Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện rõ quan điểm, thếgiới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, được cụthể hóa thành những luận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-o0o -TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Vận dụng bài học kinh nghiệm của Đảng về phát huy khốiđại đoàn kết toàn dân giai đoạn 1945-1946 trong bối cảnh hiện nay
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6Lớp tín chỉ: TRI117(GD2-HK2-2223).4Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thu Hải
Hà Nội, tháng 06 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử của mỗi quốc gia, khối đại đoàn kết dân tộc luôn đóng vai trò cực kỳquan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam không phải là ngoạilệ, và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã được chứng minh qua nhiều giai đoạnlịch sử Việc phát huy và tận dụng sức mạnh này là vô cùng cấp thiết, đặc biệt trong bốicảnh hiện nay, khi xã hội đang đối mặt với những thách thức và biến đổi đa dạng
Trước tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề
trên trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Vận dụng bàihọc kinh nghiệm của Đảng về phát huy khối đại đoàn kết toàn dân giai đoạn 1945-1946 trong bối cảnh hiện nay" để nghiên cứu Đây là một đề tài khá phổ biến, đã được
nghiên cứu và khai thác một cách toàn diện bởi rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, và nhàlãnh đạo
Bài tiểu luận của nhóm tập trung hướng tới việc khai thác và tận dụng sức mạnhkhối đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam qua việc tìm hiểu và phântích những yếu tố quan trọng đã tạo nên truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, từlịch sử đến văn hóa và giá trị truyền thống Đồng thời, nhóm cũng sẽ xem xét những tháchthức và cơ hội hiện tại đang ảnh hưởng đến sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và đề xuấtcác giải pháp để phát huy sức mạnh này
Nội dung của bài tiểu luận bao gồm việc phân tích sâu hơn về các yếu tố góp phầnvào khối đại đoàn kết dân tộc, như lãnh đạo tầm nhìn, văn hóa đa dạng, giáo dục, và quanhệ xã hội Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu các trường hợp thành công và thất bại trong việcphát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, từ đó rút ra những bài học quý giá Bài tiểuluận cũng sẽ đề xuất các phương pháp và chiến lược để thúc đẩy sự phát triển và tận dụngsức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay
Trang 5Chương I Khái niệm và tầm quan trọng của vấn đề phát huy sức mạnh khốiđại đoàn kết dân tộc
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng HCM về sức mạnh khối đạiđoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn và là một truyền thống quý báucủa dân tộc ta Truyền thống đó được hun đúc trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, được gìngiữ và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện rõ quan điểm, thếgiới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, được cụthể hóa thành những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp và phát huy sức mạnh của cáctầng lớp, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế nhằm phát huy cao nhất sức mạnh to lớncủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc Người khẳng định: “Đại đoàn kết tức là trước hết phảiđoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầnglớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền củanhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dânkhác”
Như vậy, đại đoàn kết dân tộc cũng tức là đại đoàn kết toàn dân, nghĩa là tập hợpmọi người dân vào một khối thống nhất giữa ý chí và hành động trong cuộc đấu tranhgiành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, Theo Hồ Chí Minh: “Muốnđoàn kết toàn dân, cần phải có một đoàn thể rộng lớn, rất độ lượng thì mới có thể thu hútđược mọi đoàn thể và cá nhân có lòng thiết tha yêu nước, không phân biệt tuổi tác, gáitrai, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phái”
1.2 Tầm quan trọng của vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyếtđịnh thành công của cách mạng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại
các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóngcon người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công vàthành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng đượckhối đại đoàn kết dân tộc bền vững Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn
Trang 6kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiếntrình cách mạng Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn, Đảng ta vàchủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạngViệt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu củaĐảng, của dân tộc: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước nhân nghĩa - đoàn kết là sức
mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và thànhlập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm thay đổi căn bản vận mệnh của dân tộc ta,mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sửcách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc khôngphải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng Nhờ có nhữngphong trào đấu tranh tự giải phóng và vì sự nghiệp xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quầnchúng nảy sinh nhu cầu tình cảm đoàn kết và sự hợp tác Qua đó, Đảng Cộng sản phải cósứ mệnh thức tỉnh, hướng dẫn quần chúng nhân dân, chuyển những đòi hỏi khách quan, tựphát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, tạo thànhsức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân vàhạnh phúc cho con người
Chương II Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnhkhối đại đoàn kết dân tộc (1945 - 1946)
2.1 Bối cảnh lịch sử
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rađời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa cónhững thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo
Về thuận lợi rên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu được, t
hình thành, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thànhmột dòng thác cách mạng Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung ươngđến cơ sở Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước Toàn dân tin tưởng và
Trang 7ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làmChủ tịch.
Khó khăn trên thế giới là với danh nghĩa Đồng Minh đến tước khí giới của phát xítNhật, quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọnViệt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta.Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn,hòng tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam Ở trong nước, khó khăn lớn nhất là hậu quả do chếđộ cũ để lại như nạn đói làm 2 triệu người dân chết đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹquốc gia trống rỗng; kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu; nền độclập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.“Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnhdân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, Tổ quốc lâm nguy
2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về pháy huy sức mạnh khối đại đoàn kếtdân tộc (1945 – 1946)
Trước tình hình mới, TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tíchtình thế để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệnền độc lập, tự do vừa giành được
2.2.1 Về chính trị - xã hội:
Đảng ta đã xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng, thực hiện đoàn kếttoàn dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình Ngày03/09/1945, trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ lâm thời đã xác định nhiệm vụ nhiệmvụ: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Ngày 25/11/1945, Đảng ta đã ra chỉ thị“Kháng chiến kiến quốc” với kẻ thù là thực dân Pháp, mục tiêu là “Dân tộc giải phóng”cùng khẩu hiệu “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết” Đảng xác định nhiệm vụ trước mắtcủa ta là phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản vàcải thiện đời sống nhân dân
2.2.2 Về kinh tế, văn hoá:
TW Đảng phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, lập Hũ gạotiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, xoá bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ
Trang 8như thuế thân, giảm tô 25%… Nhờ đó, đến đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi,đời sống nhân dân dần dần ổn định Đi cùng với chống giặc đói là chống giặc dốt Đảngđã phát động phong trào “Bình dân học vụ”, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới,đẩy lùi các hủ tục, tổ chức khai giảng năm học mới, thành lập Đại học Văn khoa Hà Nội.Đến cuối năm 1946, giặc dốt căn bản được xoá bỏ, cả nước có 2,5 triệu người biết chữQuốc ngữ, đời sống tinh thần của nhân dân dần được cải thiện.
2.2.3 Về bảo vệ chính quyền cách mạng:
Năm 1945, Đảng ta tổ chức kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ và đấu tranh bảovệ chính quyền cách mạng còn non trẻ Bên cạnh đó, Đảng ra chính sách hoà hoãn vớiquân Tưởng để giữ chính quyền và tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam Chiếnlược đó đã làm thất bại âm mưu “Diệt cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh” của quân Tưởng.Ngày 09/03/1946, TW Đảng ra Chỉ thị Hoà để tiến với quân Pháp nhằm ngăn cản bướctiến của Pháp ở Nam Bộ, củng cố tinh thần nhân dân, nêu cao tinh thần sẵn sàng chiếnđấu và tạo điều kiện cho quân ta có thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới
2.3.Đánh giá sự lãnh đạo của Đảng trong phát huy sức mạnh khối đại đoàn kếttoàn dân (1945 - 1946)
Trong giai đoạn 1945-1946, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có vai trò lãnh đạo quantrọng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết toàn dân nhằm đẩy lùi thực dân Pháp và giành lạiđộc lập cho đất nước
Đầu tiên, Đảng đã đưa ra chiến lược tổng lực đối với cuộc đấu tranh giành độc lập.Bằng cách kêu gọi và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng đã thu hút được sự yêumến và ủng hộ của nhân dân và các tầng lớp trong xã hội, từ những người lao động, nôngdân cho đến các tầng lớp thương gia, tư sản và những người có quan hệ với thực dânPháp Điều này đã giúp cho việc đẩy lùi thực dân Pháp và giành lại độc lập cho đất nướctrở nên dễ dàng hơn Có thể nói vai trò của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm việc giữvững bản chất cách mạng của chính quyền nhân dân
Thứ hai, Đảng đã tạo môi trường thuận lợi để các tầng lớp trong xã hội có thể thamgia vào cuộc đấu tranh giành độc lập Đảng đã xây dựng các tổ chức chính trị trong cảnông thôn và thành thị Đảng xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân Phát huy sức
Trang 9mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính quyền của dân, do dân vàvì dân Chính phủ đã thực hiện chính sách thiết thực như: bầu cử dân chủ, chính sáchruộng đất, xóa nạn mù chữ,… để nhân dân có thể hưởng những quyền lợi do chế độ mớiđem lại, từ đó mà Đảng có được sự ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào chính quyền.
Thứ ba, Đảng lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù , tập trung mũinhọn vào kẻ thù chính, nguy hiểm nhất Giai đoạn này, chúng ta đã lợi dụng mâu thuẫn(Anh-Pháp, Mỹ -Tưởng, các nhóm chính quyền và quân đội Tưởng, mâu thuẫn trong nộibộ thực dân Pháp) để phân hóa hóa, làm suy yếu các kẻ thù xây dựng lực lượng và bảo vệđược chính quyền nhân dân
Tổng kết lại, cũng nhờ sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo củaĐảng mà nhân dân ta đã giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc độclập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc chonhân dân, đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình,độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội Củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dântộc là một nội dung quan trọng trong đường lối cách mạng của Đảng hơn 90 năm qua Kểtừ khi có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, sức mạnh khốiđại đoàn kết của dân tộc ta được phát huy ngày càng cao hơn bởi có sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa những truyền thống quý báu của dân tộc và sự định hướng khoa học của chủnghĩa Mác - Lênin Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủnghĩa Mác - Lênin, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và là sáng kiến thành lập, xâydựng Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam thành tổ chức nòng cốt phát huy sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc
Chương III Thực trạng chung và việc vận dụng phát huy sức mạnh khối đạiđoàn kết dân tộc trong giai đoạn 1945 - 1946 đối với hiện nay
3.1 Thực trạng chung
3.1.1 Điểm mạnh
Thời gian qua, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và pháthuy, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự ổn định và pháttriển đất nước thông qua việc triển khai 5 chương trình hành động của MTTQ Việt Nam
Trang 10Kết quả đạt được thời gian qua có ý nghĩa to lớn và quan trọng, góp phần cùng toàn Đảng,toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa.
Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc đã mang đến nhiều ưu điểm quantrọng trong xã hội Một trong số đó là tạo ra sự đoàn kết và tình đồng lòng trong cộngđồng Khi dân tộc đoàn kết lại với nhau, chúng ta có thể đối mặt với những thách thức lớnvà vượt qua khó khăn Sự đoàn kết của dân tộc được thể hiện rõ ràng trong việc ứng phóvới đại dịch Covid-19 Trong cuộc chiến chống lại đại dịch vừa qua, nhân dân ta đã thểhiện lòng yêu nước và trách nhiệm cộng đồng Mọi người đã tuân thủ nghiêm ngặt cácbiện pháp phòng chống dịch, như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, rửa tay thườngxuyên và tuân thủ các quy định của chính phủ Sự đồng lòng này đã giúp kiềm chế sự lâylan của virus và bảo vệ sức khỏe của toàn xã hội Nhờ khối đại đoàn kết dân tộc, chúng tađã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc kiểm soát dịch bệnh và giảm thiểu tổnthất
3.1.2 Điểm yếu
Mặc dù sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc mang lại nhiều lợi ích quan trọng,nhưng cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của một số nhược điểm tiềm ẩn Trong quátrình tập trung vào khối đại đoàn kết dân tộc, có nguy cơ xảy ra tình trạng ưu tiên lợi íchcủa một nhóm dân tộc cụ thể, đồng thời đẩy nhóm khác ra phía sau Điều này tạo nên sựbất công và gây mất lòng tin, gây chia rẽ trong xã hội Một ví dụ điển hình là vụ nổ súngở Đăk Lăk diễn ra trong những ngày gần đây Tuy sự đoàn kết ban đầu đã được thể hiệnkhi mọi người đứng về một phía để đối mặt với tình huống nguy hiểm, nhưng cũng có thểxảy ra tình trạng kỳ thị và đánh đồng một nhóm dân tộc nào đó vì hành động của một sốcá nhân hoặc nhóm nhỏ Điều này gây ra sự không công bằng và ảnh hưởng tiêu cực đếncảm giác an toàn và đoàn kết trong xã hội Khi sự đoàn kết bị lạm dụng hoặc không đượcxây dựng trên cơ sở công bằng và tôn trọng quyền tự do cá nhân, nó có thể gây ra sự chiarẽ và phân biệt đối xử, tạo ra bất ổn và mất lòng tin trong cộng đồng