Mục đích, ý nghĩa của biện phápTrước thực trạng trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở và mong muốn tìm ra giải pháp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâ
Trang 1MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: …Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………
………., tháng … năm 202…
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC
BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH LỚP 3E - TRƯỜNG TH – TP
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp: 3E
Trường: Tiểu học
Thành phố:
I Lý do hình thành biện pháp
1 Vai trò của biện pháp
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng ở bậc Tiểu học Nó nhằm hình thành những
cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em có ứng xử đúng đắn qua các mối qu
an hệ đạo đức hàng ngày Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày
Hồ Chủ Tịch đã từng nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Trang 3Phần nhiều do giáo dục mànên”.
Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần cùng với nhà trường nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức cho học sinh, ngoài việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, xã hội trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ nă
ng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử
Mặt khác, trên cơ sở thực tế của định hướng giáo dục theo hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi cần có những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Đạođức sao cho phù hợp Trẻ cần phải biết vận dụng những kiến thức, chuẩn mực đạo đức đã học, biến thành hành vi tích cực, kĩ năng sống
Chính vì thế vấn đề giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng ch
o học sinh trong các nhà trường, đặc biệt trong trường Tiểu học là hết sức cần thiết
2 Thực tế tại lớp chủ nhiệm
2.1 Thuận lợi
Giáo viên nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vữngvàng
Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao
Học sinh lớp 3 đã được học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống từ năm lớp 1 nên
có sự kế thừa và kiến thức được phát triển theo vòng xoáy đồng tâm
Trang 4Phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông2018.
2.2 Khó khăn
Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình và sử dụng các phương pháp hỏi đáp là chính, không chú trọng đến tính tích cực, năng lực chủ động của học sinh dẫn đến tình trạng các em ỷ lại
Giáo viên phần lớn chưa đầu tư quỹ thời gian vào môn học Đạo đức bởi tư tưởng chorằng môn học này là môn phụ nên chưa đầu tư, chú trọng việc giảng dạy đạo đức cho
học sinh.Nhiều học sinh không có thói quen tự nghiên cứu bài học ở nhà, không biết áp dung kiế
n thức đã học vào thực tế nên khả năng vận dụng chưa tốt, chưa chuyển hóa thành kĩ năng sống, thành năng lực của bản thân
Nội dung chương trình môn Đạo đức còn bó hẹp trong khuôn khổ một số chuẩn mực hành vi cố định mà chưa mở rộng theo xu hướng của sự phát triển xã hội Vì vậy việc tiếp thu những chuẩn mực, hành vi đạo đức của trẻ thông qua các bài học chỉ dừng lại ở một giới hạ
Trang 53 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Trước thực trạng trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn trăn trở và
mong muốn tìm ra giải pháp, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 3E, trường Tiểu học , thành phố ”.
II Nội dung của biện pháp
Từ kết quả điều tra khảo sát thực tiễn việc dạy và học, để khắc phục những hạn chế đó,tôi đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạ
o đức cho học sinh lớp 3 Sau đây tôi xin trình bày cụ thể từng giải pháp
Giải pháp 1: Giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu của giáo viên
Người xưa có nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện” Trẻ em sinh ra như một tờ giấy trắng
và thầy cô giáo là những người vẽ lên tờ giấy ấy những nét đầu tiên Chính vì thế, người giáo viên – nhất là giáo viên Tiểu học có thể giáo dục đạo đức cho học sinh một cách tốt nhất bằng phương pháp làm gương
Trang 6Qua quan sát, tôi nhận thấy rằng đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học rất hay bắt chước.Trẻ sẽ hành động như những gì các em thấy hơn là làm theo những gì chúng nghe Các em chưa tự ý thức được việc nào nên làm, việc nào không nên làm Thế nên, người giáo viên ph
ải sống, học tập và làm việc thật gương mẫu để học sinh xem đó là tấm gương sáng mà noi theo Gương mẫu trong từng lời nói, cử chỉ, hành động trước học sinh cũng như đối với mọi người xung quanh
Người giáo viên cần có tác phong chững chạc, đàng hoàng Ngay trong kiểu chào khi đến lớp cũng có điều để nói Đã có không ít giáo viên Tiểu học, khi bước vào lớp đã đi thẳngđến bàn giáo viên và ngồi xuống trong khi học sinh đứng dậy lễ phép chào mình Làm vậy
sẽ không tránh khỏi trường hợp lần khác giáo viên vào lớp sẽ có học sinh không đứng dậy chào hoặc chào không nghiêm túc Vì vậy, khi bước vào bất kì lớp học nào, tôi thườngdừng lại ở giữa lớp chào lại học sinh rồi mới đến bàn giáo viên
Giáo viên đứng trên bục giảng chào học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn chú ý đến những lời nói, hành động của mình, dù là nhỏ, học sinh cũng làm theo
Ví
dụ : Khi viết bảng, tôi luôn tỉ mỉ viết chữ đúng mẫu Khi cần vạch, kẻ thì dùng thước chứ không tùy tiện gạch bằng tay Làm được điều đó tức là giáo viên đã giúp học sinh tự gi
ác thực hiện chứ không phải là những bài học triết lí khô khan, áp đặt
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn cố gắng làm sao cho xứng đáng với vai trò của nhà
sư phạm Biết làm gương, biết học hỏi, luôn trau dồi kiến thức cũng như đạo đức tác phong
Vì mục tiêu của giáo viên là đào tạo ra những con người đủ đức, đủ tài để góp phần xây dựng đất nước
Trang 7Giải pháp 2: Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Để dạy một tiết Đạo đức có hiệu quả ngoài việc sử dụng một số phương pháp dạy học
cơ bản tôi còn chú trọng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực c
Trang 8đạo đức cụ thể Từ nội dung câu chuyện, giáo viên gợi mở, liên hệ với chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng, chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho học sinh.Ví
dụ : Để mở đầu bài học “Giữ lời hứa” (bài 5, Đạo đức 3), tôi sẽ kể câu chuyện “C
ây tre trăm đốt” Từ câu chuyện, tôi đặt một vài câu hỏi gợi mở để học sinh tự đưa ra những
nhận định, đánh giá của bản thân đối với hành vi ứng xử, việc làm của nhân vật phú ông trong câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa với người khác Như vậy, tôi đã tạo cho học sinh một tâm thế tiếp nhận chủ đề của bài học mới
Thứ hai, giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện để hình thành kiến thức mới.Đây là biện pháp thường được giáo viên sử dụng nhiều nhất Trong trường hợp này,người giáo viên khéo léo tổ chức cho học sinh khai thác câu chuyện để tự mình tìm ra những giá trị, chuẩn mực đạo đức hoặc đưa ra nhận định, đánh giá của cá nhân mình trước nhữnghành vi, việc làm của các nhân vật
Ví
dụ: Đ ể hình thành kiến thức mới về những điều tạo nên nét đẹp truyền thống đáng
tự hào về Tổ quốc Việt Nam trong bài “Tự hào Tổ quốc Việt Nam” (bài 2, Đạo đức 3), tôi
dùng câu chuyện “Người đan sọt” để hỗ trợ cho hoạt động này
Sau khi kể xong câu chuyện trên, tôi tổ chức cho học sinh trả lời một số câu hỏi có tính dẫn dắt như: chàng trai Phạm Ngũ Lão có đã có những tài năng gì đặc biệt trong câu chuyện trên? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân tài của đất Việt qua câu chuyện trên?Qua nội dung trả lời của học sinh, tôi khái quát về những nhân tài đất Việt đã làm rạngdanh Tổ quốc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, góp phần hun đúc lòng tự hào và truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, Tổ quốc ta
Thứ ba, giáo viên sửdụng phương pháp kểchuyện đểliên hệ, thực hành, vận dụng Trongdạy học theo định hướng phát triển năng lực, đây là hoạt động rất quan trọng vì nó chính là
Trang 9nơi đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức cũng như tạo lập môi trường thực tiễn giả định để học sinh được ứng dụng nội dung bài học trong việc thực hành các hành vi đạo đức.
Khi ấy, mỗi câu chuyện được giáo viên sử dụng sẽ đóng vai trò như một phương tiện
để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề và giải quyết tình huống ấy với những tri thức đã được trang bị
Ví
dụ: Khi dạy bài “Xử lý bất hòa với bạn bè” (Bài 7, Đạo đức 3), tôi sẽ kể những
câu chuyện thực tế về vấn đề “Bạo lực học đường” trên mạng hoặc báo chí Sau đó đưa ra những câu hỏi để học sinh nhận diện những hành vi nên làm và không nên làm Từ đó, c
ác em có nhận thức và hành động đúng đắn đối với bản thân
Như vậy, với việc áp dụng phương pháp kể chuyện trong hoạt động này đã đóng vai trònhư một phương tiện để giúp giáo viên tổ chức thành các bài tập thực hành, vận dụng nhằm giúp học sinh có cơ hội để chuyển tri thức thành hành động thực tiễn, qua đó bồi đắp năng lực đánh giá và tự giác thực hành các hành vi, thói quen đạo đức
b Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ để đưa
ra ý kiến chung của nhóm về việc giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học.Khi thực hiện phương pháp này, tôi tiến hành qua các bước sau:
- Bước chuẩn bị: giáo viên cần chú ý xây dựng nội dung cần thảo luận dựa trên
mục tiêu, nội dung bài học, đưa ra các dự kiến đáp án, khảnăng thảo luận của học sinh Chuẩn bị phương
Trang 10tiện như phiếu thảo luận dưới các hình thức khác nhau để học sinh trình bày kết quả một cách tường minh.
- Bước tiến hành thảo luận: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trong quá trình học
sinh thảo luận, giáo viên cần bao quát để nắm bắt sự tham gia quá trình thảo luận của các thàn
h viên trong nhóm, giúp đỡ nhóm khó khăn nếu cần
- Bước trình bày kết quả, tổng kết: giáo viên cho học sinh trình bày kết quả thảo
luận trước lớp Giáo viên tổng kết việc thảo luận, chốt kết luận và khen ngợi học sinh
Ví dụ: Khi dạy bài 6, tiết 3: “Tích cực hoàn thành nhiệm vụ”, tôi đã cho học sinh thảo
luận nhóm ở hoạt động 3
Để thực hiện phương pháp thảo luận nhóm, tôi cho học sinh thực hiện theo kĩ thuật
“Khăn trải bàn” để thảo luận trả lời câu hỏi sau: Em hãy nêu các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Với cách giao nhiệm vụ và yêu cầu trong thảo luận nhóm, tôi đã đặt ra mục tiêu yêu cầu học sinh tập trung vào câu hỏi, cá nhân làm việc độc lập, sau đó các thành viên chia sẻ, thả
o luận và thống nhất câu trả lời của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn
Học sinh thảo luận nhóm bằng kĩ thuật “khăn trải bàn”.
Trong quá trình học sinh thảo luận, tôi luôn bao quát từng nhóm, đặc biệt chú ý đến cá
c câu hỏi gợi mở để học sinh được chia sẻ, bày tỏ ý kiến của cá nhân mình Với tất cảnhững cách làm trên của sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tôi đã đạt được mục tiêu qua
n trọng là các nhóm được trao đổi, hợp tác với nhau và xác định được các biểu hiện của người sống có trách nhiệm
Có thể nói rằng học tập theo nhóm đã trở thành một nhu cầu trong cách học của các em
Trang 11Do vậy tổ chức học sinh học theo nhóm, thảo luận nhóm trong dạy học Đạo đức lớp 3 đòi hỏi người dạy phải có kĩ năng điều hành, sử dụng linh hoạt, uyển chuyển, với các cách tổ chứ
c đa dạng, phong phú, đủ sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh
c Phương pháp tổ chức trò chơi
Phương pháp trò chơi là cách tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua một trò chơi nào đó.Trong dạy học môn Đạo đức ở lớp 3, có thể vận dụng nhiều loại trò chơi khác nhaunhư: đố vui, ghép đôi, ghép hoa, ghép chữ, phóng viên …
Các bước tiến hành:
- Bước chuẩn bị: giáo viên thiết kế trò chơi, phổ biến, giúp học sinh nắm vững trò
chơi, nội dung và cách chơi
Trang 12- Bước tiến hành: giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi.
- Bước tổng kết, đánh giá kết quả chơi: giáo viên tổng kết trò chơi, khen ngợi học sinh,
rút ra ý nghĩa giáo dục từ trò chơi
Ví
dụ: Khi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để dạy bài Đạo đức: Bài 3 – Tiế
t 1:“Quan tâm hàng xóm, láng giềng”, tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và thực hiện trò chơi sắm vai để xử lí tình huống sau: “Đang vội đi bộ đến trường, em và Phan Anh nhìn thấy em Hoa, em hàng xóm đang đứng khóc trước cổng Các em hãy sắm vai để xử lí tình huống trên.”
Tôi giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng thảo luận, phân vai để diễn kịch sau đó lên thamgia trò chơi “Tôi là diễn viên” Học sinh sẽ dựa trên vốn sống thực tế cùng kiến thức bài học
đã lĩnh hội được để đưa ra cách thể hiện hấp dẫn nhất
Hoặc, khi dạy bài đạo đức: Bài 4: “Ham học hỏi”, tôi tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm và chơi trò chơi tiếp sức
+ Yêu cầu: Các nhóm hãy tiếp sức nhau lên nêu các biểu hiện của sự ham học hỏi + Sau đó tôi nâng dần mức độ lên với trò chơi: “Thi hùng biện” Yêu cầu tôi đặt ra ch
o học sinh là: Bằng tài hùng biện của mình, em hãy chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà
d Phương pháp dự án
Trang 13Dự án là phương pháp dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.
* Các bước tiến hành:
- Bước chuẩn bị: giáo viên xây dựng bản kế hoạch dự án với mục đích cụ thể theo nội
dung chủ đề, bài học
- Bước thực hiện dự án: giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện xây dựng kế
hoạch cho dự án, tiến hành thực hiện dự án
- Bước trình bày sản phẩm dự án: giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản
phẩm dự án tùy theo tính chất công việc các em đã làm và sản phẩm đạt được là gì
- Bước tổng kết, đánh giá kết dự án: giáo viên cùng học sinh kết hợp đánh giá quá trình
thực hiện và kết quả dự án
Với phương pháp dự án, tôi đã sử dụng trong một số bài dạy đạo đức cho các nhóm họ
c sinh tập lập dự án, tự tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả cũng rất hiệu quả… Các dự án này
có thể là kế hoạch chăm sóc cây xanh lớp học, giữ gìn trật tự vệ sinh của lớp, đỡ đầu một lớp mẫu giáo hay lớp 1, giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp sách cho thư viện của trường,…
Ví
dụ: Khi dạy Đạo đức: bài 6: “Tích cực hoàn thành nhiệm vụ”, tôi tổ chức cho học
sinh lên kế hoạch lập dựán: Hãy xác định một nhiệm vụvà xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ đó
Trang 14Tôi thấy việc sử dụng phương pháp dự án phát huy rất tốt năng lực học sinh Nhiều bàidạy đạo đức trong chương trình có thể sử dụng được phương pháp này, tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi các khâu chuẩn bị, thời gian tiến hành có thể kéo dài nên giáo viên cần lựa chọn bài dạy thích hợp với phương pháp và chuẩn bị chu đáo về điều kiện cần và
đủ như kinh phí, thời gian để khi thực hiện sẽ có hiệu quả hơn
Giải pháp 3: Lồng ghép dạy học môn Đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo
Các phẩm chất, hành vi đạo đức của học sinh không chỉ được hình thành trongquá trình học tập và rèn luyện môn Đạo đức nói riêng mà nó còn được hình thành quacác hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoàinhà trường Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức theo quy mô lớn, nhỏ tùyvào thời gian, điều kiện của trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh
Với các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp quy mô cấp tổ, cấptrường tôi dựa trên kế hoạch của Liên đội, nhà trường để phối hợp tổ chức cho họcsinh hoạt động theo chủ đề
Ví dụ, tôi đã lồng ghép dạy học môn Đạo đức thông qua một số hoạt động củanhà trường như:
+ Tổ chức chuyên đề “chấp hành nghiêm pháp luật giao thông, trách nhiệm của học sinh”.
+ Tham dự cuộc thi văn nghệ, thi viết và trình bày bài đẹp, thi vẽ tranh chủ đề vềthầy cô, mái trường
Học sinh tham gia chuyên đề: Học sinh tích cực tham gia Hội thi: