Mô hình nghiên cứu của Bambang Jatmiko 2020 được mô tả như sau: Sơ đồ 1.9: Mô hình nghiên cứu của Bambang Jatmiko 2020 Qua việc tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, tác giả nhận thấy cá
Trang 1LÊ VŨ THANH HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 2LÊ VŨ THANH HUYỀN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM QUỐC THUẦN
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, do tôi
thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Quốc Thuần
Tất cả các tài liệu tham khảo đều được tôi trích dẫn cụ thể Việc thu thập số liệu do tôi thực hiện, số liệu và kết quả xử lý hoàn toàn trung thực
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết của mình.”
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2024 Tác giả
Trang 4MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
6 Kết cấu đề tài 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2 Các nghiên cứu trong nước 17
1.3 Khe hổng nghiên cứu 28
1.3.1 Đóng góp của các nghiên cứu trước 28
1.3.2 Hạn chế của các nghiên cứu trước 29
1.3.3 Hướng đi của nghiên cứu này 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 34
2.1 Các khái niệm chính yếu 34
Trang 52.1.1 Khái niệm chất lượng 34
2.1.2 Khái niệm thông tin 35
2.1.3 Khái niệm CLTT BCTC trong khu vực công 36
2.2 Các lý thuyết nền có liên quan 39
2.2.1 Lý thuyết đại diện 39
2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 40
2.2.3 Lý thuyết thông tin hữu ích 41
2.2.4 Lý thuyết thể chế 43
2.3 Các nhân tố tác động đến Chất lượng thông tin BCTC từ cơ sở lý thuyết nền 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
3.1 Quy trình nghiên cứu 47
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 49
3.3.1 Mô hình nghiên cứu 49
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 50
3.4 Thang đo 50
3.4.1 Thang đo CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN trên địa bàn Tỉnh Hà Nam 51
3.4.2 Thang đo sự hỗ trợ của người lãnh đạo đơn vị 54
3.4.3 Thang đo sự am hiểu của kế toán 55
3.4.4 Thang đo cơ sở hạ tầng kế toán 56
3.4.5 Thang đo mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán công 59
Trang 63.4.6 Thang đo mức độ Mức độ thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ 60
3.5 Nghiên cứu định lượng 61
3.5.1 Chọn mẫu nghiên cứu 61
3.5.2 Kích thước mẫu nghiên cứu 62
3.5.3 Phương pháp chọn mẫu 62
3.5.4 Công cụ thu thập dữ liệu 63
3.5.5 Thu thập dữ liệu 64
3.5.6 Xử lý dữ liệu 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 72
4.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu 72
4.1.1 Thống kê mô tả dữ liệu 72
4.1.2 Đánh giá mô hình đo lường 75
4.1.3 Kiểm định mô hình cấu trúc 81
4.2 Kết quả chạy mô hình cấu trúc 87
4.2.1 Mô hình đo lường cho các biến bậc 1 87
4.2.2 Mô hình cấu trúc biến bậc 2 với các biến còn lại trong mô hình 88
4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 94
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 95
5.1 Nhận xét chung 95
5.2 Nhận xét về CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Hà Nam 96
Trang 75.3 Kiến nghị nhằm nâng cao CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN trên địa
bàn tỉnh Hà Nam 99
5.3.1 Sự hỗ trợ của người lãnh đạo đơn vị 99
5.3.2 Sự am hiểu của kế toán 100
5.3.3 Cơ sở hạ tầng kế toán 101
5.3.4 Mức độ thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ 102
5.3.5 Mức độ tuân thủ của chuẩn mực kế toán công 103
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 103
5.4.1 Hạn chế 103
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC 26
Bảng 2.1: Tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC 45
Bảng 3.1: CLTT BCTC – thành phần Đáng tin cậy, Suwanda (2015) 52
Bảng 3.2: CLTT BCTC – thành phần Thích hợp, Suwanda (2015) 52
Bảng 3.3: CLTT BCTC – thành phần Có thể so sánh, Suwanda (2015) 53
Bảng 3.4: CLTT BCTC – thành phần Có thể hiểu được, Suwanda (2015) 53
Bảng 3.5: Sự hỗ trợ của người lãnh đạo đơn vị, Komala (2012) 54
Bảng 3.6: Sự am hiểu của kế toán, Komala (2012) 56
Bảng 3.7:Cơ sở hạ tầng kế toán, Komala (2012) 58
Bảng 3.8: Mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán công, Suwanda (2015) 60
Bảng 3.9: Mức độ thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ, Suwanda (2015) 61
Bảng 3.10: Bảng tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu 64
Bảng 4.1: Số liệu thống kê mô tả tổng hợp các khái niệm nghiên cứu 74
Bảng 4.2: Độ tin cậy của thang đo 78
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra chỉ số HTMT 80
Bảng 4.4: Tiêu chí Fornell-Larcker 81
Bảng 4.5: Kết quả đánh giá đa cộng tuyến 82
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hệ số xác định R2 82
Bảng 4.7: Kết quả mức độ tác động f2 83
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của quy mô Q2 84
Bảng 4.9: Bảng đánh giá các mối quan hệ tác động (Path Coefficients) 86 Bảng 5.1: Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các
Trang 10đơn vị HCSN tại Hà Nam 96 Bảng 5.2: Số liệu thống kê mô tả tổng hợp các khái niệm nghiên cứu 98
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & cgt (2013) 9
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu của Komala (2012) 10
Sơ đồ 1.3: Mô hình nghiên cứu của Rapina (2014) 11
Sơ đồ 1.4: Mô hình nghiên cứu của Dadang Suwanda (2015) 12
Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu của Sri Dewi Anggadini (2015) 13
Sơ đồ 1.6: Mô hình nghiên cứu của Ruhul Fitrios (2016) 13
Sơ đồ 1.7: Mô hình nghiên cứu của Fakhri Triasa Anggriawan (2018) 14
Sơ đồ 1.8: Mô hình nghiên cứu của Nur Fitri Dewia (2019) 15
Sơ đồ 1.9: Mô hình nghiên cứu của Bambang Jatmiko (2020) 16
Sơ đồ 1.10: Mô hình nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016) 18
Sơ đồ 1.11: Mô hình nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) 19
Sơ đồ 1.12: Mô hình nghiên cứu của Trần Mỹ Ngọc (2017) 20
Sơ đồ 1.13: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Loan (2013) 21
Sơ đồ 1.14: Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Kim Anh (2017) 22
Sơ đồ 1.15: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lời (2020) 23
Sơ đồ 1.16: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Giàu (2020) 24
Sơ đồ 1.17: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thảo Nhi (2022) 25
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 49
Sơ đồ 4.1: Thống kê mẫu khảo sát số lượng đơn vị sự nghiệp công lập 73
Sơ đồ 4.2: Thống kê đối tượng thu thập dữ liệu 73
Sơ đồ 4.3: Thống kê số năm kinh nghiệm đối tượng thu thập dữ liệu 74
Trang 12MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các đơn vị HCSN dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào ổn định và phát triển vững chắc, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì vậy, CLTT BCTC là một huyết mạch quan trọng trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế của nước ta hiện nay (Ngân hàng thế giới, 2012) CLTT
KT trên BCTC hiện diện rộng khắp các tổ chức và là một trong những nhân tố quyết định sự sống còn của các tổ chức trong nền kinh tế tri thức hiện nay (Phạm Quốc Thuần, 2016) Càng ngày càng nhiều đơn vị tin tưởng rằng, nhân tố quan trọng tạo nên thành công cho đơn vị họ chính là những thông tin có CL (Wang & ctg, 1998) Chính vì thế mà kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi
và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước ở đơn vị Đồng thời phải có trách nhiệm cung cấp thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngân sách Nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm góp phần đắc lực trong việc quản lý ngân sách Nhà nước, sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao (Ngân hàng thế giới, 2012)
Theo Richard Y Wang & cgt (1996) thông tin có chất lượng kém có thể có tác động kinh tế và xã hội đáng kể Trên thực tế thì tình trạng thông tin BCTC kém đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế vì một lượng lớn NSNN bị thâm hụt, sự tin tưởng của công chúng cũng như các nhà tài trợ, viện trợ bị sụt giảm nghiêm trọng (Nguyễn, 2020) Điển hình là vụ việc của trường Đại học Điện lực, năm 2015 trường Đại học này đã bị đơn vị quản lý trực tiếp khi đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ ra rất nhiều các sai phạm Cụ thể là có rất nhiều các khoản đầu tư cụ thể là khoản đầu tư vào trường Hồng Lam, các khoản thu chi, tài chính,
Trang 13đào tạo, xây dựng và mua sắm các trang thiết bị tại trường không rõ ràng, không được phản ánh, hạch toán vào BCTC theo chế độ kế toán Điều đáng nói, đến năm
2021 sau khi được các các cơ quan ban ngành có liên quan mở rộng thanh tra, kiểm toán thì con số bị che dấu trên BCTC, không được trường Đại học này công khai lên đến 45.856.473.865 đồng (Thu Trang, 2021) Hay một trường hợp khác là bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh đã để ngoài sổ sách hơn 1.000 tỷ đồng tiền của ngân sách Nhà nước Điều đáng nói là nguồn thu từ riêng khoa khám và điều trị theo yêu cầu của bệnh viện (hơn 1.000 tỉ đồng trong hơn 3 năm gần đây) và các khoản chi chưa được kiểm tra, kiểm toán, không được bệnh viện công khai đưa vào
hệ thống sổ sách kế toán dẫn đến các thông tin kế toán bị sai lệch, không mô tả trung thực tình hình tài chính của đơn vị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC (Lê Thanh Hà, 2017) Vụ việc của Sở Y tế Cần Thơ cũng là một minh chứng cho việc các thông tin KT kém chất lượng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước và tiếp tay cho những kẻ tham nhũng Cụ thể là năm
2019, Thanh tra Thành phố Cần Thơ đã phát hiện nhiều trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định như không kê khai giá trị tài sản, không giải trình tài sản tăng giảm, thu - chi tài chính một số nội dung và chứng từ chi còn thiếu thủ tục, không rõ ràng, xác định số tiết kiệm cuối năm chưa chính xác, chưa mở sổ theo dõi quyết toán km xe đi công tác để thanh toán tiền nhiên liệu, chưa xử lý số dư cuối kỳ của năm 2017 từ nguồn thu phí đăng ký hành nghề để nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền hơn 2,3 tỉ đồng (Hải Dương, 2019) Điều này làm ảnh hưởng và gây ra những thiệt hại lớn cho nguồn ngân sách của quốc gia, làm cho chất lượng của các dịch vụ công ngày càng đi xuống, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia (Đậu Thị Kim Thoa, 2019) Với xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, Việt Nam chúng ta cần rất nhiều các khoản đầu tư, viện trợ từ nước ngoài để có thể phát triển mạnh hơn nữa Để thu hút được những khoản đầu tư này thì việc nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC là rất quan trọng vì đây chính là một trong những
cơ sở dữ liệu quan trọng trong các quyết định của họ (Baracci, 2009) Chính những yêu cầu này đặt ra khi nhập quốc tế đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt
Trang 14Nam phải cung cấp các thông tin KT rõ ràng, chất lượng và đây cũng chính là một trong những cam kết quan trọng khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như: ADB, WB, IMF… (Nguyễn Thị Thương, 2018)
Thực trạng trên cho thấy chất lượng thông tin kế toán có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và chính vì lẽ đó mà nó đã thu hút được sự quan tâm rất nhiều của các nhà nghiên cứu cũng như những người làm thực tế trong nhiều thập kỷ qua (William, 2015) Vì vậy CLTT BCTC là chủ đề nhận được sự quan tâm của các nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, tiêu biểu có các nghiên cứu của Harun (2012), Komala (2012), Rapina (2014),
Suwanda (2015), Sri Dewi Anggadini (2015), Fakhri Triasa Anggriawan (2018), Nur Fitri Dewia (2019), Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Phạm Quốc Thuần (2016),
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016), Trần Bảo Ngọc (2017), Đậu Thị Kim Thoa (2019),
Lê Thị Ngân Tâm (2019), Nguyễn Thị Lời (2020), Trần Thị Thảo Nhi (2022)… Tuy nhiên, khác với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp ở các nghiên cứu đã liệt
kê trên, nghiên cứu về CLTT BCTC trong các đơn vị hành chính sự nghiệp mặc dù nhận được sự chú trọng trong khoản thời gian gần đây nhưng kết quả thu được vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của nó Đặc biệt là những vụ bê bối liên quan đến thông tin tài chính trong các đơn vị công lập tại Việt Nam gần đây đã đặt ra yêu cầu cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa bản chất của CLTT BCTC trong các đơn vị này Với tầm quan trọng này, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin kế toán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLTT BCTC là điều quan trọng, cấp thiết và đang được xã hội rất quan tâm
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài “Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
được lựa chọn để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung: các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
Trang 15Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
Một: Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN trên địa bàn Tỉnh Hà Nam
Hai: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC của đơn vị HCSN
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau: Mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến CLTT BCTC của đơn
vị HCSN tại Tỉnh Hà Nam?
Mục tiêu nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC của đơn vị HCSN tại tỉnh Hà Nam như thế nào?
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: CLTT BCTC
- Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu khảo sát được thu thập từ tháng 04/2023 đến tháng 06/2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Vì mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định lý thuyết khoa học, do đó, tác giả đã chọn sử dụng nghiên cứu định lượng là chủ yếu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát các đối tượng là trưởng – phó đơn vị; kế toán trưởng – nhân viên phụ trách
kế toán trong các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Hà Nam thông qua thang đo đo lường các khái niệm là thang đo quãng likert 5 điểm trong đó: (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê Trong nghiên cứu này, tất cả các khái niệm được tác giả sử dụng gồm chất lượng thông tin kế toán, sự hỗ trợ của người lãnh đạo đơn vị, sự am hiểu của kế toán, cơ sở hạ tầng kế toán, mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán công, mức độ
Trang 16thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ là các khái niệm đã có sẵn từ các nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước vì vậy trong nghiên cứu này tác giả kế thừa thang
đo của các khái niệm nghiên cứu đã có sẵn từ các nghiên cứu đi trước
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn có những đóng góp sau:
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết nền và vận dụng lý thuyết nền vào nghiên cứu
để xác định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC và mức độ tác động của chúng Đồng thời xây dựng mô hình hồi quy phản ánh tác động của 5 nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Hà Nam bao gồm: Sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị, Sự am hiểu của kế toán, Cơ sở hạ tầng kế toán, Mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán công, Mức độ thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ
6 Kết cấu đề tài
Luận văn gồm 5 chương:
Trang 17Phần mở đầu: giới thiệu về vai trò, thực trạng của vấn đề nghiên cứu trong các đơn vị HCSN Dựa trên cơ sở này vấn đề nghiên cứu được xác định Đồng thời
mô tả mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC Từ đó xác định những thành quả, những hạn chế của nghiên cứu trước, trên
cơ sở đó xác định những khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn
Chương 2: Khái niệm và cơ sở lý thuyết: trình bày các khái niệm chính yếu
và tổng quan các lý thuyết có liên quan đến CLTT BCTC, nhận diện các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài và những luận cứ lý thuyết phục vụ cho việc sử dụng phương pháp này Bên cạnh đó còn trình bày chi tiết quy trình thực hiện nghiên cứu, chọn mẫu, phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu cho phương pháp nghiên cứu định lượng
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày và bàn luận về kết quả nghiên cứu định tính, định lượng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày kết luận rút ra từ nghiên cứu định lượng Các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu được giải đáp thông qua luận giải trên cơ
sở lý thuyết nền kết hợp với kết quả phân tích được ở chương 4 Từ nền tảng đó, đề xuất một số giải pháp và hàm ý hướng đến CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN tại tỉnh Hà Nam
Trang 18CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mục đích của chương này là trình bày, phân tích các nghiên cứu trước có liên quan đến việc đánh giá CLTT BCTC, các mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC Chương này sẽ cung cấp những lí giải cần thiết cho đề tài
và thông qua đó làm nền tảng để luận văn có thể kế thừa các nghiên cứu về mặt lý thuyết, các phương pháp cũng như kết quả Việc tổng quan các nghiên cứu ở chương này còn giúp luận văn tìm hiểu được sự phát triển của các nghiên trong từng giai đoạn thông qua đó xác định khe hổng của nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu Nội dung chương này gồm 3 phần: (1) giới thiệu các nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC trong và ngoài nước; (2) giới thiệu nghiên cứu về các nhân tố tác động tác động đến CLTT BCTC trong và ngoài nước; (3) nhận xét về các nghiên cứu trong – ngoài nước; (4) khoảng trống nghiên cứu và
hướng nghiên cứu của luận văn
1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của thế giới đã và đang phát triển theo hướng toàn cầu hoá chính vì vậy để đáp ứng những yêu cầu về cung cấp thông tin cho hợp tác toàn cầu thì chất lượng thông tin nói chung và chất lượng thông tin BCTC nói riêng trong khu vực công lẫn khu vực tư phải được đảm bảo Nhận thức được mức độ cần thiết và tầm ảnh hưởng của CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu rất chú trọng, quan tâm và không ngừng nỗ lực để khám phá tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC với mong muốn các thông tin ngày càng được cải thiện tốt hơn Các nhà nghiên cứu cũng nhận diện được khá nhiều các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các doanh nghiệp lớn nhỏ cũng như trong các đơn
vị HCSN Các nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin quản lý khá đa dạng, tiêu biểu và
đi đầu trong lĩnh vực này phải nói đến nghiên cứu của Crosby (1979), nghiên cứu của ông đã tìm ra 2 nhân tố tác động đến CLTT là hành vi và văn hóa
Trang 19Bên cạnh đó, các tác giả cũng chú trọng nhiều đến các nghiên cứu về chất lượng hệ thống TTKT vì thông tin BCTC là sản phẩm đầu ra của HTTTKT nên nếu HTTTKT đạt chất lượng thì sẽ tạo ra được thông tin BCTC đạt chất lượng Một số tác giả nghiên cứu về hệ thống TTKT điển hình: Ismail (2009); Komala (2012), Abdallah (2013); Rapina (2014)
Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & cgt (2013): Mục tiêu mà nghiên cứu
này hướng đến là tìm ra những nhân tố tác động đến CLTT tại Malaysia Dựa vào
mô hình của nghiên cứu trước về nhân tố tác động CLTT trong lĩnh vực kế toán và thông tin quản lý của nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố tác động CLTT BCTC bao gồm: Nguồn lực con người; sự cam kết từ các nhà quản lý, trong
đó cam kết quản lý được hiểu là một cam kết tổng thể mà theo đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên trao quyền mà còn để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và kết nối giữa các nhóm, nhằm thực hiện thông tin liên lạc thông suốt trong toàn bộ tổ chức; Vận hành HTTT KT (IT); Chất lượng dữ liệu; Hệ thống TTKT CLTT BCTC được xác định dựa trên các thuộc tính về CLTT KT trên BCTC, bao gồm: Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán Các thuộc tính và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được kiểm định thông qua nghiên cứu định lượng Mô hình mà tác giả xây dựng bao gồm 3 biến độc lập, 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc Đồng thời nghiên cứu này cũng hướng đến việc xem xét mối liên hệ giữa hệ thống thông tin KT và CLTT BCTC Mô hình nghiên cứu của Ahmad Al-
Hiyari & cgt (2013) được minh họa như sau:
Trang 20Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & cgt (2013)
Nghiên cứu của Komala, 2012: nghiên cứu này hướng đến mục tiêu là tìm
ra các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của 31 tổ chức quản lý tại Zakat ở Bandung Nghiên cứu đã phân tích 2 nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT là sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị và sự am hiểu của kế toán đồng thời nghiên cứu cũng chứng minh được chất lượng HTTTKT có tác động đến CLTT BCTC Nghiên cứu cũng xác định ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến CLTT BCTC bằng cách xem kiến thức của người quản lý kế toán và hỗ trợ của cấp trên sự quản lý Đơn vị phân tích của nghiên cứu này bao gồm 31 tổ chức quản lý Zakat ở Bandung Kết quả cho thấy kiến thức, sự am hiểu của các nhà quản lý kế toán và sự hỗ trợ của quản lý cấp cao ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thông tin kế
toán cũng như CLTT BCTC Mô hình nghiên cứu của Komala (2012) được minh
họa như sau:
Hệ thống TTKT
Chất lượng
dữ liệu
Trang 21Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu của Komala (2012)
Nghiên cứu cứu của Rapina (2014)
Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức (cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức) đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và những tác động của nó đến CLTT BCTC Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát các nhân viên kế toán ở Bandung, Indonesia Chất lượng thông tin BCTC được đo lường thông qua các thuộc tính hữu ích của CLTT BCTC bao gồm: chính xác, phù hợp, kịp thời và đầy đủ Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã đưa ra kết luận có 3 nhân tố tác động trực tiếp đến hệ thống TTKT bao gồm: các yếu tố cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin kế toán có tác động đến CLTT BCTC Mô hình nghiên cứu của Rapina (2014) được minh họa như sau:
CLTT BCTC
Trang 22Sơ đồ 1.3: Mô hình nghiên cứu của Rapina (2014)
Nghiên cứu của Dadang Suwanda (2015)
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các đơn vị công lập tại Indonesia Tác giả đo lường thực trạng CLTT BCTC cho các đơn vị công lập tại Indonesa thông qua 4 thuộc tính, đây là thang đo bậc 2 với 4 thành phần là: Thích hợp (4 biến quan sát), có thể tin cậy (3 biến quan sát), có thể so sánh (3 biến quan sát), có thể hiểu được (4 biến quan sát) Đồng thời, tác giả tập trung phân tích 5 nhân tố tác động đến CLTT BCTC bao gồm: cam kết với tổ chức, chất lượng nguồn lực, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuẩn mực kế toán của chính phủ và hệ thống kiểm soát nội bộ Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố: cam kết với tổ chức, chất lượng nguồn lực, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuẩn mực kế toán của chính phủ và hệ thống kiểm soát nội bộ đều tác động thuận chiều đến chất lượng TTKT với mức ý nghĩa của mô hình bằng 68,4% Mô hình nghiên cứu của Dadang Suwanda (2015) được minh họa như sau:
CLTT BCTC
Các yếu tố
cam kết quản lý
Hệ thống thông tin kế toán
Văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức
Trang 23Sơ đồ 1.4: Mô hình nghiên cứu của Dadang Suwanda (2015)
Nghiên cứu của Sri Dewi Anggadini (2015)
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định sự tác động của kiểm soát nội bộ và
và sự hỗ trợ quản lý cấp cao đối với chất lượng hệ thống thông tin kế toán và tác động của chất lượng hệ thống thông tin kế toán tới chất lượng TTKT Dữ liệu khảo sát được thu thập từ dữ liệu của 47 đơn vị ở phía Tây Java tại Indonesia Trong đó chất lượng TTKT được đo lường bằng phương pháp trực tiếp thông qua 4 thuộc tính là: chính xác (Accuracy), thích hợp (Relevant), Kịp thời (Timelines), đầy đủ (Completeness) Kết quả thử nghiệm cho thấy sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao và kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán
và chất lượng hệ thống TTKT tác động đến chất lượng thông tin kế toán với R2= 92,3% Mô hình nghiên cứu của Sri Dewi Anggadini (2015) được minh họa như sau:
Chất lượng
nguồn lực
Ứng dụng công nghệ thông tin
Cam kết với tổ chức
Mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán của chính phủ
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Chất lượng thông tin BCTC
Trang 24Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu của Sri Dewi Anggadini (2015)
Nghiên cứu của Ruhul Fitrios (2016)
Nghiên cứu này thực hiện mục tiêu là xác định các nhân tố cam kết của lãnh đạo và đào tạo nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến CLTT BCTC Nghiên cứu này được thực hiện khảo sát tại các bệnh viện công lập ở khu vực tỉnh Riau, Indonesia Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xử lý dữ liệu thu thập được thông qua phần mềm SPSS Nghiên cứu đo lường thực trạng Chất lượng TTKT cho các bệnh viện công lập tại Indonesa thông qua 5 thuộc tính: Kịp thời, chính xác, phù hợp, đầy đủ và ngắn gọn Kết quả cho thấy cam kết của lãnh đạo cấp cao và đào tạo nhân viên kế toán có ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin kế toán có tác động đến CLTT BCTC trong hệ thống tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Riau
Sơ đồ 1.6: Mô hình nghiên cứu của Ruhul Fitrios (2016)
Nghiên cứu của Fakhri Triasa Anggriawan (2018)
Chất lượng thông tin BCTC
Sự tác động
của kiểm
soát nội bộ
Sự hỗ trợ quản lý cấp cao
Hệ thống TTKT
Trang 25Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của đơn vị công trong lĩnh vực giáo dục tại Quận Bandung Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với
kỹ thuật phỏng vấn, nghiên cứu đã phỏng vấn 17 người là trưởng phòng bộ phận tài chính trong các đơn vị công tại khu vực của quận Bandung Sau đó tác giả tiến phân tích dữ liệu thu được từ nghiên cứu định tính thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của Báo cáo tài chính quận Tây Bandung gồm có: việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Chính phủ, chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống kiểm soát nội bộ, công nghệ thông tin, cam kết của tổ chức, vai trò của kiểm toán viên nội bộ, tài sản, các yếu tố bên ngoài và việc quản lý kinh phí hoạt động của các trường Mô hình nghiên cứu của Fakhri Triasa Anggriawan (2018) được minh họa như sau:
Sơ đồ 1.7: Mô hình nghiên cứu của Fakhri Triasa Anggriawan (2018)
Chất lượng
nguồn lực
Công nghệ thông tin
Cam kết với tổ chức
Áp dụng chuẩn
mực kế toán của
chính phủ
Việc quản lý kinh phí hoạt động của các trường Tài sản
Các yếu tố bên ngoài
Vai trò của kiểm toán viên nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Chất lượng thông tin BCTC
Trang 26Nghiên cứu của Nur Fitri Dewia (2019)
Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu tác động của hệ thống KSNB và năng lực nguồn nhân lực đến chất lượng thông tin trong BCTC cũng như trách nhiệm giải trình tài chính của chính quyền địa phương Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho 161 trong tổng số 303 nhân viên của đơn vị (Dinas) thuộc Chính quyền tỉnh Nam Sumatra, Indonesia Sau đó tác giả xử lý dữ liệu đã thu thập được bằng cách sử dụng SPSS 20.00 với t-test và Path Analysis Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB và năng lực nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến CLTT BCTC của chính quyền địa phương Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra
hệ thống KSNB và năng lực nguồn nhân lực có tác động tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính và trách nhiệm giải trình có tác động đến CLTT kế toán trong BCTC của chính quyền địa phương Mặt khác, CLTT BCTC của chính quyền địa phương cũng có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến trách nhiệm giải trình tài chính
Sơ đồ 1.8: Mô hình nghiên cứu của Nur Fitri Dewia (2019)
Nghiên cứu của Bambang Jatmiko (2020): Nghiên cứu được thực hiện tại
Indodonesia nhằm thực hiện mục tiêu kiểm tra và chứng minh bằng thực nghiệm sự ảnh hưởng của 5 nhân tố gồm có: năng lực nguồn nhân lực, áp dụng chuẩn mực kế toán nhà nước, sử dụng công nghệ thông tin, kiểm soát nội bộ và mức độ giám sát
Chất lượng thông tin BCTC
Hệ thống
KSNB
Năng lực nguồn nhân
lực
Trách nhiệm giải trình tài chính
Trang 27tài chính tác động đến CLTT trên báo BCTC của chính quyền địa phương Nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách phát câu hỏi khảo sát Sau đó tiến hành xử lý số liệu thu thập được thông qua SPSS 20.00 với t-test và Path Analysis Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng Năng lực Nguồn nhân lực và
Hệ thống Kiểm soát nội bộ của Chính phủ có tác động tích cực ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của Chính quyền Khu vực Ứng dụng SAP, việc sử dụng Công nghệ Thông tin và Giám sát Tài chính không ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của chính quyền khu vực Mô hình nghiên cứu của Bambang Jatmiko (2020) được mô
tả như sau:
Sơ đồ 1.9: Mô hình nghiên cứu của Bambang Jatmiko (2020)
Qua việc tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các đơn vị khu vực công khá đa dạng và phong phú như Sri Dewi Anggadini (2015); Ruhul Fitrios (2016); Fakhri Triasa Anggriawan (2018); Nur Fitri Dewia (2019); Bambang Jatmiko (2020);…Các nghiên cứu phần lớn tập trung phân tích các yếu tố bên trong đơn vị tác động đến CLTT BCTC: hệ thống kiểm soát nội bộ, áp dụng chuẩn mực kế toán
Năng lực nguồn nhân lực
Sử dụng công nghệ thông tin
Mức độ giám sát tài chính
Áp dụng chuẩn mực kế toán công
Kiểm soát nội bộ
Chất lượng thông tin BCTC
Trang 28công, sự am hiểu của kế toán, cam kết với tổ chức, sự hỗ trợ quản lý cấp cao, sự cam kết từ các nhà quản lý, văn hoá tổ chức, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng kế toán, công nghệ thông tin, hệ thống TTKT Đối tượng của các nghiên cứu về CLTT BCTC cũng khá đa dạng và tập trung trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khu vực công lập với quy mô lớn nhỏ Các nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc phương pháp định tính kết hợp với định lượng và sử dụng một số
kỹ thuật trong nghiên cứu định lượng như phân tích hồi quy hay phân tích mô hình cấu trúc để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố Tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được nhận diện từ tổng quan nghiên cứu trước được trình
bày tại bảng 1.1
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đưa ra 6 nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công ở nước ta gồm: hệ thống pháp lý, hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động, kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện tổ chức thực hiện, sự tác động từ chuẩn mực kế toán công quốc tế, áp lực hội nhập kinh tế thế giới Trong nhóm nhân tố áp lực hội nhập kinh tế thế giới luận án đề xuất cần hoàn thiện các quy định trong quản lý tài chính công sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và nghiên cứu đổi mới phương pháp, chế độ kế toán và báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế
Trang 29Sơ đồ 1.10: Mô hình nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân (2016)
Nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) đã nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng nhằm nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là “Chất lượng thông tin kế toán” và 7 biến độc lập bao gồm: “Môi trường pháp lý”, “Môi trường kinh tế”, “Môi trường văn hóa”,
“Môi trường chính trị”, “Hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị”, “Khả năng của nhà quản lý”, “Trình độ nhân viên kế toán” Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân tố đều có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng đã góp phần giúp các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận được tầm quan trọng của chất lượng thông tin kế toán
Áp lực hội nhập kinh
tế thế giới
Hệ thống chính trị
Hệ thống pháp lý
Sự tác động
từ chuẩn mực
kế toán công quốc tế
Văn hóa và môi trường hoạt động
Kỹ thuật nghiệp vụ
Chất lượng thông tin BCTC
Trang 30trình bày trên BCTC, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán và từ đó có những biện pháp ngăn ngừa, hướng tác động tích cực vào các nhân
tố này nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC tại đơn vị
Sơ đồ 1.11: Mô hình nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
Nghiên cứu của Trần Mỹ Ngọc (2017) Nhằm nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, tác giả Trần Mỹ Ngọc (2017) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để tổng hợp các lý thuyết có liên quan đồng thời trên
cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất
mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là Chất lượng thông tin kế toán và 7 biến độc lập bao gồm: Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị, Môi trường kinh tế, Môi trường giáo dục, Môi trường văn hóa, Đào tạo bồi dưỡng nhân viên và Hệ
Môi trường kinh tế
Môi trường văn hóa
Chất lượng thông tin BCTC
Trình độ
nhân viên
kế toán
Môi trường chính trị
Hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị
Môi trường pháp lý
Khả năng của nhà quản
lý
Trang 31thống thông tin kế toán tại đơn vị Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân tố đều có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị hành chính phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre Trong đó nhân tố môi trường chính trị
có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố môi trường văn hóa, môi trường pháp luật, môi trường giáo dục, hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị, đào tạo bồi dưỡng nhân viên, nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất là môi trường kinh tế Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng đã góp phần hữu ích cho các đơn vị hành chính nhà nước trong việc nhận diện và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
kế toán, đưa ra những giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính nhà nước
Sơ đồ 1.12: Mô hình nghiên cứu của Trần Mỹ Ngọc (2017)
Nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Loan (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công – nghiên cứu tại các đơn
Chất lượng thông tin BCTC
Hệ thống thông
tin kế toán tại
Môi trường pháp lý
Đào tạo bồi
dưỡng nhân
viên
Môi trường kinh tế
Môi trường giáo dục Môi trường
văn hóa
Trang 32vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An Tác giả sử dụng các phương pháp hệ thống, tư duy, phân tích tổng hợp, khảo sát, thống kê mô tả, phân tích các nhân tố, với cỡ mẫu n = 120, tác giả đã xây dựng được mô hình 20 biến quan sát cho 6 thang đo Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng thông tin trên BCTC khu vực công trên địa bàn tỉnh Long
An Trong đó nhân tố Môi trường pháp lý có ảnh hưởng nhất đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC khu vực công, tiếp theo là Môi trường chính trị, Môi trường giáo dục, Môi trường kinh tế, Hệ thống thông tin của đơn vị và ảnh hưởng thấp nhất
là môi trường văn hoá Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị theo từng nhóm nhân
tố nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung
Sơ đồ 1.13: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Loan (2013)
Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Anh (2017): Mục tiêu chính của nghiên
cứu là xác định các nhân tố môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường giáo dục, môi trường văn hóa, môi trường chính trị tác động đến CLTT BCTC trong
Chất lượng thông tin BCTC
Môi trường
Môi trường pháp lý
Hệ thống thông tin của
đơn vị
Môi trường kinh tế
Môi trường giáo dục
Trang 33các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn TP.HCM Tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng thông qua việc gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, thông qua SPSS kết quả kiểm định Cronbach và EFA từng thang đo cho thấy các thang đo đều đạt được giá trị phân biệt lẫn giá trị hội tụ Kết quả nghiên cứu xác định có 5 nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các đơn vị y tế công lập trên địa bàn TP.HCM gồm có: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường giáo dục, môi trường văn hóa, môi trường chính trị Dựa vào kết quả đã nghiên cứu được luận văn đề xuất các giáp pháp nâng cao CLTT BCTC trong các đơn vị y tế công lập tại TP.HCM
Sơ đồ 1.14: Mô hình nghiên cứu của Phạm Thị Kim Anh (2017)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lời (2020): đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Bình Dương Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng nhằm nhận diện và thực hiện mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa
Chất lượng thông tin BCTC
Môi trường kinh tế
Môi trường văn hóa
Môi trường pháp lý
Môi trường chính trị Môi trường
giáo dục
Trang 34bàn tỉnh Bình Dương Nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là “Chất lượng thông tin kế toán” và 5 biến độc lập bao gồm: Mức độ tuân thủ chế độ kế toán HCSN, chất lượng nhân viên, cam kết với tổ chức, ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ thực hiện Kiểm soát nội bộ Kết quả nghiên cứu cho thấy cả
5 nhân tố đều có ảnh hưởng đến CLTT BCTC tại các đơn vị HCSN tại Bình Dương Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng đã góp phần giúp các đơn vị hành chính sự trên địa bàn Bình Dương nhìn nhận được tầm quan trọng của chất lượng thông tin
kế toán trình bày trên BCTC, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC và
từ đó có những biện pháp ngăn ngừa, hướng tác động tích cực vào các nhân tố này nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC tại đơn vị
Sơ đồ 1.15: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lời (2020)
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Giàu (2020) Nghiên cứu đã hướng đến mục
tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT KT CLBCTC tại đơn vị hành chính
sự nghiệp trên địa bàn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An Nghiên cứu này đã cung cấp tổng quan về hệ thống lý luận liên quan đến CLTT BCTC, đã xác định và kiểm định được các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC Đối tượng của nghiên cứu này là
Chất lượng thông tin BCTC
Mức độ thực
hiện kiểm soát nội bộ
Chất lượng nhân viên
Mức độ tuân thủ chế độ kế toán HCSN
Ứng dụng công nghệ thông tin
Cam kết với
tổ chức
Trang 35những giảng viên, người làm công tác kế toán trong các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Long An Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát câu hỏi với số lượng mẫu thu thập được là 240 Thông qua phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp nghiên cứu đã khám phá ra 7 nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN tại Long
An bao gồm: môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường văn hóa, đào tạo bồi dưỡng CBCCVC, hệ thống TTKT Trong đó nhân tố hệ thống TTKT có tác động nhiều nhất đến CLTT BCTC với hệ số
β của biến độc lập trong mô hình hồi quy là 0,282
Sơ đồ 1.16: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Giàu (2020)
Nghiên cứu của Trần Thị Thảo Nhi (2022): Nghiên cứu đã hướng đến mục
tiêu xác định là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT KT trong các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Nghiên cứu này đã cung cấp tổng quan về hệ thống lý luận liên quan đến CLTT KT, đã xác định và kiểm định được các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT KT Đối tượng của nghiên cứu này là những người làm kế
Chất lượng thông tin BCTC
Hệ thống thông tin kế
trường chính trị
Môi trường pháp lý
Đào tạo bồi dưỡng CBCNVC
Môi trường kinh tế
Môi trường giáo dục Môi trường
văn hóa
Trang 36toán, nhà quản lý, giảng viên làm việc trong các đơn vị HCSN tại Bình Thuận Nghiên cứu sử dụng bảng khảo sát câu hỏi Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp định lượng là chính, bảng câu hỏi khảo sát về các nhân
tố tác động đến CLTT BCTC được gửi đến cho các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Nghiên cứu sử dụng SPSS để xử lý dữ liệu đã thu thập được Kết quả nghiên cứu đã khám phá ra 6 nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN tại tỉnh Bình Thuận: Môi trường pháp lý, Môi trường làm việc; Chất lượng phần mềm kế toán; Trình độ nhân viên kế toán; Hệ thống kiểm soát nội bộ và Ứng dụng công nghệ thông tin
Sơ đồ 1.17: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thảo Nhi (2022)
Tại Việt Nam, Các nhân tố tác động đến Chất lượng thông tin BCTC gồm có: môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường văn hóa, đào tạo bồi dưỡng CBCCVC, hệ thống TTKT, Mức độ tuân thủ chế độ kế toán HCSN, chất lượng nhân viên, cam kết với tổ chức, ứng dụng
Ứng dụng công nghệ thông tin
Môi trường làm việc
Môi trường pháp lý
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Chất lượng phần mềm
kế toán
Trình độ nhân viên
kế toán
Chất lượng thông tin BCTC
Trang 37công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng kế toán, mức độ thực hiện Kiểm soát nội bộ, Chất lượng phần mềm kế toán Phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố bên ngoài tác động đến CLTT BCTC gồm có: Môi trường pháp lý, môi trường giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường chính trị, môi trường giáo dục còn các nhân tố bên trong chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả tại Việt Nam Số lượng các nghiên cứu có chất lượng tại các đơn vị HCSN tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại còn khá ít Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến CLTT BCTC hầu hết được tập trung thực hiện trên địa bàn một số tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam mà đặc biệt chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện trên địa bàn tỉnh
Hà Nam Các nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu (định lượng, định tính, hỗn hợp) trong đó phương pháp định lượng là chính, bảng câu hỏi khảo sát về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được gửi đến cho các đơn vị cần khảo sát để thu thập dữ liệu Thông qua các công cụ xử lý dữ liệu như SPSS, Smart PLS để kiểm định mức động tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được nhận diện từ tổng quan nghiên cứu trước được trình bày tại bảng 1.1
Bảng 1.1: Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
1 Nguồn lực con người Ahmad Al- Hiyari &cgt (2013), Fakhri
Triasa Anggriawan (2018), Nur Fitri Dewia (2019)
2 Cơ sở hạ tầng kế toán Ahmad Al- Hiyari &cgt (2013), Komala
(2012), Rapina (2014), Dadang Suwanda (2015), Fakhri Triasa Anggriawan (2018),
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016), Trần Mỹ Ngọc (2017), Nguyễn Thị Bích Loan (2013), Nguyễn Thị Lời (2020), Trần Thị Thảo Nhi (2022)
Trang 384 Chất lượng dữ liệu Ahmad Al- Hiyari &cgt (2013)
5 Sự hỗ trợ của lãnh đạo
đơn vị
Komala (2012), Sri Dewi Anggadini (2015), Ruhul Fitrtios (2016), Ahmad Al- Hiyari &cgt (2013), Fakhri Triasa Anggriawan (2018), Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016), Đậu Thị Kim Thoa (2019)
6 Sự am hiểu kế toán Komala (2012), Ruhul Fitrtios (2016), Đỗ
Nguyễn Minh Châu(2016), Trần Mỹ Ngọc (2017), Đậu Thị Kim Thoa (2019), Nguyễn Thị Lời (2020), Trần Thị Thảo Nhi (2022)
7 Văn hoá tổ chức Rapina (2014), Đậu Thị Kim Thoa (2019)
8 Cơ cấu tổ chức Rapina (2014)
9 Cam kết với tổ chức Rapina (2014), Dadang Suwanda (2015),
Fakhri Triasa Anggriawan (2018), Nguyễn Thị Lời (2020)
12 Mức độ tuân thủ chuẩn
mực kế toán công
Dadang Suwanda (2015), Bambang Jatmiko (2020), Dadang Irawan (2020), Zaky Macamuddah (2020), Titi Laras (2020), Cao Thị Cẩm Vân (2016), Nguyễn Thị Lời (2020), Nguyễn Ngọc Giàu (2020)
13 Kiểm soát nội bộ Dadang Suwanda (2015), Fakhri Triasa
Anggriawan (2018), Nur Fitri Dewia (2019),Sri Dewi Anggadini (2015),Nunuy Nur Afiab (2020), Adbi Alfian (2020), Poppy Sofia (2020), Nguyễn Thị Lời (2020), Trần Thị Thảo Nhi (2022)
14 Việc quản lý kinh phí Fakhri Triasa Anggriawan (2018), Đậu
Trang 39hoạt động của các trường
18 Kỹ thuật nghiệp vụ Cao Thị Cẩm Vân (2016)
19 Áp lực hội nhập kinh tế Cao Thị Cẩm Vân (2016)
20 Môi trường kinh tế Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016), Phạm Thị
Kim Anh (2017)
21 Môi trường văn hoá Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016), Trần Mỹ
Ngọc (2017),
22 Môi trường giáo dục Trần Mỹ Ngọc (2017), Nguyễn Thị Bích
Loan (2013), Phạm Thị Kim Anh (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)
1.3 Khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Đóng góp của các nghiên cứu trước
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành lập Bảng tổng hợp các nhân tố đã được khám phá từ các nghiên cứu trước tại Bảng 1.1
Qua các công trình nghiên cứu tại nước ngoài và tại Việt Nam (Bảng 1.1), có thể thấy CLTT BCTC và các nhân tố tác động tới CLTT BCTC khá đa dạng, phong phú Trong số 22 nhân tố trong và ngoài nước tác động đến CLTT BCTC có 5 nhân
tố nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới nhất đó là: Sự hỗ trợ của người lãnh đạo đơn vị; Sự am hiểu của kế toán; Cơ sở hạ tầng kế toán; Mức độ tuân thủ Chuẩn mực kế toán công; Mức độ thực hiện HTKSNB Giữa các nghiên cứu có sự khác biệt về môi trường kinh tế, chính trị, môi trường văn hóa, pháp lý,
Trang 40đặc điểm dữ liệu thu thập Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC
có những bước phát triển khá dài, có rất nhiều các nhân tố được khám phá, tìm ra trong suốt thời gian qua Nghiên cứu về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC nhân được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước Các nghiên cứu trước đã tiến hành đo lường CLTT BCTC, tìm ra các nhân tố tác động đến CLTT BCTC như: Công nghệ thông tin; Chất lượng phần mềm, Mức độ đáp ứng thiết bị phần cứng, phần mềm, Kiểm soát nội bộ; Chế độ kế toán; Chuẩn mực kế toán; Chính sách kế toán, Tổ chức công tác kế toán; Hệ thống thông tin KT; Đào tạo nhân viên; Văn hóa, cơ cấu tổ chức; Năng lực nhân viên KT;
sự hỗ trợ lãnh đạo; mức độ tự chủ tài chính; kiểm toán độc lập; cam kết với tổ chức; Môi trường pháp lý; Môi trường chính trị; Môi trường kinh tế; Môi trường giáo dục nghề nghiệp; Môi trường văn hóa; nhân tố hoạt động thanh tra, giám sát; kiểm toán độc lập; quy mô doanh nghiệp; Trong thời gian gần đây các nghiên cứu về CLTT BCTC trong các đơn vị HCSN nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu: Komala (2012); Suwanda (2015), Ruhul Fitrios (2016), Fakhri Triasa Anggriawan (2018), Nur Fitri Dewia (2019), Bambang Jatmiko (2020),
1.3.2 Hạn chế của các nghiên cứu trước
Trái với các nghiên cứu nước ngoài, các nhân tố tại Việt Nam tác động đến Chất lượng CLTT BCTC phần lớn quan tâm đến các nhân tố bên ngoài như: Môi trường kinh tế, Môi trường chính trị, Môi trường pháp lý, Môi trường văn hóa, Môi trường giáo dục, Còn đối với các nhân tố bên trong đơn vị thì các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ các tác giả Mặt khác, tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này thường đi theo hướng ứng dụng còn nghiên cứu cơ bản thì các nhân tố trong mô hình còn chưa đa dạng, cụ thể Các nghiên cứu đa phần chỉ mới tìm ra các nhân tố trong các DN vừa và nhỏ chứ chưa
có nhiều nghiên cứu tìm ra các nhân tố trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Tại Việt Nam hướng nghiên cứu trong các đơn vị HCSN cũng có rất ít các nghiên cứu hướng đến các nhân tố bên trong doanh nghiệp như hiệu quả của HTKSNB, sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị, cơ sở hạ tầng kế toán, sự am hiểu của kế toán như nghiên