1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giấy phép môi trường của dự Án “nhà máy sản xuất thức Ăn chăn nuôi” của công ty tnhh việt phương hà nam tại kcn Đồng văn i, thị xã duy tiên, tỉnh hà nam

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 24,88 MB

Nội dung

Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường a Môi trường không khí Trong quá trình hoạt động, chủ dự án đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của bụi tron

Trang 2

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG 3

DANH MỤC HÌNH 3

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 4

1.1 Tên chủ cơ sở: 4

1.2 Tên cơ sở: 4

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 5

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 8

1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 12

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 16

2.1 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 16

2.2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường 16

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 18

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 18

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 25

3.3 Công trình, biện pháp luu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 30

3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 35

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 35

3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 36

3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 38

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 39

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 39

Trang 3

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 2

4.2 Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải 40

4.3 Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung 41

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 43

5.1 Kết quả quan trắc định kỳ đối với nước thải 43

5.2 Kết quả quan trắc định kỳ đối với không khí môi trường làm việc 44

5.3 Kết quả quan trắc định kỳ đối với không khí môi trường xung quanh 45

5.4 Kết quả quan trắc định kỳ môi trường khí thải 46

CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 47

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 47

6.2 Chương trình quan trắc chất thải 48

6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 49

CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 50

CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 51

Trang 4

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm 9

Bảng 2 Diện tích các hạng mục công trình 12

Bảng 3 Danh mục máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi 13

Bảng 4 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa 19

Bảng 5 Vật tư, thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 24

Bảng 6 Thông số kỹ thuật của hệ thống lọc bụi túi vải 27

Bảng 7 Tổng khối lượng chất thải rắn thông thường 32

Bảng 8 Danh sách các chất thải nguy hại phát sinh của dự án 33

Bảng 9 Nội dung thay đổi so với Đề án bảo vệ môi trường 38

Bảng 10 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 39

Bảng 11 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 40

Bảng 12 Thời gian trong ngày và mức ồn cho phép 41

Bảng 13 Thời gian trong ngày và mức gia tốc rung cho phép 42

DANH MỤC HÌNH Hình 1 Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy 6

Hình 2 Sơ đồ tổng thể thu gom và xử lý nước thải của dự án 20

Hình 3 Sơ đồ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt 21

Hình 4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 22

Hình 5 Sơ đồ quy trình xử lý bụi từ quá trình nghiền, trộn nguyên liệu 26

Hình 6 Minh hoạ hệ thống lọc bụi túi vải 27

Hình 7 Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi 28

Hình 8 Sơ đồ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 31

Trang 5

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 4

1.1 Tên chủ cơ sở:

Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam

– Địa chỉ văn phòng: Khu CN Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam – Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Nguyễn Khoa Phương – Giám Đốc

– Điện thoại: 0226.3 852 553

– Giấy phép kinh doanh số 0700227197 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/05/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 14, ngày 23/06/2021

1.2 Tên cơ sở:

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Phương

- Địa điểm cơ sở: Nhà máy được xây dựng tại KCN Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với tổng diện tích 32.800m2 (theo hợp đồng thuê đất số 149/HĐTĐ ngày 08/11/2012 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam và Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam)

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 1181/GCNƯDD ngày 27/7/2005 của UBND tỉnh Hà Nam;

+ Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 06221000050 của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam chứng nhận lần đầu ngày 27/07/2005, chứng nhận thay đổi lần thứ hai ngày 23/12/2010

+ Chứng chỉ quy hoạch số 23/CCQH-ĐVI của BQL các KCN;

+ Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường số STN&MT ngày 04/10/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam;

Trang 6

860/PXN-Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 5

+ Quyết định số 54/QĐ-BQL ngày 20/11/2012 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của dự

án “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi” của Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam

+ Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải rắn nguy hại (mã số QLCTNH: 35.000113.T) cấp ngày 19/01/2010 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công

ty TNHH Việt Phương

+ Giấy phép xả nước thải vào hệ thống cống thoát nước Khu công nghiệp Đồng Văn I – tỉnh Hà Nam số 263/GP-BQLKCN của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam cấp ngày 13/10/2010

- Quy mô của cơ sở: Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có tổng mức đầu tư

là 94.306.000.000 VNĐ, thuộc nhóm B theo quy định tại Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và thuộc Dự án nhóm II (quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường) không thuộc loại hình dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

Theo Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 06221000050 của Ban quản lý các KCN, chứng nhận lần đầu ngày 27/7/2005, chứng nhận thay đổi lần thứ 2 ngày 23/12/2010 như sau:

- Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 60.000 tấn/năm

- Diện tích đất sử dụng: 32.800 m2

1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi của cơ sở được trình bày như sau:

Trang 7

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 6

Hình 1 Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy Thuyết minh quy trình sản xuất:

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu vào các bồn chứa

Kho thành phẩm

Máy làm nguội

Máy sàng viên

Bin chứa thành phẩm viên

Máy đóng bao

Máy đóng bao

Bin chứa thành phẩm bột

Bụi,

ồn, mùi

Bụi, ồn, mùi, bao bì rách hỏng

Nguyên liệu không qua nghiền

Máy trộn

Nồi hơi

Máy

ép viên

Bụi,

ồn, mùi

Bụi, nhiệt,

Chất thải rắn, nước thải

Sản phẩm vụn, không đạt

Trang 8

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 7

Các nguyên liệu thô (ngô, sắn,…) được cân và nạp vào hệ thống bồn chứa thông qua các vít tải gầu tải, được điều khiển bằng hệ thống vi tính Mỗi loại nguyên liệu được chứa trong thùng riêng

Các loại dầy béo được nạp vào cùng với nguyên liệu trong quá trình nghiền Máy trộng theo nguyên tắc khuấy, sử dụng cánh xoắn quay trong thùng trộn

để trộn đều các nguyên liệu với nhau

Sau khi ra khỏi thùng trộn, thu được sản phẩm đã có đầy đủ thành phần quy định dưới dạnh bột Khi đó, do ma sát trong thùng trộn, hỗn hợp bột sẽ bị nóng lên hơn môi trường xung quanh

Nếu sản xuất sản phẩm đậm đặc (dạng bột) thì hỗn hợp này được chuyển thẳng ra nhà máy đóng bao

Nếu sản xuất sản phẩm hỗn hợp (dạng viên) thì tiếp tục bước 3

- Bước 4: Làm nguội

Sau khi ra khỏi máy ép viên, do ma sát và hồ hoá bằng hơi nước, sản phẩm

sẽ có nhiệt độ khoảng 80oC và được đưa vào bồn làm nguội Sản phẩm được làm

Trang 9

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 8

nguội bằng không khí tự nhiện đi qua bồn nhờ hệ thống quạt hút gió Khi quạt chạy

sẽ tạo nên một luồng không khí lưu thông từ dưới đáy thùng làm nguội lên trên và thoát ra bên ngoài theo ống dẫn Nhờ luồng gió tạo ra, sản phẩm sẽ được làm nguội

và khô, có độ ẩm dưới 13% Khí thoát ra ngoài chỉ gồm không khí và hơi nước

- Bước 5: Sàng

Sản phẩm sau khi làm mát sẽ được chuyển qua hệ thống sàng để loại bỏ hết các hạt bị vỡ gãy vụn giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi chuyển sang công đoạn kiểm tra và đóng gói Các hạt gãy vụn sẽ được chuyển vào bin chờ rồi chuyển tới công đoạn ép viên

- Bước 6: Kiểm tra, đóng gói

Sản phẩm đạt yêu cầu về kích thước được chuyển vào bin chứa thành phẩm, sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn sản phẩm sẽ được cân tự động

và đóng bao theo khối lượng in trên bao bì

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở:

Thức ăn chăn nuôi công suất 60.000 tấn/năm

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

1.4.1 Nguyên liệu:

- Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gồm các nhóm chính sau đây:

+ Nhóm nguyên liệu thô, nhiều xơ: các loại vỏ, phụ phẩm nông nghiệp;

+ Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng: các loại hạt ngũ cốc, dạng khô của các loại củ nhiều bột, dầu thực vật, mỡ động vật,…

+ Nhóm nguyên liệu giàu protein: các loại hạt họ đậu, bột đậu tương, khô dầu các loại, bột máu, bột phụ phẩm chế biến thịt, sữa, các sản phẩm cao đạm tổng hợp,…

+ Các nguyên liệu bổ xung khoáng: canxi (Ca), photpho (P), natri (Na), clo (Cl), magie (Mg), kali (K), kẽm (Zn), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), iot (I), selen (Se),…

Trang 10

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 9

+ Các Vitamin;

+ Phụ gia thức ăn: chất bảo quản, men tiêu hoá, chất kháng khuẩn, chất tạo màu, tạo mùi,…

- Nguồn cung cấp các loại nhiên liệu:

+ Nhóm nguyên liệu thô, nhiều xơ và nhóm nguyên liệu giàu năng lượng được sử dụng chủ yếu từ các nguồn nông sản trong nước như ngô, sắn, bột đá được mua ở Thanh Hoá, Sơn La, Nghệ An, Hà Nam, Hà Nội,…

+ Các nguyên liệu được nhập khẩu như khô đậu tương, khô hạt cải, chất dinh dưỡng bổ sung nhập khẩu từ Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Bỉ,…

Trang 11

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 10

Than kiple có thành phần như sau:

Độ ẩm Wp = 3,5% Lưu huỳnh S = 0,6%

Độ tro Ap = 11% Cacbon Cp = 79%

Nhiệt trị Q = 7.450 kcal/kg Chất bốc Hp = 3%

Oxi Op = 3% Nitơ Np = 1%

Ngoài ra Nhà máy còn sử dụng khoảng 2.000kg gas/năm phục vụ nấu ăn

1.4.3 Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng

Nhà máy sử dụng nước của Công ty cổ phần cấp nước Setfil Hà Nam phục

vụ cho sản xuất và sinh hoạt Lượng nước sử dụng cho toàn nhà máy khoảng 52,25m3/ngày đêm Trong đó:

- Nước sử dụng cho quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên Công ty:

Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tối đa tại dự án là 100 người Tuy nhiên, công nhân làm việc theo ca nên số người làm việc cùng thời điểm chỉ khoảng 50 người Theo TCVN 13606:2023 Tiêu chuẩn dùng nước của công nhân

Trang 12

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 11

trong nhà máy là 75 l/người/ngày Lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt của cán

bộ công nhân viên được tính như sau:

QSinh hoạt = 50 người x 75 l/người/ngày= 3.750 l/ngày = 3,75 m3/ngày

/ngày (theo thực tế hoạt động của công ty)

+ Nước sử dụng cho tưới cây: Diện tích cây xanh tại dự án là 4.920m2

Theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng là 3,0l/m2/ngày Lượng nước cấp cho tưới cây là 4.920m2 x 3,0l/m2/ngày = 14.760 l/ngày = 14,76 m3/ngày

+ Nước sử dụng cho rửa đường: Diện tích sân đường nội bộ dự án là 16.000m2 Theo QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng là 0,4l/m2/ngày Lượng nước cấp cho rửa đường là 16.000m2

x 0,4l/m2/ngày = 6.400l/ngày = 6,4 m3/ngày

- Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn

Tổng thể nhu cầu sử dụng nước, nước thải phát sinh được thể hiện qua sơ đồ sau:

1.4.4 Nhu cầu tiêu thụ điện năng

Nước cấp

52,25

m 3 /ngày

Sinh hoạt 3,75 m 3 /ngày Nước thải 3,75

Tưới cây, rửa đường 21,16 m3/ngày

Đi vào sản phẩm

Xả cặn

1 m3/ngày Bay hơi

Xả cặn 1,5 m3/ngày

Trang 13

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 12

Nhà máy sử dụng khoảng 14.000 kW/ngày tương đương 350.000 kW/tháng,

điện được kéo từ lưới điện của khu công nghiệp vào trạm điện của Nhà máy

1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

1.5.1 Vị trí địa lý của cơ sở

Nhà máy thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam được xây dựng tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, có tổng diện tích 32.800 m2

Vị trí tiếp giáp của Nhà máy như sau:

Phía Đông giáp Công ty Quang Quân;

Phía Tây giáp Công ty Giang Hồng và Công ty Hồng Hà;

Phía Bắc giáp mương và tường rào Khu công nghiệp;

Phía Nam giáp đường nội bộ Khu công nghiệp

Diện tích xây dựng các hạng mục công trình được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trang 14

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 13

(Nguồn: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết)

1.5.2 Máy móc thiết bị

Bảng 3 Danh mục máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi

Trang 15

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 14

Trang 16

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 15

Trang 17

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 16

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án được phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo Quyết định số 54/QĐ-BQL ngày 20/11/2012 của Ban Quản lý các KCN về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của dự án: “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi” của Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam Dự án nằm trong KCN Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh, cụ thể như sau:

- Phù hợp với Quyết định số 698/QĐ-UBND ngày 11/07/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của

dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đồng Văn tại thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên”;

- Phù hợp với Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Phù hợp với Quyết định 384/QĐ-UBND ngày 24/03/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt đề án nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp khu công nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025

2.2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường

a) Môi trường không khí

Trong quá trình hoạt động, chủ dự án đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của bụi trong môi trường sản xuất phát sinh từ các khu vực phát sinh bụi như khu vực nạp nguyên liệu, nghiền nguyên liệu bằng cách lắp đặt các thiết bị thu bụi tay áo đồng bộ cùng thiết bị máy móc Việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo môi trường lao động trong khu vực dự án đạt quy chuẩn QCVN 02:2019/BYT và QCVN 03:2019/BYT nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án cũng như môi trường làm việc

Trang 18

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 17

Đối với môi trường khí thải khu vực lò hơi chủ dự án đã đầu tư hệ thống xử

lý khí thải lò hơi đảm bảo đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường Theo kết quả quan trắc định kỳ của cơ sở cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép Do đó các tác động đến môi trường là không đáng kể, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Định kỳ hàng năm, công ty thuê đơn vị đủ chức năng thực hiện quan trắc, giám sát môi trường để đánh giá chất lượng môi trường khu vực làm việc của Nhà máy, từ đó có các giải pháp tạo môi trường làm việc thoáng mát, đảm bảo yêu cầu theo quy định Căn cứ kết quả quan trắc môi trường khu vực làm việc của Nhà máy

2 năm gần nhất (cụ thể tại chương 5) cho thấy chất lượng môi trường khu vực làm việc của Nhà máy đảm bảo theo yêu cầu theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành

b) Môi trường nước

Quá trình hoạt động của cơ sở phát sinh các loại nước thải sau:

+ Nước thải lò hơi có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, được lắng đọng trước khi chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy công suất 10

m3/ngày đêm để xử lý đảm bảo nằm trong GHCP theo QCVN

+ Nước thải sinh hoạt với lượng tối đa 3,75 m3/ngày đêm Toàn bộ lượng nước thải phát sinh được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó đấu nối về hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Công ty để xử lý đạt tiêu chẩn theo QCVN 14:2008 - Cột

B trước khi xả thải vào hệ thống xử lý nước thải của KCN Chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 10m3/ngày đêm để xử lý đảm bảo nằm trong GHCP theo QCVN

Công ty cam kết vận hành và xử lý các nguồn nước thải phát sinh đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường tiếp nhận Căn cứ kết quả quan trắc môi trường nước thải của nhà máy 2 năm gần nhất cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành Do đó mức

độ tác động của hoạt động xả nước thải của dự án đối với môi trường là không lớn, đảm bảo đáp ứng khả năng chịu tải của môi trường

Trang 19

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 18

PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Nhà máy xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách biệt với hệ thống thu gom

và thoát nước thải nội bộ của nhà máy Cụ thể như sau:

- Hệ thống thu đẫn, thoát nước mưa trên mái: Nước mưa trên mái được thu gom qua hệ thống máng dọc theo các công trình của nhà máy Kích thước máng thu gom: chiều cao x chiều rộng là 34cm x 40cm Nước mưa chảy từ mái xuống hệ thống rãnh thoát nước mưa

- Hệ thống thu gom nước mưa dưới đất: Xung quanh nhà máy đã có hệ thống rãnh thoát nước mưa và các công trình phụ trợ để thu gom nước mưa Lượng nước mưa sẽ được chảy vào hệ thống thoát nước có hố ga lắng cặn rồi chảy vào hệ thống thoát nước chung của KCN Toàn bộ nước mưa của nhà máy sau khi được xử lý sơ

bộ từ hệ thống thoát nước mưa sẽ được bơm ra cống thoát nước rồi đổ vào hệ thống thoát nước mưa của KCN

- Hệ thống rãnh thoát nước mưa kích thước rộng x sâu = 20cm x 20cm

- Hố ga nước mưa: Công ty bố trí các hố ga lắng cặn dọc theo hệ thống rãnh thu nước mưa trên toàn bộ mặt bằng Các hố ga được lắp đặt song chắn rác bằng kim loại

- Tổng chiều dài của hệ thống thoát nước mưa của nhà máy là 965m Độ dốc cống thiết kế với độ dốc 0,2% đảm bảo thoát nước tự chảy

- Rãnh thoát nước mưa và hố ga được nạo vét bùn cặn thường xuyên tối thiểu

Trang 20

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 19

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nguồn phát sinh nước thải của Dự án:

- Nước thải sinh hoạt từ hoạt động tắm giặt, rửa sàn chứa các chất tẩy rửa, cặn

bẩn, nước thải từ nhà bếp nấu ăn chứa các chất dầu mỡ, cặn bẩn, nước thải từ nhà

vệ sinh với tổng lưu lượng khoảng 3,75m3/ngày đêm

- Nước thải lò hơi bao gồm nước thải xả đáy lò hơi và nước thải xả từ hệ thống

xử lý khí thải lò hơi với lưu lượng khoảng 2,5m3/ngày đêm (Nước xả đáy lò hơi

khoảng 1 m3/lần xả, nước thải từ xử lý khí thải lò hơi khoảng 1,5m3/lần xả)

Sơ đồ quy trình thu gom và xử lý nước thải tại Dự án như sau:

Trang 21

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 20

Lọc rác

Hình 2 Sơ đồ tổng thể thu gom và xử lý nước thải của dự án

- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt bao gồm:

Nước thải đạt QCVN 14:2008 – Cột B

Hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Đồng Văn I

Hố ga

Nước thải xả cặn lò hơi

Hố ga lắng cặn

Trang 22

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 21

+ Vị trí xả nước thải: Hố ga đấu nối nước thải với hệ thống thu gom nước thải chung KCN Đồng Văn I

Hình 3 Sơ đồ bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

3.1.3.2 Bể lắng nước thải từ hệ thống xử lý khí thải nồi hơi

Tại hệ thống xử lý khí thải lò hơi đã xây dựng bể lắng cặn có thể tích khoảng 3m3 để lắng cặn trong dòng nước thải trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý Các hạt cặn lơ lửng sau khi qua bể lắng sẽ lắng xuống đáy bể nhờ tác dụng của trọng lực, nước sau đó tự chảy về bể điều hòa trộn lẫn với nước thải sinh hoạt để tiếp tục xử lý

Trang 23

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 22

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 3,75m3/ngày đêm, nước thải lò hơi là 2,5m3/ngày đêm

- Đơn vị thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải công suất 10m3/ngày đêm: Công ty CP Môi trường và ATCN Phương Nam

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy:

Hình 4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Thuyết minh quy trình xử lý:

Hệ thống xử lý nước thải hoạt động liên tục 24/24, phương pháp xử lý sinh học là cốt lõi của công nghệ Các quá trình xử lý nước thải sinh hoạt cơ bản gồm:

Nước thải của dự án được đưa qua tuyến ống gom nước thải sinh hoạt tới bể gom của hệ thống xử lý Tại đây, nước thải được bơm lên thiết bị tách rác nhằm

Chất khử trùng

Thùng chứa bùn

Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)

Bể điều hòa

Bể gom 1

Bùn thải Tách rác

Nước thải sau bể tự hoại, nhà

ăn, khu rửa tay được thu gom

Bể gom 2 Nước thải lò hơi

Trang 24

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 23

loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn có thể gây tắc nghẽn và làm ảnh hưởng tới các thiết bị Nước thải sau đó chảy vào bể điều hoà Bể điều hòa có tác dụng thu gom, điều hòa lưu lượng (làm cho nước thải không bị tràn ở giờ cao điểm) và điều hòa nồng độ các chất có trong nước thải

Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên bể xử lý sinh học theo mẻ (bể SBR),

bể SBR gồm các bể thiếu khí - hiếu khí Trong bể thiếu khí, nitrat trong nước thải

sẽ được khử về nitơ bởi các vi khuẩn khử nitơ, tiếp đó nước thải tự chảy sang bể hiếu khí rồi lại sang bể thiếu khí rồi đến bể hiếu khí Trong bể hiếu khí, các chất hữu cơ được oxy hóa và loại bỏ bằng quá trình bùn hoạt tính, đồng thời các vi sinh vật oxy hóa amoni thành nitrat để tạo điều kiện cho quá trình khử nitơ ở bể thiếu khí Ở bể hiếu khí có bố trí 2 bơm bùn để bơm bùn tuần hoàn về bể thiếu khí đầu tiên nhằm duy trì mật độ sinh khối trong bể xử lý, để khử nitrat, đồng thời trộn đều nước thải với bùn hoạt tính và thải bỏ bùn dư

Quá trình xử lý được diễn ra theo từng mẻ lặp đi lặp lại Quá trình sục khí và khuấy trộn diễn ra liên tục, vi sinh vật hoạt động mạnh phân hủy các chất ô nhiễm

và tạo ra bông sinh học Sau đó ngừng cấp khí ở bể thiếu khí - hiếu khí phía sau để quá trình lắng bông bùn sinh học xuống đáy bể và thải bùn dư từ quá trình xử lý sinh học Tiếp theo là gạn tách lớp nước trong ra ngoài bằng thiết bị rút nước Mực nước trong bể giảm xuống tới mức thấp nhất thì quá trình rút nước dừng lại và chu

kỳ kết thúc Hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải sau khi xử lý sinh học đạt 80%

Phần nước trong sau xử lý sinh học sẽ được đưa tới bể khử trùng nhằm tiêu diệt triệt để các vi sinh vật gây bệnh có trong nước sau xử lý sinh học Hóa chất sử dụng để khử trùng nước sẽ được cho vào đầu bể khử trùng Nước thải sau khi được khử trùng loại bỏ 100% các vi sinh vật có trong nước thải

Nước sau khi đã xử lý nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008 cột

B sẽ được thải ra hệ thống thu gom nước thải của KCN Đồng Văn I

Bùn dư từ quá trình xử lý sinh học sẽ được định kỳ thải về bể chứa bùn sau

đó sẽ được xe hút bùn đưa đi xử lý

Trang 25

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 24

Bảng 5 Vật tư, thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

3 Bơm nước thải Q = 5m3/h, H = 5m cái Đài Loan 2

2 Bơm nước thải Q = 5m3/h, H = 5m cái Đài Loan 2

3 Hệ thống phân phối khí thô dạng ống HT Việt Nam 1

2 Thiết bị rút nước Q =5m3/h cái CNX/Bơm Đài Loan 1

3 Hệ thống phân phối khí tinh, hệ thống phân phối khí thô và đường ống HT

Đĩa phân phối khí từ G7

1

2 Máy thổi khí 0,75kw 3pha/380/50hz cái Đài Loan 2

7 Hệ thống dây cáp điện, ống bảo vệ và phụ kiện HT Việt Nam 1

1 Bơm nước thải Q = 5m3/h, H = 5m cái Đài Loan 2

Trang 26

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 25

4

Vật tư phụ

Bao gồm: Keo dán, que hàn, giá đỡ, ốc

vít, nở thép, nở inox, đệm cao su, đai giữ

ống, bu lông, long đen, ê cu, băng tan, …

* Hoá chất sử dụng:

khi nào hết lại cho tiếp

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.2.1 Nguồn phát sinh bụi và khí thải của dự án

Các nguồn phát sinh bụi, khí thải từ dự án bao gồm :

- Nguồn số 01: Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình nghiền nguyên liệu, trộn nguyên liệu

- Nguồn số 02: Bụi, khí thải phát sinh từ lò hơi

- Nguồn số 03 : Khí thải từ nhà bếp nấu ăn

- Nguồn số 04 : Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm

- Nguồn khác : Khí thải phát sinh từ các nguồn khác như khu vực lưu giữ rác thải, nhà vệ sinh,… : Không đáng kể

3.2.2 Biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.2.2.1 Biện pháp xử lý bụi, khí thải từ quá trình nghiền, trộn nguyên liệu

Trang 27

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 26

Bụi phát sinh từ quá trình nghiền, trộn nguyên liệu tại mỗi công đoạn được

xử lý bằng hệ thống lọc bụi túi vải

Để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị, định kỳ sau một thời gian làm việc nhất định phin lọc phải được rung rũ để hoàn nguyên Thời gian rung rũ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nồng độ bụi, dạng bụi, sức cản thuỷ lực của hệ thống

Ngoài ra, hoạt động sản xuất của dự án diễn ra trong hệ thống nhà xưởng được bao che kín nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng như sức khoẻ của công nhân lao động trực tiếp Để các thiết bị lọc bụi túi vải hoạt động tốt,

Dự án thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ theo khuyến cáo của nhà cung cấp thiết bị với định kỳ bảo dưỡng 3 tháng/ lần

- Ưu điểm: lọc bụi túi vải có hiệu quả lọc cao, có thể lọc được những hạt bụi

<1µm với hiệt suất tới 99%

Quạt hút

bụi túi vải

Khí thải sạch ra môi trường nhà xưởng

Trang 28

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 27

Hình 6 Minh hoạ hệ thống lọc bụi túi vải Bảng 6 Thông số kỹ thuật của hệ thống lọc bụi túi vải

Trang 29

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 28

- Diện tích lọc : 50m2

- Tỷ lệ khí trên vải : 0,625m/ phút

- Áp suất khí : 2,5kg/cm2

3.2.2.2 Biện pháp xử lý bụi, khí thải phát sinh từ lò hơi

Công ty sử dụng 2 nồi hơi luân phiên, 2 nồi hơi đều đấu nối vào chung hệ thống xử lý khí thải để xử lý, sau đó được dẫn qua ống khói thải ra ngoài môi trường

Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi có quy trình công nghệ xử lý như sau :

Hình 7 Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi

Thuyết minh hệ thống xử lý :

- Khí thải vào thiết bị xử lý khí dạng cyclon sẽ theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ Xuống tới phần phễu, dòng khí sẽ chuyển động ngược

Trang 30

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 29

lên trên theo đường xoắn ốc Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời tâm quay

và tiến về vỏ ngoài cyclon Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi có kích thước lớn

sẽ dịch chuyển dần về vỏ ngoài của cyclon, va chạm với nó sẽ mất động năng và rơi xuống phễu thu

- Tiếp theo, các hạt bụi có kích thước nhỏ sẽ theo dòng khói qua bể dập bụi ướt Khí thải sau xử lý đạt cột B, Kp = 1, Kv = 1 theo QCVN 19 :2009/BTNMT sẽ

đi theo đường ống khói thải thoát ra môi trường bên ngoài

Hình 8 Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

3.2.2.3 Biện phát xử lý bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm

- Xây dựng chế độ vận hành xe, các phương tiện giao thông ra vào hợp lý

Trang 31

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 30

- Xe khi vào khu vực dự án phải chạy chậm với tốc độ 35km/h

- Trong thời gian bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm không được nổ máy

- Trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang chống bụi, mắt kính chuyên dùng, găng tay,… cho công nhân trong quá trình bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm

- Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực tập kết nguyên liệu, khu vực kho

và khu vực xe vận chuyển

3.2.2.4 Biện pháp xử lý khí thải từ nhà bếp nấu ăn

Quá trình nấu ăn, Dự án sử dụng gas do đó khả năng phát sinh khói thải từ quá trình nấu ăn không nhiều Để hạn chế mùi, khí thải khu vực này Dự án áp dụng biện pháp :

- Khu nhà bếp được thiết kế thông thoáng với không gian rộng nên mùi thức

ăn tại đây dễ dàng bị pha loãng

- Hạn chế tối đa dầu mỡ bị cháy khét

- Không sử dụng dầu ăn nấu lại nhiều lần

- Vệ sinh bếp sau mỗi lần nấu ăn bằng nước nóng Sử dụng các loại nước tẩy rửa, vệ sinh tiến hành vệ sinh khử mùi

3.3 Công trình, biện pháp luu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

* Chất thải rắn sinh hoạt :

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và nhà ăn của công ty Thành phần chất thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật, túi nilon,… Số cán bộ, công nhân khi Dự án hoạt động cao điểm khoảng 100 người, ước tính lượng rác thải 0,49 kg/người/ngày Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 49 kg/ngày, tương ứng với 15.680 kg/năm (làm việc 320 ngày/năm)

Quy trình thu gom lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt của Công ty:

Trang 32

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 31

Hình 9 Sơ đồ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

- Khu lưu trữ chất thải sinh hoạt: Bố trí các thùng thu gom rác đặt dọc theo các khuôn viên nhà xưởng Khu văn phòng trang bị 04 thùng chứa loại 20 lit, khu vực nhà xưởng, khuôn viên được trang bị 04 thùng chứa loại 50 lit có nắp đậy kín Lượng chất thải này được công ty thu gom về lán tập kết chất thải sinh hoạt khoảng 6,3m2 kích thước dài x rộng x cao = 2,86 x 2,2 x 2,10m, sau đó hợp đồng với Công

ty CP môi trường và công trình đô thị Hà Nam để thu gom, vận chuyển, xử lý 01

Trang 33

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 32

* Chất thải rắn thông thường:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh các chất thải rắn sản xuất như: giấy vụn, vỏ bao bì, thùng carton, xỉ than, tro bụi từ quá trình vận hành lò hơi, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, khí thải lò hơi,… với khối lượng phát sinh như sau:

Bảng 7 Tổng khối lượng chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn thông thường phát sinh được quản lý đúng quy định theo Thông

tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hàng ngày nhân viên sẽ tiến hành thu gom các loại chất thải rắn phát sinh về kho lưu giữ theo quy định

Chất thải phát sinh tại dự án được thu gom, phân loại và chứa trong các thùng chứa chuyên dụng có gắn nhãn chất thải sau đó được vận chuyển về khu lưu giữ chất thải của nhà máy

- Thiết bị lưu chứa: Bố trí 03 thùng nhựa Composit dung tích 280L có nắp đậy hoặc bao bì nilon để lưu chứa chất thải tại khu vực nhà rác, bố trí 05 thùng nhựa dung tích 60L hoặc bao bì nilon để lưu chứa chất thải tại khu vực sản xuất

- Khu vực lưu chứa: Hiện tại nhà máy đã xây dựng 01 kho chất thải thông thường có diện tích 31m2 kích thước dài x rộng x cao = 2,77 x 2,86 x 3,30m, được xây dựng đảm bảo có cao độ nền không bị ngập lụt, sàn đảm bảo kín khít, không bị rạn nứt, không bị thẩm thấu, có cửa che chắn mưa, gió

Trang 34

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 33

Hình 11 Kho lưu giữ rác thải thông thường 3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Trong quá trình hoạt động của cơ sở phát sinh một số các chất thải nguy hại như sau:

Bảng 8 Danh sách các chất thải nguy hại phát sinh của dự án

Khối lượng phát sinh (kg/năm)

Mã CTNH

3 Dầu động cơ, hộp số, bôi trơn thải Lỏng 30 17 02 03

Trang 35

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 34

(Nguồn: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam)

Hiện tại, Dự án đã xây dựng 01 kho chất thải nguy hại, toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh sẽ được thu gom và lưu giữ theo đúng quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Kho lưu giữ chất thải nguy hại: Kho lưu giữ chất thải được bố trí kho riêng, diện tích 10m2, nền đổ bể tông xi măng dày 10cm; mặt sàn kín khít, không bị thẩm thấu, chảy tràn khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn, nền xây cao, bảo đảm tránh nước chảy tràn từ bên ngoài vào; trang bị thiết bị PCCC, vật liệu hấp phụ như cát khô, bình chữa cháy Trong kho bố trí các thùng chứa CTNH được dán biển hiệu cảnh báo, phòng ngừa đối với từng loại CTNH được lưu giữ

- Biện pháp xử lý: Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh của dự án được thu gom, hợp đồng với Công ty cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC

xử lý (Hợp đồng đính kèm phần phụ lục) theo quy định

Trang 36

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 35

Hình 12 Kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại 3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

Dự án đã áp dụng các biện pháp đối với nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung như sau:

- Thực hiện trồng cây xanh theo đúng thiết kế là 4.290m2

- Bố trí dây chuyền máy móc thiết bị hợp lý, tránh gây sự cộng hưởng tiếng

ồn

- Bố trí hợp lý thời gian làm việc ở các phân xưởng có phát sinh tiếng ồn, độ rung lớn Hạn chế người lao động tiếp xúc với tiếng ồn và rung động trong thời gian dài

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc để máy móc vận hành trơn tru, hạn chế tiếng ồn, độ rung phát sinh

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các phương tiện chống ồn cho công nhân

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

a) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố của hệ thống xử lý bụi, khí thải

Trang 37

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 36

- Thường xuyên bảo dưỡng và thay thế các thiết bị hỏng hóc

- Dừng ngay hoạt động sản xuất công đoạn tương ứng khi hệ thống xử lý khí thải gặp sự cố để sửa chữa đảm bảo môi trường cho người lao động

b) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

- Vận hành quy trình xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật, ghi chép số liệu vận hành, nhật ký vận hành vào Sổ Nhật ký vận hành theo ngày

- Bố trí nguồn kinh phí thực hiện duy trì hoạt động của hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu đến mức tối đa khả năng gây ra sự cố

- Trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố, nước thải sinh hoạt sẽ được đưa về bể điều hoà để khắc phục sự cố Đối với trường hợp hệ thống xử lý nước thải có sự cố nghiêm trọng, chưa thể khắc phục ngay thì sẽ liên hệ với Công

ty hạ tầng KCN Đồng Văn I để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh để xử

lý tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN cho đến khi khắc phục xong và vận hành ổn định

3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

a) Phương án đảm bảo an toàn lao động

An toàn lao động là mục tiêu hàng đầu trong các hoạt động sản xuất Vì vậy,

để đảm bảo thực hiện tốt nhất về an toàn lao động, ngoài các phương pháp khống chế ô nhiễm để giảm thiểu tác động tiêu cực tới sức khoẻ công nhân, Dự án còn áp dụng thêm các biện pháp như sau:

- Tuyệt đối chấp hành mọi sự chỉ dẫn về an toàn lao động, nội quy phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt là vấn đề vệ sinh công nghiệp

Trang 38

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 37

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo

hộ

- Kiểm tra định kỳ các máy móc, thiết bị an toàn Các máy móc làm việc ở nhiệt

độ cao và áp suất cao cần phải có quy trình vận hành, quản lý hồ sơ lý lịch rõ ràng và thực hiện kiểm định nghiêm ngặt Các thiết bị làm việc trong điều kiện áp suất cao phải được trang bị đầy đủ các đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất và các thiết bị an toàn khác,…

- Các khu vực làm việc phải sạch, thoáng, đầy đủ ánh sáng, đủ điều kiện vệ sinh công nghiệp

- Những công nhân lao động trực tiếp tại khu vực có nhiều bụi, hơi độc hại,… được trang bị khẩu trang đặc biệt nhằm tránh các tác hại tiêu cực cho sức khoẻ

- Đào tạo định kỳ về an toàn lao động

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

b) Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

Dự án đã được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC theo Văn bản số 14/TD-PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN – Công an tỉnh Hà Nam chấp thuận kết quả nghiệm thu PCCC

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Dự án luôn thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật về PCCC:

- Mặt bằng thông thoáng, đảm bảo cho xe cứu hoả có thể kéo vòi nước tới tất

cả các công trình khi xảy ra sự cố

- Nhà xưởng sản xuất, kho chứa,… phải được thiết kế có cửa thoát hiểm đầy

Trang 39

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 38

- Bố trí các dụng cụ chữa cháy ở nơi thuận tiện cho thao tác, không bị che chắn Bố trí các bảng hiệu ở nơi dễ cháy, dễ đọc

- Hàng năm phối hợp với cảnh sát PCCC tỉnh Hà Nam tổ chức phối hợp tác chiến diễn tập các phương án PCCC, phương án cứu nạn, phương án thoát hiểm khi

có sự cố trên tất cả các khu vực của dự án

3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Cơ sở đã được phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của dự án: “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi” tại Quyết định số 54/QĐ-BQL ngày 20/11/2012 của Ban quản lý các khu công nghiệp Tuy nhiên, Công ty đã có một số thay đổi các nội dung, biện pháp, công trình bảo vệ môi trường như sau:

Nước thải sinh hoạt được xử lý qua bể

tự hoại, sau đó đấu nối vào hệ thống

xử lý chung 10m3/ngày đêm trước khi

xả ra hệ thống thoát nước chung của KCN

2 Hệ thống

xử lý khí

thải lò hơi

Khí thải từ lò hơi được sục qua bể chứa nước

- Khí thải từ lò hơi được sục qua bể trong bể bổ sung vôi để trung hòa

- Ống cấp nước lò hơi được đi qua ống khói lò hơi để tận dụng nhiệt khí thải để làm nóng nước cấp

Trang 40

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Việt Phương Hà Nam 39

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải:

Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại, nước thải nhà ăn và khu rửa tay của công nhân viên nhà máy

Nguồn số 02: Nước thải lò hơi bao gồm bao gồm nước thải xả đáy lò hơi và

nước thải xả từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi

- Lưu lượng xả thải tối đa: công suất của hệ thống xử lý nước thải tập trung

là 10 m3/ngày đêm, do đó lưu lượng nước thải tối đa đề nghị cấp phép là 10

m3/ngày đêm

- Dòng nước thải: 01 dòng nước thải sau hệ thống xử lý được xả ra hệ thống

thoát nước chung của Khu công nghiệp Đồng Văn I tại 01 điểm đấu nối, sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp để tiếp tục xử lý

- Chất lượng nước thải: Nước thải dự án trước khi xả ra môi trường được xử

lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – cột B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải như sau:

Bảng 10 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Ngày đăng: 01/01/2025, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w