Do đó, trong thời gian qua việc xây dựng các quy định pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT đã được đưa vào là một trong những hành động trong Kế hoạch tổng thể phát triển TM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TP.HCM
ĐÀO THỊ NHUẦN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TP.HCM
ĐÀO THỊ NHUẦN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN THỊ THÀNH DƯƠNG
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị khoa Luật kinh tế xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
ĐÀO THỊ NHUẦN
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BTC Bộ Tài chính
NNNN Ngân hàng nhà nước
NNT Người nộp thuế
TCT Tổng cục thuế
TMĐT Thương mại điện tử
Viết tắt tiếng Anh
Từ viết
tắt
Nguyên bản tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
B2B Business to Business Mô hình kinh doanh giữa doanh với
doanh nghiệp B2C Business to Customer Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp
với cá nhân B2G Business to Government Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp
với chính phủ BEPS Base Erosion and Profit
nhân C2G Customer to Government Mô hình kinh doanh giữa cá nhân với
chính phủ G2B Government to Business Mô hình kinh doanh giữa Chính phủ với
doanh nghiệp G2C Government to Customer Mô hình kinh doanh giữa Chính phủ với
cá nhân G20 Group of Twenty Diễn đàn quốc tế chính thức dành cho
các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới và Liên minh châu Âu (EU) OECD Organization for Economic
Corporations and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Commerce and Industry
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Sơ đồ so sánh hình thức kinh doanh thương mại truyền thống với TMĐT xuyên biên giới 11 Hình 2: Mô hình hoạt động của sàn TMĐT ở nước ngoài 67
DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 1: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT trong các năm 43 Biều đồ 2: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm 44 Biểu đồ 3: Số thuế nhà thầu thông qua các tổ chức đại diện tại Việt Nam kê khai, nộp thay: 47
Trang 6MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm nghiên cứu 5
4 Mục tiêu nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Tính mới và những đóng góp của đề tài 6
7 Bố cục của luận văn 7
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8
1.1 Khái quát về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 8
1.1.1 Khái quát về thương mại điện tử 8
1.1.2 Khái niệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 11
1.1.3 Vai trò của quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 16
1.1.4 Yêu cầu của quản lý thuế với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 17
1.2 Khái niệm và nội dung pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 19
1.2.1 Khái niệm pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 20
1.2.2 Yêu cầu đối với pháp luật quản lý thuế trong kinh doanh thương mại điện tử 21
1.2.3 Nội dung pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 22
Trang 71.3 Sơ lược pháp luật Việt Nam về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử 30
1.3.1 Giai đoạn trước năm 2019 31
1.3.2 Giai đoạn từ năm 2019 đến nay 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN NGHỊ 35
2.1 Quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 35
2.1.1 Quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước 35
2.1.2 Quy định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới 41
2.2 Đánh giá pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kiến nghị 43
2.2.1 Kết quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử 43
2.2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước 49
2.2.3 Đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới 55
2.2.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81
KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, bên cạnh hình thức kinh doanh thương mại truyền thống, kinh doanh TMĐT
đã và đang dần trở thành hình thức kinh doanh không thể thiếu trong nền kinh tế Biểu hiện rõ rệt của sự phát triển này là chỉ số tăng trưởng của TMĐT tăng đều qua các năm với con số khả quan cả tại Việt Nam lẫn trên thế giới Đơn cử, năm 2020 tốc
độ tăng trưởng của TMĐT (bán lẻ) tại Việt Nam đạt mức 18% so với năm 2019, với doanh thu 11,8 tỷ; năm 2021, tốc độ tăng trưởng đạt 16% so với năm 2020 và đạt doanh thu 13,7 tỷ USD1 Kết quả này xuất phát từ những đặc thù ưu việt mà hình thức kinh doanh TMĐT mang lại so với hình thức kinh doanh thương mại truyền thống Tuy nhiên, chính sự phát triển đó của TMĐT đặt ra những thách thức nhất định trong quản lý thuế để vừa đảm bảo mục tiêu thu thuế đúng, đủ, vừa phải thúc đẩy sự phát triển ngành TMĐT còn non trẻ
Việc quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ công cụ quản lý đến cơ chế quản lý Do đó, trong thời gian qua việc xây dựng các quy định pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT đã được đưa vào là một trong những hành động trong
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam2 Mặc dù vậy, với đặc thù là hình thức kinh doanh mang tính “xuyên biên giới”, diễn tra trên “thị trường kỹ thuật số”, pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT chưa thể điều chỉnh, dự liệu được việc quản lý thuế phát sinh từ toàn bộ các mô hình kinh doanh TMĐT khác nhau trên thực tế Hậu quả là việc xác định đối tượng nộp thuế, doanh thu tính thuế và trách nhiệm quản lý thuế của một số nhóm chủ thể kinh doanh TMĐT chưa được pháp luật điều phù hợp, kịp thời Trong đó các vấn đề liên quan đến quyền và trách nhiệm của NTT, của các chủ thể bị quản lý khác phát sinh
từ giao dịch qua sàn giao dịch TMĐT và các giao dịch TMĐT xuyên biên giới là một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, chuyên gia
1 Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (2019, 2020, 2021), “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam
năm 2019, 2020, 2021”, trang web Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 9 tháng 11 năm
2022, từ <https://idea.gov.vn/?page=document>;
2 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện
tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2020
Trang 9Ngày 12 tháng 11 năm 2021, thông qua Quyết định số 2146/QĐ-BTC, BTC
ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”, trong đó, “Hoàn thiện quy định pháp luật” là một trong những kế hoạch mang tính dài hạn và cần được hoàn thành trước
năm 2024 Ngoài ra, ngày 23 tháng 4 năm 2022, trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, phần nội dung về “Cải cách quản lý thuế” ghi nhận phải: “…Hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong một số lĩnh vực trọng yếu như: chống chuyển giá; hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới; đại lý thuế; việc trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan có liên quan…”
Chính bởi lẽ đó, yêu cầu đặt ra đối với các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia là phải tiếp tục nghiên cứu khoa học pháp lý về pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT để hoàn thiện pháp luật quản lý thuế Cụ thể cần phải đánh giá một cách toàn diện và khách quan thực trạng pháp luật quản lý thuế tại Việt Nam trên cơ sở thực tiễn áp dụng trong các mô hình kinh doanh TMĐT để đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện hơn pháp luật về quản lý thuế Bởi khi pháp luật quản lý thuế phù hợp sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả của việc thi hành nội dung chính sách thuế, đảm bảo sự bình đẳng trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của các chủ thể kinh doanh
Từ các lý do nêu trên, có thể nói, đề tài “Pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện” có tính cấp thiết, có ý nghĩa trong lý luận và thực
tiễn áp dụng nên tác giả đã lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết chuyên môn về
đề tài quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT Các công trình nghiên cứu, các bài viết khoa học đã đánh giá thực trạng quản lý để đưa ra các đề xuất nhằm góp phần đảm bảo công tác hành thu thuế phù hợp với thực tiễn và bản chất của kinh doanh TMĐT Trong số đó phải kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Một là, đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” năm 2014 của
Trang 10nhóm tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hoài; CN.Nguyễn Thùy Trang - Học Viện Tài Chính – Bộ Tài chính Nhóm tác giả đã đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, và đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế Một trong những giải pháp được đề xuất là
“hoàn thiện pháp luật thuế” Như vậy, đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề, giải
pháp quản lý thuế mang tính chất cơ chế, kỹ thuật quản lý hơn là các vấn đề pháp lý trong pháp luật quản lý thuế
Hai là, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ- Bộ Tài chính năm 2016 của Thạc
sĩ Nguyễn Quang Tiến: “Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử” Đề tài nghiên cứu cả nội dung chính sách thuế lẫn cơ chế
quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT Trên cơ sở lý luận, thực trạng tại Việt Nam
và kinh nghiệm quản lý thuế của các quốc gia trên thế giới, đề tài đã đề xuất các kiến nghị để điều chỉnh một số nội dung chính sách thuế
Ba là, luận án tiến sĩ: “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” năm 2019 của nghiên cứu sinh Phạm Nữ Mai Anh Đây là một công trình
nghiên cứu khoa học về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT tại Việt Nam mang tính bao quát cao Quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT trong luận án được tiếp cận từ sự khác biệt của TMĐT so với kinh doanh thương mại truyền thống Các hạn chế trong thực trạng quản lý và giải pháp đề xuất tập trung vào vấn đề cơ chế quản lý thuế hơn là pháp luật quản lý thuế Vì thế, khoảng trống về pháp luật quản lý thuế được tác giả tập trung nghiên cứu
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết khoa học về quản lý thuế đối với một số sắc thuế, hay trong bối cảnh nhất định Đối với các bài viết khoa học, hầu hết các tác giả đã tập trung nghiên cứu từng vấn đề, khía cạnh pháp lý cụ thể trong quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT, hay đối với một số mô hình kinh doanh nhất định Trong số đó phải kể đến các bài viết tiêu biểu, có tính chuyên môn cao của tác giả Lê Quang Thuận, Trần Thị
Hà về “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử - Nhìn từ kinh nghiệm của thế giới”; tác giả Lê Thị Thùy Linh với đề tài “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam:Thực trạng và giải pháp”; Nguyễn Thị Thương Huyền về “Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm”
Trang 11Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về quản lý thuế đối với TMĐT trên thế giới đã nghiên cứu từ rất sớm Trong số đó phải kể đến các công trình
nghiên cứu của OECD năm 2001 với đề tài “Taxation and electronic commerce- implementing the Ottawa taxation framework conditions”; “Tax administration aspects of electronic commerce: responding to the challenges and opportunities”;
Đặc biệt trong năm 2021, OECD đã có nhiều thảo luận, ấn phẩm được xuất bản liên
quan đến quản lý thuế trong nền kinh tế số, và nội bật là: “Tax challenges arising from the digitalisation of the Economy Global Anti- Base Erosion Model Rules”;
“Statement on the two-pillar solution to address the tax challenges arising from the digitalisation of the economy” Theo đó, đối với quản lý thuế trong kinh doanh
TMĐT, yêu cầu về tìm kiếm thông tin để nhận dạng NNT và quản lý thuế cần phải được thực hiện trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ, và đặc trưng của các
mô hình kinh doanh TMĐT Hay vấn đề phân bổ quyền đánh thuế (theo doanh thu) phát sinh từ dịch vụ kỹ thuật số giữa các quốc gia
Có thể nói, vấn đề quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT đã được nhiều nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, cả trong nước và trên thế giới Trong đó, hầu hết các công trình nghiên cứu, bài viết tập trung vào nghiên cứu quản lý thuế dưới góc
độ kỹ thuật đánh thuế hay cơ chế quản lý Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm trong quản lý thuế của các chủ thể tham gia kinh doanh TMĐT (trên
cơ sở sự khác biệt với thương mại truyền thống) chưa được nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ pháp luật quản lý thuế, đặc biệt đối với kinh doanh qua sàn TMĐT
và TMĐT xuyên biên giới
Từ kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đó, tác giả đã kế thừa được các kinh nghiệm nghiên cứu nhất định của các tác giả trước đó Trong đó việc nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT phải dựa trên bản chất của kinh doanh TMĐT, dựa trên đặc thù của từng mô hình kinh doanh TMĐT
cụ thể là các kinh nghiệm quý báu hơn cả Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật quản lý thuế với mô hình kinh doanh qua sàn TMĐT và TMĐT xuyên biên giới trên cơ sở phân tích phạm vi và tác động của nghĩa vụ trong quản lý thuế của các chủ thể tham gia TMĐT
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật
về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT, và việc thực thi các quy định đó trong thực tiễn Trong đó đề tài sẽ tập trung đánh giá trách nhiệm trong quản lý thuế của các chủ thể tham gia kinh doanh qua sàn giao dịch TMĐT và TMĐT xuyên biên giới Các phương thức kinh doanh TMĐT khác như thông qua mạng xã hội (Facebook, YouTube, Instagram, Tiktok, Twitter, Zalo,…), các ứng dụng hay các trang điện tử bán hàng được nghiên cứu với mục đích để so sánh nhằm làm sáng tỏ hơn các đánh giá về pháp luật quản lý thuế đối kinh doanh qua sàn TMĐT
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Xét về mặt không gian, đề tài nghiên cứu lý luận
và thực trạng pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở phân tích các mô hình kinh doanh TMĐT tiêu biểu Ngoài ra, đề tài đề cập đến kinh nghiệm xây dựng pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT của một số nước, tổ chức trên thế giới với mục đích tham khảo để tìm kiếm các giải pháp, đề xuất phù hợp Xét về mặt thời gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật về thuế và thực tiễn áp dụng kể từ năm 2019 trở lại đây
4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử” là tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật quản lý
thuế đối với kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, đặc biệt đối với phương thức kinh doanh qua sàn TMĐT, và các giao dịch TMĐT xuyên biên giới Để đạt được mục tiêu chung đó, đề tài hướng tới hai nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận của pháp luật quản lý thuế trong kinh doanh TMĐT Đây là cơ sở chính để nhận biết được yêu cầu trong việc xây dựng khung pháp lý của quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT sao cho phù hợp với mục tiêu quản lý thuế và đặc thù của kinh doanh TMĐT
Thứ hai, phân tích, đánh giá pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT trên cơ sở nghiên cứu phương thức kinh doanh qua sàn TMĐT và TMĐT xuyên biên giới Trong đó các vấn đề pháp lý liên quan đến phạm vi về trách nhiệm và sự tác động của chúng trong quản lý thuế của các chủ thể tham gia TMĐT như chủ sàn TMĐT, ngân hàng thương mại, nhà cung cấp ở nước
Trang 13ngoài được tập trung nhiều hơn cả Từ đó xác định ưu điểm, hạn chế của pháp luật so với thực tiễn áp dụng và đề xuất giải pháp để khắc phục các hạn chế pháp lý đó
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn giải; so sánh Các phương pháp này vừa được sử dụng độc lập, vừa bổ trợ cho nhau
Phương pháp phân tích và tổng hợp pháp luật: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong luận văn Cụ thể, việc nghiên cứu được thực hiện bằng cách phân chia các mô hình kinh doanh TMĐT khác nhau để phân tích và sau đó tổng hợp những đánh giá về ưu điểm và hạn chế của pháp luật
Phương pháp quy nạp và diễn giải: Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu về lý luận quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT Trong đó thông qua việc liệt
kê, diễn giải các đặc trưng của TMĐT để xác định sự khác biệt của TMĐT với thương mại truyền thống, cũng như các yêu cầu cần thiết của pháp luật quản lý thuế với kinh doanh TMĐT
Phương pháp so sánh luật học: Được thể hiện thông qua việc nghiên cứu quy định pháp luật của Việt Nam và của một số nước, tổ chức quốc tế về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT để học hỏi kinh nghiệm, chắt lọc những quy định phù hợp với thực trạng của Việt Nam
6 Tính mới và những đóng góp của luận văn
Tính mới của luận văn: nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT với tư cách là một công cụ quản lý thuế trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng
từ trách nhiệm trong quản lý thuế của các chủ thể tham gia kinh doanh TMĐT – chủ thể bị quản lý thuế; và phân chia thành thị trường TMĐT trong nước và TMĐT xuyên biên giới để nghiên cứu
Đóng góp khoa học của luận văn: hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT một cách khái quát nhất trên cơ sở nghiên cứu bản chất, đặc trưng của kinh doanh TMĐT Đây được xem là một trong những nguồn tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo; Làm sáng tỏ thực trạng pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT và thực tiễn áp dụng dưới góc
độ xem xét các ảnh hưởng của các chủ thể trung gian bị quản lý thuế; Đưa ra một số
Trang 14xuất góp phần hoàn thiện hơn các hạn chế của pháp luật nhằm đảm bảo mục đích của quản lý thuế và công bằng giữa các chủ thể trong kinh doanh
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương như sau:
Chương I: Khái quát về pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử
Chương II: Thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái quát về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Pháp luật quản lý thuế là một trong những công cụ chính để phục vụ công tác quản lý thuế Vì thế, để nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT, trước hết cần phải bắt đầu từ việc nghiên cứu bản chất của kinh doanh TMĐT nhằm làm sáng tỏ các yêu cầu lý luận đặt ra đối với pháp luật quản lý thuế
1.1.1 Khái quát về thương mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Tùy vào góc độ tiếp cận, TMĐT được diễn giải bằng những cách khác nhau Theo Tổ chức thương mại thế giới, TMĐT được hiểu là “việc sản xuất, phân phối,
tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử”3
Trong khi đó, cách hiểu về TMĐT của OECD như sau: “Giao dịch TMĐT là giao dịch mua bán hàng hóa, hoặc dịch vụ, được thực hiện thông qua mạng máy tính bằng các phương thức đặc biệt được thiết kế cho mục đích nhận hoặc đặt hàng Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt hàng theo những phương thức đó, nhưng việc thanh toán và chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ ở khâu cuối cùng lại không được thực hiện trực tuyến Giao dịch thương mại điện tử có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ và các tổ chức công hoặc tư khác”
Tại Việt Nam, khái niệm về TMĐT được pháp luật ghi nhận như sau: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” 4
3 World Trade Organization (WTO) MC11 in Brief o.f the WTO’s Second Ministerial, trang điện tử của WTO,
truy cập lần cuối ngày 24 tháng 11 năm 2022, từ <https://www.wto.org/eng lish/thewto _e/minist _e/mc11_e/briefing_notes_e/bfecom_e.htm>
4 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2013
Trang 16Từ các khái niệm trên có thể thấy, TMĐT được tiếp cận theo hai hướng, nghĩa rộng và nghĩa hẹp Với nghĩa rộng, TMĐT được hiểu là việc thực hiện cả một chu trình kinh doanh, chứ không chỉ dừng lại ở việc trao đổi, mua bán Với nghĩa hẹp, TMĐT được hiểu chỉ bao gồm một chu trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, mà ở đó việc mua bán, trao đổi này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông Như vậy, tùy từng đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau các tác giả sẽ lựa chọn phương thức tiếp cận khái niệm TMĐT hoặc theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, TMĐT được tiếp
cận theo nghĩa hẹp
1.1.1.2 Phân biệt thương mại điện tử với thương mại truyền thống
Dù được tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, TMĐT có những điểm khác biệt so với thương mại truyền thống trên cơ sở so sánh các yếu tố sau:
Về hình thức thực hiện: Trong TMĐT, toàn bộ quá trình của giao dịch thương
mại, từ việc giới thiệu, chào hàng, quyết định giao dịch đến việc thực hiện giao dịch hoàn toàn có thể được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (thông qua mạng Internet) Theo đó, các bên không phải trực tiếp gặp nhau để giới thiệu, thương thảo, trao đổi, xác lập và thực hiện giao dịch như trong thương mại truyền thống
Về phạm vi giao dịch: Một trong những đặc điểm quan trọng của TMĐT đó là
các giao dịch TMĐT được thực hiện trên thị trường không có biên giới Do đó các giao dịch TMĐT có thể được thực hiện trên phạm vi toàn cầu mà không bị giới hạn
về mặt không gian, lãnh thổ Trong khi đó, thương mại truyền thống chịu sự tác động, hạn chế của vấn đề không gian (theo phạm vi biên giới quốc gia) nên trong một giao dịch mà chủ thể của chúng càng có khoảng cách địa lý xa, càng cần nhiều thời gian
và chi phí để thực hiện
Về chủ thể tham gia giao dịch: Trong thương mại truyền thống, chủ thể tham
gia giao dịch chủ yếu gồm hai bên, bên mua và bên bán Nhưng trong kinh doanh TMĐT, chủ thể tham gia giao dịch gồm ba bên Ngoài bên mua và bên bán, còn có chủ thể là bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để góp phần vào việc xác lập và thực hiện giao dịch Các bên trung gian bao gồm tổ chức cung ứng dịch vụ mạng điện tử,
tổ chức trung gian thanh toán, tổ chức tham gia chứng thực, xác thực giao dịch
Trang 17Về thời gian thực hiện giao dịch: Do được giao dịch thông qua thị trường điện
tử hoạt động xuyên suốt 24/7 nên các chủ thể hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch TMĐT bất kể khi nào tùy thuộc vào lựa chọn riêng của mình Vì mọi thông tin về hàng hóa, dịch vụ cần mua, cần trao đổi đã được giới thiệu sẵn trên trang (phương tiện) điện tử Trong khi đó, thời gian thực hiện các giao dịch trong thương mại truyền thống phần nhiều phụ thuộc vào thời gian hoạt động của thị trường nơi diễn ra giao dịch, và thời gian của các bên để thương lượng và xác lập giao dịch
Về chi phí giao dịch: Đối với thương mại truyền thống, người bán hàng hóa,
dịch vụ cần phải bỏ ra khoản chi phí lớn để thuê mặt bằng, thuê nhân viên bán hàng, tiếp thị hàng và các chi phí cần thiết khác liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu và bán hàng hóa Song trong TMĐT người bán hàng hóa, dịch vụ chỉ cần đầu tư khoản chi phí cho việc thuê máy chủ, hay thuê dịch vụ TMĐT của các sàn giao dịch TMĐT
để bán hàng hóa, dịch vụ Đặc trưng này cho thấy ưu điểm nổi bật của TMĐT đó là chi phí giao dịch thấp hơn so với thương mại truyền thống
Về quy mô, giá trị và mức độ của giao dịch: Quy mô và giá trị của các giao
dịch TMĐT thường nhỏ hơn so với các giao dịch thương mại truyền thống nhưng lại chiếm tỷ trọng cao trong các giao dịch B2C hoặc C2C Thực tế, hầu như các giao dịch TMĐT diễn ra và phát triển mạnh trong ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, người mua chủ yếu là cá nhân nên giá trị của mỗi giao dịch thường dừng ở lại mức độ chi tiêu cá nhân và gia đình họ Tuy nhiên, mức độ của các giao dịch trong TMĐT cao hơn nhiều so với thương mại truyền thống Bởi các chủ thể kinh doanh TMĐT không chỉ là thương nhân chuyên nghiệp mà còn có rất nhiều chủ thể là cá nhân, họ có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ bất kể họ là ai và đang ở đâu Đồng thời khách hàng của hình thức kinh doanh TMĐT rất đa dạng, trong đó số lượng khách
hàng cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao
Về sự đóng góp của khoa học công nghệ thông tin: Sự ra đời của TMĐT là
một trong những thành quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu
do ngành khoa học công nghệ thông tin mang lại Không chỉ dừng lại ở đó, với những phát triển mang tính đột phá, và liên tục, khoa học công nghệ thông tin ngày càng thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Kết quả là các mô hình kinh doanh TMĐT ngày càng đa dạng, với nhiều lựa chọn cho các chủ thể tham gia, và mang lại hiệu quả cao
Trang 18trong kinh doanh Trong thương mại truyền thống, khoa học thông tin không đóng vai trò cốt lõi đối với sự hình thành và phát triển của hình thức kinh doanh này mà chỉ đóng vai trò như công cụ hỗ trợ cho việc xác lập và thực hiện giao dịch (trong một số trường hợp nhất định)
Như vậy, TMĐT là một lĩnh vực kinh doanh đã và đang dần trở thành xu thế trên toàn cầu Tuy nhiên, với một số điểm khác biệt so với thương mại truyền thống, việc quản lý thuế sẽ phải có cách thức, phương pháp khác biệt so với quản lý thuế trong thương mại truyền thống Dưới đây là bảng so sánh phương thức xuất khẩu truyền thống với mô hình kinh doanh TMĐT xuyên biên giới của Amazon để thấy rõ hơn sự khác biệt của hai hình thức kinh doanh này:
Hình 1: Sơ đồ so sánh hình thức kinh doanh thương mại truyền thống với
TMĐT xuyên biên giới
Nguồn: Cục Thương mại điện tử và kinh tế số
1.1.2 Khái niệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện
tử
1.1.2.1 Khái niệm quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử
Quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT là một trong những nội dung cụ thể
của quản lý thuế nói chung Theo Giáo trình quản lý thuế của Học viện Tài Chính,
“Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của nhà nước, tức là quản lý
Trang 19thuế được hiểu là hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai, tính thuế, nộp thuế) của người nộp thuế”5 Ngoài ra, tác giả Lâm Chí Dũng nhận định rằng, “quản lý thuế
là quản lý việc thực thi và đảm bảo việc thực thi các chính sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành pháp và tư pháp của nhà nước trong lĩnh vực thuế”6 Theo các quan điểm này, quản lý thuế được hiểu là cách thức để thi hành pháp luật về nội dung chính sách thuế trên thực tế
Tuy nhiên, luật Liên bang Hoa Kỳ (Số 26 U.S.Code § 6103) tiếp cận “quản lý
thuế” theo nghĩa rộng hơn, cụ thể: ““quản lý thuế” nghĩa là (i) điều hành, quản lý, thực thi, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện và áp dụng luật thu nhập nội bộ hoặc các đạo luật liên quan (hoặc các luật và quy chế tương đương của một Tiểu bang) và các công ước thuế mà Hoa Kỳ là thành viên, và (ii) sự phát triển và xây dựng chính sách thuế Liên bang liên quan đến các luật thu nhập nội bộ hiện có hoặc được đề xuất, các đạo luật liên quan và các công ước về thuế Quản lý thuế bao gồm các chức năng đánh giá, thu thập, thực thi, kiện tụng, công bố và thu thập thống kê theo các luật, chính sách hay công ước đó.”7
Như vậy, tùy cách tiếp cận, “quản lý thuế” có thể được hiểu theo phạm vi rộng hay hẹp Nếu theo phạm vi rộng, “quản lý thuế” bao gồm cả ba hoạt động chính liên
quan đến thuế, đó là “xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế, và tổ chức hành thu”8 Ngược lại, nếu tiếp cận theo phạm vi hẹp, “quản lý thuế” chính là “quá trình tác động của cơ quan quản lý nhà nước đến người nộp thuế nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật thuế”9 Theo đó, quản lý thuế được hiểu là một hình thức quản lý hành chính nhà nước, mà ở đó các cơ quan thuế sẽ sử dụng các công cụ, phương pháp được pháp luật cho phép nhằm mục đích thực thi nội dung chính sách thuế
Luật quản lý thuế của Việt Nam không đưa ra khái niệm “quản lý thuế” nhưng
đã liệt kê các hành vi thuộc nội dung quản lý thuế của nhà nước10 Trong đó, các nội dung của quản lý thuế là các nội dung liên quan đến công tác hành thu của nội dung
5 Lê Xuân Trường (2015) “Giáo trình Quản lý thuế”, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội, trang 8
6 Lâm Chí Dũng, “Tìm hiểu khái niệm quản lý và quản lý thuế”, Tạp chí Thuế Nhà nước (12), trang 18-20
7 Luật Liên bang Hoa Kỳ (Số 26 U.S.Code § 6103), trang điện tử của Cornell Law School, truy cập lần cuối ngày 5 tháng 12 năm 2022 < https://www.law.cornell.edu/uscode/text/26/6103#b_4>
8 Học viện Tài Chính (2010), Giáo trình Quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài Chính, trang 9
9 Học viện Tài Chính (2010), Giáo trình Quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài Chính, trang 9
10 Điều 4 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2019
Trang 20chính sách thuế Do đó hiểu rằng, pháp luật Việt Nam đã tiếp cận quản lý thuế theo nghĩa hẹp
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm quản
lý thuế đối với kinh doanh TMĐT theo nghĩa hẹp Vì thế, quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT là việc các chủ thể quản lý sẽ vận dụng các công cụ quản lý được phép
để thực thi các quy định về nội dung chính sách thuế áp dụng trong kinh doanh TMĐT Hay nói cách khác, quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT chính là việc thi hành các chính sách, pháp luật về thuế để thực hiện công tác hành thu thuế từ các chủ thể kinh doanh TMĐT Do đó, tác giả đồng quan điểm với tác giả Phạm Nữ Mai Anh
về khái niệm quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT như sau: “quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT là hoạt động tổ chức và điều hành các công việc của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có hoạt động TMĐT trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo các quy định do pháp luật ban hành, nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề
ra trong từng thời kỳ”.11
1.1.2.2 Đặc điểm của quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử
Thứ nhất, quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT được tham gia bởi nhóm chủ
thể bổ trợ: Bên cạnh chủ thể quản lý chính là cơ quan thuế, trong quản lý thuế đối với
kinh doanh TMĐT còn xuất hiện sự tham gia quản lý thuế của nhóm chủ thể đóng vai trò hợp tác, bổ trợ cho việc quản lý của cơ quan thuế Nhóm chủ thể quản lý bổ trợ này xuất hiện trên cơ sở có sự hiện diện của bên thứ ba đóng vai trò trung gian để kết nối người bán với người mua trong giao dịch kinh doanh TMĐT Họ bao gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ mạng điện tử, tổ chức trung gian thanh toán, tổ chức tham gia chứng thực, xác thực giao dịch Do đó, để cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế cần
có sự phối hợp, hỗ trợ từ chính các cơ quan quản lý chuyên ngành của các bên đóng vai trò trung gian nhằm tác động vào các đối tượng được quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý thuế Các chủ thể quản lý bổ trợ gồm các cơ quan, tổ chức quản lý các tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để xác lập, và thực hiện các giao dịch TMĐT như NHNN,
Bộ Công thương, Bộ Bưu chính viễn thông, Bộ Công an,
11 Phạm Nữ Mai Anh (2019), Luận án tiến sĩ kinh tế về Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh điện tử tại
Việt Nam, Học viện Tài chính, trang 46
Trang 21Sự tham gia quản lý thuế trong kinh doanh TMĐT của nhóm chủ thể bổ trợ được thể hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như việc hướng dẫn, chỉ đạo các
tổ chức, cá nhân thuộc quản lý chuyên ngành của nhóm chủ thể này thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm kết nối, cung cấp thông tin để tạo ra khối dữ liệu thông tin chung Các loại thông tin, dữ liệu được cung cấp chia sẻ như thông tin về chủ thể các giao dịch kinh doanh, thông tin về doanh thu, về thanh toán, và các thông tin liên quan khác của các giao dịch TMĐT Từ khối dữ liệu thông tin chung này, cơ quan thuế có thể thực hiện các hoạt động tìm kiếm, phân tích để xác nhận các thông tin cần thiết trong quản lý thuế, như nhận dạng NNT, doanh thu tính thuế Ngoài ra, nhóm chủ thể quản lý bổ trợ còn thực hiện hoạt động quản lý thuế thông qua công tác quản
lý, điều hành, hướng dẫn các đơn vị do mình quản lý thực hiện các nghĩa vụ thuế thay cho các chủ thể khác, như nghĩa vụ kê khai, nộp thuế hộ
Thứ hai, các bên trung gian trong giao dịch TMĐT được coi là chủ thể bị
quản lý thuế: Các giao dịch TMĐT hầu như sẽ không thể xác lập và thực hiện được
nếu không có sự đóng góp của các bên thứ ba với vai trò là bên trung gian Vì thế chủ thể bị quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT không chỉ là các chủ thể kinh doanh TMĐT mà có cả các chủ thể liên quan như người mua, người cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, người cung cấp dịch vụ thanh toán, người cung cấp dịch vụ vận chuyển,…Trong đó chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT và các ngân hàng thương mại được xem là các nhóm chủ thể chịu sự quản lý nhiều hơn cả
Đối với chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, dù không phải chủ thể xác lập giao dịch mua bán, song các sàn giao dịch TMĐT chính là nơi để người bán và người mua xác lập và thực hiện giao dịch Xét về vai trò, sàn TMĐT được coi như là “chợ” trong thương mại truyền thống Do đó, mọi thông tin về người bán, người mua, về hàng hóa, dịch vụ, về giá cả, thanh toán,… của các giao dịch được thực hiện qua sàn giao dịch TMĐT đều được chủ sở hữu sàn nắm giữ và quản lý Không những thế, tùy thuộc vào mô hình hoạt động của sàn giao dịch TMĐT, một số chủ sở hữu sàn TMĐT
có thể kiểm soát cả doanh thu của các chủ thể kinh doanh thông qua các dịch vụ thu
hộ Trong khi đó, đối với các ngân hàng thương mại, họ có được các thông tin về luồng đi của dòng tiền trong các giao dịch TMĐT khi việc thanh toán được các chủ thể thực hiện thông qua dịch vụ thanh toán của ngân hàng
Trang 22Trong quản lý thuế nói chung, việc ghi nhận nghĩa vụ của các bên trung gian là một trong những biện pháp quản lý được áp dụng nhiều trong các loại thuế trực thu Tiêu biểu là đối với thuế thu nhập cá nhân khi ghi nhận nghĩa vụ khấu trừ và nộp thuế của người sử dụng lao động thay cho người lao động Vì trong quan hệ lao động, người
sử dụng lao động là người trực tiếp chi trả thu nhập cho người lao động nên để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác thu thuế cần phải ghi nhận nghĩa vụ khấu trừ thuế và nộp thuế trước khi chi trả thu nhập của người sử dụng lao động (khấu trừ tại nguồn)
Thứ ba, phương pháp quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT mang tính kỹ
thuật cao: Sự đa dạng về chủ thể, về mô hình kinh doanh và giao dịch được thực hiện
thông qua thị trường mạng viễn thông đã luôn đặt ra thách thức trong việc lựa chọn
và áp dụng phương pháp quản lý thuế Để xác định được NNT, doanh thu tính thuế phát sinh trong các giao dịch kinh doanh TMĐT, đặc biệt trong TMĐT xuyên biên giới, đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải sử dụng kết hợp cả các nghiệp vụ thuế lẫn các
kỹ thuật công nghệ thông tin Đơn cử như việc dò tìm tự động thông tin NNT, thu nhập từ kinh doanh TMĐT trên mạng, hay việc tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu của NNT trên cơ sở tích hợp thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin bên cạnh các nghiệp vụ thuế thông thường
Thứ tư, pháp luật quản lý thuế đối với TMĐT phải đảm bảo tính chủ quyền
quốc gia trong thu thuế đồng thời tuân thủ các nguyên tắc đối xử quốc tế về thu thuế:
TMĐT vốn gắn liền với tính không biên giới về thị trường Vì thế, với tư cách là công
cụ quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT một mặt phải được xây dựng trên cơ sở khẳng định chủ quyền quốc gia nhưng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong các cam kết về thuế
mà quốc gia đã tham gia Nếu việc khẳng định chủ quyền quốc gia thể hiện thông qua việc ghi nhận quyền và phạm vi thu thuế của mỗi quốc gia thì các nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đặt ra các hạn chế trong việc thực hiện quyền thu thuế mà các quốc gia phải tuân thủ trên cơ sở cam kết song phương, đa phương với các quốc gia khác
Như vậy, trong TMĐT, đặc biệt đối với TMĐT xuyên biên giới, để quản lý thuế hiệu quả, pháp luật quản lý thuế cần phải ghi nhận các phương pháp, cách thức quản lý
Trang 23thuế nhằm khẳng định được quyền thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh TMĐT của quốc gia Bên cạnh đó, pháp luật quản lý thuế phải ghi nhận các cơ chế cần thiết
để để đảm bảo tính công bằng giữa các quốc gia về đối tượng và phạm vi thu thuế trên
cơ sở các hiệp định, điều ước quốc tế đã tham gia ký kết
1.1.3 Vai trò của quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện
tử
1.1.3.1 Đảm bảo việc tổ chức thực hiện nội dung chính sách thuế
Như trình bày trong phần trên, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT là việc thực hiện công tác hành thu các loại thuế phát sinh từ kinh doanh TMĐT Vì thế, nếu công tác quản lý thuế (từ đăng ký, kê khai, nộp thuế đến thanh kiểm tra thuế) được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả điều đó đồng nghĩa với việc thuế
sẽ được thu đúng và đủ Ngược lại, nếu việc tổ chức hành thu thuế không được thực thi nghiêm túc, hay cách thức hành thu không phù hợp thì hiệu quả của nội dung chính sách thuế sẽ không đạt được, và số thuế thu được sẽ không đúng và đủ Thực
tế cho thấy, “cho dù các luật về chính sách thuế phản ánh chuẩn xác, khoa học chính sách thuế nhưng nếu luật quản lý thuế - quản lý cách thức vận hành của chính sách thuế - không phù hợp và thiếu tính khoa học, vô hình trung, đã làm vô hiệu hoá các luật thuế 12 ” Do đó, quản lý thuế đóng vai trò đảm bảo việc thi hành nội dung chính
sách thuế trên thực tế
1.1.3.2 Bảo đảm trật tự quản lý nhà nước trong kinh doanh TMĐT
Phương pháp quản lý thuế chính là phương pháp hành chính Theo đó, mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với chủ thể bị quản lý, hay mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý với nhau được thực hiện thông qua các yêu cầu, mệnh lệnh Trong các mối quan hệ đó, cơ quan quản lý cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cơ quan cấp trên, NNT phải chấp hành mệnh lệnh của cơ quan quản lý thuế Do vậy, việc quản lý thuế tốt sẽ tác động trở lại để đảm bảo trật tự quản lý nhà nước theo chính sách, định hướng nhất định
12 TS Nguyễn Thị Thương Huyền, (2008), “Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 19/2008, tr 51 – 55
Trang 241.1.3.3 Bảo đảm sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Pháp luật về thuế không có sự phân định nội dung chính sách thuế khác nhau giữa hình thức TMĐT với thương mại truyền thống Tuy nhiên xuất phát từ đặc thù của TMĐT nên đã tạo ra một số thách thức cho công tác quản lý việc hành thu thuế, nhất là trong công tác quản lý thông tin chủ thể kinh doanh để xác định NNT; và quản
lý doanh thu tính thuế Chính bởi thế, việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT được thực hiện bởi phương pháp, cách thức phù hợp sẽ góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong việc thi hành nghĩa vụ thuế bất kể họ kinh doanh bằng hình thức nào, đồng thời cũng sẽ hạn chế sai phạm trong việc thực thi nghĩa vụ thuế
1.1.4 Yêu cầu của quản lý thuế với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
1.1.4.1 Có cơ chế thu thập thông tin và liên thông cơ sở dữ liệu
Dữ liệu về chủ thể kinh doanh TMĐT, về doanh thu của họ luôn là cơ sở quan trọng để cơ quan thuế xác định thông tin về NNT, doanh thu tính thuế, cũng như phân tích rủi ro thuế làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra thuế Trong khi đó chủ thể kinh doanh TMĐT rất đa dạng, chủ yếu là cá nhân, họ thường không có địa chỉ kinh doanh
rõ ràng nên cần có cơ chế phù hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT
Bên cạnh nguồn thông tin do chính các chủ thể kinh doanh cung cấp khi đăng
ký, kê khai thuế, để xây dựng được cơ sở dữ liệu, rất cần có cơ chế phối hợp với các bên liên quan trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu Ngoài ra, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ mục đích quản lý thuế là những nguồn thông tin rất lớn, và đa dạng nên việc
sử dụng các phần mềm quản lý thông tin truyền thống để xử lý sẽ ngày càng không khả thi Vì vậy, vấn đề kết nối liên thông dữ liệu của cơ quan thuế với các cơ sở dữ liệu khác (như cơ sở dữ liệu quốc gia, dân cư, các cơ quan quản lý khác) để trao đổi, chia sẻ thông tin một cách tự động được xem là một trong những giải pháp có tính hiệu quả cao trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu thuế Đây là một trong những nhiệm
vụ, xu thế chính yếu của việc xây dựng nền kinh tế số đang được hầu hết các quốc gia, các cơ quan quản lý tập trung thực hiện Vì khối dữ liệu càng lớn, phạm vi càng rộng thì khả năng phân tích, đánh giá của cơ quan quản lý cho các mục tiêu quản lý của mình càng sát thực và càng hiệu quả
Trang 25Để xây dựng cơ chế quản lý cơ sở dữ liệu cần phải chú trọng đến cả cơ chế pháp lý lẫn hệ thống hạ tầng kỹ thuật Vì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẽ giúp cơ quan thuế tìm kiếm, thu thập, quản lý, xử lý thông tin một cách nhanh, đúng yêu cầu Theo đó, bên cạnh việc xây dựng các quy định liên ngành giữa các cơ quan quản lý liên quan với cơ quan thuế, cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến; các phần mềm, các ứng dụng phù hợp để thu thập, tích hợp, phân tích thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhằm phục vụ cho việc thực hiện các nghiệp vụ thu thuế Không những thế, để vận hành được các phần mềm, hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và đa chiều này, đòi hỏi phải
có những cán bộ quản lý thuế có trình độ tin học công nghệ cao
Chính vì thế, có thể nói, bên cạnh việc xây dựng hành pháp lý cho việc thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu của NNT, việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế là một trong những yêu cầu then chốt trong nhiệm vụ quản lý thuế
1.1.4.2 Có cơ chế quản lý thông qua trung gian, đầu mối
Kinh doanh TMĐT được thực hiện với sự hỗ trợ của các bên cung cấp dịch vụ trung gian Cụ thể như chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT trong việc cung cấp “dịch vụ chợ”, ngân hàng thương mại trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán Mỗi sàn TMĐT
có hàng ngàn chủ thể kinh doanh với hàng triệu giao dịch mỗi tháng Do đó, thay vì
cơ quan quản lý thuế phải trực tiếp quản lý từng chủ thể kinh doanh riêng lẻ, việc quản lý thuế thông qua chính các chủ thể trung gian này như một đầu mối sẽ hiệu quả hơn cả về mặt thời gian, chi phí và nhân lực
Thông qua các trung gian, đầu mối, các hoạt động quản lý thuế có thể được thực hiện như quản lý dữ liệu NNT, quản lý việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, nộp thuế họ, hay thực hiện chức năng giám sát việc thực thi nghĩa
vụ thuế Tuy nhiên, việc quản lý thuế tập trung cần phải có quy định rõ ràng, ghi nhận phạm vi trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng trung gian, đầu mối để vừa đạt được mục tiêu quản lý thuế, vừa không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động kinh doanh thông thường của các tổ chức trung gian, đầu mối
Cơ chế quản lý thuế thông qua trung gian đối với kinh doanh TMĐT chủ yếu được áp dụng trong phương thức kinh doanh qua sàn TMĐT và các giao dịch TMĐT
Trang 26xuyên biên giới để thi hành các loại thuế trực thu Bởi sàn giao dịch TMĐT là nơi đã thu thập và quản lý toàn bộ thông tin liên quan đến chủ thể, giá trị giao dịch của các giao dịch được thực hiện qua sàn TMĐT Cách thức quản lý qua trung gian khá tương
tự cách thức quản lý thuế thu nhập cá nhân khi quy định nghĩa vụ khấu trừ và nộp thuế cho người sử dụng lao động, hay trong thuế nhà thầu nước ngoài khi quy định người mua là tổ chức có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thay
1.1.4.3 Có cơ chế phối hợp trong quản lý thuế
Trong quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT, bên cạnh cơ quan thuế, còn có
sự tham gia của các nhóm chủ thể quản lý có nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp với cơ quan thuế Để phát huy được vai trò hỗ trợ, phối hợp của nhóm chủ thể quản lý này, cần phải có cơ chế ghi nhận nhiệm vụ quản lý cụ thể của họ, cách thức phối hợp với cơ quan thuế trong những trường hợp cụ thể, giai đoạn cụ thể Bởi nếu thiếu cơ sở pháp
lý cho cơ chế phối hợp trong quản lý thuế, nhóm chủ thể này sẽ không biết được họ cần phải làm gì, khi nào cần làm, và làm như thế nào Cơ chế phối hợp càng cụ thể, càng rõ ràng thì hiệu quả quản lý thuế càng cao
Đơn cử, để NHNN và các ngân hàng thương mại tham gia vào công tác cung cấp thông tin tài khoản thanh toán, cần xác định rõ những thông tin tài khoản thanh toán nào cần được cung cấp; thời điểm, trường hợp các ngân hàng phải cung cấp thông tin; phương thức cung cấp thông tin, và cả những chế tài mà họ có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin này Ngược lại, khi nhận được dữ liệu từ các ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý thuế phải có cách thức lưu trữ, bảo vệ thông tin một cách phù hợp, và chỉ sử dụng cho mục đích quản lý thuế Vì đó
là những thông tin mật, thông tin nhạy cảm của NNT
1.2 Khái niệm và nội dung pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Xuất phát từ vai trò của quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT như trình bày trong phần trên, pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT luôn được các quốc gia ưu tiên nghiên cứu và xây dựng Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý thuế thực hiện hoạt động quản lý thuế
Trang 271.2.1 Khái niệm pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT là một bộ phận trong pháp luật quản lý thuế nói chung Vì thế, khái niệm về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT xuất phát từ khái niệm của pháp luật quản lý thuế
Trong thực tiễn lập pháp cho thấy có hai xu hướng xây dựng pháp luật về thuế
Xu hướng quy định việc quản lý thuế chung với luật về nội dung chính sách thuế, và
xu hướng các vấn đề liên quan đến quản lý thuế được quy định riêng trong một đạo luật Nếu như quy định luật về nội dung chính sách thuế điều chỉnh các vấn đề của từng sắc thuế cụ thể trong hệ thống thuế, như đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất thì các quy định về quản lý thuế điều chỉnh về thủ tục, phương thức để tổ chức hành thu nội dung các sắc thuế trong hệ thống thuế Vì vậy, TS Nguyễn Thị
Thương Huyền cho rằng: “Xét về mặt lý thuyết, pháp luật thuế bao gồm: pháp luật vật chất hay còn gọi pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục hay còn gọi pháp luật hình thức; trong đó pháp luật vật chất ghi nhận, phản ánh chính sách thuế, còn pháp luật thủ tục quy định các vấn đề về quản lý thuế.” 13
“Quản lý” tức là quy định về thủ tục để thực thi nội dung, và như vậy, về nguyên tắc, thủ tục phải dựa trên nội dung để hoàn thành cơ chế quản lý Tuy nhiên, nội dung của chính sách thuế phải phù hợp với cách thức thi hành chính sách thuế thì mới đảm bảo công tác hành thu thuế được đúng và đủ Do đó, pháp luật quản lý thuế
có mối quan hệ mật thiết, biện chứng, và thống nhất với pháp luật nội dung chính sách thuế Pháp luật về nội dung chính sách thuế là tiền đề, là cơ sở để xây dựng pháp luật quản lý thuế Ngược lại, pháp luật quản lý thuế là cách thức để thực thi pháp luật nội dung chính sách thuế nhằm đảm bảo việc thu thuế được thực hiện đúng Do đó, nếu pháp luật quản lý thuế được xây dựng khoa học, phù hợp với bản chất của nội dung chính sách thuế, phù hợp với thực tiễn áp dụng thì đó sẽ là thước đo để đánh giá hiệu quả của pháp luật nội dung các sắc thuế Hay nói cách khác pháp luật quản lý thuế là pháp luật để tổ chức, thi hành pháp luật nội dung chính sách thuế trong thực tiễn, đưa các quy định của từng sắc thuế cụ thể vào cuộc sống để đảm bảo việc thu
13 Nguyễn Thị Thương Huyền, (2008), “Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 19/2008, tr 51 – 55
Trang 28thuế được đúng và đủ Vì thế, đôi khi việc xác định ranh giới của hai loại quy định pháp luật này không được rạch ròi
Như vậy, có thể hiểu, pháp luật quản lý thuế bao gồm các quy phạm pháp luật
để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thu và nộp thuế giữa cơ quan quản lý thuế với chủ thể liên quan khác nhằm mục đích thi hành pháp luật về nội dung chính sách thuế để đảm bảo thu thuế đúng và đủ Theo đó, pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT trước hết là một bộ phận của pháp luật quản lý thuế nói chung Chúng bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, các điều ước, cam kết quốc tế mà nhà nước đã ký kết để thực hiện công tác hành thu thuế phát sinh từ hình thức kinh doanh TMĐT Ngoài ra, tương ứng với mỗi mô hình kinh doanh TMĐT khác nhau, pháp luật cần có những nội dung quản lý thuế khác nhau Ví dụ quản lý thuế đối với kinh doanh qua sàn TMĐT sẽ không giống với qua các trang điện tử bán hàng của người bán, hay qua mạng xã hội, qua các ứng dụng
Pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT thường được quy định trong văn bản pháp luật về quản lý thuế nói chung Các quy định này có thể được lồng ghép vào trong các nội dung quản lý thuế cụ thể, hoặc tách biệt ra thành mục riêng, tùy kỹ thuật lập pháp của từng quốc gia Tại Việt Nam, pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT được quy định chung trong luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
1.2.2 Yêu cầu đối với pháp luật quản lý thuế trong kinh doanh thương mại điện tử
Như trình bày tại phần trên, pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT
là các quy định, hướng dẫn cách thức thu các loại thuế phát sinh trong kinh doanh TMĐT Do đó, để đạt được mục đích quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế phải được xây dựng trên cơ sở nội dung chính sách thuế
Nhìn chung, không có sự khác biệt trong nội dung chính sách thuế giữa hình thức kinh doanh TMĐT với thương mại truyền thống Các loại thuế phát sinh trong kinh doanh thương mại gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu Trong đó việc hành thu các loại thuế gián thu như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng không bị coi là thách thức lớn Bởi số thuế nhập khẩu phải nộp được quản lý thông qua thủ tục thông quan hàng hóa, trong khi
Trang 29đó thuế giá trị gia tăng được xác định và nộp bởi các chủ thể là tổ chức đăng ký kinh doanh với những thông tin, dữ liệu đã đăng ký trước với cơ quan thuế Tuy nhiên, việc hành thu các loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân gặp nhiều thách thức hơn bởi những hạn chế, khó khăn trong việc xác định NNT và doanh thu tính thuế Do đó, NNT trong kinh doanh TMĐT có thể là chính các chủ thể kinh doanh TMĐT, nhưng có thể là bên thứ ba đóng vai trò trung gian trong giao dịch TMĐT Doanh thu tính thuế trong kinh doanh TMĐT có thể dựa vào việc kê khai của chính các chủ thể kinh doanh nhưng cũng cần phải kết hợp với thông tin, dữ liệu của các tổ chức trung gian để phân tích, đối chiếu và truy vết
Chính vì thế, để thu đúng và đủ các loại thuế phát sinh trong kinh doanh TMĐT, đặc biệt là các loại thuế trực thu, pháp luật quản lý thuế cần phải tập vào việc nhận dạng NNT và xác định thu nhập chịu thuế Cách thức cụ thể để xác định NNT và thu nhập chịu thuế trong kinh doanh TMĐT phụ thuộc vào tính chất của các mô hình kinh doanh TMĐT khác nhau và cả loại thị trường mà giao dịch TMĐT được thực hiện
1.2.3 Nội dung pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Nội dung quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT chính là việc quản lý các vấn đề như đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, kiểm tra, thanh tra thuế của các hoạt động kinh doanh trong TMĐT Tương ứng với mỗi phương thức kinh doanh TMĐT khác nhau, nội dung pháp luật quản lý thuế sẽ có những điều chỉnh khác nhau Trong luận văn này, các nội dung quản lý thuế sẽ được tập trung nghiên cứu đối với phương thức kinh doanh qua sàn TMĐT trên cơ sở phân chia thành thị trường TMĐT trong nước và TMĐT xuyên biên giới
1.2.3.1 Quản lý thông tin người nộp thuế
Quản lý thông tin NNT là cách thức để thu thập, xác định tư cách của NNT từ các chủ thể kinh doanh TMĐT Trên cơ sở đặc trưng của kinh doanh TMĐT, việc quản lý thông tin của NNT được thực hiện chủ yếu thông qua quản lý thông tin của
ba nhóm chủ thể chính sau:
Nhóm chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ: Cách thức quản lý nhóm này
được thực hiện khác nhau theo thị trường TMĐT mà họ tham gia:
Trang 30Thứ nhất, chủ thể kinh doanh TMĐT trong nước: Có nghĩa là người mua,
người bán, bên trung gian tham gia xác lập và thực hiện toàn bộ chu trình kinh doanh TMĐT đều là chủ thể trong phạm vi một quốc gia Để nhận diện được nhóm chủ thể này, cơ quan thuế thường áp dụng hai phương thức quản lý như sau:
Phương thức 1, nhận dạng trên cơ sở đăng ký thuế và thông tin tự công khai
của chủ thể kinh doanh: Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh Đây là nguồn thông tin chính thống để cơ quan thuế nhận dạng và quản lý thông tin NNT một cách trực tiếp Do đó, để các chủ thể kinh doanh chủ động trong việc đăng ký thuế, rất cần có thủ tục, phương tiện rõ ràng, đơn giản, và thuận tiện để các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các chủ thể là cá nhân đều có thể thực hiện được nghĩa vụ đăng ký của mình Trên thực tế, bên cạnh phương thức đăng ký thuế truyền thồng, đăng ký thuế điện tử đang là xu thế mà hầu hết các quốc gia đang tiến tới áp dụng, trong đó có Việt Nam Đây được xem là phương thức đăng ký thuế đơn giản, thuận tiện cho các chủ thể kinh doanh TMĐT
Ngoài ra, trên các website của mình, các chủ thể kinh doanh sẽ công bố thông tin chủ thể như là một phần của sự giới thiệu thông tin Ví dụ các thông tin về tên (cả tên đăng ký kinh doanh và tên giao dịch), về địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc, về số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử,…Các thông tin này thường được dễ dàng tìm thấy trong các mục về “thông tin liên lạc” trên các trang website Khi đó việc nhận dạng đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện TMĐT trở nên dễ dàng hơn đối với cơ quan quản lý thuế Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng cung cấp thông tin kinh doanh của mình lên website hay việc cung cấp thông tin không phải lúc nào cũng đầy đủ, rõ ràng, chính xác và được cập nhật Đồng thời
để thu thập thông tin từ nguồn này, cơ quan quản lý thuế cần phải có công cụ kiểm tra, truy tìm phù hợp để tìm kiếm, và chắt lọc thông tin
Phương thức 2, nhận dạng trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ bên trung gian:
Ngoài nguồn thông tin từ chính các chủ thể kinh doanh, để thu thập thông tin và nhận dạng các NNT, cơ quan quản lý thuế thường phải dựa trên một số dữ liệu thu thập được trên cơ sở hợp tác với các bên trung gian liên quan Cách thức chia sẻ thông tin hiệu quả nhất là sự kết nối với dữ liệu giữa các cơ quan thuế với các cơ quan, tổ chức liên quan trong quản lý đăng ký kinh doanh, về dịch vụ thanh toán, về quản lý hoạt động TMĐT
Trang 31Như vậy, cả hai phương thức thu thập, xác thực thông tin NNT trên hoàn toàn
có thể được thực cùng nhau để bổ trợ cho nhau Trong trường hợp các chủ thể kinh doanh không chủ động hoặc không thể đăng ký thuế, cần căn cứ vào nguồn dữ liệu thông tin của các bên trung gian liên quan Chính vì thế, phương thức thứ hai được coi là phương thức bổ trợ cho phương thức thứ nhất, và không thể thiếu đối với việc quản lý thông tin NNT trong kinh doanh TMĐT
Thứ hai, chủ thể là các nhà cung cấp ở nước ngoài: Đây được xem là nhóm
các chủ thể giam gia kinh doanh TMĐT xuyên biên giới, hay nói cách khác là các chủ thể ở nước ngoài có phát sinh thu nhập tại nước sở (nhà thầu nước ngoài) tại thông qua hình thức kinh doanh TMĐT Tương tự việc quản lý thuế đối với các nhà thầu nước ngoài khác, trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay cho nhóm chủ thể kinh doanh này thường được thực hiện bởi bên mua hàng hóa, dịch vụ tại nước sở tại nếu
họ là tổ chức Bởi việc tiếp cận với các chủ thể kinh doanh khi họ không có hiện diện thương mại tại nước sở tại thường tốn nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả không cao Tuy nhiên, trong kinh doanh TMĐT, bên mua hàng hóa, dịch vụ là cá nhân chiếm
tỷ trọng cao hơn tổ chức nên việc yêu cầu cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế thay cho bên bán hàng hóa, dịch vụ cho mình trước khó khả thi Vì vậy, bên cạnh việc tạo cơ chế cho các chủ thể kinh doanh TMĐT xuyên biên giới tự thực hiện nghĩa vụ đăng
ký, kê khai thuế, cơ chế phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, hay chủ sở hữu các sàn giao dịch TMĐT cũng là những cách thức để cơ quan thuế có thể
áp dụng trong việc thu thập và quản lý thông tin NNT
Mặc dù vậy, việc yêu cầu các chủ thể kinh doanh TMĐT phải đăng ký thuế tại quốc gia mà họ cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến cũng chưa hẳn là phương pháp hiệu quả trong mọi mô hình kinh doanh TMĐT Vì khách hàng của các chủ thể kinh doanh TMĐT có thể là bất kỳ ai, ở bất kỳ quốc gia nào, hay một chủ thể kinh doanh có thể bán hàng hóa, dịch vụ cho rất nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau Ngoài
ra, giao dịch TMĐT xuyên biên giới đang ngày càng phát triển với nhiều mô hình phức tạp hơn trước đây nên việc xác định được NNT trong một số giao dịch là thách thức cho cơ quan thuế
Chính vì thế, quản lý thông tin NNT của nhóm đối tượng là nhà cung cấp ở nước ngoài là một trong những thách thức lớn trong pháp luật quản lý thuế Chúng
Trang 32không còn đơn thuần là quản lý thông qua người mua, người chi trả tại nước sở tại
mà còn cần phải phối hợp với những cách thức quản lý khác như cơ chế đăng ký thuế điện tử, cơ chế phối hợp với các tổ chức trung gian liên quan
Nhóm chủ thể mua hàng hóa, dịch vụ: Trong các giao dịch thương mại quốc
tế B2B, pháp luật các quốc gia, trong đó có Việt Nam thường ghi nhận nghĩa vụ kê khai và nộp thuế nhà thầu thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài cho bên mua tại nước
sở tại Tuy nhiên, trong kinh doanh TMĐT, người mua hàng là cá nhân chiếm tỷ trọng cao (chủ yếu thông qua các sàn TMĐT, các ứng dụng mua sắm), và nếu yêu cầu các
cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ phải kê khai, nộp thuế nhà thầu thay nhà cung cấp của mình là điều khó khả thi
Đối với giao dịch B2C, quản lý thuế thông qua kênh trung gian như chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT là một trong những kênh quản lý tập trung và hiệu quả Dù vậy, cách thức này sẽ phù hợp với các sàn TMĐT trong nước, còn đối với các sàn TMĐT ở nước ngoài, rất khó để bắt buộc các chủ sở hữu sàn thực hiện nghĩa vụ quản
lý thuế, hay cung cấp thông tin cho cơ quan thuế Bởi cả chủ sở hữu sàn lẫn các nhà cung cấp trên sàn không hiện diện tại nước sở tại (ngoài phạm vi quyền đánh thuế theo lãnh thổ quốc gia) Đây được xem là điểm khác biệt cơ bản trong việc quản lý thuế đối với sàn TMĐT trong nước so với sàn TMĐT ở nước ngoài Vì vậy, quy định
về quản lý thuế đối với giao dịch B2C trong TMĐT xuyên biên giới là một trong những vấn đề cần phải được tập trung nghiên cứu để tìm cách thức quản lý phù hợp Giải pháp ký kết thỏa thuận giữa các quốc gia với nhau để vừa đảm bảo bản chất, đối tượng, phạm vi thu thuế là cơ chế được nhiều quốc gia quan tâm trong quản lý thuế đối với TMĐT xuyên biên giới
Nhóm chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian trong kinh doanh TMĐT: Nhóm
chủ thể này là các bên cung cấp môi trường điện tử, dịch vụ thanh toán, dịch vụ giao nhận để giao dịch kinh doanh TMĐT được xác lập và thực hiện cho dù bên bán, và bên mua ở bất kỳ nơi nào mà không cần phải trực tiếp gặp gỡ để thực hiện Trong số nhóm chủ thể này, các chủ thể cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động TMĐT (dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, các trang mạng xã hội, các ứng dụng mua bán, ), và các chủ thể cung cấp dịch vụ thanh toán được xem là những chủ thể có sự ảnh hưởng
và liên quan nhiều trong công tác quản lý thuế Họ có thể cung cấp thông tin về NNT,
Trang 33về doanh thu tính thuế, và cả thực hiện những hợp tác khác liên quan đến công tác hành thu thuế trong các trường hợp nhất định
Các chủ thể cung cấp dịch vụ trung gian trong TMĐT tại Việt Nam thường là các
tổ chức phải được phép đăng ký cấp phép hoạt động dịch vụ bởi cơ quan quản lý chuyên ngành Do đó, việc thu thập, quản lý thông tin của họ hoàn toàn có thể được thực hiện thông qua dữ liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động từ các cơ quan quản lý chuyên ngành Thông qua nhóm chủ thể trung gian, cơ quan thuế thu thập dữ liệu để nhận dạng được các chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT, và giá trị các giao dịch
Tuy nhiên, đối với nhóm chủ thể đóng vai trò trung gian ở nước ngoài, việc xác định tư cách, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể này là một trong những thách thức lớn trong nội dung pháp luật quản lý thuế để không mâu thuẫn với nguyên tắc
về phạm vi đánh thuế theo lãnh thổ Ngoài ra, việc ghi nhận tư cách, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể đóng vai trò trung gian phải vừa đảm bảo được mục tiêu quản
lý thuế, vừa không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT Mục tiêu này luôn
là bài toán khó đối với các nhà làm luật
1.2.3.2 Quản lý doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế trong kinh doanh TMĐT là thu nhập mà chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT thu được Để thu thuế đủ, trước hết cần phải quản lý được doanh thu tính thuế trong kinh doanh TMĐT và để quản lý doanh thu tính thuế, cần phải quản lý được giao dịch kinh doanh TMĐT mà các chủ thể thực hiện
Các giao dịch trong kinh doanh TMĐT khá đa dạng, và được thực hiện thông qua các mô hình kinh doanh TMĐT khác nhau Dưới góc độ các chủ thể tham gia kinh doanh TMĐT, giao dịch TMĐT được chia thành các mô hình như: B2B, B2C,B2G, C2C, C2B, G2B, G2C, P2P Khi xem xét dưới góc độ phương tiện điện tử
mà các giao dịch TMĐT được thực hiện, kinh doanh TMĐT được thực hiện thông qua các phương tiện như: trang thương mại điện tử, hay trên các mạng xã hội (như là Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,…), hoặc trên nền tảng di động Như vậy, mô hình kinh doanh TMĐT rất đa dạng, không chỉ trong mối quan hệ chủ thể tham gia
mà còn phong phú cả trong phương tiện thực hiện Để quản lý được doanh thu tính thuế trong kinh doanh TMĐT phải quản lý được mọi giao dịch kinh doanh TMĐT thông qua từng mô hình, phương thức kinh doanh Trong khi mỗi mô hình kinh doanh
Trang 34khác nhau cần phải có cách thức quản lý thuế khác nhau Vì thế, trong phạm vi luận văn này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về việc quản lý doanh thu từ các giao dịch được thực hiện qua sàn giao dịch TMĐT
Nếu trong kinh doanh thương mại truyền thống, bằng chứng của việc xác lập một giao dịch là hợp đồng, hóa đơn, chứng từ của giao dịch đó thì trong kinh doanh TMĐT toàn bộ chứng từ giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử với các thao tác xác thực đơn giản, và nhanh chóng Đặc biệt đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch này chỉ cần bằng vài thao tác đơn giản được thực hiện trên các phương tiện điện tử, mà không có chứng từ nào được xác lập, lưu trữ riêng
Vì thế, để quản lý doanh thu của hình thức kinh doanh này, thay vì quản lý doanh thu tính thuế dựa trên chứng từ của giao dịch cần phải quản lý dựa trên luồng
đi của dòng tiền Cụ thể quản lý luồng tiền ra, vào của các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT, đặc biệt thông qua việc thanh toán của bên mua hàng hóa, dịch vụ ở nước sở tại Để quản lý được luồng đi của dòng tiền (tức từ bên mua thanh toán cho bên bán) cần phải có sự phối hợp của các tổ chức liên quan đến việc xác lập và thực hiện giao dịch đó Các tổ chức này đóng vai trò trung gian kết nối giữa các chủ thể, hay thực hiện các dịch vụ phụ trợ để giúp cho giao dịch TMĐT được thi hành Có thể kể đến như các sàn TMĐT, các ngân hàng thương mại, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trung gian, môi giới thương mại
Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, việc quản lý luồng đi của dòng tiền trong TMĐT cũng phức tạp bởi hình thức thanh toán rất đa dạng, có thể bằng chuyển khoản ngân hàng, bằng thẻ tín dụng, bằng ví điện tử,…hay thậm chí cả bằng tiền mặt dù (nhất là đối với các giao dịch B2C, C2C) Chính vì thế, quản lý được doanh thu tính thuế trong kinh doanh TMĐT là một trong những thách thức đối với hoạt động quản lý thuế
1.2.3.3 Quản lý việc thi hành nghĩa vụ thuế và kiểm tra, thanh tra thuế
Quản lý việc thi hành nghĩa vụ thuế: Quản lý việc thi hành nghĩa vụ thuế là
cách thức để đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của NNT Tương tự hầu hết các hoạt động tạo nguồn thu thuế khác, cơ chế hành thu thuế được áp dụng trong kinh doanh TMĐT là cơ chế tự khai, tự nộp của NNT Hình thức để NNT thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế chủ
Trang 35yếu là hình thức điện tử hoặc kết hợp giữa hình thức truyền thống và điện tử Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của kinh doanh TMĐT, quản lý việc đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế có một số điểm lưu ý như sau:
Một là, đăng ký thuế điện tử là hình thức tối ưu: Để tạo điều kiện cho các chủ
thể kinh doanh TMĐT, đặc biệt các chủ thể không có cơ sở thường trú tại nước sở tại, việc đăng ký thuế điện tử là phương thức đăng ký thuế thuận tiện hơn cả Khi đăng ký thuế không còn là thủ tục hành chính phức tạp, chỉ cần bằng những thao tác đơn giản và bất kể NNT đang ở đâu sẽ là động lực để tăng tính tự giác thực hiện nghĩa
vụ đăng ký thuế của các chủ thể kinh doanh TMĐT
Hai là, nhóm chủ thể liên quan tham gia vào việc kê khai và nộp thuế: Bên cạnh
việc thu thập thông tin để xác định NNT, doanh thu tính thuế từ các chủ thể trung gian, việc kê khai và nộp thuế có thể được thực hiện thay bởi các chủ thể này Cụ thể, đối với các ngân hàng thực hiện lệnh thanh toán cho các giao dịch TMĐT sẽ được chỉ định để thực hiện việc khấu trừ thuế trước khi chi trả cho nhà cung cấp ở nước ngoài Trường hợp người mua là tổ chức, việc kê khai và nộp thuế thay người bán ở nước ngoài được thực hiện giống như hình thức quản lý thuế nhà thầu nước ngoài
Riêng đối với chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, xét về bản chất, vai trò của sàn TMĐT là trung gian, tức là vai trò kết nối người mua với người bán để giúp giao dịch mua bán được thực hiện Hay nói cách khác, đây là vai trò kết nối thông tin Sàn giao dịch TMĐT có thể có được thông tin về tình hình xác lập và thực hiện của các giao dịch song không hẳn họ biết được tình hình thanh toán của giao dịch đó Vì nhiều trường hợp người mua sẽ thanh toán trực tiếp cho người bán, hoặc người giao hàng của người bán Trong khi đó, doanh thu tính thuế được hình thành khi một giao dịch mua bán đã hoàn thành, tức việc thanh toán đã được thực hiện và ghi nhận Chính vì thế, hiện có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên ghi nhận trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay của các chủ sở hữu sàn TMĐT hay không
Ba là thu thuế trên cơ sở thường trú của NNT không còn phù hợp với TMĐT
xuyên biên giới: Về nguyên tắc, phạm vi đánh thuế bị giới hạn theo vùng lãnh thổ nơi
doanh thu tính thuế phát sinh Vì thế cách thức đơn giản nhất để xác định đối tượng nộp thuế đó chính sự hiện diện của các chủ kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Tuy nhiên, kinh doanh TMĐT đang dần làm thay đổi nguyên tắc đánh thuế đó, bởi một
Trang 36chủ thể hoàn toàn không có hiện diện thương mại tại một quốc gia nhưng có thể có doanh thu từ chính quốc gia đó Vấn đề này đã được nhiều tổ chức kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu về thuế trên toàn cầu nghiên cứu và tìm ra giải pháp để dung hòa quyền đánh thuế giữa các quốc gia trên nguyên tắc công bằng
Trên thực tế, mỗi sắc thuế sẽ có cách thức quản lý khác nhau, và mỗi quốc gia cũng sẽ có cách tiếp cận khác nhau Đối với thuế trực thu cách tiếp cận được quan tâm nhiều hơn cả là đánh thuế trên cơ sở nơi phát sinh doanh thu thay vì nơi thường trú Do đó, các quốc gia sẽ phải cùng nhau thỏa thuận để tìm giải pháp quản lý thuế sao cho đảm bảo công bằng giữa quốc gia nơi có trụ sở chính của nhà cung cấp lẫn các quốc gia nơi có thị trường, có khách hàng của nhà cung cấp Về vấn đề này, pháp luật quản lý thuế tại Việt Nam đã ghi nhận nghĩa vụ thuế đối với cả đối tượng có cơ
sở thường trú lẫn không có cơ sở thường trú tại Việt Nam Tuy nhiên việc quản lý thuế để các chủ thể là nhà cung cấp nước ngoài tự giác đăng ký, kê khai vẫn là thách thức trong quản lý thuế tại Việt Nam
Quản lý việc kiểm tra, thanh tra thuế: Đây là một trong những nội dung
không thể thiếu của công tác quản lý thuế, đặc biệt từ khi cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế được áp dụng Điều này xuất phát từ thực tế rằng, không phải mọi NNT luôn tự giác kê khai và nộp đủ nghĩa vụ thuế của mình, hay không phải mọi chủ để đều hiểu
rõ, hiểu đúng về pháp luật thuế Vì thế, để đảm bảo tính chính xác của các thông tin
do NNT tự kê khai, cũng như thông tin về số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế cần phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh tra kết quả của việc tự kê khai và nộp thuế của NNT
Công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phát sinh từ hoạt động kinh doanh TMĐT có khá nhiều khác biệt so với hình thức kinh doanh truyền thống Cụ thể, bên cạnh kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về thuế, cán bộ thuế cần có kiến thức, hiểu biết nhất định về công nghệ thông tin, về những
mô hình giao dịch TMĐT được áp dụng trong thực tiễn Từ đó có thể xác định được các giao dịch TMĐT, chủ thể thực hiện giao dịch, và doanh thu của họ để làm cơ sở cho việc thu thuế Bởi toàn bộ các giao dịch kinh doanh TMĐT được thực hiện qua các phương tiện điện tử bằng nhiều hình thức khác nhau, trên môi trường ảo, và liên tục phát triển với các mô hình kinh doanh mới Trong khi đó, công tác kiểm tra, thanh
Trang 37tra thuế đối với giao dịch thương mại truyền thống đơn giản hơn, chủ yếu dựa vào các thông tin do chính NNT kê khai
So với hình thức kinh doanh thương mại truyền thống, số lượng các giao dịch TMĐT thường nhiều hơn, song giá trị của các giao dịch thấp hơn Do đó công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với kinh doanh TMĐT sẽ được thực hiện phụ thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro thuế của từng nhóm hay từng loại giao dịch Nhóm giao dịch
có độ rủi ro cao sẽ được kiểm tra, thanh tra thuế trước
Ngoài ra, việc kiểm tra, thanh tra thuế liên quan đến kinh doanh TMĐT sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu không có sự phối hợp, hợp tác của các chủ thể liên quan khác Trong kinh doanh TMĐT, các chủ thể của giao dịch không thể tự mình tạo ra và thực hiện giao dịch mà luôn phải có sự hỗ trợ của bên thứ ba, như là bên cung cấp dịch vụ TMĐT, dịch vụ thanh toán, hay dịch vụ giao nhận Do đó, để có dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế rất cần sự chia sẻ, và cả
sự phối hợp từ các bên thứ ba này
Như vậy, nội dung của pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT là các quy định của pháp luật, của chính sách quản lý liên quan đến việc thi hành công tác thu thuế phát sinh từ các hoạt động kinh doanh TMĐT Để xây dựng các chính sách, quy định, hướng dẫn quản lý thuế phù hợp, nhà làm luật, nhà quản lý cần phải căn cứ vào các đặc trưng của kinh doanh TMĐT Trong đó quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới luôn là thách thức lớn, đòi hỏi phải có nội dung quản lý phù hợp để đảm bảo mục tiêu quản lý thuế đối với nhóm đối tượng này
1.3 Sơ lược pháp luật Việt Nam về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Trên cơ sở lý luận về pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT như được phân tích, trình bày trên, song hành cùng sự phát triển của TMĐT pháp luật về quản lý thuế trong kinh doanh TMĐT tại Việt Nam đã được chú trọng xây dựng và phát triển từ khá sớm Năm 2005 lần đầu tiên giao dịch TMĐT được pháp luật Việt Nam thừa nhận trong Luật Thương mại, Luật Dân sự và sau đó được điều chỉnh trực tiếp trong Luật Giao dịch điện tử Nhận thấy vai trò quan trọng của TMĐT trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu, trong năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 Theo đó, một trong những
Trang 38hành động là ban hành các văn bản dưới luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến
TMĐT, trong đó có “các vấn đề về thuế nội địa và thuế hải quan” 14 Kể từ đó đến nay, có thể nói pháp luật về quản lý thuế trong kinh doanh TMĐT tại Việt Nam đã trải qua hai cột mốc đáng chú ý, đó là giai đoạn trước và sau năm 2019
1.3.1 Giai đoạn trước năm 2019
Trong giai đoạn này, pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT được điều chỉnh chung giống như các hình thức kinh doanh khác theo Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, do TMĐT có nhiều khác biệt so với kinh doanh truyền thống nên TCT ban hành hướng dẫn quản lý thế cho mô hình doanh dịch vụ đặt phòng trực tuyến Trong khí đó còn nhiều mô hình kinh doanh TMĐT trên thực tế chưa được pháp luật quản lý thuế dự liệu để điều chỉnh nên dẫn đến sự lúng túng trong việc hành thu thuế Do đó, ngày 16 tháng 6 năm 2017, để tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, TCT ban hành công văn số 2623/TCT-CS chỉ đạo các chi cục thuế việc vận dụng cơ sở pháp lý phù hợp trong việc quản lý thuế phát sinh từ kinh doanh TMĐT Theo đó, việc quản lý thuế được thực hiện dựa theo phân loại chủ thể tham gia kinh doanh TMĐT, cụ thể:
Nếu chủ thể kinh doanh TMĐT là tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, việc kê khai, nộp thuế tương tự như các chủ thể kinh doanh truyền thống Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, việc quản
lý thuế sẽ theo các quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (thuế nhà thầu) Trường hợp là
cá nhân cư trú tại Việt Nam thực hiện kinh doanh TMĐT có tổng doanh thu từ tất cả các nguồn kinh doanh trong một năm trên 100 triệu đồng sẽ kê khai và nộp thuế theo các quy định về thuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, công văn số 2623/TCT-CS quy định một số hướng dẫn liên quan đến cách xác định thông tin của người nộp thuế, xác định thu nhập tính thuế trong một số trường hợp nhất định
Như vậy, hành lang pháp lý của quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT tại Việt Nam đã được hình thành và phát triển trong giai đoạn gần 10 năm đầu Điều đó
14 Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, ban hành ngày ngày 15/9/2005 (Khoản 2, mục III, Điều 1)
Trang 39đã “tạo nền tảng và mở đường cho việc phát triển các quy định và kỹ năng mới của quản lý thuế hiện đại, cho phép cơ quan thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và thương mại điện tử thông qua các quan điểm trọng yếu như cơ chế tự khai - tự nộp, nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ
3 (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử), hiện đại hóa công tác quản lý thuế (khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử)”.15
Mặc dù vậy, pháp luật quản lý thuế ở giai đoạn này vẫn chưa phản ánh được thực tiễn phát triển của kinh doanh TMĐT Vì các quy định về quản lý thuế còn khá chung chung, chưa sát với các đặc trưng của TMĐT, đặc biệt thiếu cơ sở để quản lý thuế cho các mô hình kinh doanh TMĐT mới phát triển
1.3.2 Giai đoạn từ năm 2019 đến nay
Năm 2019 đánh giá cột mốc quan trọng của pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT của Việt Nam khi lần đầu tiên, các vấn đề về quản lý thuế được quy định
cụ thể hơn trong Luật Quản lý thuế 2019 Các quy định này ghi nhận dịch vụ đăng ký,
kê khai, nộp thuế điện tử; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xác định NNT và quản lý nguồn đi của dòng tiền phát sinh từ kinh doanh TMĐT, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam16 Sau khi Luật Quản lý thuế 2019 được ban hành, ngày 19 tháng 10 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020, trong đó hướng dẫn rõ hơn việc cung cấp thông tin của NNT, và nhiệm vụ quản lý bổ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, của các tổ chức liên quan trong việc quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT17 Các văn bản hướng dẫn thi hành việc quản lý thuế đối với TMĐT được cơ cấu theo hướng chia thành thị trường trong nước, và xuyên biên giới
Hướng quản lý thuế đối với TMĐT trong nước: ngày 01 tháng 8 năm 2021, BTC ban hành Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, gồm cả trong kinh doanh TMĐT Theo đó, sàn giao dịch TMĐT có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân có thu nhập từ
15 Chính phủ (2018), Tờ trình số 438 /TTr – CP về dự án luật quản lý thuế (sửa đổi) ngày 6 tháng 10 năm
2018
16 Như 15
17 Chính phủ (2020), Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế, ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 (Chương VI)
Trang 40kinh doanh trên sàn18 Trong đó, quy định về nghĩa vụ nộp thuế thay của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT là một trong những quy định mấu chốt, thu hút sự quan tâm, đánh giá của cả các chủ thể liên quan lẫn các chuyên gia, nhà nghiên cứu
Sau khi nhận được nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quy định về nghĩa vụ nộp thuế thay của các chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, ngày 15 tháng 11 năm 2021, BTC ban hành Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi nội dung của quy định này Theo
đó nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT đã được thay thế bằng trách nhiệm kê khai, nộp thay thuế cho các cá nhân kinh doanh trên sàn nếu có
ủy quyền Trường hợp cá nhân kinh doanh không ủy quyền kê khai và nộp thuế, chủ
sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải cung cấp thông tin về cá nhân kinh doanh đó theo
có yêu cầu của cơ quan thuế19
Hướng dẫn quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới: Được quy định cụ thể tại Chương IX của Thông tư 80/2021/TT-BTC Tại đây, các vấn đề về thủ tục đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam được hướng dẫn cụ thể bằng cách dẫn chiếu đến các văn bản luật liên quan Ngoài ra, vấn đề trách nhiệm kê khai và khấu trừ thuế của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có liên quan trong trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài đã được ghi nhận Trong đó, nổi bật là nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế cho nhà cung cấp nước ngoài của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong trường hợp người mua là cá nhân, và nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký, kê khai thuế tại Việt Nam
Như vậy, vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận và điều chỉnh trong từng thời điểm theo sát sự phát triển của TMĐT trên thực tế Theo đó, pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT
đã được xây dựng theo hướng các quy định ngày càng cụ thể hơn, tương ứng với các
mô hình giao dịch TMĐT (thị trường trong nước và xuyên biên giới) để có cách quản