1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan các nghiên cứu gần Đây (từ năm 2016 Đến nay) Để “chỉ ra” những hiện tượng tâm lý trong gia Đình ảnh hưởng Đến sự hình thành, phát triển tâm lý

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Các Nghiên Cứu Gần Đây (Từ Năm 2016 Đến Nay) Để “Chỉ Ra” Những Hiện Tượng Tâm Lý Trong Gia Đình Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành, Phát Triển Tâm Lý
Tác giả Nguyễn Hiền Trang
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Gia Đình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Hiện nay, gia đình có nhiều sự biến đổi về cấu trúc, văn hóa và sự ảnh hưởng của môi trường cũng ảnh hưởng đến gia đình như nền kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, … Chính sự biến đổi n

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNH

CÂU HỎI: Tổng quan các nghiên cứu gần đây (từ năm 2016 đến nay) để

“chỉ ra” những hiện tượng tâm lý trong gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển tâm lý của các thành viên trong gia đình; từ đó đề xuất

một số biện pháp hỗ trợ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hiền Trang

Mã sinh viên: 22010523

Lớp: PSE 2042 1

Hà Nội - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Khái quát 2

1.1 Gia đình 2

1.2 Cấu trúc cơ bản trong gia đình (các thành viên cơ bản) 2

1.3 Hiện tượng tâm lý trong gia đình 4

2 Hiện tượng tâm lý gia đình – Hiện tượng bạo lực gia đình 5

2.1 Hiện tượng tâm lý có ý thức trong bạo lực gia đình 5

2.2 Hiện tượng tâm lý vô thức trong bạo lực gia đình 7

2.3 Hiện tượng tâm lý dựa vào thời gian để tồn tại trong bạo lực gia đình 9

3 Đề xuất 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

MỞ ĐẦU

“Người khóc nhiều nhất vì bạn là cha mẹ, người cười nhiều nhất vì bạn là cha mẹ” Câu nói trên đã khẳng định sự quan trong và cũng như sự ảnh hưởng lớn từ gia đình đến mỗi cá nhân Gia đình là mái ấm, là nơi luôn mở rộng vòng tay chào đón chúng ta khi cuộc sống chúng ta gặp bất cứ vấn đề gì Tuy nhiên, mỗi một người đều có quan điểm và cách nhìn của nhau về gia đình là

gì, cung như luật pháp và xã hội cũng có sự khẳng định riêng khi nói về gia đình

Hiện nay, gia đình có nhiều sự biến đổi về cấu trúc, văn hóa và sự ảnh hưởng của môi trường cũng ảnh hưởng đến gia đình như nền kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, … Chính sự biến đổi này đã tạo ra các hiện tượng tâm lý trong gia đình theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực Hiện tượng tâm lý trong gia đình sẽ được hình thành theo quá trình diễn biến theo thời gian đủ

ba giai đoạn hoặc là hình thành theo hiện tượng tâm lý vô thức, ý thức Và một trong những hiện tượng tâm lý đáng chú ý và quan tâm trong gia đình là

“Bạo lực gia đình”

Đây là hiện tượng đã tồn tại từ rất lâu với quan điểm xưa đến hiện nay thì

nó trở thành vấn đề nhức nhối và phổ biến trong xã hội hiện đại Hiện tượng

đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành, phát triển và tâm lý của từng thành viên trong gia đình Không chỉ người trong cuộc bạo lực đó bị ảnh hưởng mà còn có các thành viên khác trong gia đình cũng bị tác động gián tiếp đến Chính vì vậy, để giảm bớt hiện tượng tâm lý bạo lực này chúng ta cần những chính sách và biện pháp hỗ trợ phù hợp được áp dục từ nhà nước, xã hội và đặc biệt cần sự thay đổi, phối hợp từ gia đình thì hiện tượng này sẽ được giảm bớt Trong phần nội dung sẽ được, giới thiệu khái quát, phân tích

rõ về hiện tượng bạo lực gia đình và từ đó đưa ra những đề xuất và biện pháp

hỗ trợ

Trang 4

NỘI DUNG

1 Khái quát

1.1 Gia đình

Nhiều người luôn tự hỏi chính mình “Gia đình là gì?” bởi dưới cách nhìn của mỗi góc độ như luật pháp, xã hội hay cá nhân đều có ý kiến và sự khẳng định riêng Mỗi góc nhìn đều là một khái niệm chung đối với luật pháp và xã hội hoặc một quan điểm riêng của cá nhân về cách nhìn gia đình

Theo “Luật Hôn nhân và gia đình” Việt Nam thì gia đình được định nghĩa với mọi người là: “Gia đình là tổ hợp những người gắn bó với nhau có quan

hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật đưa ra” [1] Theo từ điển tiếng Việt (định nghĩa của xã hội) thì: “Gia đình là cấu trúc xã hội dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, hoặc các mối quan

hệ thân thiết khác giữa các cá nhân để cùng chung sống” (Lê Ngọc Hùng, 2023) [2] Đối với cách nhìn của cá nhân, gia đình có thể hiểu là những người ruột thịt, chảy chung cùng một dòng máu hoặc họ là mái ấm, dù chuyện gì xảy ra thì chúng ta sẽ luôn có gia đình ở bên cạnh Gia đình có thể hiểu một thể loại khác đó chính là mối quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục, cho dù họ có máu

mủ hay không mà họ có thể nhờ pháp luật để nhận nuôi thì họ vẫn có quan hệ

và coi là gia đình của nhau

1.2 Cấu trúc cơ bản trong gia đình (các thành viên cơ bản)

Mỗi một tổ ấm đều tồn tại những thành viên có mỗi quan hệ cơ bản hay còn được biết đến là cấu trúc gia đình Trong giới tâm lý học trị liệu gia đình, ông Salvador Minuchin (một người Mỹ gốc Argentina) đã nói rằng “Gia đình như là một cấu trúc tổ chức, ở đó có các thành viên được sắp xếp vào những thang đo (hierachy) có trật tự, mỗi người đảm nhận chức năng và cụ thể Trong cơ cấu gia đình, ở các mối quan hệ giữa các thành viên đều có những

Trang 5

đường “ranh giới” (boundary) với mục đích là phân chia giữa người hoặc là nhóm người khác nhau” ở trong gia đình [3]

Mô hình 1: Cấu trúc gia đình của nhà tâm lý Salvador Minichin

B M -A1 B2 B3 Chú thích:

B: Bố; M: Mẹ; A1: Con trai đầu; B2, B3: Hai con gái

Giữa các mối quan hệ ở đây, nhà tâm lý học Salvador Minuchin đã phân và gọi từng mối quan hệ thành các tiểu hệ thống nhờ vào các đường ranh giới đã được phân ra Ở dây, sơ đồ về mối quan hệ chia thành các tiểu hệ thống cơ bản, cụ thể: Tiểu hệ thống “bố mẹ”, tiểu hệ thống này có thể tạo thành một tiểu hệ thống gồm “vợ - chồng”; Tiểu hệ thống “con cái”, trong hệ thống này tạo được hệ thống “anh – chị - em” Vậy thì nhờ những đường ranh giới như thế nào mà chúng ta có thể tạo thành các tiểu hệ thống? Trong cấu trúc gia đình cơ bản của nhà tâm lý thì ông đã chỉ ra ba đường ranh giới cơ bản mà rõ ràng nhất, các đường này có thể thay đổi theo thời gian tùy vào các mối quan

hệ trong gia đình Đường ranh giới thứ nhất là ranh giới cứng nhắc, thể hiện

sự xa cách của các thành viên, ngăn sự giao lưu và thấu hiểu Đường ranh giới thứ hai là ranh giới lỏng lẻo – là loại ranh giới không rõ ràng, xóa nhòa những tính cách những tính cách riêng biệt của các thành viên Loại ranh giới thứ hai này đã khiến các thành viên bị kết dính, khó phân định riêng, chung như hợp nhất thành một và hạn chế sự phát triển độc lập và bản sắc của từng cá nhân trong gia đình Đường ranh giới thứ ba được coi là đường lành mạnh và uyển chuyển, tại đây các thành viên được phát triển một cách độc lập và duy trì sự gắn bó tình cảm, giao lưu, trao đổi các thông tin hiệu quả

Trang 6

1.3 Hiện tượng tâm lý trong gia đình

Trong tâm lý học, hiện tượng tâm lý là sự phản ảnh thế giới khách quan bên ngoài vào não của chúng ta hay còn được gọi là hoạt động tâm lý, được chia thành hai loại cơ bản là ý thức và vô thức Để có thể gọi đó là hiện tượng tâm lý khi trạng thái đó trải qua các giai đoạn bao gồm: Quá trình tâm lý – Trạng thái tâm lý – Thuộc tính tâm lý Vậy hiện tượng tâm lý trong gia đình được hiểu và biết như thế nào?

Hiện tượng tâm lý trong gia đình là những biểu hiện tâm lý của các thành viên trong gia đình khi họ tương tác và phát sinh ra các hoạt động Hoạt động của từng thành viên trong gia đình được thể hiện qua cảm xúc (cung bậc vui, buồn, hạnh phúc, …), nhận thức về vai trò và trách nhiệm bổn phận của một thành viên trong gia đình, hành vi (cử chỉ, hành động khi vấn đề xảy ra) Hiện tượng tâm lý trong gia đình chịu nhiều ảnh hưởng như là cấu trúc gia đình, văn hóa gia đình, môi trường sống và sự giao tiếp giữa các thành viên Ảnh hưởng từ cấu trúc gia đình có thể được thấy rõ là từ gia đình truyền thống (gia đình đa thế hệ) sang gia đình hiện đại (gia đình hạt nhân) Sự ảnh hưởng về văn hóa gia đình được thể hiện qua giá trị, niềm tin, truyền thống và các quy tắc của một gia đình có sẵn hoặc được tạo nên để phù hợp với nếp sống và phong cách sống của từng hộ gia đình đó Bên cạnh đó, môi trường sống cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của gia đình như

là nền kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa Đặc biệt một trong các yếu tố ảnh hưởng thấy rõ và rõ nét nhất đến tâm lý của các thành viên trong gia đình chính là sự tương tác, giao tiếp giữa các mối quan hệ tồn tại trong gia đình

Sự tương tác tích cực sẽ tạo nên hiện tượng tâm lý tích cực, tuy nhiên trái ngược lại nếu hành vi đó tiêu cực thì sẽ tạo hiện tượng tiêu cực đối với gia đình

Trang 7

Hiện tượng tâm lý trong gia đình được chia thành hai hiện tượng là tích cực

và tiêu cực Ví dụ hiện tượng tâm lý “tự kỷ ám thị” – hiện tượng này là làm theo sự chỉ đạo có thể xuất hiện hai trạng thái tích cực và tiêu cực Hiện tượng tích cực như là hạnh phúc, vui vẻ, khi được tạo nên từ những gia đình hòa thuận, họ thống nhất được cách sống, suy nghĩ, thấu hiểu nhau như đường ranh giới thứ ba của nhà tâm lý Minuchin Trái ngược lại hiện tượng tâm lý tiêu cực như là cô đơn, sợ hãi, … khi được tạo nên từ những gia đình có những mâu thuẫn, xung đột và bất hòa về cá nhân và các vấn đề chung của gia đình khi không được thông nhất (giống đường ranh giới đầu tiên của nhà tâm

lý Minuchin)

Hiện nay, hiện tượng bạo lực vấn đề gia đình là một trong những vấn xảy

ra phổ biến không chỉ xảy ra ở nước ta mà xảy ra toàn thế giới Vấn đề bạo lực ra đình này đã tạo hiện tượng tâm lý được biểu hiện qua các thành viên trong gia đình và đã ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự hình thành, phát triển của các thành viên trong gia đình (bao gồm nạn nhân – trong cuộc bạo hành đó và các thành viên khác, xung quanh mối quan hệ của gia đình đó)

2 Hiện tượng tâm lý gia đình – Hiện tượng bạo lực gia đình

2.1 Hiện tượng tâm lý có ý thức trong bạo lực gia đình

Hiện tượng tâm lý ý thức được hiểu rằng là hiện tượng xảy ra mà có sự tác động và ảnh hưởng của ý thức bao gồm như là cảm xúc, suy nghĩ và hành động Ví dụ như là bạn đánh nhau cùng chị gái bởi chị gái nói bạn là “Đồ học dốt kém” Ở trong trường hợp này bạn ý thức được rằng sau câu nói đó thì cảm xúc bạn đang tức giận, bạn cần xả giận nên mới lựa chọn là đánh lại chị gái Ngoài ra, bạn đánh chị gái bởi vì chính chị đã trêu trọc bạn và bạn làm nooit cấu Vậy hiện tượng tâm lý có ý thức trong bạo lực gia đình có thể hiểu

Trang 8

rằng hành động xảy ra trong khi thành viên trong gia đình vẫn hiểu được suy nghĩ, hành vi của chính bản thân họ

Đầu tiên, yếu tố ảnh hưởng gây nên hiện tượng tâm lý này phải nhắc đến

đó chính là nhu cầu quyền lực và kiểm soát Quyền lực và kiểm soát ở đây họ cho rằng phương pháp bạo lực sẽ thể hiện uy quyền của chính họ Đây là cách duy nhất mà họ nghĩ rằng hành động sẽ khiến người khác nghe lời mình và để duy trì trật tự gia đình của chính bạn thân Thứ hai, cảm xúc là một trong những yêu tố dễ gây nên sự tranh cãi, mâu thuẫn trong gia đình nên gây ra sự bạo lực trong gia đình, sự tranh chấp với từng thành viên Trường hợp này thì bạo lực có thể là cách giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, ghen tị, lo lắng Tuy nhiên không phải là nhất thời cảm xúc tiêu cực mà xảy ra hành vi đó mà có thể cảm xúc đã bị dồn nén quá lâu mới dẫn đến bạo lực Đơn giản có thể hiểu rằng sự tức giận là nước, cốc nước có giới hạn định mức nước có thể chứa đựng được, nếu như chúng ta đổ quá nhiều nước thì cốc sẽ bị tràn ra ngoài

Nó giống như sự tức giận khi bị dồn nén nhiều quá thì sẽ bị bùng nổ và cần giải tỏa, nhưng nếu sử dụng bạo lực thì lại là một hành vi chưa đúng Thứ ba, bạo lực gia đình khi có ý thức có thể do chúng ta chưa biết cách và có kỹ năng giải quyết các vấn đến dẫn đến bạo lực Dù có bất cứ lý do nào đặc biệt là trong khi cá nhân vẫn có ý thức mà lại sử dụng bạo lực gia đình thì sẽ mang hậu quả khá là nghiêm trọng đối với thành viên khác trong gia đình

Bạo lực trong gia đình đã ảnh hưởng trực tiếp đến nạn nhân trong bạo lực, ảnh hưởng gián tiếp đến các thành viên khác Ví dụ như khi bố mẹ cãi nhau

và xảy ra đánh giá, điều này đã gây ra tổn thương cho cả hai người Bố mẹ sẽ mất dần niềm tin vào nhau, bên cạnh đó khi đánh nhau có thể làm cho đối phương bị thương và nhiều khi gây ra hậu quả khó lường Thành viên khác trong gia đình ví dụ như là người con, họ sẽ cảm thấy sợ hãi, thậm trí là tự ti khi chứng kiến thấy cảnh đó Trẻ con khi còn nhỏ mà chứng kiến cảnh đó rất

Trang 9

dễ tạo nên một nỗi ám ảnh đối với bản thân Ngoài ra, chính nạn nhân trong bạo lực gia đình hay là thành viên trong gia đình có thể nghĩ đến tự hành hạ chính mình để giảm bớt sự tổn thương, giải tỏa khó nói, hoặc đơn giản họ bị

ám ảnh bớt hành động bạo lực đó nên cần một thứ gì đó để quên đi hành động bạo lực đó Việc bạo lực gia đình luôn dẫn đến những hậu quả khó lường ví

dụ như là có thể xảy ra hiện tượng sốc tâm lý, hiện tượng ám ảnh hành vi hay luôn bao trùm cảm xúc tiêu cực và khó làm cho tâm trạng của các thành viên tốt lên được

Vụ án bạo hành gia đình vào 21/8/2023 đã gây xôn xao mạng xã hội dư luận khi một người chồng hành hạ vợ đến mức 29% trên cơ thể của cô ấy toàn

là vết thương và bầm tím Ở đây có thể thấy rằng người chồng – Anh Luân (anh L) có ý thực được về hành vi của mình tuy nhiên anh vẫn có những hành động bạo hành chị vợ - Chị G Nhằm thỏa mãn nạp tiền vào chơi game sau thất nghiệp của anh L mà khi vợ không cho anh đã có hành vi đánh đập vợ bằng những phương thức nhu roi, dây nồi cơm điện hay thậm chí cáu quá anh

đã sử dụng câu móc được hơ nóng đến dí lên người chị Ngoài ra, người chồng còn bạo lực bằng lời nói gây tổn thương khi anh khẳng định rằng sẽ không giết chị qua bạo lực gia đình luôn, thay vào đó sẽ là bạo lực từ từ Việc bạo lực này đã làm chị G không chỉ tổn thương về thể xác mà cả tinh thần Điều quan trọng nhất, sự ảnh hưởng và phát triển của con nhỏ trong gia đình hiện tại cũng bị ảnh hưởng nhiều khi đứa trẻ chỉ có hai tuổi, trong tuổi thơ của đứa trẻ sẽ phải sống với mẹ mà thiếu thốn mất tình yêu thương của người cha bởi người cha đã vi phạm pháp luật và bị án tù 9 năm

2.2 Hiện tượng tâm lý vô thức trong bạo lực gia đình

Hiện tượng tâm lý vô thức là những hiện tượng, hành động chưa ý thức được mà chính bản thân của họ cũng chưa thể lý giải được chính hành động của chính mình và tại sao lại có hành động đó với mọi người Bạo lực gia

Trang 10

đình cũng thế, nó có thể xảy ra một cách vô thức mà chưa lý giải được được

cá nhân của thành viên đó Thành viên đó sẽ không biết được sao mình lại có hành vi và mang trong mình cảm xúc đó

Hiện tượng tâm lý này có thể lý giải được bằng các nguyên nhân cụ thể như sau: Yếu tố tiềm ẩn ở quá khứ đến hiện tại, rối loạn tâm lý, cơ chế phòng vệ

và lập trình trong tiềm thức Trước hết là yếu tố tiềm ẩn ở trong quá khứ do những trải nghiệm mà bản thân thành viên đó đã từng trải qua mà vẫn bị ám ảnh cho đến tận bây giờ, ví dụ như là bạo hành, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi, điều này đã gây ra hiện tượng tâm lý và dẫn đến việc bạo lực trong gia đình trong tương lai sẽ xuất hiện Thứ hai, rối loạn tâm lý ở đây có thể nhắc đến như là rối loạn nhân cách, tối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn sử dụng các chất kích thích dẫn đến họ có những hành vi hung hăng nên chính vì vậy mới xảy ra bạo lực Thứ ba, cơ chế bảo vệ được hình thành và thiết lập khi họ gặp vấn đề

và muốn tự bảo vệ bản thân nên mới có hành vi bạo hành đối với người khác Cuối cùng là lập trình tiềm thức là do sự ảnh hưởng tiêu cực bao gồm hành vi, giá trị mà gia đình hoặc từ xã hội ảnh hưởng đến thành viên đó, dẫn đến họ có thể sử dụng các bạo lực trong gia đình Ví dụ gia đình đình bạn T có quan niệm trọng nam khinh nữ chính vì vậy khi mẹ bạn T không sinh ra được con trai mà chỉ sinh con gái làm cho bố tức giận nên xuất ngày chửi mắng, đánh đập mẹ của T T chỉ là đứa trẻ ba tuổi nên khi chứng kiến thấy cảnh bố đánh

mẹ nên bé chỉ nghĩ là bố giận và nổi cáu nên mới có hành xử đó Chính vì vậy

bé đã vô thức hình thành suy nghĩ là khi cáu giận thì có thể trút giận qua các thành viên khác trong gia đình Sau nay khi T lớn lên lập gia đình và có con,

T đã vô thức lập lại những hành vi mà người bố đã làm lên người mẹ mình với chính đứa con của mình Đây chính là hành động vô ý thức đã được in sâu

ở trong T bởi T đã chứng kiến cảnh hồi bé và không có một ai can thiệp bảo với T đó là hành động sai, dẫn đến T có hành động đó trong tương lai Ở đây

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:10

w