1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án Sinh học: dự giờ chuyên đề cụm toàn tỉnh năm 2024

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Duy Phản Biện Và Tư Duy Tiêu Cực
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Thpt Thừa Thiên Huế
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 607,92 KB

Nội dung

Chủ đề tranh biện theo chủ đề, sử dụng cho dự giờ theo chương trình mới 2024, dự giờ chuyên môn theo cụm toàn tỉnh. Cung cấp phương pháp và cách thức xay dựng chủ đề tham khảo toàn diện, thực tế

Trang 1

TRƯỜNG THPT …………

~~~~~~~~

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Chủ đề 3

TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC

Tiết 10SHL TRANH LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG HỌC TẬP,

ĐỂ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƯ DUY PHẢN BIỆN

Giáo viên: Nguyễn Văn A

Năm học 2024-2025

Trang 2

CHỦ ĐỀ 3: TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC

Tiết 10SHL:

TRANH LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG HỌC TẬP,

ĐỂ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƯ DUY PHẢN BIỆN

I MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1 Kiến thức

- Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng

2 Năng lực

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Học sinh có thái độ tôn trọng ý kiến khác biệt và có khả năng giải quyết vấn

đề một cách hợp tác và xây dựng

+ Học sinh nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và làm việc nhóm

- Tự chủ và tự học: Thể hiện sự tự chủ, có chính kiến cá nhân khi thực hành luyện tập

tư duy phản biện

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Học sinh phát triển kỹ năng lập luận, tranh biện, phản biện một cách rõ ràng, logic, có căn cứ

+ Học sinh biết đưa ra lập luận, phân tích, đánh giá các vấn đề học tập từ nhiều góc độ khác nhau

+ Học sinh biết vận dụng phương pháp tư duy phản biện vào thực tiễn học tập

và cuộc sống

3 Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm và tự giác trong việc rèn luyện bản thân để hình thành tư duy phản biện

- Trung thực: Thể hiện sự trung thực, khách quan khi thu thập dẫn chứng, số liệu, trong quá trình phản biện các vấn đề

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động tập thể phù hợp để rèn luyện tư duy phản biện cho bản thân

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Đối với GV

Trang 3

- Hướng dẫn HS tìm đọc trước các sách, tài liệu về tư duy phản biện.

- Giới thiệu cho HS một số website tham khảo:

https://teky.edu.vn/blog/ren-luyen-tu-duy-phan-bien/

2 Đối với HS

- Nghiên cứu các rèn luyện tư duy phản biện

- Sách giáo khoa, vở ghi, sổ tay để ghi chép ý kiến và các lập luận

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.

b Nội dung:

- Các cụm từ có liên quan đến học tập

+ Gói 1: Học nhóm, trường nghề, học trực tiếp, tự nhiên, điểm số

+ Gói 2: Tự học, đại học, học trực tuyến, xã hội, thông minh

- Em có thể nhóm những cụm từ trên lại thành các câu hỏi lớn về học tập như thế nào?

c Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi “đoán ý đồng đội”

Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội sẽ cử ra 1 đại diện để bốc thăm chọn gói, sau

đó dùng hình thể, ngôn ngữ (đúng chuẩn mực, không chứ từ khóa) để từ hoặc cụm từ Các thành viên còn lại sẽ đoán cụm từ

Mỗi đội chơi có 2 phút để vừa diễn tả vừa trả lời Mỗi cụm từ đoán đúng sẽ được 1 điểm Kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm nhất sẽ dành chiến thắng Trường hợp có số điểm bằng nhau thì sẽ xét đến thời gian mỗi đội hoàn thành trò chơi

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Em có thể nhóm những cụm từ trên lại thành các câu hỏi lớn về học tập như thế nào?

Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Đại diện HS lựa chọn gói, diễn tả

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS còn lại trả lời

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện

Trang 4

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực

Tiết 10SHL: Tranh luận về các vấn đề học tập, để góp phần hình thành tư duy phản biện

2 HOẠT ĐỘNG TRANH LUẬN (35 phút)

a Mục tiêu: HS thực hành tư duy phản biện để phân tích, đánh giá một vấn đề cụ thể

trong học tập

b Nội dung:

- Nhiệm vụ 1: Bốc thăm một vấn đề để tranh luận.

• Vấn đề 1: Có nên học nhóm trong môi trường học tập hiện nay?

• Vấn đề 2: Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?

- Nhiệm vụ 2: Dựa trên những lập luận thuyết phục của hai nhóm, các học sinh lắng

nghe đưa ra quyết định ủng hộ nhóm có quan điểm mạnh mẽ và hợp lý hơn

c Sản phẩm: Tranh biện về 1 vấn đề học tập.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nhiệm vụ 1:

+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm một trong hai chủ đề sau để thảo luận và tranh luận (tán thành hoặc không tán thành):

Vấn đề 1: Có nên học nhóm trong môi trường học tập hiện nay?

Vấn đề 2: Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?

+ Thảo luận nhóm (5 phút): Mỗi nhóm chuẩn bị lập luận và phản biện cho quan điểm của mình

+ Tranh luận (10 phút): Các nhóm sẽ lần lượt trình bày quan điểm của mình (2 phút mỗi lượt) Sau mỗi lượt trình bày, nhóm đối diện sẽ có 2 phút để phản biện lại các luận điểm đã đưa ra

Lưu ý:

+ Khi tranh luận, các học sinh cần sử dụng các lập luận rõ ràng, dẫn chứng thực tế (nếu có), và tránh các lập luận mơ hồ hoặc không có căn cứ

+ Cần chú ý lắng nghe ý kiến của nhóm đối diện, và khi phản biện phải tránh tranh cãi cá nhân mà chỉ phản biện về vấn đề

- Nhiệm vụ 2: Dựa trên những lập luận thuyết phục của hai nhóm, các học sinh lắng

nghe đưa ra quyết định ủng hộ nhóm có quan điểm mạnh mẽ và hợp lý hơn

Trang 5

Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành đội, thảo luận và lựa chọn 1 vấn đề để phản biện

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm cùng chủ đề sẽ tranh biện với nhau

- Các nhóm không chủ đề nhận xét và lựa chọn

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện

- Giáo viên nhận xét

3 HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT (5 phút)

a Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tiếp rèn luyện tư duy phản biện trong học tập và

cuộc sống

b Nội dung:

Nhiệm vụ 1: Theo em, yếu tố nào làm cho một quan điểm hoặc ý kiến phản biện trở

nên thuyết phục?

Nhiệm vụ 2: Học sinh lựa chọn một trong hai vấn đề sau để viết một bài luận ngắn

(300-500 từ)

Vấn đề 1: Học sinh có nên đi làm thêm không?

Vấn đề 2: Điểm số trong trường học có quan trọng hay không?

c Sản phẩm:

Nhiệm vụ 1: Một quan điểm, ý kiến phản biện thuyết phục cần: bằng chứng

vững vàng, lập luận logic, sự tôn trọng đối phương và khả năng đưa ra giải pháp hợp lý; sử dụng ngôn ngữ phù hợp, khóe léo

Nhiệm vụ 2: Bài luận của học sinh (nộp tiết sau).

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân:

- Theo em, yếu tố nào làm cho một quan điểm hoặc ý kiến phản biện trở nên thuyết phục?

- Hãy chọn một trong hai chủ đề dưới đây và viết một bài luận ngắn (300-500 từ) để trình bày quan điểm của em

Chủ đề 1: Học sinh có nên đi làm thêm không?

Chủ đề 2: Điểm số trong trường học có quan trọng hay không?

Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Trang 6

- HS hoạt động cá nhân.

Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS nêu quan điểm

- HS nộp bài luận vào tiết sau

Bước 4 Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết

Ngày đăng: 03/01/2025, 08:18

w