1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa người chăm ahier ở ninh thuận tên Đề tài tìm hiểu một số nét văn hóa người chăm ahier ở ninh thuận

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 13,68 MB

Nội dung

Với gần 54 dân tộc anh em cùng sinh sống từ đó tạo nên sự đa dạng về sắc màu, những nét văn hóa mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, và một trong những dân tộc không thể không kể đến đã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

VĂN HÓA NGƯỜI CHĂM AHIER Ở NINH THUẬN

TÊN ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA NGƯỜI CHĂM AHIER Ở

NINH THUẬN Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thạch Ngọc

Sinh viên thực hiện và mã số sinh viên của nhóm 2:

D22DL074

Trương Lê Ánh Tuyết: D22DL153 Nguyễn Thị Tuyết Ngân: D22DL140

Đỗ Thị Như Thùy: D22DL131

Năm học: 2022 - 2023 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1.Lý do và mục đích chọn đề tài 4

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

2.1.Ý nghĩa khoa học 5

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 5

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6

5.1 Câu hỏi nghiên cứu 6

5.2 Giả thuyết nghiên cứu 7

6/ Phương pháp nghiên cứu 7

7/ Bố cục đề tài 8

Chương I: Văn Hóa Tộc Người 8

Chương II: Hoạt Động Kinh Tế ( hay Văn Hóa Sản Xuất ) 8

Chương III: Văn Hóa Xã Hội 8

Chương IV: Văn Hóa Vật Thể 9

Chương V: Văn Hóa Phi Vật Thể 9

KẾT LUẬN và PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG 1: VĂN HÓA TỘC NGƯỜI 10

1.1 Lịch sử tộc người và môi trường cư trú 10

1.1.1 Lịch sử tộc người - Dân số,phân bố dân cư 10

1.1.2 Môi trường tự nhiên và môi trường cư trú 11

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ( VĂN HÓA SẢN XUẤT) 12

2.1 Hoạt động kinh tế chiếm đoạt 12

2.1.1 Săn bắt 12

2.1.2 Hái lượm 13

2.1.3 Đánh bắt cá 14

2.2 Hoạt động kinh tế sản xuất 14

2.2.1 Trồng trọt 14

2.2.1.2 Đất thổ (Chơnâng) 16

Trang 3

2.2.1.3 Rẫy (Chơno) 16

2.2.2 Chăn nuôi 2.2.3 Các nghề thủ công truyền thống 19

2.2.3.1 Nghề dệt 19

2.2.3.2 Nghề đan (M’nhăm) 20

2.2.3.1 Nghề gốm 21

2.2.4 Trao đổi buôn bán 21

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA XÃ HỘI 22

3.1 Tổ chức bộ máy buôn làng 22

3.1.1 Dòng họ 23

3.1.2 Hôn nhân 23

3.1.3 Gia đình 24

3.1.4 Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người 27

CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ VẬT THỂ 50

4.1 Buôn làng 50

4.1.1 Nhà cửa 51

4.2 Trang phục 51

4.2.1 Trang phục nữ giới 51

4.2.2 Trang phục nam giới 53

4.2.3 Trang phục tu sĩ Bàlamôn Chăm 55

4.3 Ẩm thực 56

4.4 Nhạc cụ 58

4.5 Phương tiện vận chuyển 59

CHƯƠNG V: VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 60

5.1 Tín ngưỡng đa thần 60

5.2 Tôn giáo 63

5.3 Lễ hội 67

5.4 Nghệ thuật ca múa nhạc dân gian 74

5.5 Truyện cổ tích, văn học, ca dao 75

5.6 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí 76

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC CÁC HÌNH ẢNH 80

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do và mục đích chọn đề tài

Trong những năm gần đây du lịch văn hóa được xem là sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch trong nước lẫn quốc tế

Và Việt Nam của chúng ta cũng đã và đang chú trọng đầu tư phát triển ngành dịch

vụ này Với gần 54 dân tộc anh em cùng sinh sống từ đó tạo nên sự đa dạng về sắc màu, những nét văn hóa mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, và một trong những dân tộc không thể không kể đến đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển ngành du lịch ở đây đó là dân tộc Chăm với những công trình kiến trúc độc đáo như Tháp Chăm, Tháp Pôrômê,…., các làng nghề thủ công, và các lễ hội truyền thống được gìn giữ lâu đời khiến du khách ấn tượng, háo hức và luôn muốn đến đây một lần nữa

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là một tỉnh có vị trí địa

lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh Duyên hải miền Trung Ninh Thuận là một trong những địa bàn thu hút rất nhiều khách du lịch hàng năm, vì nơi đây tập trung hơn 32 dân tộc cùng sinh sống, nhưng tập trung đông nhất người Chăm sinh sống, chính vì thế nên Ninh Thuận luôn mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm Nền văn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm,… Mặc

dù hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển mở cửa hội nhập quốc tế nên có rất nhiều nền văn hóa của các nước khác du nhập vào, tuy vậy nhưng mỗi dân tộc ở Việt Nam nói chung và dân tộc Chăm nói riêng, họ vẫn giữ cho mình một tiếng nói, một bản sắc màu cho riêng mình, để rồi khi mỗi du khách đến Ninh Thuận đều không thể quên những câu hò, những điệu hát, những công trình kiến trúc rất riêng của đồng bào người Chăm

Với tính cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh người Chăm đã tạo ra nhiều giá trị vật chất cũng như các giá trị tinh thần, đến với người Chăm du khách

sẽ được tận mắt chứng kiến những đôi bàn tay khéo léo đang dệt những tấm vải thổcẩm thướt tha mượt mà mang những hình dáng, hoa văn sặc sỡ, đầy sắc màu, và cũng có thể chiêm ngưỡng được các quá trình làm gốm rất tỉ mỉ, trau chuốt rất công phu mang đậm tính truyền thống lâu đời Từ đó cho thấy họ đã bảo tồn, giữ gìn rất tốt bản sắc văn hóa của mình qua thước đo của thời gian, muốn biết họ giữ gìn và phát huy truyền thống của mình thế nào, và tôi cũng muốn tìm hiểu sâu thêm về các làng nghề truyền thống khác của họ, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển cùng với đó là sự thay đổi về đời sống vật chất cũng như tinh thần nên

Trang 5

dân tộc Chăm chia ra nhiều nhánh nhỏ và di cư ở nhiều nơi, do đó trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu về người Chăm balamon ở Ninh Thuận để từ

đó có thể tìm hiểu kĩ hơn về các quá trình, công đoạn để có thể làm ra những tấm vải, những đồ gốm mang màu sắc riêng của đồng bào người Chăm Đó là lí do và mục đích tôi chọn đề tài này

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

từ đó có thể tạo cơ hội cho nền văn hóa cộng đồng nơi đây ngày được mọi người biết đến, đón nhận và muốn tìm hiểu sâu hơn

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mỗi dân tộc đều mang trong mình một sắc màu riêng của mình, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian thì họ vẫn luôn giữ gìn và phát huy rất tốt truyền thống của họ, đặc biệt là các làng nghề thủ công được lưu truyền cho đến ngày nay Mặc dù hiện nay hầu hết các quốc gia đang trong quá trình hội nhập, mở cửa vì thế có rất nhiều nền công nghệ kĩ thuật, các phát minh tiến bộ du nhập qua lại lẫn nhau nhưng điều đó không làm mai một các giá trị văn hóa truyền thống, bởi vì hiện nay các giá trị văn hóa ấy được rất nhiều người quan tâm đến đặc biệt làcác du khách nước ngoài, họ muốn đến những nơi mà tập trung nhiều dân tộc sinh sống để có thể thấy được sự đa dạng khác nhau của mỗi dân tộc, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch của các quốc gia phát triển Vì thế mà hiện nay có nhiều quốc gia đang đầu tư phát triển du lịch văn hóa để mọi người có thể trao đổi

Trang 6

học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và cũng như góp phần duy trì và phát huy truyền thống của dân tộc đó.

Nghề gốm được xem là một trong những làng nghề thủ công tiêu biểu của nước ta, hiện nay nghề gốm đang phát triển mạnh và có nhiều làng nghề nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch bởi những họa tiết, những hình dạng độc đáo khác nhau trên mỗi sản phẩm gốm được làm ra, nghề gốm xuất hiện từ thời Lý - Trần, sau đó trải qua nhiều triều đại khác nhau như thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, mỗi giai đoạn lại mang những màu sắc đặc điểm riêng Nhà sưu tầm gốm Việt cổ Trương Việt Anh nhận định: ‘’Gốm Lý có tạo hình và chi tiết tinh xảo, sang thời Trần mang đường nét mạnh mẽ, đến Lê sơ là sự phát triển của gốm hoa lam…’’ Đến năm 1990, các nghệ sĩ gốm mang lại làng gió mới có gốm Chi (nghệ nhân Nguyễn Văn Chi), gốm Đoan (nghệ sĩ Nguyễn Trọng Đoan), gốm Toàn (nghệ

sĩ Nguyễn Bảo Toàn) Có rất nhiều tác phẩm cũng như các bài thơ nói về làng gốmnhư Bát Tràng ngày nay (Báo Hà Nội 10-10-2010) nói về quá trình phát triển của nghề gốm nơi đây, Đôi tay vàng( Tặng cô thợ gốm Bát Tràng), gốm Chăm(Thái Ngọc Sơn) ông miêu tả về những sản phẩm mang những màu sắc tươi mới của làng gốm Bàu Trúc cũng như ngợi ca những đôi bàn tay tỉ mỉ khéo léo của những nghệ nhân đã làm nên các sản phẩm gốm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn hoá người Chăm theo đạo Balamon ở Ninh Thuận

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong sự giới hạn về khả năng hiểu biết của bản thân và đây là một bước trong việc nghiên cứu nhỏ về văn hóa của dân tộc Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, mà tiêubiểu là người Chăm Ahier ở Ninh Thuận nên trong đề tài này, tôi chỉ giới hạn đến các nội dung như sau: Lịch sử tộc người và môi trường cư trú, hoạt động kinh tế, tổchức bộ máy buôn làng, dòng họ, hôn nhân, gia đình, phong tục tập quán trong chu

kỳ đời người, buôn làng, nhà cửa,trang phục, ẩm thực,nhạc cụ, phương tiện vận chuyển và vũ khí, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Người Chăm theo đạo Bàlamôn Ở Ninh Thuận có lịch sử tộc người như thếnào và môi trường cư trú ra sao?

Trang 7

- Hoạt động kinh tế của người Chăm ở Ninh Thuận phát triển ra sao ? gồm những hoạt động kinh tế nào ?

- Những nét độc đáo về văn hóa xã hội của người Chăm Ahier ở Ninh Thuận

có gì khác so với các dân tộc anh em ? Đặc biệt tiêu biểu nhất là về nghỉ lễ vòng đời

- Văn hóa vật thể của người Chăm theo đạo Balamon ở Ninh Thuận thể hiện qua những khía cạnh nào ?

- Văn hóa phi vật thể của người Chăm theo đạo Balamon ở Ninh Thuận có

gì đặc trưng ?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này tôi đặt ra 5 giả thuyết

Thứ nhất: Người Chăm theo đạo Balamon ở Ninh Thuận có dân số đông nhất so với các tỉnh thành khác và môi trường cư trú có nhiều đặc điểm nổi bật Thứ hai: Hoạt động kinh tế của họ dựa trên nhiều hình thức, phát triển theo thời gian hình thành và môi trường xung quanh Hoạt động kinh tế chiếm đoạt và sản xuất bằng nhiều hình thức như săn bắt, hái lượm, làm nương rẫy…

Thứ ba, văn hóa xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận được thể hiện qua tổ chức bộ máy buôn làng trong đó đứng đầu là già làng và dòng họ gồm 4 đến 5 đời sống quây quần với nhau.Sự nối dòng trong hệ thống gia đình và xã hội là người đàn bà chứ không phải đàn ông Trong hôn nhân người phụ nữ có vai trò cao nhất Người vợ trong gia đình quyết định nhiều công việc Chu kì đời người trải qua nhiều giai đoạn

Thứ tư, văn hóa vật thể thể hiện qua nhiều phương diện như làng, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, nhạc cụ và phương tiện vận chuyển

Thứ năm, văn hóa phi vật thể thể hiện qua nhiều khía cạnh như tín ngưỡng

đa thần (niềm tin vào những thần linh (Pô Yang)…), tôn giáo ( đạo Balamon du nhập vào vào Champa từ sớm và có nhiều hệ thống nghi lễ, chức sắc…), các lễ hội của dân tộc nơi đây phong phú, đa dạng cùng với các hình thức nghệ thuật dân gian

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

Trang 8

- Phương pháp so sánh: Tôi dùng phương pháp này để tìm ra những đặc điểm giống cũng như khác nhau giữa người Chăm Ahier ở Ninh Thuận so với người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, Bình Thuận và cả những vùng khác.

- Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn: Dựa vào các công trình nghiên cứu trước, các lý luận có trong các sách về văn hóa, văn hóa học, các công trình về văn hóa tộc người, vùng văn hóa, về trang phục,… và biến đổi là trọng tâm để tham khảo, so sánh, đối chiếu Chúng em thực hiện đề tài này với sự tiếp thu có chọn lọccủa các công trình nghiên cứu trước về văn hóa người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, Bình Thuận mà tiêu biểu là người Chăm Ahier theo Balamon ở Ninh Thuận

7 Bố cục đề tài

Bố cục của đề tài, ngoài phần mở đầu, dẫn luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Thì trong đề tài này chung em xin trình bày thành 5 chương như sau

Chương 1: Tổng Quan Về Người Chăm

Ở chương đầu, chúng tôi xin trình bày tổng quan nghiên cứu về địa bàn nghiên cứu qua các nội dung

+ Lịch sử tộc người: dân số, phân bố dân cư

+ Môi trường cư trú: gồm môi trường tự nhiên và xã hội

Đây là cơ sở để chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các chương còn lại

Chương 2: Hoạt Động Kinh Tế ( hay Văn Hóa Sản Xuất )

Trong chương này thì chúng ta sẽ tìm hiểu về các hoạt động kinh tế chính của người Chăm Ahier theo Bàlamôn ở Ninh Thuận nói riêng hay người Chăm Bàlamôn ở nơi khác nói chung Chúng ta sẽ tìm hiểu theo thứ tự sau:

+ Hoạt động chiếm đoạt: săn bắt, hái lượm, đánh bắt cá

+ Hoạt động sản xuất: bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công ( đan lát, dệt, rèn, gốm, ), trao đổi buôn bán

Chương 3: Văn Hóa Xã Hội

Ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về các phần sau:

- Tổ chức bộ máy buôn làng

- Dòng họ

- Hôn nhân

Trang 9

- Gia đình

- Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người

Trong chương này chúng tôi sẽ cho người đọc có cái nhìn rõ nét về văn hóa đọc đáo của người Chăm Ahier theo Balamon ở Ninh Thuận mà tiêu biểu đến là nghi lễ vòng đời với sự khác lạ so với các dân tộc anh em

Chương 4: Văn Hóa Vật Thể

Tiếp nối các chương trên chúng ta sẽ tìm hiểu về các văn hóa vật thể liên quan đến đời sống vật chất của người Chăm Ahier nói riêng và người Chăm Bàlamôn nói chung qua các phần:

- Phương tiện vận chuyển

Chương 5: Văn Hóa Phi Vật Thể

Ở chương cuối cùng này, chúng em sẽ nói về các vấn đề liên quan đến văn hóa phi vật thể của người Chăm Ahier nói riêng và người Chăm Bàlamôn nói chung ở lĩnh vực đời sống tinh thần qua các phần sau:

- Tín ngưỡng đa thần

- Tôn giáo

- Lễ hội

- Ca múa nhạc dân gian

- Văn Hóa Dân Gian

- NT điêu khắc và trang trí

Trang 10

Cuối cùng là phần:

>‘’

K ết L uận’’ : lời kết toàn bài.

> ‘’Phụ Lục’’: bao gồm hình ảnh liên quan đến đề tài này và các tài liệu sử

dụng tham khảo

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CHĂM

1.1 Lịch sử tộc người và môi trường cư trú

1.1.1 Lịch sử tộc người - Dân số,phân bố dân cư

Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Người Chăm được xác định là cư dân bản địa ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam và đã có quá trình định cư lâu đời ở khu vực này Trải qua hàng ngàn năm, dưới những biến cố lịch sử, xã hội mà chủ yếu là do chiếntranh và mâu thuẫn nội bộ, người Chăm không còn cư trú tập trung ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ mà phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh phía Nam Việt Nam

và một số các quốc gia khác Trên lãnh thổ Việt Nam, năm 2019 có khoảng 178.948 người Chăm sinh sống, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh Thành phốNgười Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh:

• Ninh Thuận (67.517 người, chiếm 41,6% tổng số người Chăm tại ViệtNam),

• Bình Thuận (39.557 người, chiếm 21,4% tổng số người Chăm tại ViệtNam),

Trang 11

hộ, 130.641 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh Trong đó, dân tộc Chăm sinh sống ở 27 thôn, thuộc 12 xã, dân số 11.279 hộ, 73.277 người, chiếm 13,16% dân sốtoàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và sống xen kẽ với các dân tộc khác.Địa bàn người Chăm sinh sống đông nhất là huyện Ninh Phước có tới 60.102 người, chiếm tỷ lệ 82,02% người Chăm toàn tỉnh (UBND tỉnh Ninh Thuận, 2000, tr.1).

• Trừ các tôn giáo mới du nhập sau này với số lượng không lớn, người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay theo hai tôn giáo chính là Bàlamôn (ấn Độ giáo) và Bàni (Hồi giáo bản địa hóa) Ngoài ra còn có một bộ phận người Chăm theo đạo Islam nhưng không nhiều Tên gọi thì như vậy, nhưng, đã từ lâu, hai tôn giáo Bàlamôn và Bàni tồn tại độc lập, không có mối quan hệ với nước ngoài và, qua quátrình lịch sử, cả hai tôn giáo này đã bị bản địa hóa, tạo cho mình một kiểu tôn giáo địa phương

• Người Chăm theo đạo Bàlamôn có khoảng 38.000 người, cư trú ở 16 làng, trong đó có một làng sống xen cả Bàlamôn lẫn Bàni (làng Phú Nhuận) Người Chăm theo đạo Bàni có khoảng 21.000 người, cư trú ở 7 làng, trong đó có một số làng sống xen cả người Chăm theo Bàni và người Chăm theo Islam Người Chăm theo Hồi giáo mới (Islam) có khoảng 2.000 người, theo Công giáo và Tin lành khoảng 700 người

1.1.2 Môi trường tự nhiên và môi trường cư trú

- Môi trường tự nhiên

Người Chăm định cư trên dải đất Nam Trung Bộ với đặc điểm địa hình là miền đất hẹp, kéo dài và được cấu tạo bởi ba vùng: Núi - Đồng bằng - Biển cả Khíhậu nơi đây khắc nghiệt, khô ẩm, nhiều nắng, ít mưa Điều kiện tự nhiên, địa lí môisinh đó đã hình thành nên nền kinh tế của người Chăm

- Môi trường cư trú

Người Chăm theo đạo Balamon ở Ninh Thuận họ sống ở nhà đất (nhà trệt)

Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út

Trang 12

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ (VĂN HÓA SẢN XUẤT)

Do cư trú ở những vùng đất có điều kiện tự nhiên và địa hình không thuận lợi Do vậy, mà trong hoạt động kinh tế của người Chăm, chúng ta thấy tồn tại nhiều loại hình, từ hình thái kinh tế nguyên thủy như làm nương rẫy, săn bắt, hái lượm đến hình thái kinh tế trong thời kỳ văn minh là làm ruộng nước, các nghề thủ công, trồng rừng, trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm Sau đây là một vài loại hình kinh tế chính của người Chăm

2.1 Hoạt động kinh tế chiếm đoạt

- Săn tập thể: thường do làng tổ chức, có khi do một người có tài săn bắt trong làng tập hợp một nhóm người cùng đi săn Ngoài các vật dụng dùng để săn bắt như tên, ná, dây thừng, chó, họ còn mang theo cồng (chiêng) bể, ống tre, mõ sừng trâu, mõ sừng bò để đuổi thú Khi đuổi, họ chia người đi thành hàng ngang, bắt đầu từ đỉnh theo sườn núi thẳng về phía trước, họ đi ầm ầm ào ào như gió, như mưa, làm cho con nai, con hoẵng, nhím, chồn chạy dồn về chỗ định sẵn, rồi họ dùng tên, ná tiêu diệt

- Phong tục quy định khi bắn được con thú đầu tiên thì phải mổ thịt làm lễ cúng thần rừng rồi mới tiếp tục săn.Thú vật săn được đều đem về nhà chủ làng (hoặc trưởng nhóm đi săn) để phân chia sản phẩm thu được, theo nguyên tắc người

có chó, có lưới, bẩy tham gia cuộc săn thì được chia 1 phần, nếu chó, lưới mà bẩy bắt được thú thì được thêm một phần nữa, thường là 1/2 trái thăng

- Chủ làng cũng được biếu một phần, thường là cái đầu Theo giải thích của người Chăm, chủ làng là người tổ chức, tập hợp dân làng đi săn nên ông phải được

Trang 13

trả công lớn nhất, đồng thời là thể hiện sự tôn kính của dân làng Nhưng khi nhận phân xong, chủ làng bao giờ cũng tổ chức nấu nướng và mời những người đi săn

và những người khác cùng ăn

- Khi đã thưởng và trả công cho những người có công cụ, người tham gia đi săn, phần thịt còn lại chia đều cho các thành viên trong làng Người lớn, người nhỏđều nhận một phần, không phân biệt nam - nữ Nếu là đi săn do nhóm tổ chức, khi được thú vật lớn, họ biếu cho làng một cái đầu và một phần thịt, để chủ làng chia cho các gia đình, phần thịt còn lại chia đều cho những người đi săn

- Săn cá nhân: thường do từng gia đình tiến hành, mục đích là tìm thêm nguồn thức ăn hoặc đuổi các thú vật đi xa rẫy

- Nếu bắt được thú vật nhỏ như chồn, thỏ, nhím, người đi săn được trọn quyền sử dụng, nếu được thủ vật lớn như nai, heo, người đi săn phải biểu cho làng một nửa vai, một nửa sườn và một khúc xương sống để chia cho dân làng Ngoài

ra, hàng năm lúc Yàng trời thả lửa xuống mặt đất, Yàng đất mở cửa cho gió bốn phía thổi cạn nước sông, thổi khô nước suối, làm héo cả cỏ cây… đó là lúc người Chăm lên núi đào củ Tlăh để suốt cá

- Khi có đủ củ Tlăh, họ chọn một khúc sông (hoặc suối) thích hợp, lấy đá, đất chặn lại hai đầu, sau đó, lấy củ Tlăh giã nhỏ bỏ vào nước, thuốc ngấm làm cho

cá say rồi chết

- Suốt cá là một ngày hội của người Chăm Trên một đoạn sông có đủ tiếng cười, tiếng nói, tiếng la hú nối tiếp nhau của những người tham gia, làm cho khôngkhí tĩnh mịch của núi rừng lay động, ngã nghiêng theo dòng nước Những con cá H’yao, cá K’dia to bằng cổ tay, bắp chân say thuốc ngóc đầu lên mặt nước thở, rồi lại chui đầu xuống dòng sông nhanh như mũi tên phóng đi Các chàng trai tay trái cầm xúc, tay phải cầm dao đuổi theo, cứ như vậy cho đến khi kết thúc Những con

cá bắt được đổ thành đống Xế chiều, người già chia cho những người tham gia, mỗi người đều được một phần

2.1.2 Hái lượm

- Người Chăm có nhiều quan hệ mật thiết và gắn bó với rừng Rừng chẳng những cho họ đất để sản xuất, mà còn cho các sản phẩm có giá trị khác Rừng là kho của cải của người Chăm và các tộc người

- Hái lượm là công việc thường xuyên của phụ nữ và trẻ em Các sản phẩm hái lượm góp phần bổ sung nguồn rau xanh như rau cả, rau rướn, rau má; các loại qua rừng như: quả xây, quả hôm, quả trả phiên; các loại củ có bột như: củ mài, củ

Trang 14

môn rừng, củ từ, củ lang rừng, củ môn ngải; những loại cây dược liệu cũng được thu hái như: sâm nam, sâm trúc, đương quy, ngải cứu, trái dứa suối, sa nhân, hoài sơn, thiên niên kiện, vàng đăng Ngoài việc cung cấp nguồn rau xanh hằng ngày,

bổ sung nguồn lương thực vào những thời điểm thiếu hụt trong năm, hái lượm còn

có thể bán lấy tiền, góp phần cải thiện đời sống kinh tế gia đình, như việc thu hái cây dược liệu

- Cho tới nay, hoạt động săn bắn có thể giảm thiểu ở một số địa bàn do rừng suy kiệt nhưng hoạt động hái lượm vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ giađình, và nguồn hái lượm thiết yếu là chất đốt

2.1.3 Đánh bắt cá

- Đồng bào người Chăm ở An Giang rất phát triển nghề đánh cá nước ngọt Đánh bắt cá là hoạt động sinh kế chiếm trọn thời gian trong một năm và được chia làm 3 vụ, vụ mùa mưa, vụ nước đổ và vụ màu Tùy vào từng vụ cá mà người Chăm có các sử dụng các vật dụng khác nhau Tuy vậy, quy mô đánh bắt cá của người Chăm không lớn, chỉ gồm một con thuyền và một số công cụ như chài, lưới, bao gồm nhiều loại lưới phù hợp với mùa và loại thủy sản đánh bắt, câu Người Chăm ở vùng miền Trung lại không có truyền thống đánh bắt cá trong khi địa bàn

cư trú của họ gần biển, cho dù qua các tài liệu lịch sử để lại, họ đã từng là những

cư dân thiện nghệ nghề biển Hoạt động kinh tế đánh bắt cá trên sông hay đồng ruộng đóng vai trò phụ trợ ít ỏi trong hệ cơ cấu kinh tế của người Chăm ở miền Trung

2.2 Hoạt động kinh tế sản xuất

2.2.1 Trồng trọt

2.2.1.1 Ruộng nước (Run ea)

Sống ở miền rừng núi, đất đai để làm ruộng nước không nhiều, nhưng với kinh nghiệm của một cư dân đã có truyền thống làm ruộng nước, nên sống ở đâu, vùng đất nào, người Chăm cũng chú ý đến việc khai phá đất đai, đắp đập, đào, tổ chức sản xuất

- Theo truyền thống để có một đám ruộng nước, khâu đầu tiên là chọn đất, khi đó, người đàn ông đi dọc theo suối, theo sông, thấy nơi nào có khả năng cai tạothành ruộng nước, họ liền làm dấu (đánh dấu) bằng cách: dọn sạch một khoảng đất hoặc nhặt đá chất thành một đống to, người khác nhìn thấy biết đất này đã có chủ,

đi chọn nơi khác, ai cố tình vi phạm sẽ bị phạt

Trang 15

- Ruộng nước của người Chăm được gieo trồng 2 vụ, vụ tháng 3 gieo sạ, vụ tháng 8 thường cấy.

- Làm lúa vụ tháng 3 thì vào giữa tháng 12 (hoặc đầu tháng giêng âm lịch) người Chăm bắt đầu làm đất (cày ruộng hoặc dùng cuốc làm đất); khâu làm đất thường được tiến hành nhiều lần nhằm làm cho cỏ cây không có điều kiện phát triển, để cây lúa dễ này mầm thuận lợi Dụng cụ làm đất ruộng nước của người Chăm gồm có: Cày (K’dao ôi), bừa (Kdao oa), cuốc Đa phần các dụng cụ làm đất đều do người Chăm tự sản xuất, chỉ có lưỡi cày, lưỡi cuốc phải mua của người Kinh hoặc qua trao đổi với người Bana

- Đối với những nơi đất sình lầy, người Chăm dùng trâu bò hoặc dùng chân dẫm cỏ, làm đất

- Kỹ thuật cấy và gieo sạ của người Chăm không khác nhiều so với người Kinh, chỉ khác là ở khâu gieo hạt Người Chăm không gieo theo cách vãi đều toàn đám, mà bỏ hạt theo nhóm, nhằm thuận tiện cho việc làm cỏ và tránh cho lúa không bị rậm rạp lúc lên cao

- Việc chăm sóc lúa ruộng được tiến hành ở các khâu làm cỏ, lấy nước vào ruộng Lúc lúa bị bệnh hay bị sâu rầy phá hoại, người Chăm thường bắt gà, nhắc rượu cúng Yàng, cầu mong Yàng phù trợ, đuổi sâu bệnh đi xa và không cho chúng làm hại cây lúa, làm hại con người

- Khi lúa trổ bông và có những hạt đã ngả sang màu vàng, người Chăm chặt cây, cắt tranh làm một cái chòi (tôm xây) gần đó để đuổi chim, thú, đồng thời làm nơi nghỉ ngơi, ăn trưa, làm chòi cất giữ lúa sau vụ thu hoạch

- Để sản xuất được 2 vụ lúa, công tác đưa nước vào ruộng được người Chămđặt biệt chú ý Qua điều tra, tìm hiểu cũng như khảo sát tại một số buôn làng Chămcho thấy kỹ thuật làm thủy lợi phổ biến của người Chăm là tận dụng sự thuận lợi của địa hình, dòng nước rồi dùng cây đóng cọc hai bên, cho đá, đất vào giữa, tạo thành một tường chắn, chứa nước và đưa nước dâng cao Sau đó, đào các con mương hoặc dùng ống lồ ô, ống tre nứa tạo ra những dòng nước tự chảy vào ruộng, các công trình này cũng được tu bổ, sửa chữa hàng năm

- Tuy ruộng nước của người Chăm số lượng chưa nhiều, nhưng hầu hết là nằm trong tay những người giàu có, vì họ là những người có tiền của để thuê lao động hoặc sử dụng những người H’luân khai phá

Trang 16

2.2.1.2 Đất thổ (Chơnâng)

- Là một loại đất canh tác phổ biến của người Chăm hiện nay Đất này sau khi khai phá, được người Chăm sử dụng để sản xuất lâu dài, hoặc truyền từ đời nàysang đời khác Phương tiện sản xuất trên đất thổ là dùng bò để cày, dùng cuốc và Yết để làm cỏ

- Đất thổ chủ yếu để trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày: mía,

mè, đậu, sắn, bo bo, thuốc lá Tùy theo loại cây trồng mà có thể làm 1 vụ/năm hoặc

2 vụ/năm

2.2.1.3 Rẫy (Chơno)

- Rẫy là loại hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu của những người Chăm sinhsống ở vùng núi cao, thuộc loại hình kinh tế nông nghiệp “dùng tay hay dùng cuốc”, tồn tại phổ biến ở miền nhiệt đới và ẩm ướt Rẫy không thuộc loại đất sản xuất thâm canh, mà chủ yếu là luân canh, nghĩa là sau khi đã sản xuất trên đó vài

ba năm, người ta tìm vùng đất khác canh tác Đến khi đất cũ được hồi sinh, họ mới

sử dụng trở lại Quy trình sản xuất lúa trên đất rẫy, được tiến hành qua các bước như sau:

- Chọn đất: hàng năm sau mùa lễ hội, người đàn ông bắt đầu di tìm đất làm rẫy Đất làm rẫy được nhiều người ưa thích thường ở chỗ rừng thưa, nơi có nhiều loại cây còi hoặc dây gâm mọc Rừng già có sự ngự trị của Yàng, không ai được xâm phạm

- Khi chọn được đất thì phải đánh dấu, thường là chặt một cái cây, chẻ thành

4 miếng, mỗi miếng khất 3 khất và xếp theo hình chữ thập, đặt nằm trên chỗ đất đãchọn Người khác nhìn thấy dấu hiệu đó, biết là đất đã có chủ phải tìm chỗ khác

- Phát rẫy: thường được tiến hành vào khoảng cuối tháng 2 đến tháng 4 Trước khi phát rẫy phải đập 1 con gà, nhắc rượu 1 ché rượu cúng Yàng đất, cầu Yàng phù trợ cho được mạnh tay khỏe chân, không xảy ra tai nạn hay tay chân bị chảy máu

- Dụng cụ phát rẫy gồm có: rựa (Eprit) dùng để chặt cây nhỏ, phát cỏ, tranh; rìu (Chuân) dùng để chặt cây lớn Trong quá trình phát rẫy nếu gặp phải con “cù lần” hoặc nghe tiếng “man” kêu, thì dù có phát gần hết đám rẫy, họ cũng bỏ đi tìm nơi khác Theo họ, đó là những con vật của nhà trời, thường đem đến điểm xấu Ngược lại, nếu gặp được “con rùa”, thì họ rất phấn khởi, vui mừng, cho đó

là một điềm tốt, báo hiệu một vụ mùa thắng lợi

Trang 17

- Theo kinh nghiệm của người Chăm, đất rẫy nào chi con rùa sinh sống là chỗ đất tốt, nơi có độ ẩm cao, có khí lạnh tỏa ra vào những ngày nắng bức của mùa

hạ, Đó là những điều kiện cần thiết để lúa không bị chết và phát triển Con “cù lần”thường sống ở những vùng đất khô cằn, độ ẩm thấp, không có hơi nước để tưới mát cây lúa, nên lúa thường bị chết lúc nắng hạn Người Chăm thường phát rẫy từ chân lên đỉnh, khi đến chỗ quy định họ trở lại chỗ khởi điểm, nhằm tránh đất đá lẫnchài, người không bị vấp ngã, dễ chặt, đốn cây, tránh các tai nạn trong lao động

- Đốt rẫy: khi cây đốn đã khô, người Chăm tiến hành đốt Trước khi đốt, phải dọn sạch xung quanh bìa để phòng cháy sang rừng hoặc khu đất khác

- Gieo trồng: khi rẫy đã dọn sạch và những cơn mưa đầu mùa bắt đầu đổ xuống, người Chăm tiến hành việc gieo trồng, theo phương pháp đàn ông chọc lỗ đàn bà theo sau tra hạt

- Chăm sóc và bảo vệ: khi lúa đã lên cao và nếu có nhiều cỏ mọc, thì người Chăm bắt đầu làm cỏ Dụng cụ làm cỏ là “cái Yết” Yết có phần cán và phần lưỡi, cán Yết làm bằng các loại cây rừng, có chiều dài khoảng 0,5m, lưỡi có kích thước bằng bàn tay, hình dáng giống như một chiếc rìu

- Cũng như ruộng nước, khi lúa rẫy trỗ hạt, người Chăm làm một cái chòi nhỏ và thường có mặt ở đó suốt ngày đêm để đuổi chim thú

- Thu hoạch; bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 12 Trước lúc gặt phải cúng thần lúa Lễ vật cúng gồm có: một nồi cơm, 3 con gà và 1 ché rượu để tạ ơn Yàng đã cho con người hạt lúa, diệt trừ các loại sâu bọ phá hoại Xong lễ, người Chăm tiến hành gặt lúa Khi đưa lúa từ rẫy về nhà, người Chăm lại tiến hành một số lễ tục khác như: đưa lúa vào kho, đóng cửa kho, lấy lúa ra ăn

- Vì quan niệm trong lúa có thần, nên người Chăm có nhiều cấm kỵ liên quan đến cây lúa như: chỉ những người trong gia đình mới được sờ và sử dụng những vật cúng cho Yàng lúa Khi đem lúa từ rẫy về nhà nếu phải qua sông hoặc suối, người mang lúa phải buộc một sợi dây vào một cái cây để cho Yàng lúa theo

đó mà qua Nếu không, Yàng lúa sẽ bị ướt hoặc bị nước cuốn trôi, năm sau sẽ mất mùa Người Chăm cũng cho rằng: “lúa chỉ có thể được đem vào một làng Chăm chứ không được đem qua nhiều làng khác”

- Tùy theo loại đất, người Chăm chọn những giống lúa thích hợp để gieo trồng Ruộng nước thường dùng giống lơpon hoặc điếu Đất thổ dùng các loại giống san, knái, điếu, oichà, đất rẫy thì gieo các loại choia, proai, taleng, kpao,

Trang 18

kabon Tuy có nhiều loại lúa, nhưng căn cứ vào hình dáng, người Chăm phân thành hai loại chính là lúa to (ptia prông) và lúa nhỏ (ptia plưa).

- Đất rẫy thường trồng theo lối xen canh, kết hợp việc trồng lúa với trồng bắp hoặc trồng lúa với trồng các loại đậu và một số loại cây ăn quả Do đó, rẫy của người Chăm cũng là kho dự trữ thực phẩm, hàng ngày chỉ cần đi quanh rẫy là người đàn bà có thể thu nhặt được đầy đủ các thứ cần thiết để làm món canh hoặc món luộc, xào Qua quá trình sản xuất lâu dài, người Chăm tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt Nhiều người cho rằng, những ngày mồng một, mùng

9, mùng 10 là những ngày xấu, nếu gieo hạt thì sẽ bị sâu bệnh, hạt chắc ít, hạt lép nhiều, những ngày gieo hạt tốt là ngày mùng 2, 12, 16, 17, 26, 28 Ngoài ra, người Chăm cũng có một nông lịch sản xuất và sinh hoạt các tháng trong năm rất chặt chẽ

- Ngoài việc tính nông lịch theo tháng, theo mùa, người Chăm còn biết dựa vào các hiện tượng thiên nhiên, tiếng kêu của các loài động vật để đón định công việc sản xuất, gieo trồng, cất nhà, đi xa Ví như nghe tiếng con man tát vào buổi sáng sớm hoặc thấy kiến đen bò trên mặt đất là trời sắp mưa Về sản xuất người dân cũng đã đúc kết bằng câu tục ngữ:

“Rẫy mới trỉa dày, rẫy cũ trỉa thưa”

2.2.2 Chăn nuôi

- Chăn nuôi là một hoạt động kinh tế phụ trợ trong nông nghiệp, đồng thời

bổ trợ cho hoạt động nông nghiệp những khẩu sản xuất quan trọng cần tới sức kéo như cày bừa, chuyên chở Hoạt động chăn nuôi của người Chăm, đặc biệt ở vùng miền Trung, còn chịu ảnh hưởng của luật tục và tôn giáo Luật tục quy định ba tội nặng nhất của con người là chém trâu, đốt nhà và lấy vợ người khác Do vậy, gia súc nuôi chủ yếu trở thành hàng hóa chứ không trực tiếp giết mổ Họ cũng kiêng nuôi con nghé đen của trâu mẹ trắng, ngược lại, nếu trâu mẹ đen đẻ con trắng lại là điềm lành, mang may mắn đến cho gia chủ Trong mua bán con giống cũng có kiêng ky Các loại gia súc có bất cứ khiếm khuyết nào như gãy sừng, cụt đuôi đều không nên mua nuôi Người Chăm Bàlamôn không ăn thịt bò vì họ coi con bò

là vật linh theo truyền thuyết bò thần Nađin của các vị thần Vishnu và Uma, nhưngvẫn nuôi bò để bán Việc chăn nuôi một mặt cải thiện lao động trong nông nghiệp, mặt khác trở thành hàng hóa để trao đổi, buôn bán

- Trang trại chăn nuôi của người Chăm phát triển hơn của người Kinh Sự phát triển đàn gia súc và kinh tế chăn nuôi một mặt nhờ vào các chủ trương, chính

Trang 19

sách của Nhà nước; mặt khác, nhờ sự đầu tư về vốn có yếu tố nước ngoài Phát triển chăn nuôi ở Ninh Thuận đã tạo nên một số sắc thái mới trong cơ cấu ngành nghề kinh tế địa phương

- Nuôi trồng thủy hải sản là một trong những ngành nghề chuyển đổi được ủng hộ bởi chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và các địa phương có điều kiện thuận lợi Ở miền Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy hải sản Ở miền Trung, rất ít hộ nuôi cá, việc nuôi cá được tiến hành ở các diện tích mặt nước ít ỏi, là các ao, hồ của gia đình Ở miền Tây Nam Bộ, nuôi cá lồng bè trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực nhưng do tập quán kinh tế phụ thuộc vào các hoạt động thương mại và khai thác tự nhiên nên hầu như không có hộ dân người Chăm nào quan tâm phát triển hoạt động kinh tế này

2.2.3 Các nghề thủ công truyền thống

- Nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, vận chuyển dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có khá phong phú, người Chăm đã tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống, trong đó phổ biến và chiếm số lượng lớn là đồ dệt và đồ đan

2.2.3.1 Nghề dệt

- Là nghề thủ công phổ biến ở mọi gia đình, hầu như người phụ nữ nào cũngbiết dệt, họ dệt các loại áo, ên, khố, chăn, mền để sử dụng cho cuộc sống hàng ngày và làm lễ vật để bắt chồng, chia của cho người chết, làm vật trao đổi Nghề dệt còn được duy trì tới hiện nay chủ yếu do nhu cầu nội tại tộc người, đó là việc may sắm, chế tác các bộ trang phục truyền thống dân tộc, đặc biệt là những bộ lễ phục Lễ phục không chỉ của người Chăm theo đạo Bàlamôn mà còn cả của người Chăm theo đạo Bàni Hồi giáo Mỗi một vị chức sắc, một vai trong lễ tục như bà bóng, vũ sư, trang phục của họ lại có những cấu trúc hay họa tiết khác nhau Dệt vải là một quy trình được tiến hành qua nhiều giai đoạn, bắt đầu là công việc trồng bông Người Chăm có giống hông sẽ trồng trên rẫy có khả năng chịu khô hạn Đúng 6 tháng bông già, đàn bà mang gùi lên rẫy thu hoạch đem về nhà tách vỏ, phơi khô Sau đó dùng cái xa cán (ptá) để tách hột ra khỏi bông Tiếp theo, bông đãtách hạt dùng ná bắn cho nhuyễn sạch, rồi dùng xa quay kéo bông thành những sợi chỉ

- Người Chăm có kinh nghiệm phong phú về cách pha chế thuốc nhuộm sợi

Để có thuốc nhuộm đen, người ta lấy cây Kơgul (cây bút, hoặc cây chàm) vò, ngâm trong nước, cho tới khi nước lên màu Màu xanh đậm được chiết từ cây

Trang 20

chàm, màu vàng từ cây nhàu và cây nghệ, màu nâu từ cây dẻ, màu đỏ là hợp chất của vôi, lá trầu, cây thăng dừng.

- Để có màu sợi mong muốn, phụ nữ Chăm đem nấu sợi với một trong các dung dịch đã pha chế sẵn Cuối cùng, sợi đã ăn màu được ngâm vào nồi cháo gạo

độ một giờ đồng hồ, sợi sẽ săn cứng hơn

- Dụng cụ dệt vải gồm có: đốc sau lưng (chơđu), cây ngang (A ngúc), cây đập chân (K’dan chơrốt), cây dùng để dập các sợi chỉ cho chặt (pruk) và một cái thoi Khi dệt, người phụ nữ ngồi trên nền đất, hai chân duỗi thẳng đạp lên một thanh gỗ nằm ngang, để căng mặt sợi trên khung dệt Tất cả những sợi chỉ dệt đượcgộp lại, buộc vào một cây cột nhà hay một gốc cây, người thợ dệt dùng chân và lưng của mình căng giàn sợi, một tay giật go, tay kia luồn thoi Để tạo ra các thứ hoa văn, người thợ dệt sắp xếp màu sắc của các sợi vải hợp thành thảm dọc theo một công thức nhất định, ứng với một kiểu trang trí được lựa chọn Trong quá trìnhdệt, những sợi ngang dải hoa văn sẽ hiện lên Các mô típ hoa văn trên áo, váy, khố,chăn, mền của người Chăm đều gần gũi với thiên nhiên và đời sống của đồng bào như: những dãy núi chập chùng, nước sông lượn chảy, mưa rơi, hình con cá, lông chim, nụ hoa, lá nứa, tổ ong được cách điệu Mô típ hoa văn những mũi tên bay nốiđuôi nhau cũng là mô tip phổ biến, bên cạnh còn có hoa văn kỷ hà Người Chăm không có tục cắt từ vải để may thành áo, ên, khố Trong quá trình dệt, người thợ đãtạo những sản phẩm cần sử dụng ngay trên khung dệt, nên khi khâu dệt hoàn tất thìsản phẩm đã là chiếc áo, chiếc khố

và loại chân thấp Về kĩ thuật đan: người Chăm chọn những cây tre già (hoặc dây mây) đem về chẻ và vót thành những miếng nhỏ, rồi bắt đầu đan thân gùi, miệng gùi, sau đó là ráp chân gùi và dây đeo

Trang 21

- Một loại đồ đan tương đối phổ biến khác là các dụng cụ sinh hoạt gia đình

Đó là những chiếc nia có dáng hình bầu dục, dùng để phơi lúa, sảy lúa; thúng dùng

để dựng và vận chuyển lúa; sàng dùng trong kỹ thuật chọn lúa, gạo

- Ngoài ra, người Chăm còn đan các công cụ đánh bắt cá như: lờ, đó, lồng, nhủi, nôm, dẹp

- Đồ đan của người Chăm tuy phong phú và đa dạng nhưng kỹ thuật chế tác đơn giản, nguyên vật liệu là những thứ có sẵn ở rừng núi nên người Chăm có thể tận dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để chế tác các công cụ cần thiết

2.2.3.3 Nghề gốm

Người Chăm miền Trung cũng nổi tiếng với nghề gốm Gốm được các nữ nghệ nhân làm thủ công bằng tay, không sử dụng bàn xoay mà người chế tác đi vòng xung quanh để tạo hình cho sản phẩm Gốm cũng được nung nổi bằng cách chất nằm rạ xung quanh rồi đốt chứ không xây thành lò Đồ gồm ngày nay được làm phong phú hơn về chủng loại, mẫu mã, không chỉ còn là những vật dụng sử dụng mục đích sinh hạt hằng ngày mà còn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao Dưới góc độ kinh tế, từ khởi thủy là phục vụ nhu cầu tự cấp tự túc tộc người, cho tới nay, để duy trì và phát triển nghề này, con đường duy nhất là phải thương mại hóa sản phẩm thủ công nghiệp, tranh thủ đặc biệt những thuận lợi

từ hoạt động dịch vụ du lịch mang lại Sự cải tiến về mẫu mã sản phẩm, thẩm mỹ hóa tư duy tộc người trên các sản phẩm thủ công nghiệp chính là động thái đón đường của hoạt động kinh tế này

2.2.4 Trao đổi buôn bán

Mặc dù nền kinh tế của người Chăm chủ yếu là tự cấp, tự túc, nhưng vẫn có các hình thức trao đổi và mua bán hàng hóa, một phần nhờ những sản phẩm thủ công nghiệp họ làm ra như vải vóc, đồ gốm, có giá trị thẩm mỹ và chất lượng tốt, một phần nhờ tính năng động của người dân và sự tụ cư ở các vùng khác nhau Đồng bào các dân tộc đem những thứ khai thác từ rừng như gạc nai, xương da cọp,mộc nhĩ, mật ong, mật gấu, cây tô hạp, trầm hương đến các giao dịch trường để đổilấy vải vóc, chăn, mền, muối, công cụ sản xuất, chiêng, ché, nồi đồng của người Kinh

- Hình thức trao đổi mua bán lúc đầu chủ yếu là vật đổi vật, tức là họ đem những đồ vật mình không cần dùng đối lấy những thứ cần dùng, về sau tiến đến trao đổi các vật ngang giá tức là xác định giá trị các đồ vật để trao đổi với nhau Từkhi các chợ xuất hiện, việc trao đổi mua bán diễn ra thường xuyên hơn Nhưng, đối

Trang 22

với nhiều vùng người Chăm, các đồ vật được trao đổi diễn ra tại nhà nhiều hơn ở chợ

- Hoạt động buôn bán của người Chăm phổ biến cả ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn Các mặt hàng buôn bán nhiều chủng loại, quần áo, giày dép và

kể cả đồ điện máy Phương tiện vận chuyển hàng hóa cũng rất đa dạng, cả trên thủy và dưới bộ như xe đẩy, xe gắn máy, ghe, xuồng Đối với những người Chăm ởmiền Trung, kinh tế dựa phần lớn vào sản xuất nông nghiệp Việc kinh doanh, buôn bán chủ yếu là các mặt hàng nông sản, vật nuôi, thủ công được sản xuất và buôn bán tại chỗ Số khác tập trung vào việc bán lẻ các mặt hàng nhu yếu phẩm trong cộng đồng

CHƯƠNG 3

VĂN HÓA XÃ HỘI

3.1 Tổ chức bộ máy buôn làng

- Vào năm 1993,Mạc Đường đã đưa ra mô hình cấu trúc về làng của người

Chăm, trong làng là một đơn vị xã hội có kết cấu theo dòng mẹ hoặc có chung một tín ngưỡng tôn giáo Về tên gọi, làng Chăm thường sử dụng hai tên gọi, một theo

âm tiếng Chăm và một theo âm ngữ Việt.Làng thường có từ 2-3 dòng họ và thườngmột họ chiếm ưu thế tới 80 % thành viên.Làng Chăm có cấu trúc thần quyền, đứng đầu là các giáo chức tôn giáo, chẳng hạn ở làng người Chăm theo đạo Bàlamon đứng đầu là Pa shế (đứng đầu hành lễ và quản lý chung), tiếp đến là Riya himu (lo việc nông nghiệp) và thứ ba là Ôn binứk (lo việc thủy lợi).Ngoài ra, khi chịu sự bảo hộ của nhà Nguyễn, cấu trúc làng Chăm còn có hình thức chính quyền, bao gồm Lý klơng(lý trưởng), tiếp đó là Hương bộ(thu thuế điền thổ) và cuối cùng là Hương kiểm(an ninh thôn bản) Từ sau năm 1975, cấu trúc làng của người Chăm

có sự thay đổi do sắp đặt của chính quyền, bao gồm các hình thức cấu trúc hỗn hợpChăm-Việt;Bàlamon-Bàni và Bàni-Islam.Mặc dù có sự kết hợp này nhưng về cơ bản,các khối dân cư vẫn cư trú tương đối độc lập với nhau, khu vực cư trú được ngăn cách bởi một con đường, hay một dòng kênh.Ở miền Trung, làng người Chăm Bàlamon được xây dựng trên nền tảng thần quyền tôn giáo

- Trong các làng/pley của người Chăm ở Ninh Thuận nổi bật lên vai trò của tầng lớp tu sĩ Xã hội Chăm sớm phân hóa thành tầng lớp giàu có (những người có nhiều ruộng) và những người nghèo khổ (lao động, làm thuê) Trong xã hội, tu sĩ

và các bô lão, nhất là thầy cả (Ôn Grù),… có vai trò rất lớn trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp, tố tụng trong làng.Các làng theo Bàlamon, bô lão có quyền quyết định mọi việc, có vai trò rất rõ ràng

Trang 23

- Đơn vị hành chính của làng người Chăm còn được biết đến gồm: Hội đồng phong tục và trưởng làng.

- Trưởng Làng được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn vì mọi người, có lòng vị tha Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết

- Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn

đề -phong tục tập quán, tín ngưỡng Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục Trong trường hợp người vi phạm ngoan

cố thì khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chứcsắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đã bị loại ra khỏi cộng đồng

3.2 Dòng họ

- Dòng họ của người Chăm bao gồm những người có cùng một bà tổ, có quan hệ huyết thống.Quy mô (số đời) của các dòng họ có thể là từ 4 hoặc 5 đời Mỗi một dòng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng (ngọn giáo, hòn đá,…)Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong dòng họ, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối

Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình

ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật Trong một làng,gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ Các gia đình thuộc cùng dòng họ thường quây quần cạnh nhau

- Mỗi dòng họ thường thờ cúng một vật tổ riêng, dựa theo một truyền thuyết riêng, và có nghĩa vụ giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau Trong mỗi gia đình của mỗi dòng

họ người phụ nữ đóng vai trò quan trọng

3.3 Hôn nhân

- Hôn nhân không chỉ là mối quan hệ đơn giản giữa hai thành viên nam và

nữ trong một cộng đồng tộc người mà nó một trong những dấu mốc, điểm chốt tạonên những mối quan hệ xã hội ở cấp liên gia

- Để tiến tới hôn nhân, người Chăm phải đáp ứng các điều cần và đủ Điều kiện cần bao gồm các yếu tố: đồng dân tộc, đồng tôn giáo và ngoại hôn dòng họ Điều kiện đủ bao gồm các yếu tố thành niên, thành đinh và năng lực kinh tế

Trang 24

- Nghi lễ hôn nhân trải qua một lộ trình gồm nhiều bước tiến triển khác nhau, đòi hỏi thời gian khá dài, có khi tới 2-3 năm, bao gồm các bước mai mối dạm hỏi, thách cưới, đám hỏi, đám cưới.

- Cho dù thuộc tôn giáo nào, ở miền nào nhưng sự chung nhất trong quan hệ hôn nhân của tộc người Chăm là thiết chế thao dồng mẹ, một trong những yếu tố văn hóa mẫu hệ còn được bảo lưu tới nay Gia đình người nữ năm vai trò làm chủ trong cuộc hôn nhân, mọi cơ sở kinh tế, vật chất trong và sau hôn nhân chủ yếu phụ thuộc vào vai trò của dòng họ bên nữ, sự đóng góp, cho dù có tích cực tới đâu, bên phía nam giới cũng chỉ được coi là của hồi môn Cũng vậy, việc phân tài sản sau ly hôn, tùy từng vùng, từng tôn giáo mà có sự khác biệt Tuy nhiên, yếu tố ưu tiên dòng mẹ, ưu tiên người phụ nữ luôn được bảo lưu

3.4 Gia đình

Nhà cửa của người Chăm về cơ bản không quá lớn, chúng chỉ rộng khoảng 3-4m, chiều dài tối đa 15m Do không gian nhà chập hẹp nên sức chứa cũng hạn chế Qua khảo sát cho thấy có 2 loại: đại gia đình (gia đình lớn) và tiểu gia đình (gia đình nhỏ) ) Nhưng dù gia đình người Chăm lớn hay nhỏ thì đều gồm những người có quan hệ thân thuộc với nhau về hôn nhân, huyết thống và cùng ăn chung,

ở chung, sản xuất chung Sự khác nhau về quy mô gia đình ở chỗ, các cặp vợ chồng theo quan hệ thân thuộc trực hệ hay bàng hệ Hiện nay, đại gia đình được hiểu là gia đình ghép chung, gồm có các con gái đã lập gia đình (có con hoặc chưa

có con) còn sống chung với cha mẹ và các anh chị em (Phan Văn Dốp, 2016: 212)

Ở loại gia đình này quan hệ thân thuộc bàng hệ đóng vai trò chính, và ngày nay thì loại gia đình này đang nhanh chóng tan rã Tiểu gia đình là gia đình hạt nhân (gồm một cặp vợ chồng và các con hoặc gia đình mở rộng (vợ chồng các con và có thêm cha hoặc mẹ của vợ hoặc em ruột của vợ chưa lập gia đình) hoặc gia đình không đầy đủ (gia đình khuyết vợ hoặc chồng (góa hoặc ly dị) cùng con cái) ) Ở loại gia đình này quan hệ thân thuộc trực hệ đóng vai trò chính, ngày nay thì loại gia đình này lại đang lan rộng và phát triển Mặc dù người Chăm nói chung và ở người Chăm Bàlamôn nói riêng đã “độc lập về nơi cư trú (có nhà riêng), về cơ sở kinh tế (có ruộng riêng, làm riêng, thu nhập, tích lũy riêng), nhưng họ đều gắn liền với mộtnhóm gia đình thân thuộc của họ về sinh hoạt xã hội, tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng…” và loại hình gia đình này “đang phát triển nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của những nhân tố kinh tế xã hội trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới hiện nay” (Phan Xuân Biên, 1989: 175-179, 198) Việc này là do điều kiện sản xuất, ăn ở, cùng với tập quán đã có sẵn, khi lập gia đình được vài ba năm, các nhu cầu về cuộc sống tạm ổn, đa số người Chăm đều muốn xin phép cha mẹ ra

Trang 25

ở riêng Nhưng cũng có người do cuộc sống khó khăn, hoặc phải gánh vác trách nhiệm nuôi nấng cha mẹ, không thể tách ra được Do vậy, mô hình gia đình của người Chăm hình thành với nhiều loại như: gia đình một thế hệ, gia đình hai thế hệ; gia đình ba thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái), trong đó loại gia đình hai thế hệ chiếm số đông và hầu như phổ biến ở các gia đình.

Hiện nay thì hầu hết các gia đình của người Chăm nói chung hay người Chăm Bàlamôn nói riêng đều theo chế độ “một vợ, một chồng” và “mẫu hệ”, và đang có sự biến đổi trong gia đình của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận và Bình Thuận, nó có nhiều nguyên nhân, nhưng xét về mặt kinh tế - xã hội có hai xu hướng chính, đó là:

(I) Sự chuyển đổi từ nông nghiệp tự túc tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa trong nền kinh tế thị trường (II) Sự chuyển đổi từ kinh tế tập thể (của đại gia đình) sang kinh tế hộ cá thể (của tiểu gia đình) Những chuyển đổi này đã làm thay đổi các mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái

Cụ thể các mối quan hệ đó thay đổi như sau:

+ Về mối quan hệ giữa vợ chồng: Ở gia đình mẫu hệ của người Chăm nói chung và người Chăm Bàlamôn nói riêng là sinh con và sinh nhiều con, nhất là nhiều con gái để nối dõi dòng họ, nhằm mở rộng sự phát triển cộng đồng đồng tộc, đồng thời cũng là cộng đồng tôn giáo Trước đây, người vợ là chủ nhà, chủ lễ thờ cúng tổ tiên, nắm giữ tài chính và có toàn quyền quyết định mọi việc trong gia đình Người chồng thuộc về dòng họ của phía mẹ nên không có quyền trong gia đình (chỉ có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội), mặc dù người chồng là lao độngchính làm ra của cải vật chất cho gia đình Triết lý sống này thể hiện trong câu nói hàng ngày của người Chăm: “Likei dơng di mưsuh, kamei dơng di mưnưk” (Phận của đàn ông là chiến đấu, phận của đàn bà là sinh nở).Tuy nhiên, kết quả khảo sát

100 hộ thuộc loại hình tiểu gia đình hay gia đình hạt nhân của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận (50 hộ) và Bình Thuận (50 hộ) vào tháng 8 năm 2018 (thông tin cũng được đăng trên TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020) cho thấy mối quan hệ giữa vợ và chồng đã thay đổi Chủ hộ trong sổ hộkhẩu cũng như thực tế trong đời sống hàng ngày của gia đình thường là do người chồng đảm nhận Việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình như phát triển sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, vay mượn tiền bạc, mua bán tài sản (nhà cửa, đất đai, xe máy ) quyền quyết định của người vợ nhìn chung cao hơn người chồng nhưng tỷ

lệ chênh lệch không đáng kể Kết quả khảo sát còn cho thấy sự đồng thuận, cùng quyết định của hai vợ chồng đã phổ biến hơn

Trang 26

+ Về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Ở đây thì mối quan hệ được ràng buộc bởi hai chiều kích:

(I) Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái

(II) Bổn phận của con cái đối với cha mẹ

Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái và con cái phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ “Con bội bạc cha mẹ” là một trọng tội và là một tội nặng nhất theo luật tục của người Chăm Mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận, Bình Thuận xưa trước đây thường được nhấn mạnh đến quyền quyết định của cha mẹ về mọi việc liên quan đến con cái Cha mẹ có nghĩa vụ phải thực hiện chức năng giáo dục, truyền dạy cho con cái thấu hiểu các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp truyền thống của gia đình, đặc biệt là “kỹ năng, kỹ xảo nghề nông và các nghề phụ vốn có như dệt, gốm” (Phan Xuân Biên, 1989: 182) Điều đáng chú ý là, trong gia đình người Chăm Bàlamôn, cha mẹ nghiêm cấm con cái kết hôn với người khác tôn giáo và khác tộc người nhằm bảo vệ sự bền vững của chế độ hôn nhân cùng tôn giáo và đồng tộc

- Còn hiện nay thì mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái lại có sự thay đổi rõ nét hơn do thay đổi trong bối cảnh xã hội đang biến đổi nhanh hiện nay Các bậc cha mẹ ngoài việc phải thực hiện chức năng giáo dục con cái trong gia đình nhằm “góp phần bảo lưu và truyền kế những phong tục tập quán truyền thống của dân tộc”, họ còn “thực hiện chức năng xã hội hóa cho tuổi trẻ” (Phan Xuân Biên, 1989: 160) Nhìn chung lại thì hiện nay, cha mẹ thường chỉ đưa ra địnhhướng và “trao quyền” cho con cái được tự do lựa chọn việc học tập, học nghề, lậpnghiệp, kể cả việc lấy chồng, lấy vợ để nối dòng gia đình, dòng họ mẫu hệ, tuy nhiên con cái phải bàn bạc kỹ lưỡng với cha mẹ và được sự đồng thuận của cha mẹ

+ Như vậy nhìn chung thì có thể nói ngắn gọn lại rằng trong xã hội và gia đình người Chăm nói chung và người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận là trong mối quan hệ gia đình có sự khác biệt nếu so với vài dân tộc khác, mà có thể nói ở đây làgiữa chồng và vợ Ở chồng hầu hết các công việc kinh tế đều do người chồng thực hiện tuy nhiên người chồng lại không có quá nhiều quyền quyết định trong gia đình mà hầu hết là ở trong tay người vợ, tuy hiện nay theo sự phát triển của khoa học xã hội thì cũng có sự thay đổi trong việc làm kinh tế và các quyết định trong gia đình, các quyết định và tiếng nói của người đàn ông được thể hiện ra niều hơn nhưng nhìn chung chưa cao Ở con cái thì người Chăm rất yêu quý con cái, dù là nam hay nữ hay là con nuôi (họ có tục nhận con nuôi khá phổ biến, con nuối

Trang 27

thường là người trong dòng tộc, hoặc có quan hệ, do gia đình mất sớm haowjc vì vài nguyên nhân mà được nhận nuôi) thì họ đều đối xử bình đẳng và hết mực yêu thương, nhưng trong vài vấn đề thì con gái được ưu tiên và nhiều quyền lợi hơn con trai Cụ thể có thể nói đến một ví dụ như sau: con gái là người được phong tục thừa nhận thừa kế tài sản, được ở nhà do cha mẹ tạo dựng, được giữ chiết Atâu, đồng phải có trách trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già, thay mặt cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ của cộng đồng Sở dĩ có việc này là do theo quan niệm của người Chăm, sở dĩ người con trai không được cộng đồng và gia đình quý trọng nhưngười con gái vì con trai có sức khỏe, tự làm ra của cải để nuôi bản thân Khi lập gia đình, người con trai sẽ là thành viên của gia đình khác, làm ăn sinh sống ở nhà

vợ và gắn bó tại đó suốt đời Mặt khác, cũng theo cách nghĩ của người con trai không làm nhiệm vụ bảo tồn nòi giống, dòng tộc của mình, mà đi làm nhiệm vụ bảo tồn dòng tộc người khác Như vậy, về bản chất họ đã là người xa lạ rồi, nên không được hưởng các quyền lợi do cha mẹ để lại Nếu gia đình không có con gái, tài sản được chia đều cho các con, trong đó người trai út được phần nhiều hơn, vì phải phụng dưỡng cha mẹ trong lúc già yếu, lo tang ma, bỏ mả cho cha mẹ khi họ qua đời

3.5 Phong tục tập quán trong chu kỳ đời người

Để tiếp xúc và cầu khấn thế giới thần linh, từ thời nguyên thủy, con người đãthuận theo nhu cầu đời sống tâm linh của bản thân, ứng với tâm lý sợ sệt, vừa mong muốn sự ban ơn của thần linh, con người đã hình thành nên hệ thống tín ngưỡng và kèm theo đó là hệ thống nghi lễ Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia ra nhiều loại hình nghi lễ khác nhau: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt hệ thống nghi lễ trong tín ngưỡng ngư nghiệp: hệthống nghi lễ theo tín ngưỡng tổ nghề, nghi lễ thờ tổ tiên, nghi lễ cộng đồng tôn giáo và hệ thống nghi lễ vòng đời

Ở đây chúng ta sẽ nói đến về nghi lễ vòng đời Nghi lễ vòng đời người theo GS.TS Ngô Đức Thịnh là những nghi lễ liên quan đến cá nhân, từ khi sinh ra đến khi chết -Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của cộng đồng người đối với một cá nhân, cũng là sự ứng xử đối với toàn ho xã hội và toàn bộ thế giới tự nhiên bao quanh con người Nghi lễ vòng đời người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồngtôn giáo thực hiện cho mỗi con người Vì vậy, nghi lễ vòng đời không chỉ liên quan đến một con người, mà liên quan đến cả cộng đồng Nghi lễ vòng đời người thể hiện sự lo lắng, chăm sóc lẫn nhau để bảo toàn giống nổi và bảo toàn xã hội loài người Nếu như những lễ nghỉ nông nghiệp là sự ứng xử của con người với cái

Trang 28

tự nhiên ngoài ta (ngoài con người) thì những nghi lễ vòng đời là sự ứng xử với cái

tự nhiên trong ta (trong con người)

Trong nghi lễ vòng đời được chia ra thành 3 giai đoạn và được hiểu đơn giảnnhư sau theo ông A.V.Gennep:

Sinh (chửa, đẻ và tuổi sơ sinh, tuổi thiếu niên)

Trưởng thành (tuổi thiếu niên, lễ thành đinh và hôn nhân, tuổi con người và cộng đồng)

Tử(lên lão, sự chết đi đối với tang ma và cuộc sống ở thế giới khác)

- (I) Sinh - Những lễ thức trong giai đoạn sinh:

(1) Chuẩn bị cho đứa trẻ ra đời:

Các cặp cợ chồng người Chăm không quá chú trọng vào đến ngày giờ thụ thai, bản thân họ quan niệm rằng có con hay không là do ý trời quyết địnhMột số người thì kiêng cử học theo các vị chức sắc pà xế là phải kiêng ăn chay, ngủ “chay” trong những đem trăng tròn (đêm 15 âm lịch) hoặc tắt trăng (đem

30 âm lịch) Còn lại thì hầu hết các cặp vợ chồng bình thường không có bất cứ kiêng cữ nào

Khi người phụ nữ có dấu hiệu tắt kinh, buồn ói trong lúc sáng sớm lúc mới dậy hay trong khi ăn, thèm ăn đồ linh tinh thì đó là dấu hiệu nhận biết họ “có bầu”-một tin vui đối với gia đình, tộc họ Người phụ nữ Chăm có thuận lợi là dù sau khi kết hôn nhưng họ vẫn ở suốt đời bên gia đình mình nên khi sinh nở họ được chăm sóc rất tận tình

Cũng như người Kinh mình hay các dân tộc khác, phụ nữ Chăm khi mang thai cũng kiêng cử nhiều thứ, họ ít lo bản thân mà lo cho thai nhi hơn Và họ cũng hiểu rằng muốn thai nhi khỏe mạnh thì họ phải ăn uống,nghỉ ngơi, lao động,… hợp lí theo kinh nghiệm của những người đi trước truyền đạt, học chấp nhận tất cả những lễ nghi, kiêng cử với mong muốn đứa con ra đời khỏe mạnh

Người Chăm có lễ thức đeo bùa Ikak tamrak (cột chì) giúp trừ ma đuổi quỷ quấy phá thai nhi, các lá bùa được chế tạo bằng chì, số lượng bùa thường từ 1,3-7

lá tùy vào trường hợp, với lễ vật gồm 3 quả trứng, trầu cau, rượu, chủ lễ là thầy cúng dan gian Ở trường hợp mà người mẹ mang thai mà gặp năm Gauk thun (nămhạn) hoặc mới bị bệnh tật, thì phải làm lễ cúng giải hạn (Tathauk drei jan) trước khi sanh-lễ này sẽ do thầy cúng dân gian làm chủ lễ

Trang 29

Sự kiêng cử của người phụ nữ chủ yếu không cầu kỳ quá mức, ở đây tiêu biểu có thể kế đến ở người Chăm Ahier thuộc Bàlamôn ở Ninh Thuận như sau: Trong 3 tháng đầu mang bầu, họ kiêng ăn đu đủ (lahaung) vì nghĩ rằng đu

đủ có chất trơn nên dễ sảy thai, điều này trái với người Việt, khi mang thai lại hay

ăn du đủ chín, uống nước dừa cho trẻ có da trắng đẹp, hồng hào Nhưng ở những tháng cuối, người Chăm còn có tục bổ đôi qua đu đủ, buộc vào chân với ý niệm là làm cho trơn dễ sinh đẻ

Khi mang thai, phụ nữ còn kiêng không ăn chuối hột (patei thar) vì sợ chuối có chất chát, rít sẽ khó đẻ, không ăn loại chuỗi hay dùng để cúng (chuối chà

và - patei Jaua) vì sợ tà ma nhập vào bào thai quấy nhiểu sau này Các loại chuối khác thì vẫn ăn được nhưng phải chọn những quả chuối đẹp, không chín non, không bị sâu hay dính đôi, dính ba vì sợ sinh đôi, sinh ba; kiêng không được bước qua các loại dây như dây võng, dây buộc trâu bò vì sợ nhau cuốn choàng” bào thai;kiêng không đập trứng vì sợ con bị mù; không bóc vỏ dừa vì sợ con không có tóc, không bỏ kiếm vào bao vì sợ con điếc, không được đến những đám tang, không nhìn vào những gì kỳ dị vì sợ động thai Một số người còn hạn chế ăn uống vì sợ thai to khó đẻ, thậm chí có trường hợp nịt bụng lại cho thai nhỏ dễ sinh Có một điểm họ khá giống các dân tộc khác là người ta bắt phụ nữ mang thai lần đầu mà

sợ khó đẻ phải đi bộ và ngồi xổm nhiều cho dễ đẻ

Người phụ nữ khi mang thai hầu hết khi được hỏi về thai giáo thì họ đều không hiểu khái niệm và ý thức được, nhưng thực tế đều có thai giáo Thai giáo quy định phụ nữ mang thai không được nói tục, chửi bậy hay quát tháo vì tin rằng thai nhi sẽ nghe được và bắt chước, họ tránh làm điều xấu vì tin rằng thần linh có ởmọi nơi và sẽ trừng phạt thai nhi nếu họ làm gì đó xấu xa Họ phải kiêng kỵ về lời

ăn tiếng nói, không được nói những từ cấm khi mang thai như “khóa” vì sợ khóa chặt không sinh được và con cái sau này không mở miệng, mở mắt được, nếu muốn nói “khóa” thì họ phải nói tránh đi thành “cái mở” (taik bbơng hoặc nưk ging), không nói “vôi’’ vì sợ ma quỷ mà phải nói ‘’cứt cò’’ (e koh) vì cứt cò trắng như, không được nói từ "chết" (mưtai) mà phải nói "mất (lihik) hoặc "toi" (paik) Khi mang thai họ còn kiêng không bao giờ đến những nơi xảy ra những chuyện không hay hoặc những sự kiện lành ít dữ nhiều dễ gây tâm lý hoảng sợ không xem những hình ảnh kinh dị, ma quái vì sợ sinh ra những quái thai, không nhìn người chết vì sợ hồn ma nhập vào thai nhi Thực ra đây được xem là ý thức mang tính bản năng, liên tưởng nhiều hơn, có ở tất cả những người phụ nữ ở các dân tộc khác Trong quan hệ vợ chồng, người Chăm cũng có chế độ dưỡng thai

Trang 30

Khi biết mình mang bầu, người phụ nữ kiêng ba tháng đầu không cho chồng gần, sau khi thai được 5 tháng lại kiêng tiếp cho đến khi sinh.

Về phần người chông thì cũng có kiêng cử như người vợ, cụ thể như là không được sát sinh hay cắt tiết động vật, không làm điều ngược như ăn đữa ngược, đun cũi ngược (gốc cũi bỏ vào trước)… vì sợ con đẻ ngược, không dùng đũa so le vì sợ con sinh ra không cân đối, Tóm lại bên cạnh những kiêng kỵ có tính chất y học dân gian có lợi cho sức khỏe mẹ và thai nhi, còn lại hầu hết mang tính liên tưởng hơn là tín ngưỡng tôn giáo

Khi có những điềm xấu, có những chuyện xảy ra ngoài ý muốn như quạ bay qua khi đang ăn, cú mèo kêu, đổ vỡ những vật dụng trong nhà, trong nhà có người ốm đau bệnh tật hoặc những tai họa xảy ra không bình thường thì gia đình mới thấy cũng làm một lễ để giải tai ương, là cúng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào chuyện xảy ra lớn hay nhỏ

Ngày xưa, để chuẩn bị cho người đẻ, người ta làm một cái chòi riêng cho sảnphụ Ông chồng đóng một chiếc giường tre để cho vợ đẻ Chiếc giường này sau khi

vợ đẻ một tháng là đốt đi Khi người phụ nữ chuyển dạ đẻ, người nhà phải đến cây nhờ bà mụ

Nhìn chung, mỗi dân tộc, tôn giáo có những lễ thức chuẩn bị chô sinh đẻ khác nha Nhưng đối với người Chăm Ahier, nghi lễ sinh đẻ cũng như những lễ thức khi sinh và trưởng thành không quá quan trọng và khắt khe như nghi lễ tang

ma và không có sự chi phối của tôn giáo mà chủ yếu là kinh nghiệm dân gian

(2) Lễ cúng mụ (Mưlieng muk bbwai)

Đi nhờ bà mụ phải làm một lễ ‘’cúng mụ” Lễ vật gồm: một tấm vải trắng (khăn Chăm), một khay trầu cau, rượu, một bát gạo, trứng gà, ngày nay còn thêm bánh ngọt Đến ngày sinh, khi bà mụ đến, người nhà lập một mâm lễ để bà mụ cúng gọi là lễ thức dựng bàn tổ bà mụ Sanai muk bbuai Mục đích của lễ cúng mụ

là cầu tổ tiên cho bà mụ đỡ đẻ được suôn sẻ, và cầu cho người mẹ dễ sanh đẻ, cấu cho việc đỡ đẻ thuận lợi, “mẹ tròn con vuông”, cầu thần tổ phù hộ cho bà làm tốt việc đỡ đẻ Sau khi sinh đẻ “mẹ tròn con vuông”, người nhà phải bưng một mâm lễsang nhà bà mụ tạ ơn

Bà mụ chuẩn bị khăn, nước tắm rửa và một mảnh tra hoặc mảnh cây drao (giống như cây là a, nữa dùng dao vớt sắc mặt cật của vỏ thanh tre) hoặc dùng mảnh chai để cắt rốn Trước khi cắt, những dụng cụ đó đều được sát trùng bằng

Trang 31

dầu đậu phộng (dầu lạc) hoặc dầu lửa Nếu gặp trường hợp đẻ khó, gia đình phải đimời thầy cúng đến cúng và làm bùa phép để cho dễ đẻ.

(3) Nghi lễ sinh đẻ (Danak mưnưk)

Phụ nữ Chăm khi xưa thường đẻ ngồi, đầu và lưng tựa về hướng bắc, mặt quay hướng nam để trẻ khi lọt lòng mẹ sẽ quay đầu về hướng nam Khi đẻ hai tay sản phụ vịn vào cột chòi hoặc tay người thân, phía sau là bà mj phụ" (muk grang)

đỡ lưng Khi đứa bé ra đời, bà mụ cầm hai chân dốc ngược để nước ối chảy ra, móc nước ở trong mũi, miệng đứa bé rồi nhỏ nước chanh làm vệ sinh cho trẻ Bà

mụ cắt rốn cho đứa trẻ, ngày xưa, cắt rốn mong không băng rôn, chỉ xoa dấu lạc sáttrùng Nhau (rau) được đem chôn ngay ở sân trong khuôn viên nhà Nếu là con trai thì nhau được chôn ở hướng mặt trời mọc (dương) con gái thì chôn nhau ở hướng ngược lại (âm) Người chôn nhau phải được gia đình lựa chọn, thường là người khỏe mạnh, có cuộc sống bình thường, giỏi giang càng tốt Khi chôn nhau phải giữ

im lặng vì sợ ma quỷ biết theo về, chôn xong là quay đầu nhìn thẳng đi luôn, không được ngoảnh mặt sang trái hay sang phải, cũng không được quay đầu lại vì

sợ con sẽ bị lé Những đứa trẻ bị lé mắt, chột v.v đều đổ lỗi cho người chôn nhau.Nếu sau khi chôn nhau, đứa bé cứ khóc, quấy thì phải tìm người đào lên làm lễ cúng và chôn lại Bà mụ làm vệ sinh cho người mẹ bằng nước sạch hòa lvớimuối hạt hoặc phèn chua Nếu bà mẹ bị rách nơi sinh ( chảy máu, ngày xưa không có điều kiện khâu, người ta sức hà mẹ kẹp hai chân lại thật chặt trong nhiều ngày, vết rách sẽ liền lại) Ngày nay, mặc dù đẻ ở trạm xá hay bệnh viện, người ta vẫn đem nhau về chôn ở trong khuôn viên nhà với cách trên, và vết thương sau khi đẻ của người mẹ cũng được xử lí tốt hơn ở các trạm xá

Sau khi đẻ thì người phụ nữ phải làm tục ‘’ nằm lửa’’, bà mụ đốt lửa bên giường để người mẹ ‘’nằm lửa’’ Khi nằm lửa, sản phụ nằm úp xuống giường, bên dưới là chậu than hồng Trong chòi, bà mụ thắp một đĩa dầu đậu phộng, cháy sáng liên tục trong những ngày sản phụ nằm lửa Bà mụ hơ lửa cho nóng một hòn đá rồi đặt lên bụng người mẹ với mục đích điều hòa máu và xua đuổi xú uế Bà lấy một nắm bông gòn, hơ lửa cho nóng rồi ấp lên bụng em bé cho ấm Sản phụ sẽ năm lựa trong chòi để một tháng

Tro bếp lửa của bà đẻ nằm lửa phải hốt thật sạch sẽ, không để vương vãi ra nhà, ra sân và phải đổ ở ngã ba đường Sau 3 ngày đầu, người nhà bỏ trầu, muối, gạo vào chậu trò rồi đem đi đổ tro lần đầu Lần đỗ tro thứ hai là sau 9 ngày cùng với cách thức như vậy Lần đổ tro cuối cùng là sau một tháng và phải làm một lễ cúng Lễ này phải mời ông thầy đến cúng trước khi làm lễ đầy tháng và lễ trình tổ

Trang 32

tiên Lễ vật cúng đổ tro gồm một chai rượu, nến, 3 quả trứng gà, 5 lá trầu, 5 miếng cau, 3 nắm cơm, đèn sáp ong Nơi ngã ba đường gần làng, trong quan niệm của người Chăm, là nơi tụ tập của tà ma Đây là nơi cúng khi đổ tro bà đẻ, cũng là nơi cúng đón rể trong lễ cưới, cũng là nơi quay đầu khi khiêng thi hài người chết đi hỏa táng và là nơi các thầy pháp thường làm phép trấn yểm tà ma.

Tục nằm lửa thực ra là một phương pháp y học cổ truyền, có ở hầu hết các dân tộc Đông Nam Á Mục đích của năm lửa là sưởi ấm, hong khô ráo những xú

uế, làm cho khí huyết người sản phụ điều hòa Hiện nay, phong tục này vẫn được lưu giữ trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận Trong thời gian “nằm lửa’’, kiêng cử được coi trọng không ai được đến chòi bà đẻ vì họ sợ mang bệnh tật tới vì

‘’máu còn non" Một số gia đình đến nay vẫn còn hơ một hòn đá cho nóng lên và

để trên bụng sản phụ cho máu tan mau Trong những ngày nằm lửa, kiêng không cho người lạ vào nhà, cũng không cho hàng xóm vào “xin lửa” hay vay mượn gạo, tiền

Khi trong nhà có người sinh nở, trước sân nhà, người ta sẽ đốt một đống lứa

để báo hiệu Đêm đến, người bỏ muối vào đống lửa cho nổ lách tách Ngày xưa, khi chưa có điẹn, đống lửa sẽ được đốt cháy suốt đêm, soi sáng cả khuôn viên nhà, họtin rằng, tiếng muốn nổ lách tách và ánh sáng ngọn lửa có tác dụng không cho

ma về nhập vào hồn đứa trẻ

Trước công khuôn viên nhà, người ta chôn một cái cọc và đặt lên đầu cọc một cây củi cháy đó Nếu đầu cháy của cây củi quay vào trong nhà là báo hiệu sinhcon gái, nếu con trai thì đầu cây củi quay ra với ngụ ý là con gái sẽ ở nhà suốt đời, con trai sẽ ra đi về nhà vợ

Trên hai cột cổng khuôn rào, người ta úp hai bên hai cái buk (bình gồm Chăm, phụ nữ Chăm thường đội đi lấy nước) Bà mụ bôi ba vạch vôi trắng lên những chiếc bình gốm với mục đích là xua đuổi tà ma, đồng thờ để ngăn không cho người lạ vào Theo quan niệm của người Chăm, mà sợ vôi, ma nhìn thấy vôi sẽtưởng là thầy pà xế đang ở đó nên tránh xa Người Chăm xem vôi là chất sát trùng

Họ tin rằng nếu ai đang có tang, ốm đau, bệnh tật, những người không nuôi được con hoặc lớn tuổi rồi nhưng chưa có con, lỡ bước vào nhà thì cũng đã được vôi trênbình gốm ở cổng tẩy uế, loại trừ tà ma

Sau đó người ta treo một nhánh cây xương rồng trước cổng, nếu là con trai thì treo 7 ngày, con gái thì treo 9 ngày Vì họ quan niệm con trai có 7 vía, con gái

có 9 vía như một số dân tộc khác, trong đó có người Việt Ngày nay, đa số các gia đình treo xương rồng cá tháng với mục đích là cả tháng đó không ai được đến nhà

Trang 33

vì người mẹ và đứa trẻ ‘’máu còn non’’ Sau khi đẻ ba ngày đầu người mẹ chỉ được ăn cơm trắng với mắm chưng tiêu, hành (nước mắm cá biến đun sôi lên với tiêu hành), không được ăn thịt hay cá vì sợ sữa mẹ không sạch và sự hai mẹ con bị đau bụng Nước mắm cũng phải chưng lên, không được ăn nước mắm sống Sau khi sinh, người ta lấy men nấu rượu (Bauh tape) trộn với gừng hơ lửa cho nóng bỏ trong một cái chén (bát) nối ấp lên hai vú người mẹ với quan niệm là

"cho chín nữa”- sữa mẹ được hâm nóng lên

Ngày nay, sau khi đẻ xong, người mẹ phải có chế độ ăn uống tốt trong điều kiện khả năng của gia đình để có sữa cho con bú Thức ăn thông thường là cơm nóng ăn với cá nấu canh đu đủ, muối tiêu rang, ăn nhiều tiêu và ớt với mục đích cho tử cung mau trở lại bình thường Một số gia đình tiếp nhận tập tục của người Việt, nấu giò heo với đu đủ non để người mẹ nhiều sữa

Gặp trường hợp người mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa cho con bú, người nhà mời ông thầy cùng đến, làm một mâm lễ gồm 3 trái trứng, trầu, cau tìm đến một cây sung lớn, cúng thần cây sung (yang hara) vì cây sung có mủ trắng nên họ tin rằng cúng cây sung sẽ cho người mẹ nhiều sữa

Người CHăm rất coi trọng ngày, giờ sinh đẻ, nếu con sinh ra vào giờ xấu thì

họ để đứa trẻ vào cái thúng ở một nơi dơ bẩn như chuồng bò, heo, hố rác Nhưng trước đó họ sẽ chọn một người ‘’tốt số’’ để họ vô tình lụm được đứa trẻ (thường là phụ nữ), sao đó gia đình mời thầy cúng về chọn ngày, giờ tốt mang mâm lễ qua xinlại đứa trẻ Người phụ nữ nhặt được đứa trẻ được xem như là mẹ thứ hai của trẻ đến khi người mẹ thứ hai chết thì đứa trẻ phải có trách nhiệm như cha mẹ ruột, phải kiếu kính, chăm sóc, khi người đó chết phải chịu tang và thờ cúng Họ quan niệm nhờ người mẹ thứ hai nên mới có thể nuôi được đứa trẻ

Nếu trường hợp mà sinh đôi nam-nữ thì gia đình phải cho đi một đứa Họ quan niệm sinh đôi nam-nữ rất khó nuôi, những ai cố nuôi cả hai thường là chết hoặc là không nên người một đứa còn lại

(4) Nghi lễ đặt tên (pây angan)

Người Chăm ở Ninh Thuận, mà cụ thể là Chăm Ahier họ không có nghi lễ đặt tên nào cho con Họ thường đặt tên con luôn trong lễ trình tổ tiên sau khi trẻ đầy tháng và cha mẹ sẽ tự đặt tên con Họ có tục đặt tên cho con những cái tên thật xấu vì sợ khó nuôi Ví dụ như: Gauk là cái ‘’nồi’’, Jụk là ‘’đen’’, Aik Kabaw là

‘’cứt trâu’’, Kaik là ‘’cái trã’’-(nồi đất) Con trai thường đặt tên Klu, Klai với nghĩa

Trang 34

như ‘’thằng Cu’’, hoặc tên Nò là ‘’đực’’ Con gái thường lấy tên: Mò, Ót với nghĩa như ‘’cái Hĩm’’ của người Việt,…

Có một điểm nổi bật khác với các dân tộc khác là họ không kiêng kỵ đặt tên trùng tên các thần linh Yang, nhưng thú vị là họ lại kiêng kỵ đặt tên trùng với người trong họ Nếu lỡ đặt rồi thì đặt lại Con trai thường theo họ cha, con gái theo

họ mẹ, nhưng xu thế hiện nay đều theo họ cha Ngày nay người CHăm ở Ninh Thuận chủ yếu theo các họ sau: Quảng, Hán, Đàng, Châu, Bá, Phú, Trượng, Thành, Lâm, Kiểu, Thập, Nguyễn v.v Những họ này đều do nhà Nguyễn đặt cho vào năm Minh Mạng thứ 17 (1837) “Năm Minh Mạng thứ 17 (1837) vua xuống chiếu bắt người Chàm thay họ, đổi tên và ăn mặc theo người Việt, đến khi vua Thiệu Trị lên ngôi, ngài cho giữ nguyên quần áo như cũ”

(5) Lễ trình tổ tiên (Akhan Prauk) đây cũng là lễ cúng đầy tháng (Palau

Yang)

Khi đứa trẻ đầy tháng, gia đình sẽ chọn ngày tốt và mời bà bóng dòng họ (muk rija) đến làm chủ lễ trình tổ tiên Lễ thường làm vào buổi chiều với các lễ vật gồm: trứng, thịt gà, chuối, xôi, dừa, trầu, cau, rượu, hạt nổ (hạt gạo nếp rang bông).Làm lễ bà bóng sẽ khấn mời tổ tiên (On prauh) về dự Họ quan niệm ‘’dương sao,

âm vậy”, bà bóng đốt nến sáp ngồi trước mâm lễ khẩn báo với tổ tiên, thần thổ địa rằng tộc họ đã thêm một thành viên mới Nếu đứa trẻ là con gái thì được trong vọng hơn vì tộc họ thêm một người thừa kế huyết mạch và chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên Họ khấn cầu tổ tiên che chở, phù hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh, ăn nhiều mau lớn, không bị ốm đau bệnh tật, tộc họ bình yên, làm ăn phát đạt Những gia đình khá giả thì làm bữa tiệc mặn mời bà con trong tộc họ và hàng xóm hàng giềng

ăn uống mừng cho đứa trẻ Nhân dịp này họ hàng và hàng xóm láng giềng tặng quàcho đứa trẻ Cũng trong ngày này, bà mụ đến cắt tóc, xỏ tai và đặt tên cho đứa trẻ Một lễ thức quan trọng trong lễ trình tổ tiên là lễ thức đeo dây bùa thiêng Ihak tamrak để ngừa tà ma Lễ này do một ông thầy thực hiện Đầu dây thiêng có cuốn những miếng chì, mấy miếng chì là do ông thầy quyết định nhưng phải là số lẻ: 1,

3, 5, 7, 9 Miếng chì hình chữ nhật, một chiều khoảng 2cm, một chiều khoảng 1,5

cm, trên đó vẽ những lá bùa và phải có bùa Omkar Sau đó, ông thầy cuốn miếng chỉ đó vào sợi dây đeo cho đứa trẻ Đây là miếng bùa hộ mệnh cho đứa trẻ trên cõi trần

(6) Chăm sóc trẻ sơ sinh

Sau khi người mẹ rút ruột đẻ con ra, việc quan trọng nhất là làm sao cho đứatrẻ mạnh khỏe Người Chăm xưa nay chỉ biết nuôi con sữa mẹ Trường hợp người

Trang 35

mẹ thiếu sữa thì cho con đi bú nhờ những bà mẹ khác Để cho con có sữa bú, gia đình phải lo chất lượng bữa ăn cho người mẹ Người Chăm thường bôi bột nghệ lên mặt mũi và pha bột nghệ vào thức ăn cho người mẹ Những bà mẹ Chăm cho rằng đây là một phương thuốc cổ truyền để tránh bị gió độc.

Trước đây, khi con bệnh tật ốm đau hoặc có những biểu hiện khác thường, người Chăm cho rằng có ma quỷ ám, gia đình thường đi mới thầy pháp về làm lễ cúng trừ tà ma Lễ vật cũng gồm 3 trái trứng, rượu, trầu cau

Mỗi khi đi đâu xa đều phải coi ngày, nếu phạm vào ngày tuổi hoặc ngày xấu thì không đi Trước khi trẻ đi người ta bôi lọ nghệ (nhọ nổi) lên trán đứa trẻ với ý niệm không cho ma quỷ bắt được Nhiều đứa trẻ hiện nay sinh ra ở bệnh viện PhanRang cũng được đánh dấu bằng mực hay lọ nghệ trên trán

(7) Lễ cầu tự ( Bbwơn yang likơu anưk – cầu thần xin con)

Những cặp vợ chồng hiếm muộn con thường đi làm lễ cầu tự Nơi cầu tự thường là đền thờ mẹ xứ sở Po Inư Nưgar Thuram ở thôn Hữu Đức và thường vào những dịp lễ Chabul (Chabur là lễ cúng mẹ, đối lập với lễ Katê cúng cha) Lễ vật làm lễ cầu tự đơn giản, có thịt gà, trầu cau, bánh trái Ngoài ra, những cặp vợ chồng khao khát có con, nếu có điều kiện thì họ đi làm phúc, làm việc từ thiện như làm hoặc sửa cầu, sửa đường trong làng Ngày xưa, người ta còn đun nước đổ vào chum, vại đem để hai bên đường cùng với một chiếc gáo dừa để mọi người qua đường uống

- (II) Trưởng thành - Những lễ thức trong giai đoạn trưởng thành (1) Lễ trưởng thành

Lễ trưởng thành là lễ đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ Các tôn giáo có lễ trưởng thành nhằm đánh đầu mốc thành niên con người, trở thành một tín đồ tô giáo Trong giáo lý Bàlamôn có các lễ đeo dây thiêng (Unanayana) cho các cậu con trai thuộc những đẳng cấp cao khi mới 10 đến 12 tuổi Nhưng người Chăm Ahiêr không có lễ thức trưởng thành theo đúng nghĩa là cái mốc để đứa trẻ

đó nhập đạo thành tín đồ Bàlamôn Trong một lần phongtr vấn để tìm hiểu về lễ trưởng thành, lễ thượng thọ nhưng đều được trả lời là họ chưa bao giờ làm những

lễ ấy cả Các vị sư còn cho biết lễ trưởng thành thì chỉ có ở bên đạo Bàni Ở một sốvùng Chăm còn duy trì cả lễ cúng gà khi đứa trẻ 15 tuổi, thần được cầu cúng là Po

Âu Lóa 15 thun ngap bal hwak manuk ka Po Au luth Đây là một lễ thức ảnh hưởng từ người Chăm Bàni Đối với những đứa trẻ đã làm lễ tra cồng bán khoán cho ông thầy, khi đến 15 tuổi phải làm là tháo công Tauh kaong Nếu không làm lễ

Trang 36

này, đứa trẻ văn mang nợ, người Chăm gọi trường hợp này là Tarraly Andoung taunk, có nghĩa là ‘’nợ vướng cồng mang".

Nói ngắn gọn thì các vị chức sắc Bàlamôn ở người Chăm chủ yếu là làm chủ

về nghi lễ tang ma, lễ nhập kút và các nghi lễ cúng thần linh trên tháp, hầu như không làm chủ lễ cho con người khi đang còn sống như sinh đẻ, trưởng thành và cưới xin Đây rõ ràng là một dị biệt đối với giáo lý Bàlamôn

Mặc dù không coi trọng các lễ thức tiền hôn nhân người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận mà tiêu biểu là người Chăm Ahier lại đặc biệt chú ý tới các nghi lễ liên quan tới hôn nhân Khi cô gái hay chàng trai sắp sửa lập gia đình, cha mẹ phải đến trình với người trưởng tộc Bà trưởng tộc (Plania; akauk gơp - trưởng tộc hay chủ họ) làm một lễ nhỏ gồm trầu, cau, rượu, nến sáp cúng tổ tiên (On prauh) để hạ chiet atơw của dòng họ xuống, báo cho tổ tiên biết dòng họ đã có thêm một thành viên trưởng thành Thậm chí đến khi dựng vợ gả chồng cũng phải làm nghi thức như vậy

(2) Nghi lễ cưới xin (Khing likei khing kamei hay Bbơng Pađih)

Nghi lễ cưới xin của người Chăm Nhiên không mang tính chất nghi lễ của một tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ mà lại mang đậm những yếu tố văn hóa bản địa Những quan niệm cũng như quy định về hôn nhân đã trình bày ở phần trên thể hiệnđậm nét trong các lễ thức cưới xin của người Chăm Ahiêr Cũng như các dân tộc khác, nghi lễ cưới xin của người Chăm phải tuân thủ những trình tự mang tính bản địa khá tương đồng như: chuyện mai mối, lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới

Đồng bào Chăm Ninh Thuận quan niệm đời người có 3 lần sinh, trong đó lúc sinh ra là lần sinh đầu tiên Cưới vợ, cưới chồng là lần sinh thứ hai, và lần sinh thứ ba là lúc mất đi, về với tổ tiên, ông bà

Trong ba lần sinh này, lần sinh thứ hai (cưới hỏi) được người Chăm xem là quan trọng nhất Bởi lẽ, đây sẽ là yếu tố để duy trì nòi giống, kế thừa, phát huy nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà thế hệ trước đã sáng tạo, gìn giữ rồi truyền lại cho các thế hệ sau giữ gìn, phát triển

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ có nghi lễ vòng đời,nghi thức tổ chức hôn nhân khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện rõ bản sắc văn hóa dân tộc.Ngày xưa, hôn nhân giữa 3 tôn giáo Bàlamôn, Bàni và Islam rất khắt khe, cólúc bị cấm tuyệt đối Và nếu có xảy ra việc cưới nhau thì con của người đàn ông hoặc đàn Bàni lấy nữ hoặc trai Chăm Bàlamôn không được vào Kut chính (Nghĩa

Trang 37

trang dòng họ mẹ người Chăm Bàlamôn), ngược lại con của những người đàn ông, phụ nữ Chăm Bàlamôn khi lấy người phụ nữ hay người đàn ông Chăm Bàni thì phải làm lễ vào đạo.

Tập tục này đến nay vẫn giữ nguyên như vậy Tuy nhiên, với sự giao thoa, phát triển văn hóa cũng như xã hội trong thời đại mới, sự phân biệt, cấm cản ấy đã giảm đi nhiều Tại một số làng Chăm Bàni và Bàlamôn dường như đã thoáng hẳn

Có một điều rất hay ở xã hội Chăm là có rất ít có trường hợp li di (paklauh gơp), nếu có, hai bên dẫn nhau ra trước hai họ làm lễ Chẻ đũa (Blah dwơh) Nếu đôi đũa hỏng không thể dùng, hai người không còn là vợ chồng, nhưng vẫn còn nghĩa anh em

Và khi li dị, dù có đưa nhau ra tòa theo đúng thủ tục hành chính, thì ông chồng Chăm cũng không mang của cải theo, mà để lại tất cả cho vợ để nuôi con cái

Tại Ninh Thuận có hai cộng đồng tôn giáo chính là Bàlamôn giáo và Hồi giáo hay gọi là Chăm Ahier và Chăm Awal Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, con gái đi cưới chồng và sẽ về sống bên nhà vợ, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến nghi thức cưới hỏi của người Chăm tuy nhiên người Chăm Chăm Ahier thì không bị ảnhhưởng trong việc tổ chức cưới hỏi

Đám cưới người Chăm Bàlamôn gọi là Đam Likhah hay Đam Bbơng mưnhum (bbơng pađih), thường được tổ chức vào các tháng Ba, Sáu, Tám, Mười

và Mười một Chăm lịch Các ngày tổ chức trong tháng phải là ngày chẵn hạ tuần thuộc Mẹ (âm): 2, 4, 6 8, 10, 12 và 14 Khác với người Việt, người Chăm cưới hỏitheo chế độ mẫu hệ, nên nhà gái sẽ đi hỏi chồng, và người con trai phải theo về ở

rể tại nhà gái Do theo chế độ mẫu hệ nên trong cưới hỏi cha mẹ sinh thành không đứng ra tổ chức mà là do một người lớn tuổi có uy tín Đó chính là Ong Inư Amư, người được gọi mẹ đỡ đầu Tuy nhiên, Ong Inư Amư này phải là người có gia đình, nửa đường chưa đứt gánh (klauh yaut), có tuổi tương đương với tuổi của cha

mẹ đẻ, và biết về phong tục tập quán để có thể thực hiện vài nghi thức trong đám cưới cho đôi vợ chồng trẻ Trong hôn nhân người Chăm mang tính biểu tượng cao còn được gọi là Jalan Pamâjieng, tính từ lúc hai người gặp nhau đến khi có con, vòng đời khởi đầu từ dạm hỏi, quan hệ cha mẹ, thu thai, mang thai đến sinh con, cho con bú, nằm ổ đẻ , đẻ sau 3 ngày Tất cả đều được lý giải mang tính biểu tượnghay còn gọi là Padah tok

Trang 38

- Nghi lễ hôn nhân của người Chăm Ahier trải qua nhiều giai đoạn Bắt đầu

là lễ hỏi, lễ dứt lời, lễ đón rể và lễ cưới chính thức và cuối cùng là nghi lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ chồng, ông mai, cha mẹ hai bên

Việc cưới hỏi diễn ra người Chăm còn khấn trình, báo cho các vị thần hay tin hỷ, các vị thần như Po Ali và Po Phua Mâh, họ xem như ông Tơ, bà Nguyệt đã đồng ý se duyên, Yang Po Yang Amâ, Po Inâ, Po Inâ Naagar, Po per, Po Gru, Ong Buai Muk Grang (bà đỡ đẻ) và ông bà tổ tiên, thần thổ địa được thỉnh cầu, phù hộ cho cặp vợ chồng được hạnh phúc bên nhau trọn đời

Tìm hiểu về các nghi lễ hôn nhân của người Chăm Ahier

* Đầu tiên là lễ thức mai, mối và lễ dạm hỏi (Palwak panwơc):

Lễ dạm hỏi hay còn gọi là lễ hỏi ý kiến hai bên, cha mẹ bên nhà gái sẽ nhờ một người mai mối còn gọi là ông mai qua nhà đàn trai để hỏi ý nhà trai như thế nào Ông mai sẽ mở lời hỏi nhà trai về việc kết sui gia của hai bên, cho phép qua lại, bên nhà trai đồng ý thì xem như lễ dạm hỏi đã xong Thì hai bên gia đình công khai mối quan hệ, thân mật để chuẩn bị cho lễ hỏi Trong phần lễ dạm hỏi này vai trò của ông mai rất quan trọng phải là người có tuổi, có uy tín, hiểu biết rõ về phong tục tập quán hai bên, ăn nói khéo léo Đặc biệt là phải bí mật chọn được ngày tốt sẽ qua bên nhà trai vào ban đêm Ông mai phải là người dễ gần, thân mật trò chuyện

Người Chăm duy trì chế độ mẫu hệ nên quyền chủ động trong hôn nhân thuộc về nhà gái Khi con gái sắp đến tuổi lấy chồng, cha mẹ đã phải lo “nhắm” trước những chàng trai trong vùng để “lựa rể” cho con mình Người con gái Chăm xưa nay đa phần tuyệt đối phục tùng cha mẹ Con gái lấy ai làm chồng là do cha

mẹ chọn Con trai Chăm cũng phải phục tùng ý của cha mẹ Nếu được nhà gái chọn" và cha mẹ ưng ý, người con trai phải chấp hành mặc dù trong lòng không muốn Tâm lý của nhà gái bao giờ cũng muốn giữ ‘’tiếng’’ cho con gái mình nên khi thấy chàng trai nào hay ‘’thập thò’’ trước cửa cha mẹ có gái sẽ phải thăm dò ý

tứ chàng trai Nếu cảm thấy ‘’không ổn" cha mẹ cô gái phải tìm cách lựa lời khuyên chàng trai dừng đến nữa Nếu tâm đầu ý hợp người con gái thưa với cha

mẹ Tất nhiên lúc này quyền quyết định là của cha mẹ Khi cả cha mẹ và cô gái cùng thấy được, mới cận đến người mai mối

Người mai mối (jang kaln), ông mai (ong janhak), bà mối (muk janduk) phải

là người cao tuổi, có uy tín, giỏi giang trong làm ăn, ăn nói hoạt bát, tính tình vui

vẻ, có thể thuyết phục người khác và phải là người “một kèo, một cột’’- (một vợ

Trang 39

một chồng, đông con cái) Ông mai, bà mối có thể là người trong họ hoặc trong làng Sau khi bàn bạc thống nhất người mai mối đến nói chuyện với nhà trai Để tỏ được ý muốn của nhà trai, ông mai, bà mối phải có tài ăn nói biểu hiện một cách bóng gió về ý đồ của nhà gái Đây là một đặc điểm của chế độ mẫu hệ, vì nhà gái luôn phải giữ kín những chuyện trước hôn nhân, khi mai mối phải thận trọng trong việc thăm dò ý tử nhà trai Lần đầu tiên đến nhà trai ông mai phải chọn ngày giờ tốt và thưòng là đi vào ban đêm một cách âm thẩm và kín đáo Ông đến nhà trai, trước là thăm chơi, sau là để thăm dò ý tử cha mẹ chàng trai Nếu chưa thuận, ông phải đi lại nhiều lần vừa ngỏ ý, vừa thuyết phục cha mẹ chàng trai Nếu nhà trai đồng ý, ông mai đi lại bàn bạc với hai gia đình để ấn định ngày giờ làm lễ hỏi.

trai đồng ý thành công thì cha mẹ hai bên đồng ý cho con cái nên nghĩa vợ chồng, nhà gái đến xin ý kiến vị cả sư pô xà để xem ngày giờ đi làm lễ hỏi Ông mai thỏa thuận với nhà trai ngày giờ trên Trước khi đi, ông mai làm lễ thức cúng tổ ông mai

‘’ew yang di danauk inư amư tabiak nau khing kamei’’ để cầu thần tổ cho chuyến

đi làm lễ hỏi suôn sẻ Phần chuẩn bị lễ vật sẽ do nhà gái chuẩn bị với lễ vật đơn sơ như: trầu cau, rượu, bánh trái, bánh tét, bánh pay nung (một loại bánh dân tộc giống như bánh tét) và cá đuối tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, đó là những lễ vật không thể thiếu trong lễ hỏi của người Chăm, nhà gái sẽ trình báo với tổ tiên,

để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ Một số gia đình còn mang theo cả đồ nhậu khô như cá khô, mực khô,… Nhưng đó chỉ là đồ nhậu, nên có cũng được không cũng không sao Đi trong lễ hỏi có đại diện nhà gái khoảng 5 người cùng với ông mai,

bà mối

Trong lễ hỏi, cha mẹ đỡ đầu thay mặt cha mẹ đẻ thực hiện tất cả thủ tục của

lễ Cụ thể, đám cưới sẽ khởi đầu vào ngày thứ Tư ở nhà trai, lễ diễn ra với những lễvật đơn giản Sau đó, khoảng 2h chiều, mẹ đỡ đầu sẽ dẫn chú rể và đoàn người thuộc họ đàng trai ra khỏi nhà để sang nhà gái Gần đến nới, nhà gái tổ chức làm lễđón rể Rauk anưk mưatau từ ngoài cổng làng về nhà

Đàn trai đại diện gồm có: ông trưởng tộc, cha mẹ chú rể, 2 đại diện chú, bác (khoảng 5 người) sẽ đi đến nhà đàn gái vào sáng thứ 2 để bàn bạc về lễ cưới.Nội dung trong buổi gặp mắt giữa nhà trai và nhà gái bao gồm

+ Giới thiệu cha mẹ hai bên

+ Báo ngày giờ chính xác đưa chú rể sang

+ Bàn bạc về nghi thức đón nhà trai như thế nào

Trang 40

+ Thông báo nhà trai có bao nhiêu người đến nhà gái dự lễ cưới

+ Thảo luận về lễ vật đền ơn đáp nghĩa cha mẹ chồng

Lúc nhà gái qua, nhà trai cũng đang chuẩn bị để đón lễ vật Chiếu được trải dài trong nhà, các khay trầu cau và các bộ ấm chén uống nước trà được bày thành hàng dài để đón khách Đại diện nhà trai ngồi thành hàng theo hướng đông - tây Người trưởng họ ngồi phía đầu, tiếp theo là các vai lớn nhỏ xếp ngồi theo thứ tự Nhà gái mang lễ vật đến ngồi đối diện cũng theo thứ tự vai vế

Ông mai với trách nhiệm của mình, bắt đầu vào câu chuyện chào hỏi.Đại diện chủ nhà gái đặt vấn đề hỏi nhà trai về vấn đề hôn nhân của hai đứa trẻ Nhà trai trả lớì có đồng ý hay không đồng ý

Trong lúc đó, ở trong nhà, mọi người sắp xếp lễ vật do nhà gái đưa đến để cúng ông bà tổ tiên Lễ cúng do bà bóng của dồng họ làm chủ lễ Những thần linh được mỗi gồm các: Thần tổ tiên, thần làng, thần xóm, thần thổ địa Sau đó con cháu dọn bánh trái, rót rượu mời nhà gái Mọi người ăn uống nói chuyện vui vẻ mừng cho đôi bạn trẻ

Trước khi ra về, đại diện nhà gái mời đại diện nhà trai đến "làm khách" nhà gái Nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc mặn để đón đại diện nhà trai Đây cũng chính

là lần nhà trai dứt lời với nhà gái Người Chăm gọi là lễ “dứt lời “đệ đính ước, đínhhôn" hay "quyết định làm lễ cưới (paklauh panwar gah likei)

Tiếp đó hai gia đình mang lễ vật đến gặp ông thầy để báo cáo và xin ngày giờ để làm lễ cưới Thường thì đám cưới sau đám hỏi chỉ khoảng 3 đến 4 tháng Ít

có trường hợp làm lễ cưới ngay, vì cũng như người Việt, nhà gái sợ bị dị nghị, nhưng cũng không để quá lâu

Nhìn chung, lễ hỏi của người Chăm cũng giống như lễ hỏi của các dân tộc khác Chỉ khác là nhà gái đi hỏi chồng, không có chuyện thách cưới và có thêm lễ

‘’dứt lời’’ của nhà gái mời nhà trai để đi đến quyết định cuối cùng

* Lễ ‘’dứt lời’’, còn được gọi là quyết định hôn lễ (Paklauh panwar gah

likei)

Trước lễ cưới hai ngày, bên nhà trai phải đến nhà gái làm lễ ‘’dứt lời’’ Mỗi bên gia tham gia đình tham gia lễ ‘’dứt lời’’ có 5 người Bên nhà trai gồm có ông inưmư, ông trưởng tộc, cha hoặc mẹ và hai người trong họ Thành phần bên nhà gái gồm: ông inưmư, ông mai, trưởng tộc, cha hoặc mẹ và một người trong họ Nghi thức này rất quan trọng cuộc hôn nhân có thành hay không tuỳ thuộc rất

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN