1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân
Người hướng dẫn PGS.TS Đoàn Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 4,75 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tại các * Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị k

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH

BẮC NINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

HÀ NỘI -09/2024

Trang 2

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH

BẮC NINH

Ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đoàn Vân Anh

HÀ NỘI -09/2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề án “Tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

tôi, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các số liệu và kết quả sửdụng trong đề án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại trường Đại họcThương Mại nói chung và các thầy cô khoa Kế toán – sau đại học nói riêng đãtrang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kế toán và cùng đó tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề án này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên PGS.TS Đoàn Vân Anh, người đã trựctiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề án này kịp tiến độ Trong thời gian làm việc với cô,tôi không những tiếp thu được thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập đượctinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo đơn vị, các anh chị đồngnghiệp và cán bộ phụ trách phòng ban đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thuthập các số liệu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu, tạo điều kiện tốt nhất đểtôi hoàn thành đề án tốt nghiệp này

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã đồng hànhvới tôi trong suốt thời gian thực hiện đề án tốt nghiệp này

Mặc dù bản thân đã trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để đảm bảo đề ántốt nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất, song cũng không tránh khỏi những thiếu sót Do đó,rất mong có thể nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Quý thầy cô để bài

đề án tốt nghiệp hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

CAO HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thanh Vân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH vi

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài/đề án 1

2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài/đề án 2

3 Đối tượng và phạm vi 2

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 2

5 Kết cấu đề án 4

PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp 5

1.1.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp 6

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 14

1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 14

1.2.2 Bài học rút ra về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp 15

1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ 16

KẾT LUẬN PHẦN 1 18

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 19

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN 19

2.1.1 Giới thiệu về Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh 19

2.1.2 Kết quả hoạt động tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh 26

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH 29

2.2.1 Thực trạng tổ chức vận dụng quy định chung 29

2.2.2 Nội dung tổ chức kế toán 29

Trang 6

2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN

DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN 39

2.3.1 Nhưng kết quả đạt được 39

2.3.2 Nhưng tồn tại, hạn chế 40

2.3.3 Nguyên nhân 43

2.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH 44

2.4.1 Hoàn thiện tổ chức kế toán 44

2.4.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán 44

2.4.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán 47

2.4.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức công tác kế toán 48

KẾT LUẬN PHẦN 2 50

PHẦN 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 51

3.1 Đề xuất tổ chức thực hiện 51

3.1.1 Bối cảnh thực hiện đề án 51

3.1.2 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 51

3.2 Kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp 54

3.2.1 Về phía Nhà nước 54

3.2.2 Về phía Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh 54

KẾT LUẬN PHẦN 3 56

KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC/MINH CHỨNG THỰC TẾ

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

Bảng 2.1: Nguồn thu từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn 24

Bảng 2.2: Nguồn chi từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Tư Sơn 25

Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động 27

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu 2

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức quản lý tại UBND thành phố Từ Sơn 21

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn 29

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tại Ủy ban 31

Trang 9

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN

Trong nước đã có rất nhiều nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại Ủy bancấp huyện, cấp thành phố Tuy nhiên với sự đổi mới không ngừng về công nghệthông tin, nâng cao chất lượng quản lý tài chính kế toán tại đơn vị hành chính sựnghiệp Việc tổ chức nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán vẫn giữ nguyên được

tính thời sự Xuất phát từ lý do chọn lựa tên đề tài mục tiêu đó là: “Tổ chức công

tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh” và “ Đề xuất giải các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh” Tác giả đề án chia thành các giai đoạn để thữ

hiện giải quyết và làm rõ được những luận điểm nêu trên

Giai đoạn 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về nhữngvấn đề như: Các nội dung về đơn vị hành chính sự nghiệp, các nội dung về tổ chứccông tác kế toán Đây chính là cơ sở lý luận đầu tiên để tiếp tục nghiên cứu các nộidung tiếp theo

Giai đoạn 2: Khảo sát, điều tra và thu thập dữ liệu nhằm phân tích thực trạng

tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn, tập trung nghiêncứu: các đặc điểm chung về Ủy ban trên nhiều phương diện cụ thể: nhiệm vụ, chứcnăng, cơ cấu tổ chức, hình thức tổ chức kế toán, tình hình hoạt động tài chính của tổchức Trên những vấn đề đã trình bày để đưa ra những hạn chế còn tồn tại đồng thời

đề xuất các giải pháp dựa trên nền tảng xuất phát từ thực tiễn của Ủy ban

Giai đoạn 3: Bối cảnh thực hiện đề án các điều kiện cần thiết, khó khăn vàthuận lợi để thực hiện được đề án và phân công trách nhiệm của các bộ phận phòngban để thực hiện được đề án Kiến nghị về điều kiện thực hiện đề án từ phía Nhànước và từ phía Ủy ban nhân dân

Sau khoảng thời gian nghiên cứu, tổng hợp, thu thập dữ liệu theo 3 giai đoạnnói trên, tác giả đề án tiến hành viết báo cáo

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài/đề án

Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng không ngừng hội nhập kinh

tế quốc tế, trong đó hoạt động quản lý và điều hành của Nhà nước là một trongnhững công cụ đắc lực giúp nền kinh tế tiếp cận, thích ứng được với những yêu cầu

và đòi hỏi của quá trình đổi mới Sự quản lý của Nhà nước tại các đơn vị hành chính

sự nghiệp cũng là một vấn đề cấp thiết hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tếcủa nước ta Để khuyến khích các đơn vị hành chính sự nghiệp nâng cao hiệu quảhoạt động và chất lượng cung ứng dịch vụ công, một trong những giải pháp pháttriển phù hợp là hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sựnghiệp

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới,tạo ra hành lang pháp lý cho các đơn vị HCSN nói chung và CQNN nói riêng trongviệc quản lý tài chính hướng tới mục tiêu hoàn thiện BCTC Nhà nước công khai,minh bạch Trong quá trình hoạt động, các CQNN có nhiệm vụ chấp hành nghiêmchỉnh Luật NSNN, Luật Kế toán, các tiêu chuẩn định mức và các quy định về chế

độ kế toán HCSN do Nhà nước ban hành Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lýkinh tế - tài chính, tăng cường quản lý kiểm soát chi NSNN, quản lý tài sản công,nâng cao chất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các CQNN Chính vì vậy,công tác kế toán trong các CQNN được coi là một công cụ sắc bén trong việc quản

lý ngân sách, góp phần đắc lực vào việc sử dụng nguồn tài chính một cách tiết kiệm

và hiểu quả cao

Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực, chế độ kếtoán để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chứcthực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, cungcấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán cho đối tượng cần sửdụng Các nội dung về tổ chức công tác kế toán trong tổ chức cần được hiểu rõ vàvận dụng một cách phù hợp sẽ có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với việc quản lý tạiđơn vị Việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý giúp cho đơn vị thu nhận,

xử lý và cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ về các hoạt động kinh tế diễn ra tại đơn

vị, qua đó làm giảm bớt khối lượng công việc kế toán, tránh trùng lặp, tiết kiệm chiphí, đồng thời giúp cơ quan ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản tạiđơn vị Đối với mỗi đơn vị, tổ chức công tác kế toán luôn có vai trò hết sức quantrọng Tổ chức khoa học sẽ giúp cho việc thực hiện công tác kế toán diễn ra có hiệu

Trang 11

quả, kế toán có thể thực hiện khoa học và hợp lý chức năng là công cụ quản lý kinh

tế hữu hiệu của tác giả đối với đơn vị

Qua nghiên cứu về tình hình thực tiễn tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

-tỉnh Bắc Ninh cho thấy, tổ chức công tác kế toán tại đơn vị còn bộc lộ một số hạn

chế, chưa phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra, dẫn đến việc

cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý chưa thực sự hiệu quả Nhận thức được tầm

quan trọng của vấn đề trên, em chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban

nhân dân thành phố Từ Sơn-tỉnh Bắc Ninh” làm đề án tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài/đề án

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ủy

ban nhân dân thành phố Từ Sơn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống cơ sở lý luận và căn cứ thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tại các

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán

* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian : Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn-tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi thời gian: Năm 2024

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

4.1 Quy trình thực hiện đề án:

Tác giả tiến hành thực hiện đề án dựa trên các bước như sau:

Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu

Trang 12

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận, cơ

sở thực tiễn về đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như tổ chức công tác kế toán tạicác đơn vị hành chính sự nghiệp, phương pháp nghiên cứu của đề án

Trong phần này tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu như: Sách, giáotrình, luận án tiến sỹ, báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ về khái niệmphân loại đơn vị hành chính sự nghiệp, chức năng nhiệm vụ của đơn vị hành chính

sự nghiệp và việc tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp; cácvăn bản, chế độ chính sách liên quan đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vịhành chính sự nghiệp để tổng hợp, trình bày những nội dung này tại Phần 1 của Đềán

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích thực trạng tổ chức

công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Trong bước này tác giả phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ủyban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh, xử lý số liệu qua việc sử dụng cácphương pháp: Thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh số liệu thứ cấp đã thuthập trên báo cáo quyết toán, báo cáo thu chi ngân sách của Ủy ban Căn cứ vào kếtquả trên đưa ra đánh giá cụ thể kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, tìm ranguyên nhân của những tồn tại và hạn chế về tổ chức công tác kế toán tại Ủy bannhân dân thành phố Từ Sơn Từ những tồn tại hạn chế đã nêu đưa ra được nhữnggiải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị Nội dung nghiên cứunày chủ yếu được trình bày tại Phần 2 của Đề án

Bước 3: Trên cơ sở kết luận thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban

nhân dân thành phố Từ Sơn đã được trình bày, phân tích tại Phần 2, Đề án đề xuất

tổ chức thực hiện đề án, kiến nghị về điểu kiện thực hiện các giải pháp để hoànthiện hơn tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh BắcNinh

4.2 Phương pháp thực hiện đề án:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các giáo trình, bài giảng về tổ

chức công tác kế toán trong đơn vị công, tham khảo các chuẩn mực kế toán công,thông tư, nghị định, các luật hiện hành… để làm cơ sở lý luận cho đề án nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

+ Số liệu thứ cấp là số liệu do người khác thu thập Số liệu thứ cấp có thể là sốliệu chưa xử lý (còn gọi là số liệu thô) hoặc số liệu đã xử lý Như vậy, số liệu thứcấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập

Trang 13

+ Số liệu thứ cấp gồm: các báo cáo, sổ, chứng từ,… do bộ phận kế toán tại Ủy bancung cấp

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

+ Số liệu sơ cấp là số liệu do chính người nghiên cứu thu thập

+ Số liệu sơ cấp trong đề án được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằngcách lập phiếu điều tra về trình độ, năng lực làm việc, khả năng hoàn thành côngviệc của bộ phận kế toán, sai sót trong quá trình làm việc, từ đó rút ra kết luận

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu trong luận văn được xử lý thông qua

thống kê mô tả bằng bảng, sơ đồ trên Microsoft Excel và Microsoft Word

- Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các bảng mô tả chi tiết về nhữngchỉ tiêu được phân tích từ nguồn dữ liệu thu thập được

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những thông tin, số liệu thu thập được,tác giả sẽ phân tích sự cần thiết và không cần thiết của những thông tin thuthập được để tổng hợp lại và đưa vào đề án tốt nghiệp

Đồng thời, kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu như quan sát, thực hành,phỏng vấn, khảo sát thực tế…

Trang 14

PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Luật viên chức 2010 đơn vị hành chính sựnghiệp là cách gọi phổ biến đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.Đây là những đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lýhành chính, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội…Các đơn vị nàyđược ngân sách cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.Đơn vị hành chính sự nghiệp là các cơ quan, đơn vị hoạt động bằng nguồnkinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng các nguồn kinhphí khác như học phí, hội phí, kinh phí được tài trợ, các nguồn thu từ hoạt độngkinh doanh, dịch vụ để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó chủ yếu là cáchoạt động chính trị xã hội

Các đơn vị hành chính sự nghiệp được trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơquan đoàn thể và các tổ chức xã hội do Trung ương và địa phương trực tiếp quản lýhoặc các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

1.1.1.2 Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp

Ở Việt Nam, đơn vị hành chính sự nghiệp là các cơ quan, tổ chức được thànhlập để thực hiện các nhiệm vụ công cộng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, vănhóa, thể thao, và khoa học công nghệ Chúng được phân loại dựa trên các tiêu chísau:

A, Theo cấp quản lý

- Trung ương: Các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, hoặc cơ quan ngang bộ, nhưcác bệnh viện tuyến trung ương, các trường đại học quốc gia, viện nghiên cứu quốcgia

- Địa phương: Các đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã)

Ví dụ: trường học cấp huyện, bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế xã

B, Theo lĩnh vực hoạt động

- Giáo dục và đào tạo: Bao gồm các trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học

cơ sở, trung học phổ thông), các trường dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng

- Y tế: Bao gồm các bệnh viện, trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng

- Văn hóa, thể thao và du lịch: Các nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện, trung tâmthể thao

Trang 15

- Khoa học và công nghệ: Các viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa họccông nghệ.

C, Theo tính chất tài chính

- Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu: Các đơn vị này có nguồn thu nhập từ hoạtđộng dịch vụ, phí, lệ phí, nhưng vẫn nhận được một phần hoặc toàn bộ kinh phí từngân sách nhà nước

- Đơn vị hành chính sự nghiệp không thu: Các đơn vị này hoạt động hoàn toàndựa vào kinh phí từ ngân sách nhà nước mà không có nguồn thu nhập từ các hoạtđộng khác

E, Theo quy mô

- Cấp lớn: Các đơn vị có quy mô hoạt động lớn, có tầm ảnh hưởng quốc giahoặc khu vực

- Cấp vừa và nhỏ: Các đơn vị hoạt động trong phạm vi địa phương, quy mô nhỏhơn

1.1.1.3 Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị hành chính sự nghiệp có các đặc điểm như sau:

+ Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí từ ngân sáchNhà nước trên cơ sở các quy định pháp luật và theo nguyên tắc không hoàn lại trựctiếp

+ Đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng kinh phí cho các mục đích đã được hoạchđịnh trước đó Nghĩa là được cấp và chi tiêu theo từng mục đích chi tiêu cụ thể vàđược duyệt quyết toán chi ngân sách hàng năm

+ Đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức kế toán mang tính công quyền rất cao,thể hiện qua các giai đoạn quyết toán ngân sách

1.1.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp

1.1.2.1 Tô chức bộ máy kế toán

Việc tổ chức bộ máy kế toán là quá trình sắp xếp, bố trí và phân công nhiệm vụcho những người làm công tác kế toán trong một đơn vị Tùy thuộc vào quy môhoạt động và yêu cầu quản lý của mỗi đơn vị mà lựa chọn một bộ máy kế toán phù

Trang 16

hợp Bộ máy kế toán cần được tổ chức sao cho gọn nhẹ, hợp lý, và chuyên môn hóa,đảm bảo khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ kế toán của đơn vị Khi tổ chức bộmáy kế toán, đơn vị phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán cùng vớithông tin kinh tế một cách toàn diện, thống nhất và tập trung.

Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán cần phù hợp với từng đơn vị cụthể và dựa trên cơ sở lựa chọn hình thức tổ chức kế toán Hình thức tổ chức kế toán

là cách thức sắp xếp và bố trí nguồn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ kế toán.Điều này bao gồm việc tổ chức các bộ phận kế toán, quy định chức năng và nhiệm

vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ kế toán, cũng như mối quan hệ giữa các bộphận kế toán trong đơn vị

Hoạt động của tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp được đặtdưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng hoặc trưởng phòng Tài chính-Kế hoạchcủa đơn vị Tùy theo đặc điểm tổ chức, quy mô, địa bàn hoạt động, tình hình phâncấp quản lý tài chính, khối lượng và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh, cùng với yêu cầu về trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ củacán bộ, các đơn vị có thể lựa chọn một trong ba mô hình tổ chức kế toán

1.1.2.2 Tô chức hệ thống thông tin kế toán

a Tô chức chứng từ kế toán

Theo Giáo trình nguyên lý kế toán của Trường Đại học Thương Mại: “Hệ thốngchứng từ kế toán là một tập hợp các minh chứng bằng văn bản chứng minh cácnghiệp vụ kinh tế đã được thực hiện Tổ chức chứng từ kế toán thực chất là tổ chứchạch toán an đầu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán”

* Xác định danh mục chứng từ kế toán: Áp dụng cho các đơn vị sự nghiệpcông lập, gồm các nhóm chứng từ:

+ Các chứng từ về lao động tiền lương

* Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ

Trang 17

Ở mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp thì đều cần phải xây dựng chương trình hoặclưu đồ luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế, xác định rõ tráchnhiệm của các bộ phận có liên quan nhằm thực hiện việc kiểm tra ghi chép kịp thời,giảm bớt những thủ tục chứng từ không cần thiết.

Tổ chức luân chuyển chứng từ phải khoa học, hợp lý đảm bảo nguyên tắc thờigian luân chuyển nhanh nhất, đường đi ngắn nhất, không trùng lặp, không bỏ sótnhững nơi chứng từ cần đi qua

Trình tự luân chuyển chứng từ được khái quát bằng sơ đồ sau:

* Tổ chức lưu giữ và hủy chứng từ kế toán

- Tổ chức lưu trữ: Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ

và an toàn trong suốt quá trình sử dụng và lưu trữ Trường hợp chứng từ kế toán bịmất hoặc hư hỏng, phải lập biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xácnhận Chứng từ kế toán cần được đưa vào lưu trữ trong thời gian 12 tháng kể từngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc khi hoàn thành công việc kế toán

- Tổ chức tiêu hủy chứng từ kế toán: Tùy theo loại chứng từ mà thời gian lưu trữ

sẽ khác nhau Theo quy định của Luật Kế toán 2015, chứng từ sử dụng để ghi sổ kếtoán, lập báo cáo tài chính, hoặc liên quan đến thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) cầnđược lưu trữ tối thiểu 1 năm Những chứng từ phục vụ quản lý điều hành thườngxuyên của đơn vị, không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, được lưutrữ tối thiểu 5 năm hoặc vĩnh viễn đối với các chứng từ có giá trị sử liệu, có ý nghĩaquan trọng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội…

b Tô chức hệ thống tài khoản kế toán

Theo giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp của Trường Đại học Thương Mại:

“Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng.“Hệ thống tàikhoản kế toán được dùng để phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh theo nội dung kinh tế theo từng đối tượng kế toán”

Nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán bao gồm:

* Lựa chọn số lượng và chủng loại tài khoản: Tại các đơn vị hành chính sựnghiệp (HCSN), hệ thống tài khoản được chia thành hai loại:

Tài khoản phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính

Trang 18

Tài khoản phục vụ mục đích lập báo cáo quyết toán ngân sách

Đối với tài khoản phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính: Hệ thống tài khoảnđược sử dụng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị sựnghiệp công lập được chia thành 7 loại Từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trongBảng cân đối tài khoản, phản ánh các đối tượng kế toán

Loại 1: Phản ánh các loại tiền và vật tư trong đơn vị

Loại 2: Phản ánh TSCĐ và các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ

Loại 3: Phản ánh các khoản phải thu, phải trả, bao gồm phần tạm ứng

Loại 4: Phản ánh nguồn kinh phí của đơn vị

Loại 5: Phản ánh các khoản thu tại đơn vị

Loại 6: Phản ánh các khoản chi trong đơn vị.

Loại 0: Gồm các tài khoản ngoài bảng cân đối tài khoản dùng để phản ánh

các TK không thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc các chỉ tiêu chi tiết liên quanđến các tài sản được phản ánh trên các tài khoản thuộc 6 loại kể trên

* Sử dụng hệ thống tài khoản

- Sử dụng các tài khoản để lập Báo cáo Tài chính

- Sử dụng tài khoản lập báo cáo quyết toán Ngân sách

c Tô chức hệ thống sô kế toán

- Đặc điểm chung của sổ kế toán:

+ Sổ kế toán được thiết kế theo mẫu nhất định, và mỗi loại sổ kế toán có thể có hìnhthức khác nhau

+ Các tờ sổ và các sổ kế toán cụ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

+ Sổ kế toán được mở theo kỳ kế toán (tháng, quý, năm)

+ Căn cứ để ghi sổ kế toán là các chứng từ kế toán

- Mục đích và tác dụng của sổ kế toán: Sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệthống hóa và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh liên quanđến đơn vị kế toán Sổ kế toán có tác dụng tổng hợp số liệu một cách có hệ thống từcác chứng từ kế toán, hỗ trợ kế toán trong việc hệ thống hóa và tổng hợp số liệu, lậpbáo cáo kế toán, và cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý trong việc điềuhành đơn vị

- Tổ chức mẫu sổ kế toán:

Trang 19

+ Theo nội dung ghi chép trên sổ kế toán dựa vào mức độ tổng hợp hay chi tiết củanội dung thông tin ghi chép trên sổ kế toán đó để tổ chức thành 3 loại: Sổ kế toántổng hợp, sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán kết hợp giữa tổng hợp và chi tiết;

+ Theo cách ghi chép trên sổ kế toán theo thứ tự thời gian (theo nhật ký) hay ghitheo hệ thống (theo đối tượng, chỉ tiêu kinh tế) có thể xây dựng mẫu sổ thành 3 loại:

Sổ kế toán ghi theo thứ tự thời gian, sổ kế toán ghi theo hệ thống và sổ kế toán liênhợp;

+ Theo cấu trúc mẫu sổ kế toán để xây dựng mẫu sổ thành 4 loại: mẫu sổ kế toánkiểu 1 bên, sổ kế toán kiểu 2 bên, sổ kế toán kiểu nhiều cột và sổ kế toán kiểu bàncờ

+ Theo trình độ tổ chức ứng dụng CNTT để tổ chức mẫu sổ kế toán thành 2 hệthống sổ: sổ kế toán cho đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kếtoán và hệ thống sổ cho đơn vị tổ chức kế toán thủ công (chưa ứng dụng công nghệthông tin)

d Tô chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong một đơn vị sự nghiệp,đóng vai trò là nguồn thông tin quan trọng cho Ban lãnh đạo và các đối tượng kháctrong khối cơ quan chức năng của Nhà nước

Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo được Nhà nước quy định thống nhất vàmang tính chất bắt buộc Đơn vị có trách nhiệm lập các báo cáo này theo đúng mẫu,phương pháp quy định và phải gửi, nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo đúngthời hạn Báo cáo tài chính có tính pháp lý cao và chịu sự kiểm tra, kiểm soát củacác cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước Báo cáo tài chính phản ánhtổng quát và toàn diện tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ cũng như kết quảhoạt động kinh doanh trong kỳ của đơn vị sự nghiệp Mục đích là cung cấp thôngtin cho các nhà quản trị và các bên liên quan để họ có thể nhận biết tình hình kinh tế

- tài chính, quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra các quyết địnhcần thiết

Hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) bao gồm:Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyểntiền tệ, và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Nội dung của báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm:Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí,

Trang 20

lãi lỗ, phân chia kết quả kinh doanh (bù lỗ hoặc phân phối lãi), thuế và các khoảnphải nộp, tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán, và các luồng tiền.

Ngoài các thông tin này, đơn vị HCSN còn phải cung cấp các thông tin kháctrong “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phảnánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghinhận các nghiệp vụ kế toán phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính

* Tổ chức lập báo cáo tài chính:

Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trườnghợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kếtoán phải lập theo kỳ kế toán đó Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệusau khi khóa sổ kế toán Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợphoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toántrong cùng đơn vị kế toán cấp trên

* Nộp báo cáo tài chính

- Đối với báo cáo lập theo quý:

Đơn vị dự toán cấp III phải nộp báo cáo cho đơn vị cấp II hoặc cấp I và cơ quanliên quan chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc quý

Đơn vị dự toán cấp II gửi báo cáo cho đơn vị cấp I và cơ quan tài chính cùngcấp chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý

Đơn vị dự toán cấp I nộp báo cáo cho cơ quan tài chính cùng cấp chậm nhất là

25 ngày sau khi kết thúc quý

- Đối với báo cáo tài chính năm:

Báo cáo tài chính năm của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng kinh phí từ ngânsách nhà nước (NSNN) phải được chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung số liệu trong thờigian chỉnh lý quyết toán theo quy định pháp luật Sau đó, báo cáo này phải đượcnộp cho cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn quy định cho báo cáo quyết toán năm

- Đối với báo cáo quyết toán ngân sách:

Thời hạn nộp báo cáo quyết toán ngân sách năm của đơn vị dự toán cấp I thuộcngân sách trung ương cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan thống kêđồng cấp là chậm nhất vào cuối ngày 1 tháng 1 của năm sau Thời hạn nộp báo cáoquyết toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp II và cấp III sẽ do đơn vị dự toán cấp Iquy định cụ thể

1.1.2.3 Tô chức kiểm tra kế toán

Trang 21

Tổ chức kiểm tra kế toán là một nội dung quan trọng trong tổ chức kế toánnhằm đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, hiệu quả, và cungcấp thông tin phản ánh kịp thời, chính xác về thực trạng tài chính Về lâu dài, việckiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán, trong đó kiểmtoán nội bộ có vai trò và vị trí rất quan trọng Hiện tại, do hệ thống kiểm toán chưa

có các quy chế cụ thể về nội dung và hình thức hoạt động, nên trước mắt việc tổchức kiểm tra kế toán vẫn tiếp tục được thực hiện (do tính chất quan trọng, nội dungnày được trình bày thành một mục riêng)

* Hình thức kiểm tra kế toán: Bao gồm kiểm tra thường kỳ và kiểm tra bất

thường

* Nhiệm vu của kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, và phản ánh của kế toán về độ chính xác, kịpthời, đầy đủ, trung thực, và rõ ràng Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định

kế toán và đánh giá kết quả công tác của bộ máy kế toán

- Thông qua việc kiểm tra kế toán, kiểm tra việc chấp hành và sử dụng kinh phíngân sách nhà nước (NSNN), thu chi tài chính, bảo quản và sử dụng các loại vật tư

và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm chính sách, chế độ kỷ luật kếtoán, tài chính

- Dựa trên kết quả kiểm tra kế toán, đề xuất các biện pháp khắc phục nhữngkhiếm khuyết trong công tác kế toán và quản lý của đơn vị

* Nội dung kiểm tra kế toán:

- Kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ kế toán,

sổ kế toán và báo cáo kế toán, đảm bảo tuân thủ đúng chế độ, chính sách quản lý tàichính của Nhà nước và các quy định cụ thể của ngành

- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị, đánh giá tráchnhiệm của các bộ phận kế toán trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra kết quả côngtác của bộ máy kế toán, và mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận kế toán với nhau

và với các bộ phận chức năng khác có liên quan

- Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu là đối chiếu số liệu giữa chứng từ kếtoán, sổ kế toán và báo cáo kế toán, giữa số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết, và giữa

số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế

- Căn cứ để kiểm tra kế toán là các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán,

và các chế độ, định mức kinh tế, kỹ thuật trong từng trường hợp cụ thể

Trang 22

1.1.2.4 Ứng dung công nghệ thông tin trong tô chức công tác kế toán

 Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán

Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, baogồm cả kế toán Việc ứng dụng tin học trong tổ chức công tác kế toán đã trở nênphổ biến và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tinnhanh chóng, kịp thời và chính xác

 Nội dung tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán, bao gồm:

- Trang bị và mua sắm phần cứng, phần mềm phù hợp với khả năng tài chínhcủa đơn vị cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý Đơn vị cầnxây dựng kế hoạch trang bị máy tính cho phòng kế toán, các bộ phận kế toán vànhân viên kế toán ở các đơn vị phụ thuộc

Đồng thời với việc trang bị hệ thống máy tính, cần trang bị các phần mềm ứngdụng, có thể theo các phương pháp: sử dụng nhân lực tại chỗ hoặc mua phần mềmsẵn có trên thị trường

Phần mềm, dù tự sản xuất hay mua ngoài, cần có các chức năng sau:

- Xử lý thông tin kế toán từ khâu cập nhật dữ liệu ban đầu đến khâu tổng hợp sốliệu vào sổ kế toán và báo cáo kế toán

- Phân luồng khai thác thông tin theo nhiều tiêu chí khác nhau

- Tự động lập các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và báo cáo kế toán.+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên sử dụng máy tính thành thạo kếthợp với chuyên môn kế toán giỏi

+ Tổ chức nhập dữ liệu vào máy, phân công trách nhiệm cho từng nhân viên kế toántheo dõi việc nhập dữ liệu đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Xây dựng hệ thống mã hóa các đối tượng quản lý, mã hóa chứng từ, mã hóa tàikhoản và quy định nội dung phản ánh của từng mã tài khoản

+ Xây dựng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết với kết cấu phù hợpvới việc sử dụng máy tính

 Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với tổ chức công tác kế toánẢnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin đối với công tác kế toán tại đơn vịHCSN khá nhiều nổi bật như:

- Tăng cường tính chính xác và minh bạch

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán

- Cải thiện khả năng phân tích và ra quyết định

- Tăng cường bảo mật và quản trị rủi ro

Trang 23

Nhưng ngoài những ảnh hưởng tích cực trên của công nghệ thông tin đối với côngtác kế toán tại đơn vị HCSN thì công nghệ thông tin cũng có ảnh hưởng tiêu cựcđến công tác kế toán tại các đơn vị HCSN điển hình như:

- Chi phí đầu tư ban đầu cao

- Rủi ro an ninh mạng và có nguy cơ mất dữ liệu

- Khó khăn trong đào tạo cán bộ nhân viên sử dụng phần mềm

1.1.2.5 Quy định quản lý tài chính

- Quản lý ngân sách tại đơn vị hành chính sự nghiệp: Đảm bảo ngân sách được

sử dụng hiệu quả và đúng mục đích

- Quản lý chi tiêu: Theo dõi và kiểm soát các khoản chi tiêu để tránh lãng phí

- Quản lý thu chi: Đảm bảo các khoản thu chi được nhập vào đúng hồ sơ và thờigian

- Quản lý tài sản: Đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản và quản lý các tài sảncủa nhà nước ngoài ra còn phải thực hiện kê khai, định giá và xử lý tài sản theo quyđịnh

- Quản lý rủi ro tài chính: Đề phòng các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biệnpháp phòng ngừa

và chức năng được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương

A Hệ thống chứng từ:

Về cơ bản, đơn vị đã xây dựng chứng từ trên cơ sở hệ thống chứng từ áp dụngtại đơn vị HCSN bao gồm cả chứng từ bắt buộc, chứng từ hướng dẫn cơ bản đểphản ánh nội dung các hoạt động thu chi NSNN đồng thời đáp ứng yêu cẩu vè kiểmtra, kiểm soát

B Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Đơn vị đã vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Thông tư107/2017/TT-BTC để phục vụ kế toán Căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù hoạtđộng của đơn vị, đơn vị đã mở chi tiết tài khoản cấp 2, cấp 3 cho phù hợp

C Hệ thống sổ sách kế toán

Trang 24

- UBND thành phố Bắc Giang áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo chế độ kếtoán hành chính sự nghiệp được quy định bởi Bộ Tài chính, bao gồm các sổ cái, sổnhật ký chung, và các báo cáo tài chính liên quan.

- Hệ thống này có thể được thực hiện bằng phần mềm kế toán để đảm bảo tínhđồng bộ, chính xác và kịp thời

D Kiểm toán và thanh tra

- Công tác kế toán tại UBND thành phố Bắc Giang thường xuyên chịu sự kiểmtoán và thanh tra từ Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảmbảo tuân thủ các quy định về tài chính công

- Việc kiểm toán bao gồm kiểm tra các báo cáo tài chính, việc sử dụng ngânsách, và các khoản chi tiêu

E Ứng dụng công nghệ thông tin

- UBND thành phố Bắc Giang đã triển khai ứng dụng các phần mềm kế toánchuyên dụng và hệ thống quản lý tài chính công, giúp tự động hóa quy trình kế toán,nâng cao hiệu quả làm việc và giảm thiểu sai sót

1.2.2 Bài học rút ra về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệpTrước năm 1989, Nhà nước cung cấp hầu hết nguồn tài chính cho các đơn vịhành chính sự nghiệp, nhưng do những khó khăn về kinh tế và nguồn ngân sách hạnchế, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách xã hội hóa, cho phép các đơn vịđược thu thêm các khoản phí nhằm giải quyết những khó khăn về chi phí hoạt động.Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ được ban hành nhằm mởrộng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, khuyến khích cácđơn vị nâng cao hiệu quả quản lý và tự đảm bảo ngân sách nhà nước Tiếp theo đó,Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công lậpvào chi phí và gần đây nhất là Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 quyđịnh về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp Nghị định nàyđáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển hoạt động sự nghiệp công lập trong bối cảnhnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường trao quyền tự chủ

và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp

Công tác kế toán tại các đơn vị hiện nay, bao gồm cả Ủy ban nhân dân thànhphố Từ Sơn, được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Thông tư số107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ kế toánhành chính sự nghiệp Để đảm bảo hoạt động thường xuyên và liên tục, việc quản lý

Trang 25

thu, chi cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, thông tư và nghị định của Nhànước.

Để thực hiện tốt công tác kế toán và đảm bảo cơ chế tự chủ tài chính, các đơn

3 Đảm bảo rằng việc trao quyền tự chủ tài chính phải gắn liền với tráchnhiệm giải trình của đơn vị, dù ở mức độ tự chủ toàn phần hay một phần

2 Các nghị định và quyết định liên quan

- Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết về chế độ kếtoán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm việc tổ chức công tác kếtoán, lập báo cáo tài chính, và quản lý ngân sách

- Nghị định số 19/2019/NĐ-CP: Nghị định này quy định về chế độ kế toán đốivới các đơn vị hành chính sự nghiệp, trong đó có các quy định về phương pháp kếtoán, chế độ báo cáo, và các yêu cầu về kiểm soát nội bộ

- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (cập nhật bởi Quyết định số 16/2010/QĐ-BTC

và Quyết định số 22/2014/QĐ-BTC): Quyết định này quy định chế độ kế toán ápdụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về tàikhoản, chứng từ, và báo cáo tài chính

3 Thông tư và hướng dẫn kế toán

Trang 26

- Thông tư số 107/2017/TT-BTC: Thông tư này hướng dẫn chế độ kế toán hànhchính sự nghiệp, quy định về phương pháp kế toán, sổ sách kế toán, và báo cáo tàichính của các đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Thông tư số 88/2018/TT-BTC: Thông tư này bổ sung và sửa đổi một số quyđịnh về chế độ kế toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhằm cập nhật cácquy định mới và cải thiện quy trình kế toán

4 Các văn bản pháp luật khác

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13: Quy định về việc lập, quản lý vàthực hiện ngân sách nhà nước, bao gồm các quy định liên quan đến việc phân bổngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

- Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2015/QH14: Quy định về kiểm toán nhà nước

và các quy định liên quan đến việc kiểm toán các báo cáo tài chính của các đơn vịhành chính sự nghiệp

 Các cơ sở pháp lý về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính sựnghiệp bao gồm các luật, nghị định, quyết định, thông tư, và hướng dẫn liên quan từ

Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những quy định này đảmbảo rằng công tác kế toán được thực hiện đúng pháp luật, minh bạch, và hiệu quả,

từ đó giúp các đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý tài chính một cách chính xác vàhiệu quả

Trang 27

kế toán.

Những nghiên cứu mang tính lý luận về tổ chức công tác kế toán tại đơn vịHCSN được trình bày trong Chương 1 là cơ sở để tác giả triển khai các nội dungđánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

- tỉnh Bắc Ninh trong chương tiếp theo

Trang 28

PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN

2.1.1 Giới thiệu về Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Từ Sơn là một thành phố nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh Bắc Ninh, là đôthị vệ tinh của thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáodục của tỉnh (sau thành phố Bắc Ninh) Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiềukhu công nghiệp, làng nghề truyền thống nổi tiếng

Tên huyện Từ Sơn có từ thời Trần Sang thời Hậu Lê, địa danh Từ Sơn đượcđặt cho một phủ thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, gồm các huyện Tiên Du, Yên Phong,Quế Dương, Đông Ngàn, Vũ Ninh; trong đó huyện Đông Ngàn có địa giới tươngứng với thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm(Hà Nội) ngày nay Sang thời Nguyễn, phủ Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh

Sau cách mạng tháng Tám (1945), bỏ cấp phủ, đổi làm huyện Từ Sơn, banđầu gồm 21 xã: Châu Khê, Đình Bảng, Đình Xuyên, Đông Hội, Đồng Nguyên,Đồng Quang, Đông Thọ, Dục Tú, Dương Hà, Hương Mạc, Liên Hà, Mai Lâm, NinhHiệp, Phù Chẩn, Phù Khê, Quang Trung, Tam Sơn, Tân Hồng, Tiền Phong, Vân Hà,Văn Môn Năm 1959, thành lập 2 thị trấn Từ Sơn và Yên Viên

Năm 1961, các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung 2 (Yên Thường),Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong (Yên Viên), Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp

và thị trấn Yên Viên của huyện Từ Sơn được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, nay làmột phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm

Năm 1963, sau khi tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh HàBắc, huyện Từ Sơn cũng hợp nhất với huyện Tiên Du thành huyện Tiên Sơn Cùnglúc đó, chuyển 2 xã Phú Lâm, Tương Giang của huyện Yên Phong về huyện TiênSơn quản lý (nay là phường Tương Giang thuộc thành phố Từ Sơn và xã Phú Lâmthuộc huyện Tiên Du) và chuyển 2 xã Đông Thọ, Văn Môn của huyện Từ Sơn vềhuyện Yên Phong quản lý

Năm 1999, ba năm sau khi tái lập tỉnh Bắc Ninh, huyện Từ Sơn cũng được táilập, gồm 10 xã: Châu Khê, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Hương Mạc,Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tân Hồng, Tương Giang và thị trấn Từ Sơn

Ngày 31 tháng 5 năm 2007, huyện Từ Sơn được Bộ Xây dựng công nhận là đôthị loại IV

Trang 29

Sau khi thành lập, thị xã Từ Sơn có 6.133,23 ha diện tích tự nhiên và 143.843người với 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường và 5 xã.

Ngày 12 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định BXD về việc công nhận thị xã Từ Sơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.Ngày 12 tháng 1 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết1191/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn (nghịquyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021) Theo đó, thành lập 5 phường:Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang trên cơ sở toàn bộ diệntích và dân số của 5 xã có tên tương ứng Từ đó, thị xã Từ Sơn có 12 phường

1293/QĐ-Ngày 22 tháng 9 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghịquyết 387/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh BắcNinh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Từ Sơn (nghị quyết có hiệulực từ ngày 1 tháng 11 năm 2021)

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vu của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Tổ chức thực hiện ngân sách thành phố và các nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội, bao gồm phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, cũng như mở rộng mạng lưới giao thông, thủylợi và xây dựng các điểm dân cư nông thôn Quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi,sông hồ, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi vùng biển và các tài nguyên thiênnhiên khác; đồng thời bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố theo quy định củapháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức và bảo đảm thi hành Hiếnpháp và pháp luật; xây dựng chính quyền và địa giới hành chính; phát triển giáo dục,đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế; thực hiệnchính sách lao động, xã hội, dân tộc, tôn giáo; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự,

an toàn xã hội; thực hiện hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyềnhạn khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được phân cấp, ủy quyền bởi cơ quannhà nước cấp trên

- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, tổ chức khác

để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố.2.1.1.3 Cơ

cấu tô chức quản lý của Ủy ban

Trang 30

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức quản lý tại UBND thành phố Từ Sơn

Nguồn : Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Với bộ máy quản lý được thiết lập như trên, UBND thành phố Từ Sơn thựchiện nhiệm vụ của mình theo đúng quy định của Nhà nước Chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn của từng bộ phận tại UBND thành phố Từ Sơn được phân công như sau:

- Chủ tịch UBND thành phố: Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt độngthuộc chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND thành phố; Chịu trách nhiệmtrước Chủ tịch UBND tỉnh, Thành ủy, HĐND thành phố về điều hành toàn bộ côngviệc của UBND thành phố

- Phó chủ tịch UBND thành phố: Làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trựcUBND thành phố và Giúp Chủ tịch UBND thành phố theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vựccông tác;Thay mặt Chủ tịch UBND thành phố điều phối hoạt động chung, điều hành

Trang 31

UBND thành phố; giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBNDkhi Chủ tịch vắng mặt hoặc khi được Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền;

- Phó chủ tịch UBND thành phố: Giúp Chủ tịch UBND thành phố theo dõi, chỉđạo các lĩnh vực công tác: Tài nguyên - Môi trường - Nước sạch - Khí tượng thủyvăn; đo đạc bản đồ; Y tế, dân số, gia đình và trẻ em; An toàn thực phẩm; Tư pháp -

Hộ tịch Và trực tiếp giúp Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, đôn đốc việc thựchiện các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tiếp công dân vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận thanh tra; làm người đại diện của UBND thànhphố, Chủ tịch UBND thành phố tham gia tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực đượcphân công phụ trách

- Phó chủ tịch UBND thành phố: Giúp Chủ tịch UBND thành phố theo dõi, chỉđạo các lĩnh vực công tác: Xây dựng (trừ lĩnh vực Quy hoạch); Giao thông vận tải;Công thương; Khoa học và Công nghệ; Thương Mại - Dịch vụ; Nông nghiệp -Nông thôn; Cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính; Trật tự an toàn giao thôngngoài ra còn giúp Chủ tịch chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, kếtluận…sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tốcáo; kết luận thanh tra; làm người đại diện của UBND thành phố, Chủ tịch UBNDthành phố tham gia tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách

- Phòng Nội vụ : Trưởng phòng: Tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hànhchính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giớihành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường;

tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đuakhen thưởng

- Phòng Tư pháp : Trường phòng: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấpthành phố quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõithi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tụchành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch;chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành phápluật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của phápluật

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng

Trang 32

ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theoquy định của pháp luật.

- Phòng Tài nguyên - Môi trường: Tham mưu, giúp UBND thành phố thựchiện quản lý nhà nước về đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môitrường; khí tượng; thủy văn; đo đạc; bản đồ

Phòng Lao động Thương bình và Xã hội: Tham mưu giúp Thành uỷ UBND thành phố quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Lao động - việc làm và đàotạo nghề trên địa bàn thành phố; Thực hiện chế độ chính sách với Thương binh,bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, với cách mạng ; Chế độ bảotrợ xã hội (Người cao tuổi, người tàn tật, công tác xoá đói, giảm nghèo ); Công tácphòng chống tệ nạn xã hội; Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Công tác vì sự tiến

-bộ của phụ nữ và bình đẳng giới

- Phòng Văn hóa và thông tin: Tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhànước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnhvực văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính vàchuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin;phát thanh trên địa bàn thành phố

- Phòng Giáo dục và đào tạo: Giúp Ủy ban nhân dân tthành phố thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và thực hiện một số nhiệm vụ,quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch

Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật

- Phòng Y tế: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước

về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn thành phố, gồm: y

tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốcphòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn

vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; dân số

- Thanh tra: Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của phápluật;

- Phòng Quản lý đô thị: Tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở vàcông sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoátnước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi

đỗ xe đô thị) trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật

Trang 33

2.1.1.4 Đặc điểm công tác tài chính của Ủy ban 2.1.1.4.1 Nội dung thu

Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh đơn vị được Nhà nướcđảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động và được giao dự toán trực tiếp từ UBND tỉnhBắc Ninh

Nguồn thu của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh là 100% từNSNN cấp chi thường xuyên và chi không thường xuyên trên cơ sở số lượng ngườilàm việc, định mức phân bổ dự toán và các nhiệm vụ chi được cấp có thẩm quyềnphê duyệt Nguồn kinh phí này đảm bảo cho đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụquản lý Nhà nước được giao

Bảng 2.1: Nguồn thu từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

ĐVT: triệu đồng

ST

Năm 2023

Chênh lệch 2022/2021 Chênh lệch 2023/2022

1 Tổng thu NSNN 4.764.146 3.741.919 3.175.824 (1.022.227) 78,54% (566.095) 84,87% 1.1 Thu nội địa

thường xuyên 1.972.132 1.316.949 1.063.173 (655.183) 66.78% (253.776) 80,73%1.2 Thu hải quan 2.787.576 2.418.411 2.108.610 (369.165) 86.76% (309.801) 87.19% 1.3 Các khoản huy

Nguồn : Phòng Tài chính - Kế hoạch , Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Căn cứ số liệu bảng trên cho thấy:

- Tổng thu NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh có

xu hướng giảm dần từ 4.764.146 triệu đồng năm 2021 xuống 3.741.919 triệu đồngnăm 2022 (tương ứng với 78,54%) Năm 2023 giảm 84,87% so với năm 2022(tương ứng với 566.095 triệu đồng)

Nguồn thu nội địa thường xuyên của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh cũng có xu hướng giảm dần từ 1.972.132 triệu đồng năm 2021 xuống

Trang 34

-còn 1.316.949 triệu đồng năm 2022 (tương ứng với 655.183 triệu đồng và 66.78%).

Năm 2023 giảm 253.776 triệu đồng tương ứng với giảm 80,73% so với năm 2022

 Nhìn chung, Ủy ban đã thực hiện thu theo tiêu chuẩn định mức và năm

trong khuôn khổ nguồn kinh phí NSNN cấp Nguồn kinh phí NSNN cấp cho Ủy ban

được nêu trong Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN.Trong năm, ngoài dự toán thu NSNN được giao ban đầu, căn cứ các nhiệm vụ phát

sinh do HDND chỉ đạo, Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn đã được cấp phát thêm

kinh phí bổ sung phù hợp với các nhiệm vụ được giao thêm

2.1.1.4.2 Nội dung chi

Các khoản chi tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn-tỉnh Bắc Ninh bao gồm:

- Chi lương, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp theo

lương;

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng;

- Chi dịch vụ thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

- Chi mua vật tư văn phòng, tài sản phục vụ công tác chuyên môn;

- Chi sửa chữa, duy tu tài sản;

- Chi hội nghị, công tác phí;

Năm 2023

Chênh lệch 2022/2021

Chênh lệch 2023/2022

1 Tổng chi NSNN 1.954.245 1.703.221 1.492.701 (251.024) 87,15% (210.520) 87,64% 1.1 Chi cho đầu tư

phát triển 282.815 220.212 148.571 (62.603) 77,86% (71.641) 67,47%1.2 Chi thường xuyên 529.836 577.740 606.314 47.904 109,04% 28,574 104,95% 1.3 Chi chuyển nguồn 1.141.592 905.267 737.814 (236.325) 79,3% (167.453) 81,5%

2 Chi bổ sung cho

Trang 35

Căn cứ số liệu bẳng trên cho thấy:

- Nguồn kinh phí được NSNN cấp chi năm 2022 giảm 87,15% so với năm

2021 (tương ứng với 251.024 triệu đồng); năm 2023 giảm 210.520 triệu đồng so vớinăm 2022 (tương ứng giảm 87,64%) Nhất là nguồn chi cho đầu tư phát triển , năm

2022 chi 220.212 triệu đồng giảm 62.603 triệu đồng so với năm 2021 (tương ứnggiảm 77,86%) và năm 2023 giảm 67,67% so với năm 2022 (tương ứng giảm 71.641triệu đồng)

Nguyên nhân của sự biến động trên do tình hình hoạt động và nhiệm chi củađơn vị Với năm 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 Ủy ban chi mạnh trong khoản hỗtrợ Phòng Y tế trong khoản hỗ trợ tiêm phòng Vacxin cho người dân, hay nhưkhoản hỗ trợ Phòng Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ chi phí cho Nhà trường,…

- Nguồn kinh phí chi thường xuyên của Ủy ban có dấu hiệu tăng Năm 2022tăng 47.904 triệu đồng so với năm 2021 (tương ứng tăng 109,04%) và năm 2023tăng 104,95% tương ứng tăng 28,574 triệu đồng so với năm 2022

Nguyên nhân của sự biến động trên là do sự thay đổi trong nhiệm vụ chi thườngxuyên của Ủy ban Như trong việc chi Quốc phòng, Chi Bảo hiểm xã hội, Chi anninh và trật tự an toàn xã hội, Chi thường xuyên cho Giáo dục và đào tạo đã chiếmmột phần nào đó trong khoản chi thường xuyên của Ủy ban

 Nhìn chung, Ủy ban đã thực hiện chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức vànăm trong khuôn khổ nguồn kinh phí NSNN cấp Nguồn kinh phí NSNN cấp cho

Ủy ban được nêu trong Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toánNSNN Trong năm, ngoài dự toán chi NSNN được giao ban đầu, căn cứ các nhiệm

vụ phát sinh do HDND chỉ đạo, Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn đã được cấpphát thêm kinh phí bổ sung phù hợp với các nhiệm vụ được giao thêm

2.1.2 Kết quả hoạt động tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh

Trang 36

Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Chênh lệch 2022/2021

Chệnh lệch 2023/2022 Giá trị % Giá trị %

3 Thu kết dư năm trước 134.953.888 139.397.317 12.567.327 4.443.429 103,3 (129.829.990) 9,015

4 Thu chuyển nguồn từ

năm trước sang

7 Chi đầu tư phát triển 282.815.657 220.212.992 148.571.996 (62.602.665) 77,86 (71.640.996) 67,5

8 Chi thường xuyên 529.836.443 577.740.863 606.314.459 47.904.420 109,04 28.573.596 105

9 Chi bổ sung cho ngân

sách cấp dưới

540.986.795 548.875.921 238.513.263 7.889.126 101,46 (310.362.658) 43,45

10 Chi chuyển nguồn

sang năm sau

1.141.592.928 905.267.786 737.814.672 (236.325.142) 79,3 (167.453.114) 81,5

11 Chi nộp ngân sách

cấp trên

9.230.232 92.065.522 1.300.000 82.835.290 997,43 (90.765.522) 1,412

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động năm 2021,2022,2023

Dựa vào bảng số liệu 2.3 trên, có thể thấy: Kết quả hoạt động của Ủy ban qua

2022 là 631.612.145 đồng

- Thu kết dư năm trước: Tăng 4.443.429 đồng tương ứng tăng 103,29% so vớinăm 2021 Năm 2023 giảm 129.829.990 đồng so với năm 2022 tương đương giảm9,015%

Trang 37

- Thu kết chuyển nguồn từ năm trước sang của Ủy ban tăng 247.670.468.520đồng tương ứng tăng 127.7% so với năm 2021 Trong năm 2023 giảm những236.325.142 đồng so với năm 2022 (tương ứng giảm 79,3%).

- Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên của Ủy ban biến động năm 2022 giảm44.655.100 đồng tương ứng giảm 31,17% Riêng năm 2023 là 3.027.968 đồng giảm17.196.932 đồng so với năm 2022 tương ứng giảm 15%

- Thu từ ngân sách cấp trên của Ủy ban trong năm 2022 giảm 26.089.039 đồngtương ứng giảm 94,47% so với năm 2021 Còn năm 2023 thì giảm 250.767.057đồng tương ứng giảm 43,77% so với năm 2022

- Chi đầu tư phát triển của Ủy ban trong năm 2022 có sự biến động rõ ràng cụthể là giảm 62.602.665 đồng tương ứng giảm 77.86% so với năm 2021 Năm 2023cũng có sự biến động rõ ràng là giảm 71.640.996 đồng (tương ứng giảm 67,5%) sovới năm 2022 Nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn chi này là do Ủy ban giảm cáckhoản đầu tư không cần thiết để phát triển xây dựng thành phố

- Chi thường xuyên của Ủy ban có xu hướng tăng lên trong ba năm Năm 2022chi thường xuyên của Ủy ban là 577.740.863 đồng, tăng 47.904.420 đồng (tươngứng 109,04%) so với năm 2021 Còn năm 2023 chi thường xuyên của Ủy ban là606.314.459 đồng (tương ứng tăng 105% và 28.573.596 đồng) so với năm 2022

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới của năm 2022 là 548.875.921 đồng tăng7.889.126 đồng ( tương ứng tăng 101,46% ) so với năm 2021 là 540.986.795 đồng.Còn năm 2023 là 238.513.263 đồng giảm 310.362.658 đồng (tương ứng giảm43,45%) so với năm 2022

- Chi chuyển nguồn sang năm sau nhìn chung hai năm 2022 và 2021 có sựgiảm mạnh nguồn chi mạnh mẽ Năm 2021 là 1.141.592.928.161 đồng còn năm

2022 là 905.267.786 đồng giảm 236.325.142 đồng ( tương ứng giảm 79,3%) so vớinăm trước Riêng năm 2023 thì có sự biến động giảm là từ 905.267.786 năm 2022giảm xuống còn 737.814.672 đồng năm 2023 tương ứng giảm 167.453.114 đồng và81,5%

- Chi nộp ngân sách cấp trên năm 2022 so với năm 2021 tăng 82.835.290 đồng,tương ứng tăng 997,43% Trong năm 2023 thì chi nộp ngân sách cấp trên có sự biếnđộng rõ ràng, năm 2023 giảm 90.765.522 đồng tương ứng giảm 1,412% so với năm

2022 là 92.065.522 đồng

Trang 38

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ);

- Niên độ kế toán: năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12;

- Kỳ kế toán: theo năm

Bên cạnh đó, cũng giống như các đơn vị HCSN khác, việc tổ chức công tác kếtoán tại UBND thành phố Từ Sơn đã tuân thủ những quy định, nguyên tắc của Luật

Kế toán và Luật NSNN hiện hành cũng như các quy định trong chuẩn mực kế toáncông

2.2.2 Nội dung tổ chức kế toán

2.2.2.1 Tô chức bộ máy kế toán

* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn nhưsau:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn

Trong đó :

- Trưởng phòng: Là người đứng đầu phòng trực tiếp quản lý và chịu trách

nghiệm về kết quả trong thời gian làm việc của đơn vị Ngoài việc ủy quyền cho cácphó phòng , trưởng phòng còn trực tiếp chỉ đạo các bộ phận khác của phòng

Trang 39

+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi, các hợp đồng, kiểm tra việc quản lý,

sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm phápluật

về tài chính, kế toán;

+ Cập nhật chính sách, chế độ tài chính, kế toán mới ban hành;

+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;

- Phó phòng: Là người trực tiếp giúp việc cho trưởng phòng, trực tiếp chỉ đạo

về mặt nghiệp vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nghiệm của mình

- Bộ phận kế toán phụ trách ngân sách thành phố: có nhiệm vụ cấp phát

kinh phí hạn mức cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong thành phố và có nhiệm

vụ hàng tháng, hàng quý phải đi đối chiếu với Kho bạc sau đó phải quyết toán

- Bộ phận kế toán phụ trách ngân sách cấp phường: có nhiệm vụ cấp phát

kinh phí hạn mức cho các phường và cũng có nhiệm vụ phải đi Kho bạc đối chiếu

để quyết toán

- Bộ phận kế toán đơn vị: có nhiệm vụ căn cứ vào cấp bậc thang bảng để lập

dự toán ngân sách, đối chiếu với Kho bạc và cấp phát tiền lương

* Đặc điểm lao động kế toán tại Ủy ban:

- Đặc điểm lao động kế toán: Theo qua khảo sát thì khối lượng công việc mà

kế toán thực hiện bao gồm các nhiệm vụ gắn với quá trình tiếp nhận và sử dụngkinh phí ngân sách nhà nước Hiện nay tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn hiện

có 01 trưởng phòng (kế toán trưởng), 01 phó phòng và 03 nhân viên

- Nhìn chung, bộ phận kế toán tại Ủy ban 100% có trình độ Đại học trở lên,trong đó có 02 cán bộ trình độ Thạc sĩ Trưởng phòng, phó phòng và các kế toánviên đều có thâm niên công tác từ 5-10 năm trong lĩnh vực tài chính-kế toán Kếtoán được phân công phụ trách theo phần hành, mỗi kế toán phụ trách nhiều phầnhành dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng

2.2.2.2 Tô chức hệ thống thông tin kế toán

Trang 40

* Xác định danh mục chứng từ sử dụng

Qua khảo sát cho thấy chứng từ kế toán tại đơn vị được phân loại theo 4 chỉtiêu: (1) Chỉ tiêu tiền tệ; (2) Chỉ tiêu lao động, tiền lương; (3) Chỉ tiêu vật tư; (4)Chỉ tiêu TSCĐ Cụ thể, đơn vị chủ yếu sử dụng một số loại chứng từ sau:

(1) Chỉ tiêu tiền tệ: Quyết định giao dự toán NSNN, Giấy rút dự toán, Phiếu

thu (Phu luc 9), Phiếu chi (Phu luc 10), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (Phu luc

11) , Ủy nhiệm chi…

(2) Chỉ tiêu lao động, tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương

(phu luc 12), Bảng thanh toán phụ cấp…

(3) Chỉ tiêu vật tư: Bảng kê mua hàng, Giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ…(UBND thành phố Từ Sơn không theo dõi vật tư vì vật tư mua về tại đơn vị đềuxuất dùng luôn cho các bộ phận, không tiến hành nhập kho)

(4) Chỉ tiêu TSCĐ: Hợp đồng mua TSCĐ, Bảng tính hao mòn TSCĐ, Biênbản kiểm kê TSCĐ

* Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tại UBND thành phố Từ Sơn

Sau khi lập và kiểm tra, chứng từ kế toán được luân chuyển qua các bộ phận,tạo thành một lộ trình vận động nhất định cho từng loại chứng từ Chứng từ kế toánphản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính từ lúc phát sinh đến khi ghi sổ xong vàđưa vào bảo quản, lưu trữ, liên quan đến các bộ phận chức năng và bộ phận kế toánkhác trong đơn vị Vì vậy, cần thiết lập quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn

vị, phù hợp với từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính khác nhau Điều này giúp các bộphận chức năng liên quan, các bộ phận kế toán và kế toán viên thực hiện kiểm trachứng từ và ghi chép hạch toán theo đúng chức năng và nhiệm vụ được phân công.Thực tế, quy trình luân chuyển chứng từ tại Ủy ban nhân dân thành phố TừSơn được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tại Ủy ban

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn)

Ngày đăng: 03/01/2025, 08:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức quản lý tại UBND thành phố Từ Sơn - Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý tại UBND thành phố Từ Sơn (Trang 30)
Bảng 2.1: Nguồn thu từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH
Bảng 2.1 Nguồn thu từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn (Trang 33)
Bảng 2.2: Nguồn chi từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Tư Sơn - Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH
Bảng 2.2 Nguồn chi từ NSNN của Ủy ban nhân dân thành phố Tư Sơn (Trang 34)
Bảng 2.3: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động - Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH
Bảng 2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động (Trang 36)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn - Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy kế toán tại Ủy ban nhân dân thành phố Từ Sơn (Trang 38)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tại Ủy ban - Luận văn TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TỪ SƠN-TỈNH BẮC NINH
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tại Ủy ban (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w