- Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực - Năng lực: + Giao tiếp Toán học: Thông qua việc học sinh nghe, đọc được yêu cầu của đề bài đồng thời trả lời các câu hỏi đó + Tư duy và lập luận To
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - 🙢 🕮 🙠
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HỌC PHẦN: TH PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
Huế, 11/2024
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Nhóm
Lớp
Khoa
: TS Nguyễn Hoài Anh
: 1 Nguyễn Ngọc Mai Quỳnh
2 Hoàng Thị Thuỳ Châu
3 Võ Thị Bình
: 1 : Chiều thứ 2, chiều thứ 5 : Giáo dục Tiểu học
Trang 2BÀI CHỤC VÀ ĐƠN VỊ
( Tiết 1)
KHỞI ĐỘNG:
a Yêu cầu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Học sinh ôn lại được kiến thức về các số đến 100 thông qua phần trò chơi + Nhận biết, mô tả được bức tranh tình huống mà GV đưa ra
- Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực
- Năng lực:
+ Giao tiếp Toán học: Thông qua việc học sinh nghe, đọc được yêu cầu của đề bài đồng thời trả lời các câu hỏi đó
+ Tư duy và lập luận Toán học: Học sinh nêu và trả lời được các câu hỏi của giáo viên
b Nội dung:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt hơn”
- Bức tranh tình huống và các câu hỏi dẫn dắt học sinh vào kiến thức mới
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì?
c.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học
+ Trò chơi: Tạo không khí lớp học vui vẻ và kết nối kiến thức cũ với bài học mới Điều này sẽ giúp học sinh hào hứng hơn khi bước vào phần chính của bài học
+ Vấn đáp: Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, giao tiếp tạo động lực học tập và sự tự tin cho các em khi thể hiện ý kiến của mình
d.Phương tiện dạy học:
Máy chiếu (Tivi) và máy tính, phần mền dạy học (PPT): Giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian đồng thời giáo viên có thể tạo ra các hoạt động (Trò chơi,…) thú
vị và kiểm tra kiến thức của học sinh một cách dễ dàng hơn
1
Trang 3e.Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Cho HS chơi trò chơi “Ai tinh mắt hơn” để
đếm số vật có trên màn hình
- Nhận xét tuyên dương
- Chiếu tranh lên màn hình, yêu cầu HS
thảo luận nhóm đôi quan sát và trả lời câu
hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Nói gì?
- Mời 2-3 HS trả lời
- Nhận xét, kết luận, tuyên dương
- Giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Chục và đơn vị
- Chơi và đếm số vật có trên màn hình
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
* Dự kiến câu trả lời:
+ Bức tranh vẽ hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình là các khối lập phương
+ Bạn nữ nói: 10 khối lập phương ghép thành 1 thanh
+ Bạn nam nói: Có 10 khối lập phương Có 1 chục khối lập phương
- Trả lời
- Lắng nghe
f.Đánh giá:
các hoạt động chơi trò chơi, làm bài tập trên lớp, trả lời câu hỏi, và tương tác với bạn bè để đánh giá sự tự tin, mức độ hiểu bài, và khả năng làm việc nhóm sau đó ghi vào phiếu tiêu chí đánh giá đã đưa ra trước đó
2 KHÁM PHÁ
a Yêu cầu cần đạt:
- Kiến thức:
2
Trang 4+ Biết 1 chục bằng 10 đơn vị Biết đọc, viết các số tròn chục
+ Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số
- Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ
- Năng lực:
+ NL mô hình hoá toán học: Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số
lượng về cách đếm, cách đọc viết số
+ NL Tư duy và lập luận Toán học: Thông qua việc quan sát, phân tích cấu tạo
của số có hai chữ số, xác định được giá trị của mỗi chữ số dựa vào vị tró của chữ số
+ Giao tiếp Toán học: Trao đổi, chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết
số,tìm tòi trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra
b Nội dung
- Biết 1 chục bằng 10 đơn vị
+ HS thực hiện cá nhân : Ghép 10 khối lập phương thành 1 thanh Nói có
10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương
+ Bó 10 que tính thành 1 bó Nói có 10 que tính, có 1 chục que tính + Xếp 10 hình tròn thành một nhóm Nói có mười hình tròn, có 1 chục hình tròn
+ Nêu các ví dụ về một chục
- Biết đọc viết các số tròn chục Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số + GV lấy 10 khối lập phương rời, xếp thành 1 thanh HS đếm và nói: Có
10 khối lập phương, có một chục khối lập phương HS đọc: mười- một chục
3
Trang 5+ GV lấy 20 khối lập phương rời, xếp thành 1 thanh HS đếm và nói: Có
20 khối lập phương, có hai chục khối lập phương HS đọc: hai mươi- hai c chục
+ Thực hiện tương tự với các số 30…90
+ GV giới thiệu các số 10, 20,…90 là các số tròn chục
c Phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Gợi mở - Vấn đáp: Không chỉ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn mà còn phát triển kỹ năng tư duy, khả năng giao tiếp và sự tự tin khi trả lời câu hỏi
- Trò chơi: Giúp tạo môi trường học tập vui nhộn, kích thích sự hứng thú và tham gia tích cực của học sinh về việc tìm hiểu bài mới
d Phương tiện dạy học
- Phương tiện dạy học trực quan (Tranh, ảnh): Các thanh 10 khối lập phương, que tính, chấm tròn Qua các đồ dùng trực quan giúp bài học trở nên sinh động hơn, đặc biệt đối với HS lớp 1 điều này giúp học sinh nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng
2 Hoạt động của giáo viên và học sinh
1, Nhận biết 1 chục:
- Yêu cầu HS lấy 10 khối lập phương ghép
thành một thanh
- Hỏi 1 thanh gồm mấy khối lập phương
=> Kết luận: 10 khối lập phương còn gọi là 1
chục khối lập phương
- 1 chục còn có cách gọi nào khác?
- Nêu cách viết số 10?
- Viết số 10 lên bảng Hướng dẫn số 10 là số có
2 chữ số là 1 và 0
* Chia sẻ cặp đôi:
- Yêu cầu HS lấy 1 chục que tính và 1 chục
chấm tròn trong bộ đồ dùng học tập
- Yêu cầu HS nêu các ví dụ về một chục
- Lấy 10 khối lập phương và ghép thành một thanh
- 10 khối lập phương
- Lắng nghe
- 1 chục còn gọi là mười
- Số 1 viết trước, số 0 viết sau
- Đọc: Mười- một chục
- Bó 10 que tính thành 1 bó Nói:
“Có 10 que tính, có 1 chục que tính”
- Xếp 10 chấm tròn thành 1 cụm Nói: “Có 10 chấm tròn, có 1 chục chấm tròn”
- Có 10 quả trứng, có 1 chục quả trứng,…
4
Trang 62, Nhận biết các số tròn chục:
- Lấy 10 khối lập phương rời, ghép lại 1 thanh
- Lấy 20 khối lập phương rời, ghép lại 2 thanh
- Thực hiện tương tự với các số 30,…90
- Hướng dẫn HS đếm theo chục
- Giới thiệu cho HS các số 10, 20, 90 là số tròn
chục
=> Kết luận: Các số tròn chục từ 10 đến 90 là
những số có hai chữ số Chữ số hàng đơn vị
luôn là chữ số 0 và chữ số hàng chục tăng dần
từ 1 – 9
3, Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
- Yêu cầu HS lấy đủ khối lập phương, que tính,
thẻ số,
+ Chẳng hạn: Lấy ra đủ 3 chục que tính, lấy ra
đủ 2 chục thẻ số đặt cạnh những que tính vừa
lấy
- Đếm và nói: Có 10 khối lập phương, có 1 chục khối lập phương Mười- một chục
- Đếm và nói: Có 20 khối lập phương, có 2 chục khối lập phương Hai mươi- hai chục
- HS đếm từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại
- Lắng nghe
- Lấy đủ số lượng theo yêu cầu của GV
e Đánh giá:
- Đánh giá qua đàm thoại (Phiếu ghi chép, phiếu đánh giá theo tiêu chí):
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở, vấn đáp để kiểm tra kiến thức và khả năng tư duy của học sinh theo tiêu chí đã đưa ra và tích vào phiếu những điều học sinh làm được và chưa làm được để có thể đánh giá một cách chính xác nhất
III LUYỆ TẬP- THỰC HÀNH
1.Yêu cầu cần đạt:
a.Kiến thức:
+ Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
2 Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
3 Năng lực:
+ Giao tiếp Toán học: Thông qua việc học sinh nghe, đọc được yêu cầu của đề bài đồng
thời trả lời các câu hỏi đó
5
Trang 7+ Tư duy và lập luận Toán học: Học sinh quan sát đề bài, phân tích và trả lời được các
bài tập
3.Nội dung:
Bài tập 1:
* Hoạt động nhóm đôi:
- Yêu cầu HS đếm số que tính, đọc kết quả cho bạn nghe
- Hỏi: Con làm cách nào để có được kết quả như vậy?
- Quan sát và lắng nghe cách đếm của HS
- Nhận xét, kết luận: Mỗi bó que tính có 10 que tính, mười que tính là 1 chục que tính,
6 bó que tính là 6 chục que tính Trên cơ sở đó, trên cơ sở đó, củng cố cho HS cách đếm theo chục
- Yêu cầu HS đếm tương tự số bát có trong hình
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc các số đã cho trong bài
- Hỏi: Các số đó sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
- Yêu cầu HS làm vào VBT
- Mời 2-3 HS trả lời
- Nhận xét, tuyên dương Nhấn mạnh các số 10,20 90 là các số tròn chục
b Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học
+ Vấn đáp- gợi mở: Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, giao tiếp tạo động lực học tập và sự tự tin cho các em khi thể hiện ý kiến của mình
- Kĩ thuật dạy học:
+ Chia sẻ cặp đôi: học sinh có thời gian suy nghĩ và trả lời, sau đó lắng nghe và tóm tắt ý của bạn cùng nhóm
6
Trang 8c Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu (Tivi) và máy tính, phần mền dạy học (PPT): Giúp cho giáo viên tiết kiệm thời gian đồng thời qua các đồ dùng trực quan giúp bài học trở nên sinh động hơn, đặc biệt đối với HS lớp 1 điều này giúp học sinh nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng
- VBT: Giúp bổ trợ cho việc học trên lớp, giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng
d Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Bài tập 1:
* Hoạt động nhóm đôi:
- Yêu cầu HS đếm số que tính, đọc kết quả cho
bạn nghe
- Hỏi: Con làm cách nào để có được kết quả như
vậy?
- Quan sát và lắng nghe cách đếm của HS
- Nhận xét, kết luận: Mỗi bó que tính có 10 que
tính, mười que tính là 1 chục que tính, 6 bó que
tính là 6 chục que tính Trên cơ sở đó, trên cơ sở
đó, củng cố cho HS cách đếm theo chục
- Yêu cầu HS đếm tương tự số bát có trong hình
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc các số đã cho trong bài
- Hỏi: Các số đó sắp xếp theo thứ tự như thế
- Có 60 que tính, có 6 chục que tính
- Nêu cách làm: đếm từng que tính được tất cả 60 que tính hay đếm theo nhóm mười (mười, hai mươi, , sáu mươi) hay đếm theo chục (1 chục, 2 chục, , 6 chục)
- Lắng nghe
- Có 8 chục cái bát
- 10, 30, 70, 90
- Từ bé đến lớn
- Làm vào VBT
- 10,20,30,40,50,60,70,80,90
7
Trang 9nào?
- Yêu cầu HS làm vào VBT
- Mời 2-3 HS trả lời
- Nhận xét, tuyên dương Nhấn mạnh các số
10,20 90 là các số tròn chục
- Lắng nghe
f, Đánh giá:
- Đánh giá qua quan sát/ đàm thoại- vấn đáp/ sản phẩm của học sinh: Giáo viên có thể quan sát cách học sinh tham gia vào các hoạt động, làm bài tập trên lớp, trả lời câu hỏi, và tương tác với bạn bè để đánh giá sự tự tin, mức độ hiểu bài, và khả năng làm việc nhóm sau đó ghi vào phiếu tiêu chí đánh giá đã đưa ra trước đó
BÀI CHỤC VÀ ĐƠN VỊ
( Tiết 2)
1.KHỞI ĐỘNG :
b Yêu cầu cần đạt:
- Kiến thức:
- Tạo tâm thế hứng thú, thoải mái, kích thích sự tò mò của HS
- Giúp HS ôn lại kiến thức bài học tiết trước
- Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực
- Năng lực:
+ Giao tiếp Toán học: Thông qua việc học sinh nghe, đọc được yêu cầu của đề bài đồng thời trả lời các câu hỏi đó
+ Tư duy và lập luận Toán học: Học sinh nêu và trả lời được các câu hỏi của giáo viên
b.Nội dung:
-Trò chơi về các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học trước đó của học sinh -Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh như chớp nhí”
-Đọc các chữ số tròn chục
10: mười
20: hai mươi
30: ba mươi
c.Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp dạy học :
8
Trang 10+ Trò chơi: Tạo không khí lớp học vui vẻ và kết nối kiến thức cũ với bài học mới Điều này sẽ giúp học sinh hào hứng hơn khi bước vào phần chính của bài học
+ Vấn đáp: Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, giao tiếp tạo động lực học tập và sự tự tin cho các em khi thể hiện ý kiến của mình
d.Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu (Tivi) và máy tính, phần mền dạy học (PPT): Giúp cho giáo viên
tiết kiệm thời gian đồng thời giáo viên có thể tạo ra các hoạt động (Trò chơi,
…) thú vị và kiểm tra kiến thức của học sinh một cách dễ dàng hơn
e.Hoạt động của giáo viên và học sinh:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh như
chớp nhí”
Đọc các chữ số tròn chục
10: mười
20: hai mươi
30: ba mươi
- Dẫn dắt vào bài học
- Chơi trò chơi theo luật giáo viên đã phổ biến
f.Đánh giá:
các hoạt động, làm bài tập trên lớp, trả lời câu hỏi, và tương tác với bạn bè
để đánh giá sự tự tin, mức độ hiểu bài, và khả năng làm việc nhóm sau đó ghi vào phiếu tiêu chí đánh giá đã đưa ra trước đó
2.KHÁM PHÁ
a.Yêu cầu cần đạt:
-Kiến thức:
-Biết đọc, viết các số tròn chục.
-Bước đầu nhận biết cấu tạo số có hai chữ số
-Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ
-Năng lực: Học sinh có thể phát triển năng lực bằng cách nói to các số trong quá
trình thực hiền đề bài
9
Trang 11+ Tư duy và lập luận Toán học: Thông qua việc quan sát học sinh có thể Biết đọc,
viết các số tròn chục
+ Giao tiếp Toán học: Thông qua hoạt động đọc khi thực hiện bài tập 4 học sinh có
thể phát triển năng lực bằng cách nói to các số trong quá trình đếm Đồng thời việc trả lời các câu hỏi của giáo viên cũng giúp các em rèn luyện khả năng diễn dạt và giải thích ý kiến của mình
+ Giải quyết vấn đề Toán học: Phát triển năng lực này cho học sinh thông qua
việc học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra
b.Nội dung:
- Yêu cầu HS lấy 32 que tính.
- Em lấy số que tính như thế nào ?
-3 thẻ 1 chục và 2 que tính rời, ta có số bao nhiêu ?
-Số 32 là số có mấy chữ số
- Trong số 32, số 3 cho ta biết 3 chục que tính, số 2
cho ta có thể viết như sau :
Chụ
c
Đơn vị
- Số 32 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Trong số 32, số 3 cho ta biết 3 chục que tính, số 2 cho ta biết có 2 que tính rời Ta
có thể viết như sau
Thực hành: Chia mỗi dãy thực hiện 1 phần a,b,c,d (cách thực hiện tương tự)
c.Phương pháp và kỹ thuật dạy học
-Gợi mở - Vấn đáp: Không chỉ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn mà còn phát triển kỹ năng tư duy, khả năng giao tiếp và sự tự tin khi trả lời câu hỏi
-Dạy học hợp tác : Hỗ trợ và phát huy năng lực làm việc nhóm và phát triển năng lực cộng tác làm việc phát triển năng lực giao tiếp để cùng nhau giải quyết bài tập
d.Phương tiện dạy học
-Phương tiện dạy học trực quan (Tranh, ảnh): Tranh ảnh liên quan đến các cột chục và hang đơn vị qua các đồ dùng trực quan giúp bài học trở nên sinh động hơn, đặc biệt đối với HS lớp 1 điều này giúp học sinh nắm bắt thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng
e.Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bài 4 : Nói (theo mẫu)
10
Trang 12- Yêu cầu HS lấy 32 que tính.
- Em lấy số que tính như thế nào ?
- 3 thẻ 1 chục và 2 que tính rời, ta có số bao
nhiêu ?
- Số 32 là số có mấy chữ số
- Trong số 32, số 3 cho ta biết 3 chục que tính, số
2
cho ta có thể viết như sau :
Chụ
c
Đơn vị
- Số 32 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Trong số 32, số 3 cho ta biết 3 chục que tính, số
2 cho ta biết có 2 que tính rời Ta có thể viết như
sau
Thực hành: Chia mỗi dãy thực hiện 1 phần
a,b,c,d (cách thực hiện tương tự)
- Báo cáo kết quả
- GV đánh giá và kết luận chung về việc phân
tích cấu tạo các số của các nhóm
Bài 5: Trả lời câu hỏi
Chia nhóm 4 học sinh để tiến hành trả lời các câu
hỏi ở bài 5
- HS lấy 3 thẻ 1 chục và 2 que tính rời
- HS nêu cách lấy
- số 32
- Có 2 chữ số, số 3 đứng trước,
số 2 đứng sau
- Số 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị
- Các dãy nhận nhiệm vụ
- Làm VBT Toán
- Đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm khác nhận xét
- Mỗi thành viên trong nhóm nghĩ 1 câu , viết trong VBT– nói trong nhóm
- HS trong nhóm đánh giá nhau
11
Trang 13- Đại diện nhóm lên trình bày
- GV kết luận
- 1 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
f.Đánh giá:
- Đánh giá qua đàm thoại (Phiếu ghi chép, phiếu đánh giá theo tiêu chí):
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở, vấn đáp để kiểm tra kiến thức và khả năng tư duy của học sinh theo tiêu chí đã đưa ra và tích vào phiếu những điều học sinh làm được và chưa làm được để có thể đánh giá một cách chính xác nhất
3.VẬN DỤNG :
a.Yêu cầu cần đạt:
-Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
- Tạo không khí vui vẻ, hào hứng sau khi học bài
-Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ
+ Tư duy và lập luận Toán học: Thông qua việc quan sát học sinh có thể trả lời
được câu hỏi của giáo viên thử ước lượng và đoán nhanh xem mỗi chuỗi vòng có bao nhiêu hạt?
+ Giao tiếp Toán học: trả lời các câu hỏi của giáo viên cũng giúp các em rèn luyện
khả năng diễn dạt và giải thích ý kiến của mình
+ Giải quyết vấn đề Toán học: Phát triển năng lực này cho học sinh thông qua
việc học sinh tích cực suy nghĩ, tìm tòi trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra
b.Nội dung:
GV cho HS thấy rằng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng đếm chính xác ngay được kết quả, có thể có một số trường hợp phải ước lượng để có thông tin ban đầu nhanh chóng Biết 1 chục bằng 10 đơn vị biết đọc, viết các số tròn chục và thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế
c.Phương pháp và kỹ thuật dạy học
Gợi mở - Vấn đáp: Không chỉ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn mà còn phát triển
kỹ năng tư duy, khả năng giao tiếp và sự tự tin khi trả lời câu hỏi
d.Phương tiện dạy học
12