1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực nghiệm thuộc học phần lập trình java xây dựng phần mềm quản lý kho hàng

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Năng Lực Và Phẩm Chất Của Người Lãnh Đạo Ảnh Hưởng Đến Hiệu Suất Làm Việc Của Nhân Viên Trong Doanh Nghiệp TH True Milk
Tác giả Trần Hữu Trung, Hà Công Tuyên, Nguyễn Thu Uyên, Nguyễn Tố Uyên, Nguyễn Văn Vũ
Người hướng dẫn Vũ Đình Dũng
Trường học Trường Đại Học Điện Lực
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,44 MB

Nội dung

Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tàinghiên cứu về vai trò của người lãnh đạo và ảnh hưởng của họ đối với hiệu suất làm việctrong một doanh nghiệp lớn như công ty TH True Milk không ch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ -

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: KỸ NĂNG QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

Đề tài: Năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp TH True Milk

Trang 3

Vai trò này trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, nơi mà quy mô vàphức tạp của tổ chức đòi hỏi sự lãnh đạo hiệu quả Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tàinghiên cứu về vai trò của người lãnh đạo và ảnh hưởng của họ đối với hiệu suất làm việctrong một doanh nghiệp lớn như công ty TH True Milk không chỉ là một quyết định tựnhiên mà còn là điều cần thiết.

Trước hết, để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của vai trò lãnh đạo, ta cần nhận thức được rằngngười lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu một tổ chức mà còn là người có ảnh hưởngsâu rộng đến môi trường làm việc, định hình văn hóa tổ chức và tạo ra động lực cho nhânviên Trong một doanh nghiệp lớn như TH True Milk, mỗi quyết định, hành động của lãnhđạo đều có thể tác động đến hàng ngàn nhân viên và đến lợi ích của cả doanh nghiệp Vìvậy, nghiên cứu về vai trò của người lãnh đạo không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn về cơ chế hoạtđộng của một tổ chức lớn mà còn đưa ra cái nhìn sâu sắc về sức ảnh hưởng của lãnh đạođối với hiệu suất làm việc

Đồng thời, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc lý giải mối liên hệgiữa năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo với hiệu suất làm việc mà còn là điều quantrọng trong việc đề xuất các biện pháp cải thiện Sự hiểu biết sâu sắc về cách mà nhữngyếu tố này tác động lẫn nhau có thể giúp chúng ta tạo ra những chiến lược quản lý nhân sựhiệu quả, từ việc tuyển dụng và phát triển nhân tài đến việc xây dựng một môi trường làmviệc tích cực và động viên nhân viên phát triển bản thân Đặc biệt, trong bối cảnh môitrường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đa dạng hóa, việc có được những lãnh đạo xuấtsắc và hiệu quả không chỉ là điều mong muốn mà còn là yếu tố quyết định giữa thành công

và thất bại của một tổ chức

Do đó, tiếp cận vấn đề này thông qua một nghiên cứu chặt chẽ và cặn kẽ sẽ đem lại nhữngthông tin quý giá, từ đó giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tạo ra lợi ích lâu dài cho cảdoanh nghiệp và nhân viên

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Một người lãnh đạo xuất sắc là người hội đủ cả lòng nhân đức và tài năng, từ đó mới có thểtryền động lực cho những người cộng sự, cho nhân viên, giúp đỡ họ phát huy hết khả năng

Trang 4

của họ để cống hiến cho công việc chung cũng như dẫn dắt đơn vị vượt qua mọi thử thách,tiến tới thành công Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, vai trò của người lãnh đạo đặc biệtquan trọng trong việc dẫn dắt mọi người đến sự thành công cho tập thể Ngược lại, mộtngười lãnh đạo tồi có thể tiêu diệt hết động lực của những người cộng sự, của nhân viên,khiến họ hoặc sẽ rời khỏi tổ chức, xa vào tiêu cực hoặc sẽ lụi tàn tài năng cùng với đơn vị,không có bất cứ cống hiến gì cho đất nước John Calvin Maxwell cũng từng phát biểu vềvai trò quan trọng của nhà lãnh đạo: “Một nhà lãnh đạo là người hiểu rõ đường đi, dẫnbước và chỉ ra con đường đó cho mọi người biết” Vậy những phẩm chất nào là không thểthiếu với một nhà lãnh đạo? Việc nghiên cứu các phẩm chất và năng lực lãnh đạo sẽ giúpngười học hiểu được sự cần thiết và biết cách rèn luyện phẩm chất và năng lực lãnh đạotrong tương lai.

1.Các khái niệm

1.1.Phẩm chất lãnh đạo

Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảmhứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có nhữngphẩm chất đặc biệt Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà lãnh đạo.Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo Một số nhà nghiên cứucoi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh đạo

Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố vào năm 1989 & 1990) đưa ra 3 họcthuyết để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó có một thuyết tỉnh cách (Trait Theory)cho rằng: Khi có một vài đặc điểm tính cách cá nhân đặc biệt thì người ta có thể đảm nhậnvai trò lãnh đạo một cách tự nhiên Dưới mỗi khía cạnh nghiên cứu khác nhau, người ta lạiđưa ra những nhóm phẩm chất khác nhau của nhà lãnh đạo Chúng ta nên dựa vào bản chấtcông việc lãnh đạo để xác định phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo

Như vậy, qua các phân tích về khái niệm lãnh đạo, nhà lãnh đạo, các vai trò của nhà lãnhđạo và phẩm chất lãnh đạo, ta nhận thấy một điều rằng để trở thành một nhà lãnh đạo theođúng nghĩa của nó là một điều hoàn toàn không phải dễ Không phải ai sinh ra cũng có khảnăng trở thành một nhà lãnh đạo Có những người có thể có tầm nhìn, khả năng hoạch định

Trang 5

nhưng lại thiếu sự hiệu quả trong quá trình lãnh đạo Họ không tìm được những phongcách lãnh đạo phù hợp với tổ chức trong từng thời điểm Ngược lại một số người có khảnăng sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng với các thành viên trong tổ chức thìlại không có được tầm nhin chiến lược để đưa tổ chức vươn lên Vậy để có trở thành mộtnhà lãnh đạo giỏi thì cần phải có phẩm chất và tài năng gì?

Như vậy, phẩm chất lãnh đạo được hiểu cách chung nhất như sau: Phẩm chất lãnh đạochính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo

Lãnh đạo là cả một nghệ thuật Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải nỗ lực rènluyện hoàn thiện bản thân John C Maxwell đưa ra 21 phẩm chất cơ bản cần có của mộtnhà lãnh đạo thành công Mỗi phẩm chất giúp người đọc hình dung cụ thể cũng như vậndụng thực hành một cách dễ dàng nhằm hướng bạn tới khả năng hoàn thiện vai trò của nhàlãnh đạo hiện đại

 Tính cách

Tính cách của người lãnh đạo là hệ thống thái độ của nhà lãnh đạo đối với tự nhiên, xã hội

và bản thân, biểu hiện ở hành vi tương ứng với hệ thống thái độ trong hoạt động và giaotiếp Khi tính cách của nhà lãnh đạo mạnh mẽ, mọi người sẽ tin tưởng, và tin tưởng vàokhả năng người lãnh đạo có thể phát huy năng lực của cấp dưới Chính vì vậy, tính cách làmột phần của cuộc chơi

 Sức hút

Một người dồn hết tâm sức của bản thân để phục vụ, phấn đấu cho một tố chức thì nguyênnhân chủ yếu chính là do họ có một người lãnh đạo có khả năng hấp dẫn và thu hút ngườikhác Xét về hiệu quả lãnh đạo, chúng ta cần phải thừa nhận một điểu: Sức hút có tầm ảnhhưởng nhiều hơn quyền lực Làm một người lãnh đạo có thực quyền trong tay không bằnglàm một người lãnh đạo có sức hút lan tỏa “Người lãnh đạo thành công 99% nằm ở sứchút bản thân và 1% nằm ở quyền lực” Lãnh đạo thực chất là một quy trình phát huy sứchút của bản thân, tác động đến sự hợp tác của người khác và nhằm đạt đến mục tiêu mongmuốn Sức hút của lãnh đạo doanh nghiệp là tài sản vô hình Một nhà lãnh đạo được khách

Trang 6

hàng tín nhiệm, tất sẽ nhận được sự chào đón và yêu mến của khách hàng, dù cho nhữngnguồn tài nguyên khác có đôi chút thiếu thốn thì bản thân người lãnh đạo như vậy sẽ có rấtnhiều cơ hội.

 Tận tâm

Sự tận tâm được thể hiện dưới nhiều hình thức, gồm thời gian đầu tư cho công việc, cáchnâng cao năng lực hay sự giúp đỡ không vụ lợi Chỉ có sự tận tâm mới khiến người ta theođuổi và đi đến tận cùng mục tiêu của mình Một nhà lãnh đạo đích thực là người biết phụng

sự tận tụy, lãnh đạo tận tâm và chân thành, là người đưa cấp dưới của mình trở thành mộtngười tài giỏi hơn chứ không phải là chèn ép sự tài giỏi của họ Tận tâm là sự cam kết đạtđược mục tiêu đến cùng bất chấp mọi gian khổ Tận tâm là dốc hết sức, làm hết tráchnhiệm và hết khả năng của bản thân để đạt được kết quả cuối cùng

 Khả năng giao tiếp

Giao tiếp là nhịp cầu kết nối cho tất cả các mối quan hệ Giao tiếp hiệu quả có thể mang lạilợi ích cho bất kỳ người nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống và công việc Ngườilãnh đạo phải biết kết hợp các nguồn lực để tạo nên sức mạnh lớn nhất, điều này đòi hỏiphải có khả năng giao tiếp và kiểm soát tốt Khả năng giao tiếp chính là chìa khóa để trởthành một lãnh đạo tài năng Khả năng giao tiếp của người lãnh đạo quyết định sự thànhcông của doanh nghiệp Khả năng lãnh đạo tuyệt vời được vun đắp từ mối quan hệ giaotiếp Vì vậy, giao tiếp tốt sẽ giúp quá trình trao đổi công việc được trở nên dễ dàng hơn.Giao tiếp là dòng chảy của sự trao đổi thông tin và ý tưởng từ người này sang người khác –một bên truyển tải thông tin, sáng kiến hoặc cảm xúc, ý tưởng, còn một bên thì tiếp nhậnnhững thông tin đó Giao tiếp hiệu quả chỉ xảy ra khi người nhận hiểu được rõ thông tinchính xác hoặc ý tưởng mà người gửi có ý định truyền đạt

 Năng lực

Trang 7

Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạtđộng nào đó" như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo Năng lực lãnh đạo là tổng hợpcác kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của người lãnh đạo, giúp đảm bảo cho cá nhân đó

có thể thực hiện hoạt động lãnh đạo có hiệu quả, đem lại thành công trong lãnh đạo

 Can đảm

Dám nhận sứ mệnh lãnh đạo và điều hành một tập thể, đó là sự can đảm Người lãnh đạo

và điều hành một khi đã dấn thân và chấp nhận rủi ro thì đòi hỏi lúc nào cũng phải can đảmđưa ra những quyết định đã được cân nhắc dù không được đa số đồng ý Người dám tiếnlên bước đầu tiên thực sự là nhà lãnh đạo nhưng căn phải có can đảm mới có thể lãnh đạomột cách thành công

 Sáng suốt

Sự thông minh và sáng suốt của Marie Curie giúp bà hiểu và phát hiện ra nhiều thứ có tácđộng tích cực lên thế giới của chúng ta Sự sáng suốt là phẩm chất không thể thiếu của mộtnhà lãnh đạo khao khát tối đa hóa hiệu quả công việc Sáng suốt là phẩm chất thiết yếu đốivới các nhà lãnh đạo nào cũng mong đạt được hiệu quả trong bất cứ lĩnh vực hoạt độngnào Nếu sự sáng suốt của bạn đúng, bạn sẽ trông giống như một thiên tài vậy Và nếu sựsáng suốt ấy sai, bạn sẽ trông như một kẻ ngốc Vì vậy, trở thành lãnh đạo là điều khôngphải dễ dàng, càng khó hơn để trở thành một nhà lãnh đạo sáng suốt luôn có những quyếtđịnh đúng đắn

 Tập trung

Nhà lãnh đạo tập trung Nhiệm vụ chính của nhà lãnh đạo là định hướng và chú tâm vàomục tiêu của chính họ Nghiên cứu này đã chỉ ra 3 cách tập trung của lãnh đạo: Tập trungvào bản thân; tập trung vào những người khác; tập trung vào thế giới bên ngoài

Phóng khoáng

Một số nhà lãnh đạo không chia sẻ toàn bộ nguồn lực cần thiết cho nhân viên, bởi họ sợ bị

lu mờ nếu nhân viên tỏa sáng Nhưng lãnh đạo giỏi thì ngược lại, họ luôn hào phóng cho đinhững thông tin họ biết, và những nguồn lực họ có, bởi họ tin rằng cấp dưới thành công

Trang 8

tức là họ đã thành công Nhà lãnh đạo là người có vị trí, và có đặc quyền Họ cũng có tráchnhiệm, nghĩa vụ chính là dẫn dắt với một trái tim rộng mở và hướng dẫn từ tâm Sự hàophóng của một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lan rộng và ngược lại Người lãnh đạo cần cócái nhìn phóng khoáng, hành động mềm dẻo Thiếu vắng điều này gây ra một loạt các hậuquả tiêu cực.

 Chủ động

Thành công luôn gắn liền với hành động Người thành công không ngừng tiến lên, họ mắcnhiều lỗi nhưng không hề bỏ cuộc Chủ động nghĩa là hành động theo những dự tính củamình định ra 1 chứ không phải do người khác áp đặt Tất cả mọi thứ trong cuộc sống muốnthành công đòi hỏi yếu tố bản thân người thực hiện phải chủ động Người lãnh đạo luôn nỗlực sở hữu thói quen chủ động Họ suy nghĩ, hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh,làm chủ được tình thế Chỉ có hành động mới có thể mang một tầm nhìn đến cho cuộcsống Khi có vấn đề xảy ra trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình

 Biết lắng nghe

Người lãnh đạo biết lắng nghe với cấp dưới, luôn sẵn sàng đón nhận bất kỳ ý kiến nào từcủa bất kỳ ai Người lãnh đạo thành công nhất trong giao tiếp cũng là người biết lắng nghenhất Việc chú ý lắng nghe không chỉ hữu ích, mà còn làm lợi cho công việc của bạn Đó là

lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng Hãy lắng nghe nhữngngười đi theo bạn, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và các nhà tư vấn Bởi thế, bạn lắngnghe vì có hai chức năng đó là kết nói với mọi người và học hỏi từ họ

 Đam mê

Niềm đam mê tạo cho các doanh nhân khả năng thuyết phục người khác tin vào những gì

họ diễn đạt Theo các nghiên cứu phẩm chất của lãnh đạo khẳng định rằng: “Người đầyđam mê là những người kinh doanh thành công Và những người đầy đam mê mà có tốchất Lãnh đạo thì dễ dàng trở thành chủ doanh nghiệp lớn" Điều gì khiến người có vẻ bìnhthường như vậy có thể đạt được thành tín hiệu quả to lớn? Câu trả lời là niềm đam mê.Không gì thay thế được niềm đam mê trong cuộc sống của nhà lãnh đạo

Trang 9

 Thái độ tích cực

Trong cuộc đời của mỗi con người yếu tố quyết định to lớn nhất đối với cuộc đời mỗingười đó chính là thái độ sống Một thái độ vui tươi, lạc quan sẽ làm cho cuộc sống củabạn tràn ngập tiếng cười, niềm vui và ngược lại John Homer Miller đã nói rằng: "Những gìxảy đến với bạn trong cuộc sống không quan trọng bằng cách bạn ứng xử, đối diện vớichúng” Nguyên tắc cuộc sống chỉ mang đến 10% cơ hội, 90% còn lại là cách bạn phảnứng với nó Nói cách khác: "Cuộc sống là 10% là những gì xảy đến với bạn và 90% là cáchbạn phản ứng lại với những gì xảy đến đó" Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thìkhông thể thiếu thái độ tích cực Bởi vậy, thái độ có thể quyết định thành công hay thất bạicủa bạn và những người bạn lãnh đạo

 Giải quyết vấn đề

Bất kế trong lĩnh vực nào, người lãnh đạo luôn phải đối mặt với các vấn đề Những nhàlãnh đạo tài năng luôn đối mặt với các vấn đề và hướng tới những thử thách Đó là mộttrong những khác biệt giữa người chiến thắng và những người hay than vãn

 Các mối quan hệ

Mối quan hệ là tấm gương để chúng ta nhìn thấy rõ bản thân mình Năng lực phát triển cácmối quan hệ gần gũi và bền lâu là một tiêu chuẩn của lãnh đạo Nếu sống gắn bó, mọingười sẽ gần gũi bạn Một người có kỹ năng quan hệ tốt có thể không trở thành nhà lãnhđạo giỏi nhưng một người không thể trở thành lãnh đạo giỏi nếu thiếu các kỹ năng quan hệ.Các nhà lãnh đạo giỏi thường rất biết cách xây dựng các mối quan hệ với những người cóthể hỗ trợ, ủng hộ và giúp đỡ mình trong công việc

 Tinh thần trách nhiệm

Trách nhiệm cốt lõi của một nhà lãnh đạo Trách nhiệm về tầm nhìn chiến lược Lãnh đạophải xác định và định hướng chiến lược của công ty Trách nhiệm của lãnh đạo liên quanrất lớn đến cân bằng nguồn lực phù hợp với mục tiêu của công ty Trách nhiệm xây dựngvăn hóa doanh nghiệp Trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định Trách nhiệm đảmbảo hiệu suất Để phát triển thành công, lãnh đạo nên hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về các

Trang 10

chức năng mà chỉ có lãnh đạo đảm nhiệm, hãy luôn ưu tiên chúng và tìm cách giải quyếtcân bằng các vấn đề.

 Sự vững vàng

Sự vững vàng là có khả năng đứng vững trước mọi thử thách, mọi tác động bất lợi từ bênngoài vững vàng vượt qua mọi khó khăn đó là cứng như thép và vững vàng chiến đấu.Những người lãnh đạo không vững vàng rất nguy hiểm đối với chính họ, với những cấpdưới và với tổ chức của họ bởi vị trí lãnh đạo sẽ phóng đại những thiếu sót cá nhân Trongcuộc sống, bất cứ hành lý tiêu cực nào bản mang theo trong cuộc sống sẽ trở nên khó chấpnhận hơn khi bạn đang gắng sức lãnh đạo người khác Người lãnh đạo không vững vàngkhông bao giờ mang lại sự vũng vàng cho người khác

 Kỷ luật tự giác

Người xưa nói: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Muốn lãnh đạo người khác, trướctiên hãy lãnh đạo thật tốt chính bản thân mình Vì thế, kỷ luật tự giác là một phẩm chấtquan trọng của một nhà lãnh đạo đích thực Dù người lãnh đạo có tài năng đến đâu thì cũngkhông thể phát huy được hết khả năng nếu thiếu tính tự giác Phẩm chất này nâng nhà lãnhđạo đạt tới đỉnh cao nhất và là bí quyết của sự lãnh đạo lâu bền

 Tinh thần phục vụ

Người lãnh đạo phục vụ là người phục vụ trước hết Điều này bắt đầu với một cảm giác tựnhiên là ta muốn phục vụ, phục vụ trước hết Nói một cách khác, lãnh đạo phục vụ phảixuất phát từ thái độ phục vụ Rồi sau đó một lựa chọn ý thức đưa ta đến mong muốn lãnhđạo Lãnh đạo trước hết và phục vụ trước hết là hai mô hình đối nghịch Ở giữa là mọi loạihình và mọi kết hợp vô tận của con người Sự khác biệt thể hiện rất rõ ràng trong sự quantâm mà người phục vụ trước hết có để đảm bảo là những nhu cầu ưu tiên cao nhất củangười khác được chăm lo ngay lúc này Trong lãnh đạo phục vụ, nghe để hiểu tâm sự củangười nói Lãnh đạo phục vụ thường rất giỏi về tạo đồng thuận trong nhóm Lãnh đạo phục

vụ cống hiến sâu sắc cho sự phát triển tính cách cá nhân, nghề nghiệp, và tâm linh của mỗi

cá nhân trong tập thể của mình Sự thật là nhà lãnh đạo giỏi luôn mong muốn được phục vụ

Trang 11

mọi người, không phải phục vụ chính họ Người lãnh đạo phục vụ là phục vụ trước hết Rồi sau đó đến mong muốn lãnh đạo Người lãnh đạo thật sự sẽ tận tâm phục vụ mọingười.

 Ham học hỏi

Học tập là công việc của cả một đời người Dù là bất kì ai, một khi đã muốn làm được việclớn, có thể không cần có một bảng điểm ấn tượng nhưng nhất thiết phải có kiến thức tốt.Một người muốn thành công không thể không có nền tảng là kiến thức Thế giới rộng lớn

vô cùng, có muôn vàn cách học tập khác nhau, bầu trời tri thức luôn rộng mở với ngườiham học Lãnh đạo giỏi là những người “ham học hỏi" Các nghiên cứu về lãnh đạo chỉ rarằng các nhà lãnh đạo đang ở "trạng thái học tập” phát triển các kỹ năng lãnh đạo nhanhhơn những người khác Lãnh đạo cần đặt ra mục tiêu học tập và thu nhận tri thức thông quatrải nghiệm Khi có mục tiêu lãnh đạo có thể xác định các cơ hội tạo ra sự tiến triên hướngtới mục tiêu đó Một nhà lãnh đạo ham học hỏi thường thực hiện việc tổng kết các kết quảtrải nghiệm của họ Một trong những tố chất để trở thành lãnh đạo thành công là tinh thầncầu tiến, ham học hỏi Nếu muốn xây dựng một tổ chức vững mạnh, nhà lãnh đạo phảiluôn học hỏi

 Tầm nhìn xa

Tầm nhìn thường được hình tượng hóa bằng một hình ảnh của tương lai, mang tính lựachọn và ám chỉ đến khát vọng tạo ra một điều gì đó đặc biệt Nếu cái tương lai quá xa,không thể hình dung ra nó thì tầm nhìn như thế là viển vông, không thiết thực Vì thế, khixác định mục tiêu, không được thiển cận, tầm nhìn quá ngắn mà cần có tầm nhìn xa nhưngtránh ảo tưởng Muốn vậy, tầm nhìn phải có khả năng hiện thực hóa và không được quátrừu tượng hay mơ hồ Tầm nhìn hạn chế luôn dẫn dắt con người đến câu trả lời “khôngthể" Những người lãnh đạo thành công luôn có tâm nhìn sắc sảo để nhận ra cơ hội, họnhìn thấy rủi ro trong cơ hội, nhưng quan trọng hơn là họ luôn biết nắm bắt cơ hội trongmọi rủi ro Nói cách khác, một lãnh đạo có tầm nhìn xa sẽ luôn thấy được những nguy cơ,rủi ro cũng như những cơ hội thậm chí chưa hình thành Không những thấy được những

Trang 12

điều chưa ai thấy, họ còn có khả năng khuyến khích nhân viên của mình hình dung đượcnhững điều đó, tin tưởng vào tầm nhìn xa của lãnh đạo và luôn sẵn sàng cùng nhau trải quanhững lúc khó khăn hay thắng lợi.

1.2 Năng lực lãnh đạo

Năng lực (Leadership capacity) là tập hợp các khả năng, nguồn lực của một con người haymột tổ chức nhằm thức thì một công việc nào đó Bởi vậy, về thực chất, năng lực của mộtcon người là tập hợp những gì mà con người đó hiện có (Kathryn Barto & GrahamMatthews , 2001)

Năng lực được xem như là "những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm,các giá trị và thiên hướng của một con người được phát hiện thông qua thực hành”, khi nóiđến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết vàhiểu

“Năng lục được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kỹ năngthiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện để vươn tới một mục đích cụ thể” Theo Tổchức Phát triển và Hợp tác kinh tế, Uye ban Hỗ trợ phát triển, cụm từ “năng lực” được hiểulà: “Toàn bộ khả năng của con người, tổ chức và xã hội để thực hiện thành công côngviệc”

Theo Từ điển năng lực của Đại học Harvard thì năng lực, theo thuật ngữ chung nhất, là

“những thứ” mà một người phải chứng minh có hiệu quả trong việc làm, vai trò, chứcnăng, công việc, hoặc nhiệm vụ Năng lực là sự cộng hưởng giữa kiến thức, kỹ năng vàhành vi thái độ, sự cộng hưởng càng cao bao nhiêu thì năng lực càng cao bấy nhiêu vàngược lại

Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạtđộng nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là "phẩm chất tâm sinh lý vàtrình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó vớichất lượng cao" như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo (Wikipedia)

Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nó đóng vai tròquan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do

Trang 13

công tác, do tập luyện nỗ lực mà có Hay nói cách khác, năng lực được hiểu là kiến thức,

kỹ năng, khả năng và hành vi con người để đáp ứng yêu cầu công việc Khi nói đến nănglực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu.Năng lực lãnh đạo gồm 7 bộ phận cấu thành:

 Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn chiến lược (Strategic vision) là một trong cac “năng lực con” cấu thành nên nănglực lãnh đạo, những năng lực bộ phận cụ thể này cũng là tiêu chí đánh giá năng lực lãnhđạo nói chung của một nhà lãnh đạo

Tầm nhìn chiến lược là khái niệm tổng quát, vẽ ra bức tranh về phương hướng và địnhhướng tương lai thể hiện khát vọng mà doanh nghiệp muốn hướng tới Một tuyên ngôn vềtầm nhìn hiệu quả có khả năng truyền thông tác dụng kích thích và nâng cao tinh thần, từ

đó thúc đẩy họ đương đầu với thách thức để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.John Adair cho rằng, tầm nhìn chiến lược chính là khả năng nhìn thấy trước xu thế của môitrường hoạt dộng mới, xu thế thị trường: cụ thể hơn là xu thế của mối quan hệ cung – cầucủa một sản phẩm/dịch vụ nào đó trên thị trường, cả ngắn hạn và dài hạn Để có được tầmnhìn chiến lược đòi hỏi lãnh đạo cần tụ hội đủ các yếu tố: có tố chất, nhãn quan chiến lược;

có kiến thức thực sự về lĩnh vực hoạt động; nắm vững các phương pháp dự báo xu thế, dựbáo thay đổi của cung – cầu cũng như các nhân tố tác động đến xu thế đó; nắm rõ yêu cầuđối với tầm nhìn chiến lược; và thấy rõ vai trò và ý nghĩa của tầm nhìn chiến lược.Tầm nhìn chiến lược là một yêu cầu về năng lực vô cùng quan trọng đối với bất cứ lãnhđạo nào Lãnh đạo không có tầm nhìn, tổ chức, doanh nghiệp sẽ không có tương lai, không

có hướng đi và không có sự thống nhất về hành động Nghiên cứu về lãnh đạo có hiệu quảcho thấy rằng một tầm nhìn rõ ràng và có tính thuyết phục sẽ định hướng mọi nỗ lực trong

tổ chức Trước khi chấp nhận và ủng hộ một chủ trương thay đổi lớn, mọi người cần cómột tầm nhìn về tương lai tốt đẹp hơn và nhờ đó người lãnh đạo mới có đủ sức thuyết phục

họ vượt qua gian khó

 Năng lực phân quyền, ủy quyền

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:04