô nhiễm, góp phần gây ra mưa axit và tác động đến hệ sinh thái

- Tự nhiên:

+Một số hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun trào, cháy rừng, bão cát, và các hiện tượng sinh học khác cũng tạo ra khí độc hại như SO , CO , và bụi mịn.₂ ₂

Trang 9

+Hoạt động phân hủy hữu cơ tự nhiên cũng sinh ra các loại khí như methane (CH₄), góp phần vào ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính

- Hoạt động xây dựng và phá dỡ:

+Công trình xây dựng và phá dỡ thường phát sinh nhiều bụi và các hạt mịn vào không khí Quá trình này cũng có thể làm phát tán các chất ô nhiễm từ vật liệu xây dựng, như amiăng

-Sử dụng sản phẩm sinh hoạt hàng ngày

+Các sản phẩm sinh hoạt như sơn, dung môi, bình xịt, và một số sản phẩm tẩy rửa thải

ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC), gây ô nhiễm trong nhà và ngoài trời

+Một số thiết bị gia dụng như bếp gas, lò nướng cũng có thể phát ra khí CO và NO₂ khi sử dụng

3.2 Ô nhiễm đất:

- Hoạt động nông nghiệp:

+ Phân bón hóa học: Sử dụng quá mức phân bón hóa học gây tích tụ các chất độc hại

như nitrat và photphat trong đất Điều này làm giảm chất lượng đất và có thể ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm

+ Thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật: Các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ và

thuốc diệt nấm chứa các chất hóa học độc hại, như DDT và glyphosate Khi sử dụng lâu dài, các chất này tích tụ trong đất, giết chết vi sinh vật có lợi và gây hại cho môi trường

- Chất thải công nghiệp:

+ Kim loại nặng: Các khu công nghiệp thường thải ra kim loại nặng như chì,

cadmium, thủy ngân và arsenic vào đất Những kim loại này không phân hủy và có thể tồn tại trong đất nhiều thập kỷ, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và hệ sinh thái

Trang 10

+ Chất thải hóa học: Các hóa chất độc hại từ các ngành công nghiệp, như dung môi,

hóa chất sản xuất, chất phụ gia và thuốc nhuộm có thể rò rỉ hoặc thẩm thấu vào đất, làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm

- Chất thải sinh hoạt và rác thải đô thị:

+ Rác thải nhựa và cao su: Nhựa và cao su không thể phân hủy tự nhiên, khi tích tụ

trong đất sẽ cản trở quá trình thoát nước và không khí, ảnh hưởng đến chất lượng đất

+ Chất thải nguy hại từ hộ gia đình: Các sản phẩm gia dụng như pin, thuốc trừ sâu,

sơn, dung dịch tẩy rửa, nếu không được xử lý đúng cách, có thể thấm vào đất và gây ô nhiễm

+ Chất thải từ bãi rác: Các bãi rác không được quản lý tốt có thể gây rò rỉ nước rỉ rác

chứa nhiều chất độc hại thấm vào đất, làm ô nhiễm cả đất và nước ngầm

- Chất thải từ khai thác khoáng sản và luyện kim

+ Bụi và các kim loại nặng: Hoạt động khai thác mỏ phát sinh ra nhiều bụi và kim

loại nặng, như chì và arsenic, làm ô nhiễm đất và nguồn nước

+ Nước thải từ quá trình khai thác và chế biến: Các chất hóa học dùng trong khai

thác, như cyanide và thủy ngân, có thể rò rỉ vào đất, gây ra ô nhiễm đất nghiêm trọng

- Ô nhiễm từ giao thông

+ Chất độc từ nhiên liệu và dầu mỡ: Dầu mỡ và nhiên liệu rò rỉ từ phương tiện giao

thông có thể ngấm vào đất, gây ra ô nhiễm Các chất như chì và kẽm từ nhiên liệu và lốp xe cũng tích tụ trong đất

+ Bụi từ lốp xe và phanh: Các hạt mài mòn từ lốp xe và phanh chứa kim loại nặng và

các chất độc hại, có thể bị thổi vào đất và làm giảm chất lượng đất

- Hoạt động xây dựng và đô thị hóa

+ Chất thải xây dựng: Các chất như xi măng, sơn, keo, và hóa chất từ vật liệu xây

dựng có thể tích tụ trong đất

Trang 11

+ Cản trở sinh thái đất: Việc san lấp và thay đổi địa hình làm mất đi lớp đất màu mỡ,

làm giảm độ phì nhiêu của đất và cản trở hệ sinh thái tự nhiên

- Tác động tự nhiên

+ Phóng xạ tự nhiên: Một số khu vực có sự hiện diện tự nhiên của các nguyên tố

phóng xạ như uranium và radon, gây ô nhiễm đất Khi con người khai thác hoặc làm xáo trộn các khu vực này, mức độ ô nhiễm sẽ tăng cao

+ Lũ lụt và xói mòn: Các hiện tượng tự nhiên này có thể làm lộ các chất độc hại trong

đất, đồng thời làm trôi lớp đất mặt màu mỡ

3.3 Ô nhiễm nước:

- Nước thải sinh hoạt:

+Nước thải chưa qua xử lý: Nước thải từ sinh hoạt hằng ngày, như từ nhà bếp, phòng

tắm, và nhà vệ sinh chứa nhiều vi khuẩn, chất thải hữu cơ và hóa chất Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải này sẽ xâm nhập vào sông, hồ, và các nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nghiêm trọng

+ Chất tẩy rửa và hóa chất gia dụng: Các sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, và các hóa

chất gia dụng chứa các hợp chất độc hại, nếu xả thẳng ra môi trường có thể gây ô nhiễm nguồn nước

- Nước thải công nghiệp:

+ Kim loại nặng: Các ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác và luyện kim, thường

thải ra các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium và arsenic vào nguồn nước Các kim loại này không phân hủy và rất nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như sinh vật dưới nước

+ Chất hóa học độc hại: Nhiều ngành sản xuất như dệt may, hóa chất, và nhựa thải ra

nước chứa nhiều chất hóa học như thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) Các chất này làm ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho hệ sinh thái

- Hoạt động nông nghiệp:

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN