1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghệ may trang phục nam, nữ Đề tài tiêu chuẩn kỹ thuật áo sơ mi biến kiểu

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Áo Sơ Mi Biến Kiểu
Tác giả Huỳnh Thị Như, Phạm Thị Thuý An, Huỳnh Thị Xuân Mai, Nguyễn Anh Lam, Nguyễn Hồng Nhã An, Nguyễn Thị Hậu
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM
Chuyên ngành Công Nghệ May Trang Phục Nam, Nữ
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Trong sản xuất may công nghiệp, việc xây dựng tài liệu kỹ thuật trong sản xuất là công việc hết sức cần thiết và quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm,

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA MAY THỜI TRANG

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ MAY TRANG

PHỤC NAM, NỮ

ĐỀ TÀI: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁO SƠ MI BIẾN KIỂU

Trang 2

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh SVTH: NHÓM 6

LỚP : DHTR16A

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Công nghệ may trang phục nam,

nữ vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học môn công nghệ may trang phục nam, nữ của cô, nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Công nghệ may trang phục nam, nữ là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực

tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiêu chuẩn kỹ thuật khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiêu chuẩn kỹ thuật của nhóm được hoàn thiện hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng cây cỏ, da thú khoác lên mình để chống lại những ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết Gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội Quần áo ra đời không chỉ che chắn, bảo vệ cơ thể mà còn có chức năng thẩm mỹ làm đẹp cho con người và xã hội Ngành may mặc cũng ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu lớn của xã hội

Ở Việt Nam và trên giới ngành sản xuất may công nghiệp từ khi ra đời cho đến nay đã và đang có những bước phát triển nhảy vọt, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng

Trong sản xuất may công nghiệp, việc xây dựng tài liệu kỹ thuật trong sản xuất là công việc hết sức cần thiết và quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng xuất lao động và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Xuất phát từ những điểm trên nhóm em đã nhận tìm hiểu: “ Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm áo sơ mi nam biến kiểu ”

Trang 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 Huỳnh Thị Như 20016191 DHTR16A

2 Phạm Thị Thuý An 19477121 DHTR15A

3 Huỳnh Thị Xuân Mai 19516211 DHTR15A

4 Nguyễn Anh Lam 20016171 DHTR16A

5 Nguyễn Hồng Nhã An 20041641 DHTR16A

6 Nguyễn Thị Hậu 20014991 DHTR16A

BẢNG PHÂN CÔNG LÀM VIỆC

Mức Độ Hoàn Thành (%)

1 Huỳnh Thị Như

Làm word Vẽ corel mô tả hình dáng và phương pháp đo Bảng thông số thành phẩm áo Cụm lắp ráp

100

2 Phạm Thị Thuý An Các tiêu chí kiểm tra đánh giá chấtlượng sản phẩm Cụm thân trước 100

3 Huỳnh Thị Xuân Mai Những đặc điểm cần lưu ý Cụmthân sau. 100

4 Nguyễn Anh Lam

Vẽ corel cự ly các đường may-cách gắn nhãn Quy may-cách gấp ủi

Cụm tay áo 100

5 Nguyễn Hồng Nhã An

Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu Lời cảm ơn, lý do chọn đề tài

Cụm chuẩn bị, cụm hoàn thành 100

6 Nguyễn Thị Hậu Quy cách gắn nhãn Quy cách thùakhuy- Đính nút Cụm bâu áo. 100

Trang 6

Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM

Khoa May Thời Trang

MÔN: CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC NAM NỮ

Mã môn học: 4203001165 - GVGD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

Lớp: DHTR16A Nhóm 6

THANG ĐIỂM KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

STT Họ và tên sinh viên

Tổng điểm Ký tên

Phân công công việc từng thành viên trong nhóm

(0.4 điểm)

Quản lý thời gian (Tiến độ công việc)

(0.6 điểm)

Sản phẩm BT nhóm

(1.0 điểm)

1 Huỳnh Thị Như 0.4 0.6

2 Phạm Thị Thuý An 0.4 0.6

3 Huỳnh Thị Xuân Mai 0.4 0.6

4 Nguyễn Anh Lam 0.4 0.6

5 Nguyễn Hồng Nhã An 0.4 0.6

6 Nguyễn Thị Hậu 0.4 0.6

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 3

BẢNG PHÂN CÔNG LÀM VIỆC 3

I MÔ TẢ HÌNH DÁNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO 6

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý 7

III BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM 7

IV QUY TRÌNH MAY 8

V QUY CÁCH MAY 11

1 Cự Ly Các Đường May-Cách Gắn Nhãn 11

2 Quy Cách Gắn Nhãn 13

3 Quy Cách Thùa Khuy-Đính Nút 13

4 Quy Cách Gấp- Ủi 13

5 Hướng Dẫn Sử Dụng Nguyên Phụ Liệu 14

VI CÁC TIÊU CHÍ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 14

1 Tiêu chí chất lượng bán thành phẩm, nguyên phụ liệu may 14

2 Tiêu chí kiểm tra chất lượng các công đoạn gia công sản phẩm may 14

3 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp 15

3.1 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm 15

3.1.1 Về ngoại quan: 15

3.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật: 15

3.2 Vệ sinh công nghiệp: 15

3.2.1 Công đoạn tẩy 16

3.2.2 Công đoạn giặt 16

3.2.3 Công đoạn hút chỉ, dò kim 16

3.2.4 Công đoạn ủi hoàn tất 17

3.2.5 Khâu gấp xếp 17

4 Kiểm tra kích thước sản phẩm 17

Trang 8

TỔNG CTY CP MAY 2

PHÒNG KỸ THUẬT

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHỦNG LOẠI: ÁO SƠ MI NAM TAY DÀI

KHÁCH HÀNG: iPrice Việt Nam MÃ HÀNG: ALS143S7

Sử dụng rập: ND06

I MÔ TẢ HÌNH DÁNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Trang 9

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý

- Áo sơ mi nam tay dài, nẹp khuy liền, vạt bầu

- Bâu lãnh tụ, to bản 3 cm

- Túi mổ hai viền thân trước bên trái, rộng miệng túi 1.5cm

- Manchette tròn, to bản manchette 6.5cm , diễu và bọc sau, xếp plis 3 cm

- Các đường may không được nhăn rút, ủi không được cấn bóng, vệ sinh công nghiệp sạch sẽ

- Canh sọc: Giữa nẹp, đầu vai, túi theo thân, tay theo đô, manchette bắt cặp, trụ lớn theo tay, các chi tiết còn lại thẳng sọc

III BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM

ST

A Vòng cổ ( tâm nút, tâm khuy) 39 41 43 45

B Vòng ngực 107 113 121 127

C Vòng lai 106 112 120 126

D Dài thân sau 77 78 79 80

E Dài đô 46 48 50 52

F ½ vòng nách đo cong 26 27 28 29

G Dài tay 59 60.5 61 63

H Dài Manchette 26 26 27 27

I Khoảng cách từ đường ráp vai đến túi 19 20 21 22

J Khoảng cách từ mép nẹp đến túi 6.5 7 7.5 8

K To bản lá bâu 3

Trang 10

IV QUY TRÌNH MAY

CỤM CHUẨN BỊ

1 Vẽ, lấy dấu lá bâu 1 Phấn

2 Ép keo lá bâu 1 Máy ép keo

3 Ủi bọc lá bâu trong 1 Bàn ủi

4 Ép keo cơi túi 1 Bàn ủi

5 Ủi định hình cơi túi 1 Bàn ủi

6 Vắt sổ đáp túi trên 2 Máy vắt sổ

7 Vắt sổ đáp túi dưới 2 Máy văt sổ

8 Vẽ, lấy dấu miệng túi trên đáp

Phấn

9 Ép keo nẹp khuy 1 Bàn ủi

10 Ủi nẹp khuy 1 Bàn ủi

11 Ép keo nẹp nút 1 Bàn ủi

12 Ủi nẹp nút 1 Bàn ủi

13 Ép keo trụ tay nhỏ 1 Bàn ủi

14 Ủi định hình trụ tay nhỏ 1 Bàn ủi

15 Ép keo trụ tay lớn 1 Bàn ủi

16 Ủi định hình trụ tay lớn 1 Bàn ủi

17 Ép keo Manchette 1 Máy ép keo

18 Ủi bọc Manchette 1 Bàn ủi

CỤM BÂU ÁO

19 May bọc chân bâu 2 MMB1K

20 May lộn chân bâu 2 MMB1K

21 Gọt lộn chân bâu 1 Kéo

22 May diễu chân bâu 2 MMB1K

CỤM TAY

23 Lấy dấu plis+đường xẻ trụ tay 1 Phấn

24 Bấm xẻ trụ tay 1 Kéo

25 May trụ tay nhỏ 3 MMB1K

26 May chặn lưỡi gà 2 MMB1K

27 May trụ tay lớn 3 MMB1K

28 May bọc chân Manchette ngoài 2 MMB1K

29 May lộn Manchette 2 MMB1K

30 Gọt manchette 1 Kéo

31 Lộn manchette 1 Tay

32 Diễu Manchette 3 MMB1K

33 Xếp plis tay 1 MMB1K

34 Lược plis tay 1 MMB1K

CỤM THÂN TRƯỚC

35 May nẹp khuy 2 MMB1K

Trang 11

37 Ủi nẹp nút, nẹp khuy 1 Bàn ủi

38 Lấy dấu vị trí túi trên thân 1 Phấn

39 May định hình miệng túi dưới 2 MMB1K

40 May định hình miệng túi trên 2 MMB1K

41 Bấm mổ miệng túi 1 Kéo

42 May chặn lưỡi gà 2 MMB1K

43 Diễu mí miệng túi dưới 3 MMB1K

44 May đáp túi dưới vào lót túi 2 MMB1K

45 May đáp túi trên vô lót túi 2 MMB1K

46 Diễu mí miệng túi trên 3 MMB1K

47 May hoàn chỉnh bao túi 3 MMB1K

CỤM THÂN SAU

48 May nhãn size vô nhãn chính 2 MMB1K

49 May nhãn chính vào đô trong 3 MMB1K

CỤM LẮP RÁP

52 Xếp thân áo để ráp vai 1 Tay

53 Ráp vai con 2 MMB1K

54 Lộn thân áo 1 Tay

55 Diễu vai con 2 MMB1K

56 Ủi vai con+đô áo 1 Bàn ủi

57 Lấy dấu cổ+ vai con 1 Phấn

58 Gọt nẹp trước khi tra cổ 1 Kéo

60 Mí chân cổ 4 MMB1K

61 Lấy dấu tra tay 1 Phấn

62 Gọt vòng nách 1 Kéo

64 Bấm vòng nách tay 1 Kéo

65 Ủi vòng nách trước khi vắt sổ 1 Bàn ủi

66 Vắt sổ kẹp vòng nách 2 Máy vắt sổ

67 Diễu vòng nách thân 3 MMB1K

68 Ủi vòng nách sau khi diễu 1 Bàn ủi

69 Ráp sườn thân, sườn tay 3 MMB1K

70 Vắt sổ kẹp sườn thân, sườn tay 2 Máy vắt sổ

71 Lược nhãn sườn tại thân sau 2 MMB1K

72 Diễu sườn thân, sườn tay 3 MMB1K

73 Tra manchette vào cửa tay 4 MMB1K

74 Mí manchette 4 MMB1K

76 May cầm lai 2 MMB1K

77 May lai kẹp miếng đắp lai 3 MMB1K

Trang 12

CỤM HOÀN THÀNH

78 Lấy dấu thùa khuy+ đính nút 1 Phấn

79 Thùa khuy 3 Máy thùa khuy

80 Đính nút 3 Máy đính nút

82 Ủi thành phẩm 1 Bàn ủi

83 Vệ sinh công nghiệp 1 Tay, hoá chất

Trang 13

V QUY CÁCH MAY( Tính bằng cm)

1 Cự Ly Các Đường May-Cách Gắn Nhãn

Trang 15

2 Quy Cách Gắn Nhãn

Nhãn chính Gắn giữa đô trong cách đường tra

chân cổ 1 cm

Nhãn may 2 cạnh Nhãn TPNL Gắn kẹp vào đường cuốn sườn trái

khi mặc Nhãn gấp đôi Nhãn size Gấp đôi gắn vào giữa cổ sau

đường tra mí cổ Nhãn gấp đôi

3 Quy Cách Thùa Khuy-Đính Nút

Thùa khuy Thùa khuy xương cá, phù hợp với

nút thực tế

- Nẹp (6), chân cổ (1), Manchette (1) (1)

- Trụ tay (1)(1) Đính nút Đính nút chéo quấn chân - Nẹp (6), chân cổ

(1), Manchette (2) (2), trụ tay (1)(1)

4 Quy Cách Gấp- Ủi

Trang 16

5 Hướng Dẫn Sử Dụng Nguyên Phụ Liệu

Loại mex, dựng Chi tiết ép

Keo vải Lá bâu trong x1, manchette x2

Keo giấy Đinh áo x 2, cơi túi x1

Lưu ý: Khi chuẩn bị sản xuất nếu có gì không khớp giữa tiêu chuẩn và áo mẫu, đề

nghị đơn vị sản xuất xác định lại với Bộ Phận CBSX của Phòng Kỹ Thuật Công Ty

VI CÁC TIÊU CHÍ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.

1 Tiêu chí chất lượng bán thành phẩm, nguyên phụ liệu may

Keo :

- Keo giấy: đúng chủng loại, kích thước, phẳng

- Keo vải : đúng chủng loại, kích thước, khi kết dính không được chảy nhựa sang mặt phải vải, không bong rộp, phẳng

Bán thành phẩm:

- Dấu bấm: Đảm bảo đầy đủ, đúng vị trí, kích thước theo mẫu thiết kế

- Đánh số: Đảm bảo chính xác dễ nhìn, không ảnh hưởng đến khâu hoàn thiện

- Lấy dấu: đảm bảo đầy đủ, đúng vị trí, kích thước theo yêu cầu

- Phối kiện: Phối theo màu, theo size đảm bảo đủ chi tiết số lượng, bó buộc chặt gọn gàng

Phụ liệu: Đồng bộ đầy đủ theo size, theo màu của mã hàng.

2 Tiêu chí kiểm tra chất lượng các công đoạn gia công sản phẩm may

Làm dấu: đúng vị trí đảm bảo chính xác, có thể sử dụng các phương pháp lấy

dấu như: Kẻ vẽ, so phấn….các phương pháp làm dấu phải đảm bảo dễ sử dụng, hạn chế vệ sinh công nghiệp

May chi tiết: chi tiết may phải độc lập, phải đảm bảo thông số, quy cách và

phương pháp may trước khi lắp ráp

Là chi tiết: đảm bảo sự êm phẳng, không để hiện tượng bóng mặt vải hoặc sai

dáng sau là

May lắp ráp sản phẩm: được lắp ráp từ các chi tiết độc lập để tạo thành sản

phẩm hoàn chỉnh Các chi tiết độc lập phải được kiểm tra đảm bảo chất lượng trước khi tiến hành lắp ráp, kiểm tra thường xuyên trong quá trình lắp ráp Trước khi chuyển công đoạn hoàn thiện kiểm tra lại lần cuối để đảm bảo chất lượng

Trang 17

- Là treo: Sản phẩm được treo lên để tạo độ phẳng đẹp đảm bảo yêu cầu.

- Là phom: Sản phẩm được mặc vào thiết bị phom để thổi phom tạo độ phẳng của các đường may trên sản phẩm mà vẫn đảm bảo độ phẳng và đúng phom dáng

3 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp 3.1 Tiêu chuẩn hoàn thiện sản phẩm

3.1.1 Về ngoại quan:

- Các đường may, dáng êm phẳng, kín

- Mép sản phẩm bằng nhau

- Vị trí gắn nhãn, mác chính xác và đẹp

- Làm đúng theo yêu cầu sản phẩm

- Sản phẩm êm phẳng

- Vị trí keo ép đều, êm, không dún, không phè keo ra ngoài mép dán

-Túi định vị phải chính xác, keo chính gắn chặt với vật liệu

3.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật:

- Đường ráp nối kín khít không cách, không hở mép Đảm bảo các vị trí đối xứng của các chi tiết

- Các đường may diễu đúng mật độ mũi chỉ, không được nổi chỉ

- Không được vết chân kim trên mặt sản phẩm

- Cổ áo: cổ êm, không bùng vặn, đối xứng nhau

- Tay áo: đường tra tay phải êm phẳng, không bai hoặc vặn xoắn Đường nách phải đều, không gãy khúc, không xô tuột

- Đường sườn áo: đường may êm, không thiếu, làm sai lệch cấu trúc sản phẩm, mất tính thẩm mĩ của sản phẩm

-Thùa khuy, đính cúc: Khuy thùa có từ 12 đến 14 mũi chỉ 1cm Làn khuy phải thẳng, chân rết đều, đầu khuy tròn đều Cúc phải đính cân đối với khuy Cúc bốn lỗ đính mỗi bên 3 lần

- Lai: Lai áo phải bẻ đều Lai không được vồng, võng Đường may lai phải êm, may sát, vặn, cục

3.2 Vệ sinh công nghiệp:

Một sản phẩm xem như đạt yêu cầu về vệ sinh công nghiệp cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

Trang 18

- Sản phẩm phải sạch hoặc được tẩy bỏ tất cả các vết bẩn Tiến hành kiểm tra kỹ sản phẩm phát hiện các vết bẩn rồi tìm biện pháp khắc phục

- Sản phẩm phải được là phẳng; đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Sản phẩm phải được cắt sạch chỉ thừa

- Sản phẩm phải không được sót đầu kim: tránh để đầu kim sót lại trên sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người mặc

3.2.1 Công đoạn tẩy

Thông thường nếu là vết phấn thì sẽ tự bay sau một thời gian ngắn hoặc sau khi ủi

Nếu là vết bẩn như dầu máy, mực bút bi thì tẩy bằng cách đặt vải lót ở dưới, cho dung dịch axeton lên vết bẩn rồi dùng bàn chải đánh răng chà trên vết bẩn, chất bẩn sẽ hoàn tan và thẩm vào vải lót (Axeton là hợp chất hữu cơ, có công thức là (CH3)CO Axeton là một chất lỏng dễ chảy, không màu và là dạng xeton đơn giản nhất Axeton tan trong nước và là dung môi chủ yếu dùng để làm sạch trong phòng thí nghiệm, đồng thời là một chất dùng để tổng hợp các chất hữu cơ và còn được sử dụng trong các thành phần hoạt chất của sơn móng tay.)

Các vết bẩn thông thường thì sử dụng xà phòng, pha nước để tẩy Nếu là vết bẩn do bụi thì sẽ xịt bụi để làm sạch

3.2.2 Công đoạn giặt

Hình thức giặt nước: hàng sau khi phân loại, được cho vào máy mặt nước giặt sạch rồi cho ra máy vắt, vắt khô, sau đó được cho vào máy sấy hơi để sấy khô rồi được cho ra máy thổi phom sau đó được chuyển đến công đoạn ủi

Hình thức giặt khô: hàng được phân loại xong được đưa vào máy giặt khô giặt sạch, được chia ra máy thổi phom, sau đó được chuyển đến công đoạn ủi

3.2.3 Công đoạn hút chỉ, dò kim

Sản phẩm dù đã cắt chỉ, vẫn còn các vụn chỉ bay bụi vải vướng trên sản phẩm, cần được làm sạch qua quá trình hút chỉ Quá trình này được thực hiện bằng cách công nhân sử dụng cây lăn để lăn trên sản phẩm, các vụn chỉ bụi, sẽ dính vào cây lăn này

Dò kim đây là một quá trình kiểm tra để các sản phẩm may không còn sót các mảnh kim bị gãy hay các mảnh kim loại xảy ra trong công đoạn may Mục đích của quá trình này là đảm bảo an toàn cho người sử dụng Quá trình này được thực hiện cùng lúc khi công nhân hút chỉ

Trang 19

3.2.4 Công đoạn ủi hoàn tất

Trong công đoạn hoàn tất sản phẩm, ủi đóng vai trò quan trọng, giúp sản phẩm được ổn định hình dạng, chống nhăn, chống nhàu và tạo độ thẩm mỹ cao Đây cũng là một yếu tố quyết định cho phép lô hàng được chấp nhận và xuất hàng

Sử dụng xe, giá máng sản phẩm, bàn ủi, vải lót bàn sạch sẽ, an toàn Quá trình ủi phải thực hiện theo hướng dẫn của trưởng nhóm và đúng theo quy trình Sử dụng nồi hơi treo trên máy Sau khi ủi xong sản phẩm được xếp gọn và chuyển sang khâu gấp xếp

3.2.5 Khâu gấp xếp

Xếp sản phẩm ngay ngắn, đúng quy định Để phòng ngừa sản phẩm bị dơ, khi kẹp hàng nên dùng vải để kẹp hàng

Trong quá trình vận chuyển phải cẩn thận, không chất quá nhiều hàng trên xe đẩy dẫn đến sản phẩm bị rơi, làm dơ hay hư hỏng Khi vết dơ trên sản phẩm không thể tẩy ra được yêu cầu phải thay thân cho sản phẩm đó Việc khắc phục sản phẩm

dơ, hư hỏng được chuyển đến chuyển may chưa hợp lí cần phân công phụ trách để thuận tiện hơn

4 Kiểm tra kích thước sản phẩm.

Một số dụng cụ cần thiết trong quá trình kiểm tra chất lượng hoàn thiện sản phẩm.

- Thước dây: Thước dây bằng vải là dụng cụ đo thích hợp nhất để đo những đường cong trên sản phẩm Lên kiểm tra độ chính xác của thước trước khi đo

- Manơcanh/ cốt, móc treo: Việc kiểm tra sẽ dễ dàng hơn khi được mặc lên người,

móc treo

Những điểm lưu ý khi kiểm tra kích thước

- Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật làm cơ sở tiến hành kiểm tra Cần trải phẳng, để êm sản phẩm mới tiến hành đo Điểm quan trọng khi đo phải xác định chính xác điểm đầu và điểm cuối khi đo Tuỳ thuộc vào kiểu dáng sản phẩm có phương pháp kiểm tra phù hợp Việc tiến hành đo theo đúng vị trí tại các bộ phận theo quy định của bảng thông số trong tài liệu:

Mặt ngoài

- Lá cổ: Kiểm tra sự cân đối, đối xứng, quy cách, đường may êm phẳng

- Nẹp áo: Kiểm tra khoá, nẹp che, độ êm phẳng đúng vị trí, đối xứng đúng quy cách

- Túi: Kiểm tra túi đúng vị trí, kiểu dáng và phương pháp may, túi may xong êm phẳng đảm bảo giá trị sử dụng và tính thẩm mỹ

Ngày đăng: 02/01/2025, 10:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN