Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng cộng sản Pháp, tham gia Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, chính thức lựa chọn con đường cách mạ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI
Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin? Đóng góp nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TẠI VIỆT NAM 4
1 Giới thiệu chung về Nguyễn Ái Quốc 4
1.1 Tiểu sử và bối cảnh lịch sử 4
1.2 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 4
2 Quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam 5
2.1 Tổng quan về chủ nghĩa Mác - Lênin 5
2.2 Quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam 6
CHƯƠNG II NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC CHO KHO TÀNG LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG NHẤT 8
1 Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin 8
1.1 Nguyễn Ái Quốc góp công truyền bá tư tưởng Mác - Lênin 8
1.2 Nguyễn Ái Quốc bổ sung sức sống lý luận cho chủ nghĩa Mác - Lênin 9
2 Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin 11
2.1 Đánh giá chung về những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin 11
2.2 Đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin 13
PHẦN KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 18
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi người là Bác
Cả đời Người là của nước non 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo nhân dân ta đến chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do cho đất nước Việt Nam Người
đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp Người
đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc Những tư tưởng, những đóng góp cao quý của Người cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin có giá trị vô cùng to lớn, là kim chỉ nam đối với cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam Cuối thế
kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Việt Nam khủng hoảng trầm trọng về đường lối, tổ chức Cách mạng Học thuyết Mác - Lênin được Người đưa vào Việt Nam theo cách của riêng mình thật giản dị, dễ hiểu, làm cho lý luận Mác - Lênin thâm nhập sâu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước; làm thay đổi tính chất, chiều hướng của phong trào đấu tranh yêu nước, dẫn đến thắng lợi của khuynh hướng vô sản; làm chuyển biến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân từ tự phát, đơn lẻ, sang đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, có sự phối hợp giữa các giai tầng trong xã hội Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là một đề tài rất quan trọng và cần thiết cho quá trình nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước
ta hiện nay Nhờ nghiên cứu về những đóng góp đó, chúng ta có thể nâng cao được nhận thức về thời đại mới của dân tộc; góp phần bồi đắp nhận thức lý luận từ thực tiễn Việt Nam; nâng cao nhận thức giác ngộ chính trị; giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị; con đường phát triển của Cách mạng và dân tộc Việt Nam để từ đó bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày càng hoàn thiện, vững mạnh và phát triển hơn
1 Nguyễn Đình Thi, “Quê hương Việt Bắc”, 1950
Trang 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN
BÁ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TẠI VIỆT NAM
1 Giới thiệu chung về Nguyễn Ái Quốc
1.1 Tiểu sử và bối cảnh lịch sử
Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) sinh tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng Người sinh ra trong một gia đình nho học nhưng có tư tưởng tiến bộ Mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn
về kinh tế, nhưng Người vẫn được tiếp thu nền giáo dục cơ bản từ gia đình và sớm thấm nhuần tinh thần yêu nước Việc chứng kiến cảnh người dân khổ cực dưới ách thực dân
đã thôi thúc Người tìm kiếm con đường cứu nước từ rất sớm
Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên vào cuối thế kỷ XIX, một thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam và thế giới Đất nước Việt Nam khi đó là thuộc địa của Pháp, mất quyền tự chủ từ năm 1884 sau khi Pháp cơ bản hoàn tất quá trình xâm lược Chế độ thực dân Pháp áp đặt những chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tài nguyên, sức lao động của nhân dân Việt Nam Đời sống nhân dân lâm vào cảnh lầm than, nghèo đói, mâu thuẫn xã hội gia tăng và phong trào yêu nước nổ ra khắp nơi nhưng không đạt được kết quả mong muốn Tiêu biểu có thể kể đến Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc; Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam; hay khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo… Tuy nhiên, các phong trào yên nước nổ ra trong giai đoạn này đều đi đến thất bại do nhiều nguyên nhân như thiếu sự chuẩn bị về tổ chức, thiếu lực lượng, không có sự liên kết với các phong trào khác… Mặc dù vậy, các phong trào này đã góp phần quan trọng vào việc khơi dậy ý thức dân tộc và là tiền đề cho các cuộc đấu tranh sau này, để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho việc tìm ra một con đường cứu nước mới, phù hợp, đúng đắn nhất
Trên bình diện quốc tế, thời kì này là giai đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều dân tộc trên thế giới Phong trào cộng sản và cách mạng vô sản quốc tế, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam
1.2 Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville của hãng Năm sao, từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với bí danh Văn Ba đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình lịch sử 30 năm bôn ba hải ngoại, đi tìm con đường cứu nước, cứu dân
Trang 5Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đến Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp Năm 1919, Người gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Vécxai, yêu cầu quyền
tự do và bình đẳng cho người dân Việt Nam, nhưng không được chấp nhận Trong bóng tối dày đặc của chủ nghĩa thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin Bản Luận cương của Lênin như luồng ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào trí tuệ và tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc, đem đến cho Người một nhãn quan chính trị hoàn toàn mới
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng cộng sản Pháp, tham gia Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, chính thức lựa chọn con đường cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lênin Trong thập kỷ này, Người hoạt động tích cực trong phong trào cộng sản quốc tế, đồng thời thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) để đào tạo cán bộ, chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng
vô sản ở Việt Nam
Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thống nhất các
tổ chức cách mạng, xác định mục tiêu đấu tranh là giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tập trung lực lượng để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến giành độc lập Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp vào tháng 3 năm 1945, Người đã lãnh đạo cách mạng nhanh chóng chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sau đó là chống đế quốc Mỹ đi đến thắng lợi
2 Quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam
2.1 Tổng quan về chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, V.I.Lênin bảo vệ và phát triển, được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại;
là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng, là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, chuyển hóa và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta; qua đó, tạo nên hệ thống tư tưởng của mình và tạo tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Trang 6Nam vào mùa xuân năm 1930 Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong gần bốn thập kỉ đổi mới vừa qua, đã khẳng định và chứng minh giá trị, sức sống vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh Cùng với đó, thực tiễn đổi mới, cải cách, mở cửa ở các nước
xã hội chủ nghĩa, những chuyển biến tích cực tại các nước tư bản chủ nghĩa và nỗ lực phát triển không ngừng của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới cũng là những minh chứng cho giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay
2.2 Quá trình Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin tại Việt Nam
Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc
đã xúc tiến hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước Việc truyền bá của Người diễn ra liên tục từ năm 1921 đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta Sự truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản của Người không phải là một hiện tượng nhất thời tự phát, mà là một quá trình không đứt đoạn, đi
từ thấp đến cao, có chủ đích Có thể phân chia quá trình đó thành ba chặng, tương ứng với ba thời kỳ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trên bốn địa bàn khác nhau: thời kỳ Pari, thời kỳ Mátxcơva và thời kỳ Quảng Châu - Đông Bắc Xiêm Ở mỗi chặng, tuỳ vào điều kiện lịch sử cụ thể mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện truyền bá khác nhau,
đề ra những nội dung truyền bá chủ yếu khác nhau và do đó mục đích đạt tới cũng khác nhau
2.2.1 Thời kỳ Pari - sự khởi đầu của quá trình
Thời gian Nguyễn Ái Quốc hoạt động trên đất Pháp trong những năm 1921 -
1923, đây là thời kỳ tìm đường và hoạt động truyền bá tư tưởng cứu nước Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, những năm tháng ở Pháp, Người đã viết tác phẩm tiêu biểu là “Đông Dương” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 14 và số 15 năm 1921 - mốc
mở đầu cho quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam của Người Trong bài viết, Người đã trình bày những điều kiện thuận lợi của châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa Trên nền tảng đó, Nguyễn
Ái Quốc tiến hành những cuộc vận động trong đội ngũ những người cộng sản Pháp và những nhà yêu nước của các dân tộc thuộc địa sống ở Pari ủng hộ phương hướng hoạt động của mình
Thời gian hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp tuy không dài nhưng là thời kỳ rất quan trọng đối với cách mạng Việt Nam Đó là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho toàn bộ sự nghiệp của mình, cũng là toàn bộ tương lai của đất nước
Trang 72.2.2 Thời kỳ Mátxcơva
Những năm tháng ở Mátxcơva của Nguyễn Ái Quốc là định hướng cho cuộc vùng dậy noi gương Cách mạng Tháng Mười Nga, Người tiến hành phác thảo những nét lớn
về chiến lược cho cách mạng Việt Nam Ngày 13/10/1923, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế Nông dân tại Mátxcơva Sự kiện này là minh chứng rõ ràng con đường đưa chủ nghĩa Mác - Lênin từ Mátxcơva, từ Quốc tế Cộng sản đã được khai thông Người khai mở con đường đó chính là Nguyễn Ái Quốc
Thời kì ở Mátxcơva, những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thuộc về những vấn đề chiến lược quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc Những tư tưởng đó chỉ có thể có được ở Mátxcơva, nó là kết quả của những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu trong sách báo Mác Xít, đối chiếu, so sánh những kiến thức thu nhận được với thực tế mà Người đã trải qua
2.2.3 Thời kỳ Quảng Châu - Đông Bắc Xiêm - bắt tay xây dựng tổ chức cách mạng
Được Quốc tế Cộng sản giao nhiệm vụ, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu trong một bầu không khí chính trị thuận lợi với sự tồn tại một tổ chức cách mạng của thanh niên yêu nước Việt Nam đang sẵn sàng tiếp nhận những gì mới mẻ cho chương trình hành động của mình
Tháng 12/1924, cuộc hội ngộ lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và một tổ chức của những thanh niên yêu nước Việt Nam, cuộc hội ngộ lịch sử đó đã cho ra đời Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là kết quả của sự hội tụ hai luồng tư tưởng lớn: Tư tưởng giải phóng đất nước khỏi ách đế quốc thực dân và tư tưởng cần phải có một Đảng Mác Xít kiểu mới để lãnh đạo phong trào đó Tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã ra đời
Toàn bộ sự vận động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ tháng 6/1925 đến tháng 5/1929 là tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam và cũng là minh chứng cho sự đúng đắn về con đường đi của người cộng sản Nguyễn Ái Quốc
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin các tầng lớp yêu nước tại Việt Nam đã nhanh chóng lĩnh hội và giai cấp công nhân là lực lượng tiêu biểu cho sự tiếp thu những
tư tưởng tiến bộ trên Sự ra đời ba tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929 là minh chứng cho sự tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930
Trang 8CHƯƠNG II NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC CHO KHO TÀNG
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG NHẤT
1 Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trước tiên, chúng ta cần khẳng định con đường Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử Luận cương của Lênin đã mở
ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng
và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác
- Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản Người khẳng định “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng
và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”2
Song, ở chiều ngược lại, được mệnh danh là người học trò xuất sắc của Lênin trong quá trình hoạt động chính trị đầy nhiệt huyết của mình Nguyễn Ái Quốc cũng đã
có những đóng góp to lớn cho chủ nghĩa Mác - Lênin
1.1 Nguyễn Ái Quốc góp công truyền bá tư tưởng Mác - Lênin
Đóng góp đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Mác - Lênin, chính là đã góp công truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới
Sau khi đến với Luận cương Lênin, Người đã cho ra đời nhiều tác phẩm nhằm truyền bá tư tưởng này, ví dụ tiêu biểu chính là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản năm 1925, một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng Ngoài ra, trong quá trình hoạt động trong tổ chức Quốc tế Cộng sản, Người tích cực đưa lý luận Mác- Lênin vào phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; kiên trì bảo vệ, phát triển sáng tạo những quan điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc Với trách nhiệm là Ủy viên Ban phương Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng, phong trào cộng sản ở các nước châu Á và xúc tiến thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam
2 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb CTQG, H 2011, Tập 12, tr 563
Trang 9Sức lan tỏa của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc rất mạnh mẽ Tư tưởng về giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng ở hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh Hàng loạt các phong trào giải phóng dân tộc liên tiếp nổ ra ở các nước Á, Phi và Mỹ La-tinh rộng lớn trong suốt các thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ XX Hệ thống thuộc địa thế giới
đã từng được chủ nghĩa thực dân đế quốc xây dựng ròng rã trong 500 năm đã nhanh chóng sụp đổ hoàn toàn chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm sau mốc son Việt Nam mang đậm dấu ấn Nguyễn Ái Quốc
1.2 Nguyễn Ái Quốc bổ sung sức sống lý luận cho chủ nghĩa Mác - Lênin
Đóng góp to lớn thứ hai của Nguyễn Ái Quốc đó là bổ sung sức sống lý luận cho chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở các nước chính quốc, nhân dân các dân tộc ở các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính
mình và cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước Đây là sự phát triển sáng tạo của Nguyễn
Ái Quốc từ lý luận Mác - Lênin, khi Mác và Lênin chủ yếu tập trung vào vai trò của giai cấp vô sản tại các nước công nghiệp phát triển Trước đó, C Mác cho rằng, cách mạng
vô sản sẽ nổ ra và giành thắng lợi ở những nước tư bản phát triển Còn V.I Lênin nhận định, cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí là một nước riêng lẻ của chủ nghĩa đế quốc và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa
Bằng những tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) và “Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương”, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất, quy luật vận động, địa vị lịch sử, những thủ đoạn bóc lột, đàn áp, tàn sát dã man của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa; nêu rõ những nguyện vọng khát khao được giải phóng và những cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa Sự phân tích về chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Ái Quốc đã vượt hẳn những gì mà những nhà lý luận Mác Xít đề cập đến Qua việc tiếp nhận những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, cộng với vốn kiến thức lý luận và từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra những luận điểm về tính chủ động, tích cực của cách mạng giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước thuộc địa Trong bối cảnh các nước thuộc địa, như Việt Nam, với nền kinh tế lạc hậu và giai cấp công nhân còn non yếu, Nguyễn
Ái Quốc đã nhìn nhận rằng nông dân và các tầng lớp yêu nước khác có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Theo Người, nhiệm vụ giải phóng dân tộc không thể chờ đợi sự thành công của cách mạng vô sản tại chính quốc, mà ngược lại, các nước
Trang 10thuộc địa có thể tận dụng cơ hội để tiến hành cách mạng của chính mình Khi các điều kiện cách mạng đã chín muồi ở thuộc địa, nhân dân ở đó có thể và cần phải đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, không phụ thuộc vào sự thành công của cách mạng ở các nước tư bản phát triển
Với luận điểm trên, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở một nước thuộc địa Rõ ràng, luận điểm của Nguyễn Ái Quốc cso
sự khác biệt với quan điểm của số đông lúc bấy giờ cho rằng cách mạng ở thuộc địa chỉ được giải quyết sau khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được chính quyền Theo Người, sự đầu độc có hệ thống của tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương Người khẳng định:
“Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”3
Ví dụ điển hình cho quan điểm này là cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, khi nhân dân dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đã tận dụng thời cơ và
tự giải phóng dân tộc, giành thắng lợi trước khi cuộc cách mạng vô sản ở các nước phát triển có thể thành công Thắng lợi này không chỉ mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, mà còn trở thành minh chứng cho sự đúng đắn của luận điểm này trong lý luận Mác - Lênin
Hai là, cần phải kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân Xuất phát từ tình hình ở các nước tư bản, Lênin đã nêu luận điểm Đảng Cộng
sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Xuất phát từ tình hình Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy việc ra đời của Đảng Cộng sản ở đây nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé và phong trào còn non yếu, do đó phải kết hợp cả với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Nguyễn Ái Quốc còn đi đến kết luận: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam Đây là những luận điểm mới của Nguyễn Ái Quốc, bổ sung vào học thuyết về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin
3 Nguyễn Ái Quốc, “Đông Dương”, Tạp chí Cộng sản, số 14, tháng 4/1921