1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 2 rèn năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 2f

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Năng Lực Tự Chủ Và Tự Học Cho Học Sinh Lớp 2F
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Tiểu học ....
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Thành phố ....
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ tự chủ và tự học của học sinh trong học tập trước khi thực hiện biện pháp: STT Các biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học Tự giác thực hiện Cần sự hỗ tr

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ………

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP

2

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………

UBND THÀNH PHỐ

TRƯỜNG TIỂU HỌC

………., tháng … năm 202…

Trang 2

BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2F,

TRƯỜNG TIỂU HỌC , THÀNH PHỐ ,

TỈNH

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 2F

Trường: Tiểu học Thành

phố:

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp

Đất nước ta đang trên đà phát triển, xã hội ngày càng hiện đại với những thay đổi nhanh chóng nhờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của robot trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh,… Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là trách nhiệm của người làm công tác giáo dục

Giáo dục là thước đo cho mọi chuẩn mực xã hội Bởi thế, ngay từ bậc tiểu học, học sinh phải được trang bị đầy đủ kiến thức các môn học và kĩ năng để phát triển toàn diện Trong đó, năng lực tự chủ và tự học đóng vai trò then chốt Tự chủ

và tự học giúp mỗi cá nhân trở nên chủ động, độc lập trong việc tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, kỹ năng thay vì chờ đợi giáo viên truyền thụ, hỗ trợ Điều này giúp học

Trang 3

sinh phát triển tốt khả năng giải quyết vấn đề, trở nên tự tin khi phải đối mặt với những thách thức trong học tập và cuộc sống

2 Thực tế tại đơn vị

Năm học 2024-2025, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2F Ngay từ khi nhận lớp, tôi nhận thấy phần lớn học sinh trong lớp chưa chủ động, tự giác học tập, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động Vậy "Làm thế nào để các em

tự chủ, hứng thú học tập và tích cực tham gia các hoạt động hơn?” đó là điều tôi luôn trăn trở Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát năng tự chủ và tự học của học sinh trong lớp với sĩ số là 36 em (18 nam, 18 nữ) Kết quả như sau:

Trang 4

Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ tự chủ và tự học của học sinh trong học tập trước khi thực hiện biện pháp:

STT Các biểu hiện của năng lực tự chủ và tự học Tự giác thực

hiện

Cần sự hỗ trợ, nhắc nhở của người lớn Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

1 Học sinh đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở, đồ

dùng đầy đủ khi đến lớp theo thời khóa biểu 10 27,8 26 72,2

2 Học sinh sắp xếp thời gian học, thời gian chơi

3 Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở lớp

4

Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà

(ôn và chuẩn bị bài, tự tham gia các bài học

trực tuyến…).

Kết quả cho thấy, số lượng học sinh chủ động thực hiện các nhiệm vụ cá nhân còn ít, nhiều em vẫn cần sự hỗ trợ, nhắc nhở của phụ huynh và giáo viên, còn

đi học muộn, quên sách vở, đồ dùng học tập, chưa chủ động, tự giác thảo luận nhóm, chưa hăng hái giơ tay phát biểu và tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp

* Nguyên nhân khách quan:

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin khiến trẻ em bị thu hút vào các trò chơi trên máy tính, điện thoại, nên không tập trung vào việc học, không thích tham gia vào những hoạt động tập thể, giao lưu với bạn bè

* Nguyên nhân chủ quan:

- Về phía giáo viên:

Trang 5

+ Một số giáo viên lớp 2 coi trọng dạy kiến thức chưa chú trọng việc rèn năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tự chủ, tự học

- Về phía học sinh:

+ Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên các em còn ham chơi, không chủ động học tập, chờ đợi sự nhắc nhở của thầy cô, bố mẹ

+ Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nên việc học còn mang tính tự phát, thích thì học không thích là không học

+ Cùng độ tuổi nhưng mức độ tiếp thu của các em không đồng đều

- Về phía cha mẹ học sinh:

+ Do đặc điểm, tính chất công việc nên nhiều phụ huynh phó mặc việc dạy

dỗ, kèm cặp con cho giáo viên và nhà trường

+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn năng lực tự chủ và tự học cho con, còn bao bọc con quá mức

Trang 6

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Trước thực trạng trên, bản thân tôi mong muốn làm sao để chọn lựa con đường, cách thức giáo dục thật tốt, phù hợp với học sinh, giúp các em nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua năng lực tự chủ và tự học Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Biện pháp rèn năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 2F, trường Tiểu học , thành phố , tỉnh ” và áp dụng vào giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục

II Nội dung của biện pháp

1 Nắm rõ những kĩ năng cần đạt để rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ và tự học đối với học sinh lớp 2

Theo chương trình phổ thông 2018, học sinh lớp 2 cần rèn luyện một số kĩ năng sau để hình thành và phát triển được năng lực tự chủ và tự học:

- Kĩ năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Kĩ năng nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài làm qua lời nhận xét của thầy cô

- Kĩ năng học tập và làm theo những gương người tốt

- Kĩ năng học hỏi thầy cô, bạn bè và mọi người để củng cố và mở rộng hiểu biết

- Kĩ năng tự tổng kết và trình bày được những điều đã học

2 Phối hợp với phụ huynh để rèn năng lực tự chủ và tự học cho học sinh

2.1 Đối với giáo viên

Trang 7

Tuy ên truyền để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của năng tự chủ và

tự học trong việc chiếm lĩnh kiến thức giúp con tự giác, chăm chỉ học tập mà không cần đến sự nhắc nhở của cha mẹ

- Ngay từ đầu năm học, giáo viên gửi thời khóa biểu, bản hướng dẫn chuẩn

bị sách vở, đồ dùng học tập để phụ huynh hướng dẫn con

- Giáo viên thường xuyên thông tin hai chiều với phụ huynh qua nhóm truyền thông trên mạng xã hội như zalo, facebook; gọi điện hoặc gặp gỡ trực tiếp trao đổi tình hình học và đề nghị phụ huynh thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của con trước khi đến lớp

- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách đăng nhập vào phần mềm OLM, các video tự học trên Googole, YouTube, giúp con ôn tập và chuẩn bị bài trước; động viên phụ huynh tạo điều kiện cho con tham gia các sân chơi trực tuyến: Trạng Nguyên Tiếng Việt, Olympic Toán học Quốc tế Timo, Vì giỏi Tiếng Anh-Edupia, Olympic Tiếng Anh-IOE, VioEdu, giúp các em luyện tập và mở rộng kiến thức đã học

Trang 8

2.2 Đối với phụ huynh

- Đồng hành cùng giáo viên trong việc rèn ý thức tự chủ và tự học cho con Thường xuyên trao đổi với giáo viên tình hình học tập của con ở nhà

- Hướng dẫn, hỗ trợ các con khi gặp khó khăn

3 Hướng dẫn học sinh tự chủ và tự học

- Ngay từ đầu năm học, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nắm được nội quy của trường, lớp; cách chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp

Ví dụ 1: Với môn Mĩ thuật, học sinh cần mang theo sách Mĩ thuật, vở thực hành Mĩ thuật, bút chì, tẩy, màu

- Học sinh tự lập thời gian biểu phù hợp để học tập, vui chơi, nghỉ ngơi điều độ; nhờ cô giáo, người thân giám sát việc thực hiện thời gian biểu Sau mỗi tuần, học sinh tự đánh giá, lắng nghe ý kiến nhận xét của cô giáo và người thân về việc thực hiện thời gian biểu để rút kinh nghiệm, điều chỉnh

dụ 2: Thời gian biểu một ngày của học sinh:

Sáng 6 giờ - 7 giờ Vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng

6 giờ 30 - 10 giờ 30 phút Học ở trường (Thứ Bảy, Chủ nhật: đá bóng)

12 giờ - 13 giờ 30 phút Nghỉ trưa

Chiều

14 giờ - 16 giờ 30 phút Học ở trường

16 giờ 30 phút - 17 giờ 30 phút Chơi bóng đá (Thứ Bảy, Chủ nhật: vẽ tranh)

17 giờ 30 phút - 18 giờ Vệ sinh cá nhân

18 giờ - 20 giờ Ăn cơm tối, chuẩn bị bài, soạn sách vở

20 giờ - 20 giờ 30 phút Xem chương trình bóng đá hoặc đọc sách

Trang 9

21 giờ Đi ngủ

- Hướng dẫn học sinh cách vào các trình duyệt web như: Google, Cốc cốc, Google Chrome,… để tìm kiếm và sử dụng nguồn học liệu chuẩn bị cho các tiết h ọc

- Hướng dẫn học sinh cách tham gia các cuộc thi trực tuyến: Trạng Nguyên Tiếng Việt, Olympic Toán học Quốc tế Timo, Vì giỏi Tiếng Anh-Edupia, Olympic Tiếng Anh-IOE, VioEdu

4 Rèn luyện và phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua các môn học và hoạt động giáo dục

4.1 Tạo động lực học tập

Động lực học tập chính là yếu tố quyết định sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình dạy học

- Tôi đã tạo ra những thắc mắc về bài học và vấn đề khác trong xã hội để học sinh tìm cách giải quyết qua sách báo, tạp chí, mạng internet, cô giáo, người thân, bạn bè,…

- Tôi quan sát, nắm bắt năng lực, sở thích học tập của từng học sinh và

Trang 10

giao cho các em những nhiệm vụ phù hợp để thực hiện; động viên các em kiên trì tìm kiếm những thông tin mình cần

- Tôi luôn nhận xét, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, khen ngợi từ những điều nhỏ nhất mà các em đã làm được Với những bạn chưa hoàn thành bài, tôi ân cần hướng dẫn các em cách sửa chữa, tuyệt đối không gây áp lực cho học sinh Qua việc làm này, tôi giúp các em có động lực học tập, hình thành được kĩ năng n hận ra và sửa chữa sai sót để phát triển năng lực tự chủ và tự học

- Với những em đã chủ động, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tôi

đã khen ngợi kịp thời và thông báo trên nhóm Zalo lớp để phụ huynh được biết

4.2 Tổ chức thực hiện

* Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Tôi đã không ngừng học hỏi nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, giúp các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng vào thực tế cuộc sống

- Tôi đã sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với phương pháp truyền thống một cách khéo léo Các phương pháp thường được tôi sử dụng như: thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi, dạy học khám phá, lớp học đảo ngược,…

và một số kĩ thuật dạy học như: động não, khăn trải bàn, lẩu băng chuyền,…

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Nghề nghiệp”, môn Tự nhiên và Xã hội, tôi yêu cầu học sinh thảo luận giới thiệu về nghề nghiệp của những người trong tranh Sau đó, tôi dùng phương pháp “đóng vai” để các em nói lên ước mơ của mình về công việc trong tương lai

ẢNH MINH HỌA

Trang 11

- Trong quá trình giảng dạy tất cả các môn học trên lớp, tôi luôn chuẩn bị đồ dùng chu đáo, tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy tối đa sự chủ động, tự tin, sôi nổi của học sinh; tạo cơ hội cho học sinh được trao đổi, bàn bạc giải quyết nhiệm vụ, tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lời, qua đó hình thành năng lực tự chủ và

tự học

Trang 12

- Tôi đã chú trọng thực hiện rèn luyện năng lực trên ở tất cả các hoạt động trong bài dạy của mình từ phần khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập -thực hành đến vận dụng

Ví dụ 2: Khi dạy phần hình thành kiến thức của tiết luyện tập viết đoạn văn, môn Tiếng Việt, tôi cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo gợi ý rồi trình bày kết quả theo hình thức Sơ đồ tư duy Phương pháp này giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức, sắp ý tưởng một cách khoa học và rèn luyện sự tự tin trình bày

ý kiến

ẢNH MINH HỌA

Ví dụ 3: Ở phần luyện tập - thực hành của môn Toán, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Phương pháp này sẽ tăng sự kích thích, hứng thú cho học sinh, rèn cho các em kĩ năng hợp tác tích cực, hỗ trợ cùng nhau để có kết quả nhanh nhất, đúng nhất

- Với mục tiêu giúp học sinh tự nghiên cứu, khám phá kiến thức mới, tôi đã

sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược yêu cầu các em tự nghiên cứu trước bài

ở nhà Hôm sau đến lớp, các em đặt câu hỏi cho giáo viên giải đáp, cùng trao đổi, thảo luận với bạn bè để mở rộng và khắc sâu kiến thức hơn

Ví dụ 4: Trước tiết Đọc mở rộng tuần 4 của môn Tiếng Việt, tôi yêu cầu học sinh tự tìm hiểu về các môn thể thao Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, các em

có thể tìm đọc thông tin trên báo, mạng internet, hỏi người thân, Đến tiết học, tôi dùng kĩ thuật lẩu băng chuyền cho học sinh chia sẻ thông tin mình tìm kiếm được với bạn bè

* Sử dụng công nghệ hỗ trợ

Trang 13

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin nhằm tạo ra môi trường học tập hiện đại, linh hoạt và tăng tương tác giữa giáo viên

và học sinh

dụ 5 : Trong phần khởi động của môn Tiếng Việt, tôi đã tổ chức cho

Trang 14

học sinh tham gia trò chơi Plicker tạo tâm thế hào hứng cho tiết học đồng thời kiểm tra được việc ôn tập, chuẩn bị bài ở nhà của các em

Ví dụ 6: Khi dạy phần thực hành - luyện tập của môn Toán, tôi đã dùng phần mềm DroidCam để chữa bài giúp các em kịp thời nhận ra lỗi sai và sửa sai

Ví dụ 7: Hằng tuần, tôi đều hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các em tự học trên phần mềm OLM và tiến hành kiểm tra đánh giá kịp thời

Ví dụ 8: Để thay đổi không khí trong lớp học, tôi dùng phần mềm AI để đưa

ra các tình huống và làm các bài tập củng cố giúp lớp học sôi nổi, phát huy tính chủ động của học sinh

* Tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tôi thường khuyến khích các em tham gia khám phá và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động trải nghiệm

Ví dụ 9: Khi dạy bài “Trường học hạnh phúc” của môn Hoạt động trải nghiệm, tôi hướng dẫn học sinh đi tham quan sân trường rồi tổ chức cho các em chia sẻ những điều mình quan sát được với bạn bè, cô giáo

Trang 15

Ví dụ 10: Với bài “Đề - xi - mét” của môn Toán, tôi yêu cầu học sinh chuẩn

bị một sợi dây có độ dài 1dm, sau đó chia nhóm cho học sinh đo các đồ vật trong phòng học và phát hiện những đồ vật dài hơn hoặc ngắn hơn 1dm Qua hoạt động này, tôi đã hướng các em chủ động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

Trong quá trình học sinh tự khám phá kiến thức mới, tôi luôn khuyến khích học sinh nêu lên những ý tưởng mới để xây dựng bài, nếu học sinh trả lời sai thì tôi vẫn điềm tĩnh giải thích cho em hiểu

4.3 Đánh giá, rút kinh nghiệm

Tôi thường xuyên ghi chép kết quả học tập của học sinh đặc biệt là việc hình thành năng lực tự chủ và tự học Sau mỗi tuần học, tôi luôn khen ngợi, động viên những học sinh có tiến bộ trong học tập và rèn luyện; kịp thời giúp đỡ những học sinh chưa chủ động trong học tập nhằm đạt mục tiêu đã đề ra Khi tổng kết các đợt thi đua, tôi thường tặng cho học sinh những món quà nhỏ để động viên các em phát huy những thành tích đã đạt được

Như vậy, việc rèn luyện, phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh có thể thực hiện được ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục Giáo viên cần thiết

kế bài giảng cho hợp lí, sử dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học để tạo ra môi trường học tập chủ động cho học sinh

5 Rèn luyện và phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động ngoại khóa

Các buổi hoạt động ngoại khóa mang nhiều ý nghĩa thiết thực vì không chỉ

Trang 16

góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng xử lý tình huống trong cuộc sống mà

Trang 17

còn phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa được nhà trường tổ chức như: Khai giảng năm học mới; Trung thu yêu thương; Chia sẻ - yêu thương; Tuần lễ học tập suốt đời; Giáo dục về an toàn giao thông, kĩ năng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, phòng chống ma túy, tội phạm;… tham gia các cuộc thi cờ vua; vẽ tranh với chủ đề “Mái trường, thầy cô và bạn bè; sơ đồ tư duy; giữ vở sạch, rèn chữ đẹp; lớp học xanh, sạch, đẹp, thân thiện;… Các hoạt động trên đã giúp các em biết chia sẻ với những học sinh hoàn cảnh khó khăn sau cơn bão Yagi, khuyến khích đã em tự đọc sách, nâng cao

ý thức chấp hành pháp luật, có cách ứng xử đúng trước những hành vi lừa đảo của người xấu Khi tham gia hoạt động ngoại khóa, năng lực tự chủ và tự học của học sinh sẽ được hình thành một cách tự nhiên

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Sau một thời gian áp dụng “Biện pháp rèn năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 2F, trường Tiểu học , thành phố , tỉnh ”, tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ sau:

Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ tự chủ và tự học của học sinh trong học tập trước và sau khi áp dụng biện pháp:

STT Các biểu hiện của năng

lực tự chủ và tự học

Trước khi sử dụng biện

pháp

Sau khi sử dụng biện

pháp

Tự giác thực hiện

Cần sự hỗ trợ, nhắc nhở của

Tự giác thực hiện

Cần sự hỗ trợ, nhắc nhở của

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:49

w