1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn nhập môn quản lý tài nguyên & môi trường Đề tài môi trường không khí quản lý khí thải

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi Trường Không Khí - Quản Lý Khí Thải
Tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thành An, Huỳnh Như, Võ Thị Trà My, Trần Thị Cẩm Vân, Cao Văn Đức Hải, Nguyễn Võ Ngọc Phúc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Trúc
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập Môn Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 583,35 KB

Nội dung

Đô thị hoá nhanh, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch phát triển cùng với việc khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt hàng năm đã thải vào môi trường không khí một lượng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN MÔN: NHẬP MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

Đề tài: Môi trường không khí - Quản lý khí thải

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Trúc Nhóm thực hiện: Nhóm C

Lớp: DHQLMT19A

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục ……… 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM ……… 2

LỜI CẢM ƠN, LỜI CAM ĐOAN ……… 3

PHẦN MỞ ĐẦU……… 4

I Lý do chọn đề tài ……… 4

II.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ……… 4

1 Mục tiêu ……… 4

2 Nhiệm vụ ……… 4

NỘI DUNG TIỂU LUẬN ……… 5

I Định nghĩa giới hạn phạm vi Môi trường không khí - Quản lý khí thải ……… 5

II Đặc trưng, đặc điểm Môi trường không khí - Quản lý khí thải ……… 6

- Môi trường có cấu trúc phức tạp ……… 6

- Môi trường có tính động ……… 6

- Môi trường có tính mở ……… 7

- Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh ……… 8

III Các yếu tố gây ảnh hưởng, đe doạ đến Môi trường không khí – Quản lý khí thải 9

- Khái niệm ……… 9

- Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ………9

- Bảng thống kê chất thải rắn được xử lý bình quân một ngày phân theo vùng…… 11

IV Các yếu tố thành phần có liên quan đến Môi trường không khí - Quản lý khí thải 11

- Luật liên quan đến Môi trường không khí ……… 11

- QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ …… 11

- Luật liên quan đến Quản lý khí thải ……….…… 12

- Bộ phận liên quan đến Môi trường không khí - Quản lý khí thải ……….………… 12

PHẦN KẾT THÚC ……….………… 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….……… 15

1

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Nguyễn Tuấn Kiệt 23668071 Nhóm trưởng

Phân công nhiệm vụ

Làm nội dung câu 1 và powerpoint

100%

2 Nguyễn Thị Thu Hoài 23654571 Tổng hợp nội dung, trình

bày tiểu luận

Làm nội dung câu 1 và phần kết thúc

100%

3 Nguyễn Thành An 23674551 Tổng hợp nội dung

Làm nội dung câu 4 và Lời cảm ơn

100%

4 Huỳnh Như 23679391 Làm nội dung câu 3 và Danh

sách tài liệu tham khảo

100%

5 Võ Thị Trà My 23635071 Làm nội dung câu 3 và Lời

cam đoan

100%

6 Trần Thị Cẩm Vân 23724041 Làm nội dung câu 3 và Lý

do chọn đề tài

100%

7 Cao Văn Đức Hải 23735131 Làm nội dung câu 2 và

powerpoint

100%

8 Nguyễn Võ Ngọc Phúc 23693941 Làm nội dung câu 2 và Mục

tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

100%

2

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Lời đầu tiên, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Khoa học công nghệ & Quản lý môi trường đã đưa môn học Nhập môn Quản lý Tài nguyên & Môi trường vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Thanh Trúc đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn cho chúng em qua từng buổi học, từng buổi thảo luận với các doanh nghiệp, các đề tài nghiên cứu Trong thời gian tham gia lớp học Nhập môn Quản lý Tài nguyên & Môi trường của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Nhập môn Quản lý Tài nguyên & Môi trường là một môn học thú vị, vô cùng bổ ích và

có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm em xin cam đoan bài tiểu luận này là do nhóm thực hiện cùng với sự hỗ trợ, tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu Các kết quả số liệu, nội dung trong đề tài được thành viên trong nhóm thu nhập từ các nguồn tư liệu khác nhau và có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có sự gian lận nào nhóm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của nhóm Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Khoa học công nghệ & Quản lý môi trường không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền

do chúng em gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2023

3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 5

I Lí do chọn đề tài

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hoá được đẩy nhanh Theo thống kê tính đến hiện nay Việt Nam có 758 đô thị, trong đó

có 2 dô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cả nước có 5 đô thị trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại 1 Dân số ở nước ta ngày càng tăng

Đô thị hoá nhanh, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch phát triển cùng với việc khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt hàng năm đã thải vào môi trường không khí một lượng lớn các chất thải khác nhau mà chưa qua xử lý (hay chưa được

xử lý triệt để) trở thành vấn đề gây bức xúc cho nhân loại, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với con người và sinh vật

Theo thống kê 12/1952, trên thế giới có 1600 người chết do ô nhiễm không khí và khí hậu Năm 1930 tại Bỉ, đã phát hiện 63 người chết và 600 người mắc bệnh do sự ô nhiễm không khí quá nặng Trong một thông báo mới đưa ra ngày 25/03/2014, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: năm 2012 có khoảng 7 triệu người tử vong sớm liên quan đến ô nhiễm không khí Cứ 8 ca tử vong trên toàn cầu thì có 1 ca tử vong

do bị phơi nhiễm ô nhiễm không khí Số liệu phân tích thống kê này cho thấy con số

tử vong do ô nhiễm không khí tăng hơn 2 lần so với ước tính trước đây và xác nhận rằng ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường đơn lẻ lớn nhất thế giới hiện nay đối với sức khoẻ Giảm ô nhiễm môi trường có thể cứu sống được hàng triệu người

Ô nhiễm môi trường không khí đang là tình trạng đáng báo động cần được quan tâm và giải quyết một cách có quy hoạch, hiệu quả của tất cả cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, đưa ra biện pháp xử lý nhằm cứu lấy chính mình!

II Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

1 Mục tiêu

Tìm hiểu về Môi trường không khí - Quản lý khí thải

2 Nhiệm vụ

- Phân tích các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, định nghĩa giới hạn phạm

vi Môi trường không khí – Quản lý khí thải

- Nêu ra các đặc trưng, đặc điểm của Môi trường không khí – Quản lý khí thải

4

Trang 6

- Chỉ ra các yếu tố đã và đang làm ảnh hưởng, đe doạ đến Môi trường không khí – Quản lý khí thải

- Tổng quan và chọn lọc những thành phần, bộ phận có liên quan đến Môi trường không khí – Quản lý khí thải

NỘI DUNG TIỂU LUẬN

I Định nghĩa giới hạn phạm vi Môi trường không khí - Quản lý khí thải.

- Giới hạn phạm vi Môi trường không khí - Quản lý khí thải là các quy định về nồng độ của các chất ô nhiễm trong không khí Các quy định này được thiết lập để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường

- Giới hạn phạm vi Môi trường không khí - Quản lý khí thải thường được áp dụng cho các chất ô nhiễm sau:

+ Lưu huỳnh đioxit (SO2): SO2 là một khí gây ô nhiễm không khí có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, bao gồm bệnh hen suyễn và viêm phế quản

+ Nito đioxit (NO2): NO2 là một khí gây ô nhiễm không khí có thể gây ra các vấn đề

về hô hấp, bao gồm bệnh hen suyễn và viêm phế quản

+ Ozon (O3): O3 là một khí gây ô nhiễm không khí có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, bao gồm bệnh hen suyễn và viêm phế quản

+ Bụi lơ lửng (PM): PM là các hạt bụi nhỏ trong không khí có thể gây ra các vấn đề về

hô hấp, bao gồm bệnh hen suyễn và viêm phế quản

+ Cacbon monoxit (CO): CO là một khí độc có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch

+ Tổng hợp các hợp chất hữu cơ (VOCs): VOCs là các hợp chất hoá học dễ bay hơi có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và sức khoẻ sinh sản

- Các giới hạn phạm vi Môi trường không khí - Quản lý khí thải có thể được áp dụng cho các nguồn phát thải khác nhau, bao gồm:

+ Giao thông vận tải: Các giới hạn phạm vi môi trường không khí được áp dụng cho các phương tiện giao thông, chẳng hạn như ô tô, xe tải và xe buýt

+ Nhà máy: Các giới hạn phạm vi môi trường không khí được áp dụng cho các nhà máy, chẳng hạn như nhà máy điện, nhà máy sản xuất và nhà máy xử lý chất thải + Các hoạt động đốt cháy nhiên liệu khác: Các giới hạn phạm vi môi trường không khí được áp dụng cho các hoạt động đốt cháy nhiên liệu khác, chẳng hạn như đốt rừng, đốt rác và than củi

- Quản lý khí thải có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:

+ Sử dụng công nghệ kiểm soát khí thải: Công nghệ kiểm soát khí thải có thể được sử dụng để giảm lượng khí thải từ các nguồn phát thải Ví dụ: các bộ lộc có thể được sử dụng để loại bỏ các hạt bụi khỏi khỉ thải

5

Trang 7

+ Thay đổi quy trình sản xuất: Thay đổi quy trình sản xuất có thể giúp giảm lượng khí thải phát sinh Ví dụ: các nhà máy có thể sử dụng các nhiên liệu sạch hơn hoặc các quy trình sản xuất hiệu quả hơn

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: Các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, không tạo ra khí thải

Quản lý khí thải là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết Bằng cách kiểm soát và giảm lượng khí thải, chúng ta có thể giúp cải thiện chất lượng môi trường không khí, bảo vệ sức khoẻ của con người và môi trường

II Đặc trưng, đặc điểm Môi trường không khí - Quản lý khí thải.

Môi trường thực chất là hệ nuôi dưỡng Về bản chất, mọi môi trường đều là 1 hệ thống sinh học, dựa vào các đặc trưng truyền thống của 1 hệ thống, ta có thể rút ra:

- Môi trường gồm có 4 đặc trưng:

Môi trường có cấu trúc phức tạp:

- Nội dung:

+ Môi trường được cấu tạo từ nhiều thành phần

+ Mỗi thành phần lại có cấu tạo, nguồn gốc, bản chất và bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên khác nhau

Các thành phần vật lý: Các thành phần vật lý của môi trường bao gồm đất, nước, không

khí, và các khoáng chất Các thành phần vật lý này có thể tồn tại ở dạng tự nhiên hoặc

do con người tạo ra

Các thành phần sinh học: Các thành phần sinh học của môi trường bao gồm các sinh vật

sống, chẳng hạn như thực vật, động vật, và vi sinh vật Các thành phần sinh học này có thể ảnh hưởng lẫn nhau và đến các thành phần vật lý của môi trường

Các thành phần hoá học: Các thành phần hoá học của môi trường bao gồm các chất hoá

học, chẳng hạn như khí, chất lỏng, và chất rắn Các thành phần hoá học này có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra

Các thành phần của môi trường này có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo nên một hệ thống phức tạp

Cấu trúc phức tạp của môi trường cũng thể hiện ở sự đa dạng của các hệ sinh thái Cấu trúc phức tạp của môi trường khiến cho việc bảo vệ môi trường trở nên khó khăn

- Ý nghĩa:

+ Trước khi khai thác, sử dụng và tác động đến môi trường cần nghiên cứu chi tiết các thành phần, sự liên kết giữa chúng để chủ động trong toàn bộ hệ thống

+ Muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ động và hiệu quả thì phải xuất phát

từ chính đặc điểm của từng hệ môi trường

Ví dụ: Hệ môi trường có sự phân hoá sâu sắc: Rừng, thảo nguyên, biển,…

Môi trường có tính động: là do môi trường luôn thay đổi theo thời gian, dưới tác động

của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo

- Nội dung:

6

Trang 8

+ Môi trường là 1 hệ thống động luôn luôn vận động xung quanh 1 trạng thái cân bằng động Bất kỳ 1 sự thay đổi nào cũng làm hệ lệch khỏi trạng thái cân bằng cũ, thiết lập trạng thái cân bằng mới

+ Bản thân các yếu tố cấu thành lên hệ môi trường cũng không ngừng vận động và biến đổi tạo thành 1 hệ thống động

Các yếu tố tự nhiên tác động đến môi trường bao gồm:

Các quá trình địa chất: Các quá trình địa chất, chẳng hạn như kiến tạo, xói mòn, và

phong hoá, có thể làm thay đổi cấu trúc và thành phần của môi trường

Các quá trình khí hậu: Các quá trình khí hậu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, có thể

làm thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, và các yếu tố khí hậu khác

Các quá trình sinh học: Các quá trình sinh học, chẳng hạn như vòng tuần hoàn carbon

và nước, có thể làm thay đổi các thành phần hoá học của môi trường

Các yếu tố nhân tạo tác động đến môi trường bao gồm:

Các hoạt động sản xuất: Các hoạt động sản xuất, chẳng hạn như khai thác, công nghiệp,

và nông nghiệp, có thể gây ô nhiễm môi trường

Các hoạt động tiêu dùng: Các hoạt động tiêu dùng, chẳng hạn như sử dụng năng lượng,

nước, và các sản phẩm tiêu dùng, cũng có thể gây ô nhiễm môi trường

- Ý nghĩa:

Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần nghiên cứu, nắm vững

và vận dụng linh hoạt các quy luật vận động nhằm hướng môi trường mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho con người

Ví dụ: 1, Núi lửa phun trào làm cho môi trường bị phá huỷ Tuy nhiên, sau một thời gian môi trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới

2, Vùng đất cạn bị ngập nước sẽ làm cho các sinh vật sống cạn chết hàng loạt thay thế vào đó là xuất hiện các sinh vật mới và phát triển nhiều loại sinh vật thuỷ sinh, ngược lại ở vùng nước bị hạn hán kéo dài, không có khả năng tích nước dẫn đến sự tiêu diệt của các loài sinh vật thuỷ sinh, thay vào đó là sự phát triển của các loài sinh vật sống cạn

Môi trường có tính mở:

- Nội dung:

+ Môi trường là 1 hệ thống mở, rất nhạy cảm trước sự biến đổi của các yếu tố bên ngoài + Trong hệ môi trường, các vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng có tính chất khép kín nhưng do tồn tại trong 1 trạng thái cân bằng động nên ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự xâm nhập của các yếu tố vật chất mới đồng thời có sự thất thoát, mất đi các yếu tố vật chất khác

Vật chất và năng lượng có thể trao đổi giữa môi trường với các môi trường khác theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

Trao đổi vật chất: Vật chất có thể được trao đổi giữa môi trường với các môi trường

khác qua các quá trình tự nhiên, chẳng hạn như dòng chảy của nước và không khí, hoặc

7

Trang 9

qua các hoạt động của con người, chẳng hạn như sản xuất, tiêu dùng, và ô nhiễm.

Trao đổi năng lượng: Năng lượng có thể được trao đổi giữa môi trường với các môi

trường khác qua các quá trình tự nhiên, chẳng hạn như bức xạ mặt trời, hoặc qua các hoạt động của con người, chẳng hạn như sử dụng năng lượng

- Ý nghĩa: Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần đẩy mạnh sự xâm nhập của các yếu tố có lợi, ngăn ngừa, cảnh giác trước sự xâm nhập của yếu tố có hại Đồng thời tìm mọi biện pháp để bảo vệ các yếu tố có lợi nhằm duy trì cơ cấu loài có ích trong hệ môi trường

Ví dụ: 1, Tăng cường việc trồng cây xanh, cải tạo đất đồng thời ngăn cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu, xả rác ra môi trường

2, Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,… là những vấn đề có ảnh hưởng tới toàn cầu

Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh:

- Nội dung:

+ Đây là đặc trưng kì diệu, vượt trội của môi trường, là khả năng tự biến đổi, tự thích nghi, tự tổ chức và điều chỉnh linh hoạt trước những thay đổi của yếu tố bên ngoài nhằm đạt được trạng thái cân bằng tốt nhất có thể

+ Đặc trưng này giúp môi trường có khả năng cạnh tranh tốt hơn Đây là đặc trưng hữu ích của môi trường nên cần bảo vệ, duy trì và phát huy

Khả năng tổ chức của môi trường thể hiện ở sự hình thành của các hệ sinh thái Các hệ sinh thái có thể tự tổ chức để duy trì sự cân bằng và ổn định

Khả năng điều chỉnh của môi trường thể hiện ở khả năng thích ứng của các thành phần trong môi trường với sự thay đổi của môi trường Các thành phần trong môi trường có thể tự điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường, chẳng hạn như sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa, và các yếu tố môi trường khác

- Ý nghĩa: Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần:

+ Khai thác ở quy mô cho phép

+ Vừa khai thác vừa tái tạo

+ Không được can thiệp thô bạo vào tự nhiên

=> Khả năng tổ chức và điều chỉnh của môi trường là một yếu tố quan trọng giúp môi trường duy trì sự cân bằng và ổn định Nếu không có khả năng tổ chức và điều chỉnh, môi trường sẽ trở nên hỗn loại và không thể tồn tại Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần giảm thiểu tác động của các hoạt động của con người đến môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường

Ví dụ: 1, Xương rồng sống ở sa mạc do thiếu nước nên lâu dần lá biến thành gai

2, Quần thể có mật độ quá đông sẽ có hiện tượng tách đàn làm giảm số lượng cá thể

8

Trang 10

III Các yếu tố gây ảnh hưởng, đe doạ đến Môi trường không khí – Quản lý khí thải.

- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các vật thể lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Có thể chia thành nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo

Nguyên nhân từ tự nhiên:

- Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, meetan và những loại khí khác Không khí chứa bụi lan tỏa

đi rất xa vì nó được phun lên rất cao

- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre cỏ Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí

- Ô nhiễm không khí do những cơn bão: Những cơn bão sẽ sản sinh ra một lượng lớn khí NOx và bụi mịn

- Xác động, thực vật, tự nhiên: Các quá trình phân huỷ, thối rửa xác động, thực vật, tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối,… Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí

Nguyên nhân từ con người (nhân tạo) :

- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra

- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm trên các đường ống dẫn tải Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi

ra ngoài bằng hệ thống thông gió

- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện, vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt con người

- Giao thông vận tải:

+ Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, NO2, với nồng độ cực cao và liên tục

9

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê chất thải rắn được xử lý bình quân một ngày phân theo vùng - Tiểu luận môn  nhập môn quản lý tài nguyên & môi trường Đề tài  môi trường không khí   quản lý khí thải
Bảng th ống kê chất thải rắn được xử lý bình quân một ngày phân theo vùng (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w