1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhập môn năng lực thông tin Đề tài thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội

38 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tác giả Ngụ Tuyết Mai
Người hướng dẫn ThS. Trịnh Khanh Văn
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học máy tính
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 237,14 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN Đề tài: Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy tín

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

Đề tài: Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy

tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội

Giảng viên: ThS Trịnh Khánh Vân Sinh viên: Ngô Tuyết Mai

Mã sinh viên: 22030958

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Giả thuyết nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Tổng quan tài liệu 8

7 Bố cục của đề tài 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN 11

1.1 Hệ khái niệm 11

1.2 Biểu hiện của trầm cảm 12

1.3 Phân loại trầm cảm 15

Tiểu kết chương 1 17

CHƯƠNG 2 HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH, ĐẠI HỌC BÁCK KHOA HÀ NỘI 18

2.1 Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội 18

2.2 Nguyên nhân của trầm cảm 22

2.3 Ảnh hưởng của trầm cảm 26

Tiểu kết chương 2 28

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29

3.1 Giải pháp y học 29

3.2 Giải pháp xã hội 32

3.3 Giải pháp từ bản thân người bệnh 34

Tiểu kết chương 3 35

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

DANH MỤC BẢNG BIỂU 38

PHỤ LỤC 39

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt học

phần Nhập môn năng lực thông tin.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Trịnh Khánh Vân,

là Giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho em rất trong quá trình thựchiện đề tài Cô đã tận tình quan tâm, chỉ dạy cho chúng em từ cách trích dẫn tàiliệu, cách sử dụng thông tin có hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm để giúp chotương lai Vì vậy, em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn vào học phần và hoàn thànhbài cuối kỳ này

Trong quá trình nghiên cứu và học tập, em đã cố gắng trau dồi kiến thứctuy nhiên còn nhiều mặt em còn hạn chế không thể tránh khỏi Kính mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các Thầy/Cô giáo, Anh/Chị và các bạn để bàinghiên cứu của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Chủ đề hẹp (Narrowed topic) Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành

Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa

Hà Nội

Câu hỏi nghiên cứu Trầm cảm ở sinh viên ngành Khoa học

máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội diễn ra như thế nào?

và cách thức học tập mới, từ đó đã tạo ra khá nhiều khó khăn và vô tình dẫn đếntình trạng trầm cảm

Trang 5

Các bài nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ ra rằng khả năngsinh viên bị áp lực và trầm cảm là rất cao Tại Việt Nam hiện nay, số lượng sinhviên đang theo học tại các trường đại học hàng đầu rất là lớn và Đại học BáchKhoa Hà Nội là ngôi trường rất nổi tiếng đào tạo về khoa học công nghệ và kỹthuật của cả nước Trong đó, ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa

Hà Nội luôn là một ngành “hot” nhất trường và có điểm chuẩn tuyển sinh đầuvào rất cao Sinh viên ngành Khoa học máy tính phải trải qua khối kiến thức lớn,sâu và phải tích lũy khoảng 125 tín chỉ Chính vì thế nên có rất nhiều bạn sinhviên phải chịu áp lực tâm lý và gây ra tình trạng trầm cảm Đó cũng là lý do em

lựa chọn đề tài: “Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy

tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội” Đề tài có tác dụng cung cấp dữ liệu về sức

khỏe tâm lý của sinh viên cho nhà trường, các nhà giáo dục để hỗ trợ cho cácbạn sinh viên đối phó với vấn đề bệnh lý nan giải này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về trầm cảm, từ

đó có thêm những hiểu biết và giải pháp để giảm thiểu tình trạng trầm cảm ởsinh viên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, em cần thực hiện những nhiệm vụnghiên cứu:

- Phân tích cơ sở lý luận về trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy tính,Đại học Bách Khoa Hà Nội (tìm hiểu khái niệm trầm cảm, các triệu chứng, chẩnđoán và phân loại rối loạn trầm cảm)

- Phân tích tổng quan tình hình trầm cảm của sinh viên tại Việt Nam và tại Đạihọc Bách Khoa Hà Nội, ngành Khoa học máy tính

Trang 6

- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm cho sinh viên ngành Khoa họcmáy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội, người bị

4 Giả thuyết nghiên cứu

Trầm cảm ở sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa HàNội diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên các bạn vẫn có những hiểu biết chung vềvấn đề này

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tài liệu là kết quả nghiên cứu ứng dụng nhằm khai thác hoặc kế thừa cácnghiên cứu đã công bố trước đó về trầm cảm ở sinh viên ngành Khoa học máytính, Đại học Bách Khoa Hà Nội

5.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tác giả tiến hành xây dựng, thiết kế bảng hỏi, phát phiếu khảo sát để thuthập thông tin từ đối tượng nghiên cứu là sinh viên ngành Khoa học máy tínhcủa Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trang 7

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 71 sinh viên ngành Khoa học máy tính,Đại học Bách Khoa Hà Nội với mức độ trầm cảm, lo âu và stress theo thangDASS 21 DASS 21 là thang đánh giá do các nhà khoa học của Đại học NewSouth Wales, Australia và có thể đánh giá được mức độ trầm cảm, lo âu vàstress Trong đó, mỗi dạng rối loạn có 5 cách đánh giá:

6 Tổng quan tài liệu

6.1 Tài liệu nước ngoài

Nghiên cứu của Bernice Andrews và John M Wilding (2014) mang tiêu

đề “The relation of depression and anxiety to life-stress and achievement in

student" tập trung vào điều tra xem liệu sinh viên có tăng sự lo lắng và trầm cảm

sau khi vào đại học không, cùng với đó là mức độ mà các trải nghiệm khôngthuận lợi trong cuộc sống tác động vào kết quả học tập và thi cử của sinh viên.Kết quả của nghiên cứu cho thấy những khó khăn kinh tế ảnh hưởng đáng kểvào tình trạng trầm cảm, tuy nhiên mối quan hệ giữa khó khăn về tài chính vàtrầm cảm đã có sự giảm bởi kết quả thi cử của sinh viên giữa năm học đầu tiên

và năm thứ hai trong trường đại học Nghiên cứu đã cho thấy những khó khăn vềkinh tế và những khó khăn khác có thể làm tăng mức độ lo lắng và trầm cảm củasinh viên, góp phần ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ Kết quả của nghiêncứu cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách giáo dục và y tế khi thamgia vào hệ thống giáo dục đại học

Trang 8

Bài báo “Perceived social support predicts psychological problems

among university students" số 4 từ trang 2349 đến trang 3429 của Bukhari, S.

R& Afzal, F năm 2017 trên Tạp chí Quốc tế và Tâm lý học Ấn Độ đã tìm hiểumức độ phổ biến của trầm cảm, lo lắng, căng thẳng ở sinh viên và mức hỗ trợ xãhội mà họ nhận được Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm ra tác động của sự hỗtrợ xã hội đến các vấn đề tâm lý đó Kết quả khảo sát cho thấy trầm cảm, lo lắng

và căng thẳng ở các trường đại học là rất phố biến và hỗ trợ xã hội được nhậnthức có liên quan một cách tiêu cực đến trầm cảm, lo lắng và căng thẳng Đâycũng là một yếu tố dự báo không mấy tích cực về trầm cảm và lo lắng Nghiêncứu có ý nghĩa tới cả sinh viên khi họ là những người gặp phải các vấn đề tâm

lý, nhận thức được mức độ hỗ trợ xã hội thấp nên rất cần được tư vấn Cũng vìvậy các trường đại học nên phát triển các chính sách, chương trình giúp tăngcường hỗ trợ xã hội cho các sinh viên

6.2 Tài liệu trong nước

Bài “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên đa khoa trường

Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2016” của Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn

Thị Thu Thảo và các cộng sự (2016) trên Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI,

số 14 (187) 2016 Số đặc biệt trang 153-157 nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ vàmột số các yếu tố liên quan đến triệu chứng trầm cảm của sinh viên Bác sỹ Đakhoa của trường Đại học Y Dược Hải Phòng Kết quả nghiên cứu cho thấy cómỗi liên quan giữa dấu hiệu của trầm cảm và các sự kiện căng thẳng trong cuộcsống, cùng với các yếu tố cá nhân và học tập

Các tác giả Nguyễn Tiến Đạt, Hà Thảo Linh, Lê Đại Minh, Dương Ngọc

Lê Mai, Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thu Trang, Kim Bảo Giang với bài báo

“Tỉ lệ rối loạn lo âu lan toả và một số yếu tố liên quan ở sinh viên đai học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Y học năm 2021 tập

140 số 4 xác định tỷ lệ biểu hiện rối loạn lo âu và các yếu tố liên quan ở sinhviên năm đầu và năm cuối của Đại học Y Hà Nội trong năm học 2018-2019

Trang 9

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi Rối loạn lo âu lan tỏa để phỏng vấn các bạn sinhviên về tình trạng rối loạn lo âu Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa định hướng chonhững nhóm sinh viên, là những người cần được ưu tiên hơn trong can thiệpnhằm giảm tỉ lệ lo âu trong các sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe.

“Thực trạng stress va một số yếu tố gây stress ở sinh viên năm nhất trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2022-2023” của

Nguyễn Thị Huyền Trang đã xác định những khó khăn và yếu tố nguy cơ dẫnđến stress của sinh viên Từ đó đưa ra biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhấtcho sinh viên học tập và làm việc

Chương 2 Hiện tượng trầm cảm ở sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.1 Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.2 Nguyên nhân của trầm cảm2.3 Ảnh hưởng của trầm cảm

Chương 3 Giải pháp cho thực trạng trầm cảm ở Việt Nam hiện nay

3.1 Giải pháp y học3.2 Giải pháp xã hội3.3 Giải pháp từ bản thân người bệnh

Trang 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN

1.1 Hệ khái niệm

1.1.1 Trầm cảm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health Organization), “Trầmcảm hay rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến Nó liên quan đếntâm trạng hoặc mất niềm vui, hứng thú với các hoạt động trong thời gian dài”.Trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng và cảm xúc thường xuyên về cuộcsống hàng ngày Nó có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, baogồm cả các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cộng đồng Trầm cảm có thể làkết quả hoặc dẫn đến các vấn đề ở trường và nơi làm việc Và vấn đề này có thểxảy ra với bất cứ ai, những người từng trải qua sự lạm dụng, sự mất mát nghiêmtrọng hoặc các sự kiện căng thẳng khác có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn.Trầm cảm có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc trầm trọng và kéo dài, một sốngười chỉ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm một lần, trong khi những người khác cóthể bị trầm cảm nhiều lần Trầm cảm có thể dẫn đến tự tử, nhưng có thể phòngngừa được khi có sự hỗ trợ thích hợp và điều quan trọng cần biết là có thể làmđược nhiều điều để giúp đỡ những người đang có ý định tự tử

Trong Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện, “Trầm cảm là tâm trạng lobuồn, kết hợp với ức chế vận động và tâm trí Dễ có cảm tưởng tội lỗi, bản thânsuy sụp, không chữa được, có khi dẫn đến tự sát Trong chứng loạn tâm hưngtrầm hay xuất hiện những cơn trầm muộn: mặt mũi đờ đẫn, vai rụt xuống, nétmặt đau khổ, ít nói, kêu ca là không còn cảm giác gì nữa, thờ ơ, đau khổ vì thấycuộc sống và bản thân không còn ý nghĩa, thấy mình vô tích sự, bất lực, khôngcòn khả năng suy nghĩ về ngày mai Ý nghĩ quanh quẩn với những đề tài đau

ốm, tội lỗi, tai ương, suy sụp, có cảm tưởng bị truy bức, nếu là tín đồ một tôngiáo, nghĩ rằng đã phạm tội với đạo Hoạt động thân thể và tâm trí bị ức chế

Trang 11

nghiêm trọng” Và với cách hiểu như vậy, trầm cảm được biểu hiện ở các mặtnhư cảm xúc, nhận thức, cơ thể và cả ở hành vi

Qua các quan điểm và khái niệm kể trên, có thể đồng tình rằng trầm cảm

là một trạng thái rối loạn cảm xúc, là trạng thái suy giảm kéo dài gây ảnh hưởngtiêu cực đến đời sống của con người và được biểu hiện ở nhận thức, cảm xúc vàhành vi của con người

1.1.2 Sinh viên

Theo Luật Giáo dục đại học: “Sinh viên là người đang học tập và nghiêncứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng

và chương trình đào tạo đại học”

Sinh viên nói riêng hay thanh niên nói chung là những người có nhữngđặc điểm tâm lý cơ bản như hoạt động nhận thức và phát triển trí tuệ, tự ý thức,phát triển nhân cách Họ cũng chính là những người đang theo học tại cáctrường đại học hoặc cao đẳng, cũng là lực lượng dự bị, kế tục tri thức của đấtnước

Qua đó, có thể thấy rằng khái niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất vàthường được dùng với nghĩa phổ biến là người học trong các trường cao đẳng vàđại học Và ở trong bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu các sinh viên thuộc hệđại học chính quy tập trung, học đại học văn bằng thứ nhất với đối tượng cụ thể

là sinh viên của ngành Khoa học máy tính của Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2 Biểu hiện của trầm cảm

Theo WHO, khi ở trong giai đoạn trầm cảm, con người thường trải quatâm trạng chán nản, họ có thể cảm thấy buồn, cáu kỉnh hoặc trống rỗng Ngườimắc trầm cảm có thể cảm thấy mất niềm vui hoặc không có hứng thú với cáchoạt động xung quanh mình Giai đoạn của trầm cảm không giống với nhữngbiến động tâm trạng thông thường khi chúng kéo dài gần như cả ngày, ít nhất làtrong hai tuần Ngoài ra, có các triệu chứng như kém tập trung, giấc ngủ không

Trang 12

liên tục, có cảm giác tội lỗi quá mức về việc gì, cảm thấy tương lai không rõràng, có suy nghĩ kết thúc sự sống, khẩu vị và các chỉ số sức khỏe, cân nặng thayđổi, cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng để bắt đầu làm việc Ảnh hưởngcủa trầm cảm có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của con người,bao gồm cả khi ở nhà, trường học và nơi làm việc.

Trong bài viết “Biểu hiện trầm cảm mức độ nhẹ” của Chuyên gia tư vấnTâm thần Đặng Thành Long trên trang Tin tức về Thông tin sức khỏe của Bệnhviện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, biểu hiện lâm sàng của bệnh trầmcảm rất đa dạng Các triệu chứng đó là:

Khí sắc trầm buồn: Người bị bệnh biểu hiện khí sắc trầm buồn qua nét

mặt, trông khuôn mặt của bệnh nhân buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ, ánh mắt rất đơn điệu,giảm hoặc mất các nếp nhăn Tình trạng khí sắc trên cơ thể giảm rất bền vững dobệnh nhân luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, bi quan và thậm chí là mất hếtniềm tin vào cuộc sống

Mất hứng thú hoặc mất những sở thích trước đây của mình: Người bệnh

có cảm giác mệt mỏi, trong người luôn nặng nề, đi đứng chậm chạp và khôngmuốn làm bất cứ việc gì, cho dù là việc nhẹ Không những vậy, họ còn khôngquan tâm đến những người xung quanh kể cả con cái của mình Hơn nữa, bệnhnhân cũng cho rằng họ đã mất hết những sở thích trước đây của họ bao gồm cảham muốn tình dục Cả nam giới và nữ giới đều có biểu hiện của sự suy giảmquan hệ tình dục, được thể hiện ở rối loạn cương dương ở nam và lãnh cảm ở

nữ

Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ là triệu chứng người trầm cảm hay gặp nhất,

trong đó rối loạn giấc ngủ chiếm 80 - 100% và ảnh hưởng lớn đến 1/4 dân số thếgiới ở các phương diện trong cuộc sống xã hội, nghề nghiệp cũng như trong các

hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh Bệnh nhân cảm thấy trằn trọc,

khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi họ cảm thấy rất buồn ngủ nhưng lại khôngthể ngủ được và thức dậy sớm hơn bình thường Một người được coi là mất ngủ

Trang 13

khi ngủ ít hơn số giờ là 2 mỗi ngày Có nhiều trường hợp có thể thức trắng cảngày lẫn đêm trong thời gian dài, điều này làm cho cơ thể bị suy nhược vàkhông có sức sống.

Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện của tăng cân: Trong việc ăn uống, bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, một số

người có thể trở nên gầy sút cân do không muốn ăn hoặc thậm chí là nhịn ănhoàn toàn Một số ít trường hợp ngược lại, có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơnbình thường dẫn đến tăng cân Trong trường hợp trầm cảm, mất cảm giác ănngon miệng và mất sự thèm ăn là những dấu hiệu phổ biến

Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm sút năng lượng: Người trầm cảm hay than

phiền mệt mỏi mà không có bất cứ một nguyên nhân nào, họ bị giảm khả năngtập trung vì vậy nên hiệu quả công việc hoàn thành cũng không cao Vào buổisáng, cảm giác mệt mỏi thường nặng hơn, họ thậm chí không còn hứng thú vớiviệc gì kể cả các công việc hàng ngày như đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quầnáo

Có cảm giác vô dụng, tội lỗi: Bệnh nhân luôn có những suy nghĩ tiêu cực

về bản thân, họ có cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát và không còn niềm tinvào bản thân và tương lai Những người này tự cho rằng bản thân là người có lỗivới người thân, cảm thấy thua kém người khác, là một người vô dụng trong cuộcsống

Khó suy nghĩ tập trung hoặc ra quyết định: Đây là triệu chứng rất hay gặp

khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và phải đi khám bệnh Nhiều bệnh nhân thanphiền rằng họ rất khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó Họ cũngrất khó khăn khi cần đưa ra quyết định bệnh nhân cũng rất khó khăn, việc nàykhiến họ phải cân nhắc, đắn đo rất nhiều lần dù đó là một việc rất đơn giản Khótập trung, chú ý trong bệnh nhân xuất hiện ở những việc đơn giản nhất, họkhông thể đọc được một bài báo ngắn, không nghe hết một bài hát mà chính họvốn rất yêu thích, không thể xem hết một chương trình ti vi mà trước đây họ rấtquan tâm Bệnh nhân tồn tại chứng rối loạn trí nhớ, ở đây thường là giảm trí nhớ

Trang 14

gần Họ có thể quên mất mình vừa làm gì trong khi trí nhớ xa như các thông tin

về ngày sinh, quê quán hay các sự kiện xảy ra rất lâu rồi thì vẫn có thể duy trìtương đối tốt

Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Hầu hết bệnh nhân trầm cảm

đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là họ có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát.Lúc đầu họ nghĩ là mình mắc bệnh nặng thế này, các triệu chứng bất thường nhưmất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, sút cân thì sẽ chết mất Khi các triệu chứng nàykhông thuyên giảm, dần dần bệnh nhân sẽ nghĩ rằng chết đi thì sẽ hết đau khổ

Họ tin rằng những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ trở nên tốthơn nếu họ không tồn tại Bệnh nhân xuất hiện ý nghĩ tự sát và hành vi tự sát

Tự sát có thể gặp ở người bị trầm cảm nhẹ, vừa và nặng vì thế không thể chủquan Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể chỉ ra chính xác được bệnhnhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào họ tự sát Động cơ tự sátcủa bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái

Biểu hiện sinh lý: Nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức

tay chân là những triệu chứng thường gặp Bệnh nhân có cảm giác lo lắng vô cớ,

ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận, sợ hãi, ngại giao tiếp và ít quan tâm đếnngười khác cũng là những dấu hiệu khác của rối loạn lo âu

Hình thức bên ngoài: Ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử

chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ, giọng nói trầm buồn đơn điệu thường đi kèmvới trạng thái tâm lý khôn tốt gợi ý về bệnh trầm cảm

1.3 Phân loại trầm cảm

Dựa trên nhiều yếu tố, giai đoạn của trầm cảm được phân loại thành cáctriệu chứng mà người bệnh gặp phải, tần số xuất hiện và mức độ nghiêm trọngcủa triệu chứng Từ đó, có thể chia bệnh trầm cảm thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn trầm cảm nhẹ (hay Trầm cảm cấp độ 1): Trầm cảm nhẹ thường

xuất hiện với cảm giác buồn tạm thời Các triệu chứng có thể xảy ra trong thờigian dài làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, bao gồm khó chịu hoặc

Trang 15

tức giận, cảm giác tội lỗi hoặc tuyệt vọng, cảm thấy tự ti, mất hứng thú với cáchoạt động, thiếu động lực, không muốn giao tiếp với người khác, mệt mỏi, thayđổi cảm giác thèm ăn và cân nặng của người bệnh.

Giai đoạn trầm cảm vừa (hay Trầm cảm giai đoạn 2): Trầm cảm vừa có

các triệu chứng tương tự như trầm cảm nhẹ nhưng lại có mức độ nặng hơn.Trầm cảm ở giai đoạn này có thể gây ra các biểu hiện như dễ bị tổn thương lòng

tự trọng, suy giảm khả năng làm việc, cảm thấy bản thân là người vô giá trị,nhạy cảm và lo lắng quá mức

Giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần: Trầm cảm nặng rất

nghiêm trọng và đáng chú ý, ngay cả người thân của người bệnh cũng có thểphát hiện ra những triệu chứng như buồn bã kéo dài, chậm chạp hoặc dễ bị kíchđộng, luôn mất tự tin, cảm thấy mình vô dụng hoặc có lỗi, tự làm tổn thương bảnthân và mọi người xung quanh, người bệnh có thể có suy nghĩ tự tử hoặc hành vi

tự tử

Trầm cảm nặng kèm theo loạn thần: Ở giai đoạn này, người bệnh kèm

theo những triệu chứng hoang tưởng, xuất hiện ảo giác khi nghe thấy tiếng nóihay âm thanh lạ, họ tưởng tượng ra sẽ có tai họa sẽ xảy ra

Các dạng trầm cảm khác: Khi các triệu chứng của trầm cảm không rõ

ràng, nhưng có các triệu chứng cụt và rất khó chẩn đoán như căng thẳng, lobuồn, chán nản và các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi dai dẳng, còn gọi là “trầmcảm ẩn”

Trang 16

Tiểu kết chương 1

Trầm cảm là một căn bệnh không mấy xa lạ và ảnh hưởng nghiêm trọngtới cuộc sống của con người, trong đó bao gồm cả các bạn sinh viên Tuy nhiên,không phải ai cũng có thể hiểu một cách rõ ràng và chính xác về căn bệnh này.Trong chương 1 của bài viết, tác giả đã làm rõ các thuật ngữ liên quan trong bàinhư “trầm cảm”, “sinh viên” và phân tích các dấu hiệu, giai đoạn của trầm cảm

để phục vụ cho các chương tiếp theo

Trang 17

CHƯƠNG 2 HIỆN TƯỢNG TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN NGÀNH KHOA

HỌC MÁY TÍNH, ĐẠI HỌC BÁCK KHOA HÀ NỘI

2.1 Thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành Khoa học máy tính, Đại học BáchKhoa Hà Nội

Thực trạng trầm cảm của đối tượng được đo lường bởi Thang đo Trầmcảm, Lo âu và Căng thẳng (DASS 21) Đây là một bài test về rối loạn lo âu –trầm cảm – stress và có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha khá chính xác Bài testgồm 21 câu hỏi là các dấu hiệu khá phổ biến để đánh giá mức độ của 3 tìnhtrạng trên Trong đó, mỗi tình trạng là 7 dấu hiệu Điểm của thang đo được xâydựng và đánh giá từ 0 đến 3, với kết quả định tính được chuyển sang định lượng:

0 – Không đúng với tôi chút nào cả, 1 – Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnhthoảng mưới đúng; 2 – Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian làđúng; 3 – Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng Sinh viên sẽđược biết mức độ trầm cảm, lo âu và stress khi tính tổng điểm của từng tìnhtrạng và nhân đôi

Cuối cùng, dưới đây chính là kết quả nghiên cứu 71 sinh viên ngành Khoahọc máy tính, Đại học Bách Khoa Hà Nội dựa trên thang đo DASS-21:

Bảng mức độ trầm cảm, lo âu và stress chung

cảm

Tỷ lệtrầm cảm Lo âu

Tỷ lệ lo

Tỷ lệstressBình

Trang 18

Kết quả ở trên cho thấy sinh viên có dấu hiệu lo âu chiếm tỷ lệ nhiều hơn

so với trầm cảm và stress, có tới 91,6% số bạn sinh viên có biểu hiện lo âu ở cácmức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng Tỷ lệ các bạn mắc trầm cảm tới 86% và tỷ lệstress ở sinh viên là thấp nhất, vơi 71,7% Tuy nhiên, mức độ rất nặng ở cả 3tình trạng đều chiếm số lượng lớn, nhất là tỷ lệ lo âu khi có tới 46,5% sinh viêngặp phải Ngược lại, tổng số sinh viên không bị mắc rối loạn trầm cảm chiếm tỷ

lệ không quá thấp so với số sinh viên có dấu hiệu trầm cảm Sinh viên bị stress

và lo âu lại chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với số sinh viên bình thường.Nhưng nhìn chung trong tổng số sinh viên được nghiên cứu thì tỷ lệ sinh viênmắc các vấn đề liên quan đến trầm cảm chiếm đa số

Cụ thể, các mức độ dấu hiệu của từng tình trạng được thể hiện ở các biểu

đồ dưới đây Đối với từng tình trạng, có 7 dấu hiệu và 4 mức độ khác nhau.Người tham gia khảo sát cần hoàn thành từng dấu hiệu để có được kết quả cuốicùng Biều đồ đầu tiên về tình trạng Trầm cảm với các dấu hiệu: 1 Tôi dườngnhư chẳng có chút cảm xúc tích cực nào; 2 Tôi thấy khó bắt tay vào công việc;

3 Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả; 4 Tôi cảm thấy chán nản, thấtvọng; 5 Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa; 6 Tôi cảm thấy mìnhchẳng đáng làm người; 7 Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa

Hình 1 Biểu đồ khảo mức độ các dấu hiệu của trầm cảm

Trang 19

Biểu đồ trên cho thấy hầu như sinh viên đều đang mắc phải các dấu hiệucủa trầm cảm Có tới 6/7 dấu hiệu có mức điểm 3, tức là câu lựa chọn rằng

“Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng” Khi đó, các bạn sinhviên đang phải trải qua một thời kỳ khó khăn và họ dần cảm thấy mất đi sự hứngthú và ý nghĩa của cuộc sống Tuy nhiên, con người có thể gặp phải những thửthách và cuộc sống luôn có những thăng trầm Các sinh viên ngành Khoa họcmáy tính xuất hiện những điều tiêu cực là điều rất phổ biến bởi họ phải chịu áplực rất lớn, từ học tập đến cuộc sống Là những người sinh viên của một trườngĐại học hàng đầu như Bách Khoa thì họ phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để hoànthành thật tốt việc học của mình Hơn nữa, với cuộc sống xa nhà đối với các bạn

ở tỉnh khác cũng là một điều trăn trở

Về tình trạng lo âu, những sinh viên Khoa học máy tính đều gặp phải rấtphổ biến dựa trên các dấu hiệu của lo âu như tôi bị khô miệng; tôi bị rối loạnnhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng); tôi bị ra mồ hôi (chẳnghạn như mồ hôi tay ); tôi lo lắng về tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặcbiến tôi thành trò cười; tôi thấy mình gần như hoảng loạn; tôi nghe thấy rõ tiếngnhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp)

và tôi hay sợ vô cớ Tình trạng lo âu là một vấn đề phổ biến mà nhiều ngườitrong đời sống nói chung và sinh viên Khoa học máy tính nói riêng đang gặpphải Các dấu hiệu của lo âu như khô miệng, rối loạn nhịp thở, ra mồ hôi, lo lắng

về tình huống có thể làm hoảng sợ, cảm giác hoảng loạn, nghe thấy tiếng nhịptim rõ ràng và sợ vô cớ Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày vàhiệu suất học tập của họ

Ngày đăng: 30/12/2024, 21:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  mức  độ  trầm  cảm,  lo  âu  và  stress  chung - Nhập môn năng lực thông tin Đề tài  thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội
ng mức độ trầm cảm, lo âu và stress chung (Trang 17)
Hình  1.  Biểu  đồ  khảo  mức  độ  các  dấu  hiệu  của  trầm  cảm - Nhập môn năng lực thông tin Đề tài  thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội
nh 1. Biểu đồ khảo mức độ các dấu hiệu của trầm cảm (Trang 18)
Hình  2.  Biểu  đồ  khảo  sát  mức  độ  các  dấu  hiệu  của  lo  âu - Nhập môn năng lực thông tin Đề tài  thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội
nh 2. Biểu đồ khảo sát mức độ các dấu hiệu của lo âu (Trang 20)
Hình  3.  Biểu  đồ  khảo  sát  mức  độ  các  dấu  hiệu  của  stress - Nhập môn năng lực thông tin Đề tài  thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội
nh 3. Biểu đồ khảo sát mức độ các dấu hiệu của stress (Trang 21)
Hình  4.  Biểu  đồ  khảo  sát  nhận  thức  của  sinh  viên  về  nguyên  nhân  trầm  cảm - Nhập môn năng lực thông tin Đề tài  thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội
nh 4. Biểu đồ khảo sát nhận thức của sinh viên về nguyên nhân trầm cảm (Trang 24)
Hình 4  |     Biểu  đồ  khảo  sát  nhận  thức  của  sinh  viên  về  nguyên  nhân  trầm  cảm - Nhập môn năng lực thông tin Đề tài  thực trạng trầm cảm của sinh viên ngành khoa học máy tính, Đại học bách khoa hà nội
Hình 4 | Biểu đồ khảo sát nhận thức của sinh viên về nguyên nhân trầm cảm (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w