1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương 5 kỹ năng giao tiếp trong môi trường Đa văn hóa

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 5 Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Môi Trường Đa Văn Hóa
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Sáu
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hcm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 679,76 KB

Nội dung

Khái niệm về văn hóa Văn hóa là trình độ phát triển của con người và xã hội được biểu hiện trong hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người Văn hóa là tất cả những giá trị vật

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

ĐỀ TÀI:

CHƯƠNG 5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin trân trọng cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Sáu người đã trựctiếp chỉ bảo, rèn luyện, chúng em về kĩ năng giao tiếp, giúp chúng em tiến bộ hơn và xâydựng được nền tảng cho tương lai mai này

Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học CôngNghiệp TPHCM, đặc biệt là các thầy, cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh những người đãtruyền lửa và giảng dạy kiến thức cho chúng em suốt thời gian qua

Mặc dù đã có những đầu tư nhất định trong quá trình làm bài song sẽ có những mặt hạnchế về kiến thức cũng như kinh nghiệm của các bạn nên nếu có những thiếu sót chúng emrất mong những những nhận xét, đóng góp ý kiến từ cô để nhóm có thể sửa chữa, rút kinhnghiệm, bổ sung lại kiến thức Từ đó hoàn thiện kỹ năng của bản thân và có thể áp dụngnhững kiến thức này thật tốt trong tương lai

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Bài tiểu luận “Kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa” được chúng em làm vàxây dựng trong thời gian vừa qua là thành quả của quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức từ

cô Nguyễn Thị Sáu giảng viên môn “Kĩ năng giao tiếp” và nguồn tài liệu trong sáchphần Chương 5 Vì vậy, nhóm em xin cam đoan không sao chép, hay đánh cắp từ nhữngtài liệu khác Bài tiểu luận này được các thành viên trong nhóm tổng kết được trong suốtquá trình học tập Chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời nói của mình trướcHội đồng kỷ luật Trường

4

Trang 5

MỤC LỤC

5.1 Khái quát chung về văn hóa 6

5.1.1 Khái niệm về văn hóa 6

5.1.2 Cơ cấu văn hóa 6

5.1.3 Chức năng của văn hóa 6

5.1.4 Các loại hình văn hóa 7

1 Văn hóa nông nghiệp 7

2 Văn hóa du mục 8

5.1.5 Vai trò của văn hóa trong giao tiếp 8

5.2 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 8

5.3 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 10

5.3.1.Đặc điểm văn hóa giao tiếp của một số nước châu Âu và người Mĩ 10

5.3.1.1 Đặc điểm giao tiếp văn hóa của người Pháp 10

5.3.1.2 Phân hóa giao tiếp của người Anh 10

5.3.1.3 Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Nga 11

5.3.1.4 Đặc điểm giao tiếp văn hóa của người Đức 12

5.3.1.5 Đặc điểm văn hóa của người Italia 13

5.3.1.6 Đặc điểm giao tiếp văn hóa của người Mỹ 13

5.3.2 Đặc điểm văn hóa của người phương Đông 14

5.3.2.1 Đặc điểm giao tiếp của người Trung Quốc 14

5.3.2.2 Đặc điểm giao tiếp của người Nhật 15

5.3.2.3 Đặc điểm giao tiếp của người Hàn Quốc 16

5.4 Một số nét khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa phương đông và phương tây .17

5.5 MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA 20

5.5.1 Quan sát và lắng nghe 20

5.5.2 Tôn trọng sự khác biệt 21

Trang 6

NỘI DUNG

5.1 Khái quát chung về văn hóa.

5.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là trình độ phát triển của con người và xã hội được biểu hiện trong hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người

Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên

5.1.2 Cơ cấu văn hóa

Văn hóa chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của con người và nhân loại Cơ cấu văn hóa là những yếu tố: Chân lí,giá trị, mục tiêu, chuẩn mực

1 Chân lý: Những giá trị chân lý trong văn hóa Việt Nam thường gắn liền với quanniệm về cuộc sống, tự nhiên và con người Điều này thể hiện qua các triết lý sống, như "nhân nghĩa", "đạo lý" và sự hòa hợp với thiên nhiên

2 Giá trị: Người Việt Nam coi trọng các giá trị như gia đình, cộng đồng, lòng hiếu thảo, và sự đoàn kết Những giá trị này không chỉ định hình hành vi cá nhân mà còn tạo nên sự gắn kết trong xã hội

3 Mục tiêu: Mục tiêu sống của người Việt thường hướng đến sự phát triển bền vững, sự thịnh vượng của gia đình và cộng đồng Nhiều người đặt mục tiêu trong việc học tập, làm việc và cống hiến cho xã hội

4 Chuẩn mực: Các chuẩn mực văn hóa Việt Nam bao gồm những quy tắc ứng xử trong gia đình, xã hội và trong các mối quan hệ Những chuẩn mực này thể hiện qua các phong tục tập quán, như lễ cưới, lễ tang và các dịp lễ hội truyền thống

5.1.3 Chức năng của văn hóa

Văn hóa có 5 chức năng: chức năng tổ chức, chức năng điều chỉnh, chức năng giaotiếp, chức năng giáo dục

1 Chức năng tổ chức: Văn hóa Việt Nam giúp hình thành các cấu trúc gia đình, làng xã, và các tổ chức xã hội, nơi mọi người gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau

6

Trang 7

2 Chức năng điều chỉnh: Các chuẩn mực xã hội và phong tục tập quán, như hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng người lớn tuổi, giúp điều chỉnh hành vi và tạo sự hòa hợp trong cộng đồng.

3 Chức năng giao tiếp: Ngôn ngữ, ca dao, dân ca, và các hình thức nghệ thuật truyền thống là phương tiện giao tiếp quan trọng, giúp người Việt truyền tải cảm xúc và ý tưởng

4 Chức năng giáo dục: Văn hóa Việt Nam chú trọng giáo dục, với các giá trị như tôn sư trọng đạo Các truyền thuyết, truyện cổ tích cũng đóng vai trò giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

5 Chức năng phát triển: Văn hóa Việt Nam không ngừng phát triển, tiếp thu các yếu tố mới từ bên ngoài mà vẫn giữ gìn bản sắc riêng, thúc đẩy sáng tạo trong nghệthuật, ẩm thực và các lĩnh vực khác

5.1.4 Các loại hình văn hóa

Loại hình văn hóa được xác lập dựa trên môi trường địa lí, điều kiện sống, các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên xã hội…Và chính các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng các loại hình văn hóa

Dựa vào điều kiện hình thành, đặc điểm nhận thức, tổ chức cộng đồng xã hội, cách ứng xử tự nhiên, cộng đồng, xã hội, 2 loại hình văn hóa được hình thành: nông nghiệp và du mục

1 Văn hóa nông nghiệp

 Điều kiện hình thành: Việt Nam có địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi, với hệ thống sông ngòi phong phú, rất thuận lợi cho việc trồng trọt Nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước, đóng vai trò trung tâm trong đời sống người Việt

 Đặc điểm nhận thức: Người Việt có mối liên hệ chặt chẽ với đất đai và mùa màng Họ tôn trọng thiên nhiên và thường có tri thức truyền thống về canh tác, thời tiết và môi trường Các tín ngưỡng liên quan đến đất đai, như thờ cúng tổ tiên và các vị thần bảo trợ, rất phổ biến

 Tổ chức cộng đồng xã hội: Cộng đồng nông nghiệp thường có cấu trúc tổ chức chặt chẽ, với các làng xã là đơn vị xã hội cơ bản Mối quan hệ làng xóm gắn bó, thường xuyên tổ chức các lễ hội và hoạt động văn hóa để tăng cường sự đoàn kết

Trang 8

 Cách ứng xử với tự nhiên và xã hội: Người nông dân thường áp dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, đồng thời phát triển các phong tục tập quán như làm ruộng, lễ hội mùa gặt, và các hoạt động cộng đồng để duy trì sự bền vững.

2 Văn hóa du mục

 Điều kiện hình thành: Ở Việt Nam, văn hóa du mục không phát triển mạnh như ở các vùng khác Tuy nhiên, một số nhóm dân tộc thiểu số như H'Mông,Thái hay Ba Na vẫn duy trì lối sống du mục trong việc chăn nuôi gia súc, đặc biệt ở vùng núi cao

 Đặc điểm nhận thức: Những người sống theo lối du mục thường có tri thức

về thiên nhiên và điều kiện sống khắc nghiệt, biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm kiếm nguồn thức ăn cho gia súc

 Tổ chức cộng đồng xã hội: Các cộng đồng du mục thường có quy mô nhỏ, với mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau Họ duy trì các phong tục tập quán riêng biệt, phản ánh cuộc sống du mục

 Cách ứng xử với tự nhiên và xã hội: Cách sống của người du mục thường nhấn mạnh sự hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và có những truyền thống văn hóa đặc sắc liên quan đến di cư và chăn nuôi

5.1.5 Vai trò của văn hóa trong giao tiếp

Văn hóa thể hiện bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia

Văn hóa thể hiện tri thức- tư tưởng, tín ngưỡng, các giá trị đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mĩ, lối sống của 1 dân tộc và tác động đến các dân tộc khác trong giao tiếp

Nêu cao giá trị, duy trì chuẩn mực đạo đức của 1 dân tộc

5.2 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

a Đặc điểm chung

-Người Việt Nam coi trọng,giữ gìn mối quan hệ và khi có thời gian sẽ thăm nhau nhất là những ngày Tết, lễ…

-Người Việt Nam hiếu khách

-Vui vẻ thoải mái với người quen nhưng với người lạ lại khá rụt rè

8

Trang 9

b Văn hóa chào hỏi của người Việt Nam:

Quan trọng: Người Việt Nam rất coi trọng việc chào hỏi, thể hiện qua cách xưng

hô, cử chỉ và lời nói

Nguyên tắc "xưng khiêm, hô tôn": Luôn đặt mình ở vị trí khiêm tốn, tôn trọng người đối diện, bất kể tuổi tác hay cấp bậc

Cách chào:

+Cử chỉ: Cúi đầu, chắp tay hoặc đưa tay lên ngang ngực

+Lời nói: Tùy thuộc vào mối quan hệ và hoàn cảnh, có thể chào bằng cách đánh tiếng, nói lời chào, hỏi thăm, chúc tụng

+Phân biệt: Cách chào thay đổi tùy theo tuổi tác, mối quan hệ và hoàn cảnh giao tiếp

C Ngôn từ

Tiếng Việt là quốc ngữ của người Việt Nam

Xưng hô: Người Việt Nam có cách xưng hô đa dạng, phụ thuộc vào mối quan hệ, tuổi tác, địa vị xã hội và hoàn cảnh giao tiếp

d Chủ đề trong giao tiếp

Chủ đề: Người Việt thường quan tâm đến tuổi tác, quê quán, công việc, gia đình khi giao tiếp

Cách giao tiếp: Người Việt Nam linh hoạt trong giao tiếp, có thể thích ứng với nhiều tình huống khác nhau

e Trong công việc:

Ưu điểm: Người Việt Nam được đánh giá cao về tính cần cù, hiếu học, kiên trì và tinh thần dân tộc

Nhược điểm: Người Việt Nam đôi khi ngại thể hiện quan điểm công khai, làm việc theo kiểu xuề xòa và ít tôn trọng nguyên tắc

f Trong các hoạt động khác:

Người Việt Nam: trọng tình cảm

Trang 10

5.3 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NƯ+C NGOÀI 5.3.1.Đặc điểm văn hóa giao tiếp của một số nước châu Âu và người Mĩ 5.3.1.1 Đặc điểm giao tiếp văn hóa của người Pháp

a Đặc điểm chung

Người Pháp tôn trọng lẫn nhau, thích sự bình yên, tôn trọng giờ giấc trong các bữa

ăn, gõ cửa trước khi vào phòng…

b Chào hỏi

Cư sử nhẹ nhàng nghiêm túc, khi gặp nhau chào hỏi bình thường bắt tay nhẹ nếu thân quen có thể hôn nhẹ tượng trưng Những người trong gia đình bạn bè thân thiết sẽ Bisou còn những người chưa thân hoặc đồng nghiệp cơ quan thì bắt tay lịch sự

e Trong công việc

Họ luôn tôn trọng giờ giấc Người Pháp rất cẩn thận nghiêm túc trong công việc Bữa ăn là nơi trao đổi, thương thảo hợp đồng

f Trong các hoạt động

Người Pháp luôn được đánh giá là ăn mặc lích sự trang trọng Được người Pháp mời dùng cơm là vinh dự không nên từ chối Người Pháp không thích bàn tán khi đang thưởng thức các ca khúc, vở kịch Xếp hàng là nét đặc trưng của người Pháp

5.3.1.2 Phân hóa giao tiếp của người Anh

a Đặc điểm chung

Người Anh có đặc điểm chung là lạnh lùng, trầm lặng, họ nổi tiếng lịch lãm, có văn hóa

10

Trang 11

d Chủ đề giao tiếp

Đề tài hấp dẫn là thời tiết Tránh nói vấn đề về dân tộc và chính trị vì là vấn đề nhạy cảm

e Trong công việc

Người Anh đi đúng giờ, đến muộn được coi là thiếu tôn trọng Trang phục thường

là quần áo vest hoặc áo sơ mi Giữ gìn vệ sinh ngăn nấp ở noi làm việc

f Trong các hoạt động khác

Người Anh thường thẳng thắn và khiêm tốn Tôn trọng sự riêng tư của người khác

5.3.1.3 Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Nga

a Đặc điểm chung

Người Nga thẳng thắn, dứt khoát, dễ thỏa thuận Trong giao tiếp cởi mở, dễ gần và

dễ hòa mình thích nghi với những người xung quanh

Trang 12

Người Nga không trang điểm lòe loẹt Trang phục giản dị vest tối màu Trong doanh nghiệp Nga người đứng đầu ít khi ủy quyền cho cấp dưới Có thể giải quyết công việc với đối tác người Nga trong bữa ăn trưa hay bữa ăn tối Qùa tặng khi gặp

gỡ luôn được đánh giá cao ở Nga

f Trong các hoạt động khác

Khi đến nhà thờ Nga phụ nữ mặc áo sơ mi dài tay, váy dài, có thể đội mũ hoặc mang khăn Khi ở nhà thì k treo áo khoác đằng sau ghế Không lên lịch hẹn vào các kì gần ngày nghĩ lễ người Nga thích các món quay, rán hay om có sốt

5.3.1.4 Đặc điểm giao tiếp văn hóa của người Đức

a Đặc điểm chung

Người Đức thông minh, tư duy chặt chẽ, có tài tổ chức ý chí cao, sống và làm việc luôn có kế hoạch cụ thể, có nhiều tham vọng, tiết kiệm

b Chào hỏi

Khi gặp nhau, người đến sau chào người đến trước Người Đức rất chú trọng xưng

hô lễ nghi với mình Người Đức có thói quen bắt tay chặt khi làm quen, chào hỏi

và chỉ gọi tên thân mật khi đã quen

c Về ngôn từ

Sử dụng tiếng Đức Người Đức nói tiếng Anh rất lưu loát

d Chủ đề giao tiếp

Chủ đề ưu thích là ô tô, bóng đá, món ăn và tránh các chủ đề về chiến tranh Mỹ

e Trong công viêc

Người Đức coi trọng tính chính xác đúng giờ Đầu óc thực tế, ưu hiệu quả, họ rất coi trọng hành vi trung thực Các cuộc hẹn với người Đức phải xếp đặt trước Trong văn phòng hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoản cách

f Trong các hoạt động khác

Người Đức rất coi trọng giờ giấc cho dù đi tiệc Khi đến trễ phải thông báo và giải thích lý do Người Đức gốc chú trọng lễ nghi, khi vào bàn tiệc chỉ ngồi khi được mời và ngồi đúng vị trí Khẩu vị của người Đức có món thịt hun khói nổi tiếng Tặng quà làm khách là hoa hoặc socola

12

Trang 13

5.3.1.5 Đặc điểm văn hóa của người Italia

Người Italia quan tâm là sự kiện thế giới, bóng đá và gia đinh Họ tránh các chủ đề

về Mafia, chính trij, tôn giáo, thuế má

e Trong công việc

Người Italia ăn mặc lịch sự hợp thời trang khi tiếp khách Ngày làm việc của Italia bắt đầu từ 9h sáng đến 5h chiều Khi giao tiếp với người Italia chúng ta phải tự giớithiệu về mình trước rồi sau đó mới đề nghị họ

b Chào hỏi

Người Mỹ có tính thoáng đạt, thích các hoạt động xã giao, chú trọng lễ nghi khôngquá khách sáo

c.Về ngôn từ

Trang 14

Người Mỹ sử dụng tiếng Anh, người Mỹ thích nói rõ ràng, nói thẳng và dễ hiểu, họkhông thích nói vòng vo, xa xôi Việc nói không một cách thẳn thắng bị coi là thô

lỗ Tên người Mỹ được viết theo thứ tự: Tên riêng-tên đệm- họ Người Mỹ có thói quen cảm ơn trước khi được người khác giúp đỡ

d Chủ đề giao tiếp

Chủ đề yêu thích của người Mỹ là các sự kiện thế giới, thể thao, âm nhạc, điện ảnh.Người Mỹ không thích hỏi về tuổi tác và các vấn đề riêng tư Tôn giáo, chính trị vàtình dục là các vấn đề nhạy cảm ở Mỹ

e Trong công việc

Tốc độ làm việc nhanh chóng, khẩn trương và chú trọng đến lễ nghi đi thẳng vào vấn đề và muốn có kết quả nhanh chóng Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu quảhơn sự lịch thiệp Người Mỹ thường rất đúng giờ Việc tặng quà ở Mỹ không quan trọng như ở các nơi khác trên thế giới và thậm chí còn có thể gây phiền toái

f Trong các hoạt động khác

Người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười trong khi ăn uống, ở những nơi công cộng Khi nói chuyện họ thường nhìn thẳng vào ngưởi đối diện và giữ khoảng cách Người Mỹ ăn mặc rất thoải mái, không cầu kì

5.3.2 Đặc điểm văn hóa của người phương Đông

5.3.2.1 Đặc điểm giao tiếp của người Trung Quốc

a Đặc điểm chung

Người Trung Quốc giàu lòng thương người, sâu sắc trong quan hệ, hào hiệp cao thượng, cần cù kiên nhẫn Người Trung Quốc rất thích số 6,8,9, màu đỏ, vàng Trong ngày tết, cưới hỏi thường uống rượu và ăn sủi cảo

b Chào hỏi

Trong giao tiếp người Trung Quốc rất chú ý tới địa vị xã hội và tuổi tác Khi chào hỏi người Trung Quốc khom người hoặc cúi người không bắt tay chặc, thả lỏng nhẹ nhàng Đối với người Trung Quốc cố né tránh giao tiếp bằng mắt vì bị coi là không đáng tin cậy

c Về ngôn từ

Tiếng phổ thông ( Quan Thoại) phổ biến tại Trung Quốc Người Trung Quốc không từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự

14

Ngày đăng: 02/01/2025, 22:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN