Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, các loại tài sản tham gia vào các giao dịch dân sự không chỉ đa dạng mà còn phong phú về hình thức. Trong đó, giấy tờ có giá là một trong những loại tài sản được phép giao dịch trong các giao dịch dân sự hiện đang được sử dụng khá phổ biến, nhất là trong các giao dịch trong việc huy động vốn trong lĩnh vực ngân hàng tiền tệ
Trang 1GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, các loại tài sản tham gia vào các giao dịch dân sự không chỉ đa dạng mà còn phong phú về hình thức Trong đó, giấy tờ có giá là một trong những loại tài sản được phép giao dịch trong các giao dịch dân sự hiện đang được sử dụng khá phổ biến, nhất là trong các giao dịch trong việc huy động vốn trong lĩnh vực ngân hàng tiền tệ
1 Khái niệm giấy tờ có giá
Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” Như vậy giấy tờ có giá chính là một loại tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, nhưng trong Bộ luật Dân sự cũng không có quy định cụ thể về khái niệm “giấy tờ có giá”
Tuy nhiên, hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, giấy tờ có giá được định nghĩa là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ
có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”
Giấy tờ có giá là các loại giấy tờ được lập nên và phát hành theo những thể thức luật định nhất định và có nội dung khẳng định quyền tài sản của một người (người nắm giữ giấy tờ có giá) đối với chủ thể khác (chủ thể phát hành giấy tờ có giá)
Giấy tờ có giá được xác định là một loại giấy tờ có giá trị như chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá (thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng…) với người sở hữu giấy tờ
có giá (ví dụ người mua trái phiếu, tín phiếu…) trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch ghi nợ này
2 Đặc điểm của giấy tờ có giá
Về phương diện lý thuyết, giấy tờ có giá có thuộc tính cơ bản là:
-Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định
-Trị giá được bằng tiền
-Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự
3 Các loại giấy tờ có giá
Trang 2Giấy tờ có giá được phân thành: loại do nhà nước phát hành (tín phiếu, công trái,…) và loại do các pháp nhân phát hành (séc, cổ phiếu,…)
Ngoài ra, các quy định khác của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:
+ Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành (Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019)
+ Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành (Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019)
+ Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sỏ vật chất,
kỹ thuật cho đất nước (Pháp lệnh về “Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc” năm 1999)
+ Hối phiếu gồm hai loại hối phiếu đòi nợ và nhận nợ Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng Hối phiếu nhân nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thòi điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng (Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005)
+ Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác (Điều 3 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN)
+ Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sỏ hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốh góp của quỹ đại chúng (khoản 4 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019)
+ Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho ngưòi bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng
Trang 3Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005)
Bên cạnh đó, Giấy tờ có giá bao gồm hai loại ghi danh và vô danh Giấy tờ
có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sỏ hữu Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sỏ hữu Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá
Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định, bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường
Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ
Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, trừ trái phiếu chuyển đổi, để huy động vốn theo quy định của pháp luật ngân hàng và doanh nghiệp
Tổ chức tín dụng được phát hành, mua bán, cầm cố giấy tờ có giá để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật
4 Tìm hiểu cụ thể về giấy tờ có giá là trái phiếu Chính phủ
Cơ sở pháp lý: Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương do Chính phủ ban hành ngày 05 tháng 01 năm 2011
a Khái niệm Trái phiếu Chính phủ
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP giải thích về trái phiếu Chính phủ như sau:
“Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước
Về bản chất, trái phiếu chính phủ là phương thức để nhà nước vay vốn Do
đó, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước và quyền lợi của người sở
Trang 4hữu trái phiếu Hình thức ban đầu của trái phiếu chính phủ áp dụng phổ biến là hình thức chứng chỉ, sau đó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ
Hiện nay, có 3 loại trái phiếu Chính phủ là:
- Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần
- Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 01 năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Công trái xây dựng Tổ quốc: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một
01 năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước
b Đặc điểm của Trái phiếu Chính phủ
Về chủ thể phát hành
- Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính;
- Chủ thể phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ
Đối tượng được mua trái phiếu Chính phủ
Tại Điều 7 quy định, đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài Ngoài ra, tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu
Các điều khoản của trái phiếu Chính phủ
Điều 6 Nghị định 01 quy định về các điều khoản của trái phiếu như sau:
- Kỳ hạn trái phiếu
Ngoại trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, các loại trái phiếu Chính phủ khác, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về kỳ
Trang 5hạn trái phiếu, đảm bảo tính đa dạng và tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn trái phiếu nhằm mục đích phát triển thị trường trái phiếu
- Mệnh giá trái phiếu
Mệnh giá trái phiếu do chủ thể phát hành quyết định Trường hợp trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, mệnh giá trái phiếu được quy định phù hợp với quy định về niêm yết và giao dịch chứng khoán
- Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam Trường hợp trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
+ Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành ra thị trường quốc tế bằng ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này
+ Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền khi phát hành
+ Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối
- Hình thức trái phiếu
Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử Chủ thể phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành
- Lãi suất trái phiếu
+ Lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương phát hành trong nước do chủ thể phát hành quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định
+ Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt
5 Một số nhầm lẫn về về giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá được xác định là một loại tài sản được sử dụng trong các giao dịch dân sự, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về khái niệm của
Trang 6“giấy tờ có giá”, khiến cho nhiều chủ thể tham gia giao dịch dân sự bối rối trong việc xác định về giấy tờ có giá Trong khi đó, khái niệm về “giấy tờ có giá” mặc dù được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, không phải tất cả mọi người ai cũng biết đến, quan tâm đến, tiếp cận và hiểu rõ các văn bản trong lĩnh vực này Điều này, dẫn đến việc nhiều người hiểu nhầm về khái niệm “giấy tờ có giá” cũng như nhầm lẫn trong việc xác định giấy tờ có giá trong giao dịch dân sự
Thực tế cho thấy nhiều người nhầm lẫn khi xác định các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe… là giấy tờ có giá khi tham gia giao dịch Đây là một thực tế đang diễn ra khá phổ biến
Tuy nhiên, các giấy tờ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy đăng ký xe… vốn không phải là chứng từ, bằng chứng ghi nhận nghĩa vụ trả nợ, mà nó chỉ là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền của chủ sở hữu tài sản, chủ sở hữu quyền sử dụng nên hoàn toàn không được xác định là giấy tờ có giá theo khái niệm được quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 Những giấy tờ này là những giấy tờ có giá trị, nhưng không phải là “giấy tờ có giá”, mà là giấy tờ chứa đựng quyền của chủ sở hữu tài sản Cụ thể:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 được xác định là chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu về tài sản gắn liền với đất hợp pháp của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất Nhìn chung, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ chứa đựng quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của chủ sử dụng đất hợp pháp Bản thân Giấy tờ này không phải là một loại giấy tờ có giá, cũng không được xác định là một tài sản, nhưng lại có ý nghĩa mang tính chất là hình thức ghi nhận quyền tài sản – quyền sử dụng đất, một tài sản vô hình, gắn liền với một mảnh đất hữu hình
Trang 7+ Giấy đăng ký xe là giấy tờ pháp lý xác nhận thông tin của chủ sở hữu chiếc xe, không được xác định là tài sản bởi tài sản ở đây là chiếc xe có đầy đủ thông tin được ghi nhận trên Giấy đăng ký xe đã được cấp