1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 5 Ứng dụng chuyển Đổi số nhằm nâng cao hứng thú và phát huy năng lực học tập môn lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 5

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Việc ứngdụng chuyển đổi số vào giảng dạy Lịch sử và Địa lí giúp học sinh tiếp cận kiến thứcmột cách sinh động, trực quan, đồng thời khuyến khích các em phát triển kỹ năng tưduy sáng tạo

Trang 1

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: 5ETrường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Trang 3

I Lí do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp

Trong bối cảnh hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ số đã tác động sâu rộngđến mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là ngành giáo dục Do vậy, ứng dụngchuyển đổi số trong dạy học cho học sinh nói chung và bậc Tiểu học nói riêng làđiều hết sức cần thiết Công nghệ số giúp kết nối học sinh với các nguồn tài nguyênhọc tập đa dạng từ khắp nơi trên thế giới, mang lại những trải nghiệm học tập mới

mẻ và hấp dẫn Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng được cải thiện đáng kểnhờ các nền tảng trực tuyến, giúp việc trao đổi thông tin và hỗ trợ học tập trở nên

dễ dàng và hiệu quả hơn

Trong chương trình giáo dục Tiểu học, môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 giữ vị trí

vô cùng quan trọng Nó không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử và địa lý đấtnước mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, phản biện cho học sinh Việc ứngdụng chuyển đổi số vào giảng dạy Lịch sử và Địa lí giúp học sinh tiếp cận kiến thứcmột cách sinh động, trực quan, đồng thời khuyến khích các em phát triển kỹ năng tưduy sáng tạo và tự học Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp

Trang 4

ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hứng thú và phát huy năng lực học tập môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 5”

2 Thực tế tại đơn vị

a Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng đến công tác ứng dụng chuyển đổi sốtrong dạy học, luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tậpcho giáo viên và học sinh

- Giáo viên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi

số trong dạy học; luôn tích cực tìm hiểu, tự học, tự bồi dưỡng; áp dụng các phươngpháp mới vào giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh

- Học sinh sôi nổi, hứng thú đối với những bài học sinh động hấp dẫn có ứng dụng chuyển đổi số

Trang 6

tập môn Lịch sử và Địa lý

Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động được

tổ chức trong giờ học môn Lịch sử và Địa lý

17/40 43%

Học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm sau các

bài học môn Lịch sử và Địa lý

15/40 38%

Học sinh có tinh thần sáng tạo trong các hoạt động

môn môn Lịch sử và Địa lý

12/40 30%

Học sinh có tinh thần chủ động tìm hiểu, khám phá

kiến thức môn Lịch sử và Địa lý ngoài giờ học

Trang 7

3 Ý nghĩa của việc xây dựng, thực hiện biện pháp

Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục Tiểu học không chỉ là một bước tiếnquan trọng để nâng cao chất lượng học tập mà còn là cơ hội để phát triển toàn diệncác năng lực cho học sinh

II Nội dung của biện pháp

Biện pháp 1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy * Sử dụng phần mềm giáo dục và nền tảng học tập trực tuyến: Giáo viên sử dụng các phần mềm

như PowerPoint, Canva, Google Slides để thiết kế bài giảng sinh động, kết hợp sử dụng AI tạo các hình ảnh, video, âm thanh minh họa trực quan hoặc các ứng dụng tương tác như Kahoot, Quizizz cũng được áp dụng để tăng cường sự tham gia của học sinh trong lớp học

Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài “Triều Lý và việc định

đô ở Thăng Long” SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 40, tôi sử dụng các phần

mềm thiết kế bài giảng như Powerpoint, Canva… để tạo các slide với hình ảnhminh họa, bản đồ và các thông tin quan trọng về triều Lý và việc định đô ở Thăng

Trang 8

Long PowerPoint và Canva là hai phần mềm đáng chú ý trong việc thiết kế và trìnhbày bài giảng một cách chuyên nghiệp và sinh động.

Để tăngthêm hứng thú học tập của học sinh, tôi còn sử dụng AI để tạo hình ảnh động, lồng tiếng, hiệu ứng âm thanh như: tiếng cười, tiếng vỗ tay… làm cho bài giảng thêm cuốn hút, tăng sức hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 5

Ví dụ 2: Khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài “Vương quốc Phù Nam” SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 29, tôi đã sưu tầm 1 đoạn video về đất nước

Phù Nam để học sinh quan sát ở phần khởi động của bài học (Nguồn:

https://www.youtube.com/watch?v=nM5MmWAyfMM)

Sau khi xem video, tôi tiến hành đặt câu hỏi để học sinh thảo luận về những gìcác em đã thấy Ví dụ: "Các em đã thấy những gì trong video về đất nước PhùNam?" "Có những đặc điểm nào của Vương quốc Phù Nam mà các em thấy ấntượng?" Từ đó, khuyến khích học sinh chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của

Trang 9

mình Sau đó, tôi liên kết với nội dung bài và giới thiệu vào chủ đề của bài học

Trang 10

học Các em tích cực phát biểu ý kiến và tương tác với giáo viên, bạn bè nhiều hơn.Không những thế, nhờ ứng dụng chuyển đổi số khiến cho bài giảng trở nên sinhđộng, hấp dẫn, các em ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn Đặc biệt, với cách giảng dạynày đã thúc đẩy học sinh nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề

* Sử dụng công cụ bản đồ số và hình ảnh vệ tinh: Với phần Địa lí, việc sử

dụng các công cụ bản đồ số như Google Earth, bản đồ vệ tinh sẽ giúp học sinh tiếpcận kiến thức địa lí một cách cụ thể, chính xác và hấp dẫn hơn Học sinh có thể tựtìm hiểu các địa danh, vùng đất mà mình đang học qua hình ảnh thực tế từ khônggian

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca” SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 5 Tôi sử dụng công cụ

bản đồ số Google Earth để xác định vị trí địa lí của Việt Nam, tìm đến các địa danhnhư Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), Mũi Cà Mau (Cà Mau), thủ đô Hà Nội thay vì chỉtrên lược đồ

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Biển, đảo Việt Nam SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 15, tôi sử dụng công cụ bản đồ số Google Earth để xác định vị trí địa lí của

vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam

Trang 11

Việc giáo viên ứng dụng các phần mềm một cách đa dạng và linh hoạt, dựavào từng nội dung bài học khác nhau, giúp tăng cường sự tham gia và hứng thú củahọc sinh bởi bài giảng được thiết kế đáp ứng sự đa dạng và đổi mới, phù hợp vớitừng nội dung kiến thức, đồng thời giúp học sinh được tiếp cận bài học dưới nhiềukhía cạnh khác nhau, từ đó giúp các em nâng cao hiệu quả học tập và phát triểntoàn diện năng lực học tập

Biện pháp 2 Sử dụng phương pháp học tập tương tác

* Tạo môi trường học tập tương tác: Giáo viên có thể sử dụng các công cụ

như Plickers, Padlet, OLM để tạo ra môi trường học tập tương tác - Padlet là một phần mềm trực tuyến miễn phí tạo các bảng thông tin trực quan để chia sẻ ý tưởng, tài liệu và thảo luận Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, Padlet là nơi học sinh

có thể đăng bài viết, hình ảnh, video và liên kết Phần mềm này giúp tăng cường sự tương tác, sáng tạo, tư duy độc lập, đồng thời khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập từ đó giúp các em nâng cao chất lượng học tập, mở rộng vốn hiểu biết và tự tin trong quá trình học

Trang 12

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu

nội dung bài “Triều Lý và việc định đô ở

Thăng Long” SGK Lịch sử và Địa

lý 5 KNTT trang 40, tôi đã giao nhiệm vụ cho

học sinh về nhà sưu tầm một số tư liệu lịch sử

(câu chuyện, tranh ảnh, ) liên quan đến Triều

Lý sau đó chia sẻ lên Padlet Tôi gửi đường

link: https://padlet.com/huongnlhk/m-n-l-ch-s

công cụ rất hữu hiệu giúp giáo viên và học sinh ôn tập kiến thức, kiểm tra trắc

Trang 13

nghiệm, giáo viên và học sinh cả lớp cùng tương tác với nhau trực tiếp ngay tại lớp học cả khi học sinh không có thiết bị thông minh Ví dụ 2: Sau khi tìm hiểu nội dung bài

“Dân cư và dân tộc ở Việt Nam” SGK Lịch sử

và Địa lý 5 KNTT trang 20, tôi củng cố lại kiến

thức cho học sinh bằng cách tạo ra các câu hỏi

bằng công cụ Plickers để học sinh cả lớp được

thực hiện

5

Trang 14

Với công cụ Plicker tất cả 40 học sinh trong lớp được cùng tương tác trả lờicâu hỏi vì vậy các em rất hứng thú khi tham gia Qua đó giáo viên kiểm tra kiếnthức trực tiếp cả 40 học sinh cùng một lúc rất hiệu quả

- Ngoài ra một phần mềm học tập trực tuyến ứng dụng chuyển đổi số rất phổbiến và hiệu quả đó chính là OLM Tôi thường sử dụng phần mềm này để giaonhiệm vụ cho học sinh

Ví dụ: Khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài “Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc” SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 25, tôi sử dụng phương pháp

lớp học đảo ngược Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh xem video và hoàn thành nhiệm

vụ trên OLM Qua đây tôi kiểm soát được sự tương tác của học sinh và kết quả màcác em đã thực hiện một cách nhanh và chính xác

Khi sử dụng OLM tôi thấy các em rất hứng thú và tự giác hoàn thành nhiệm vụcủa mình

* Tạo trò chơi học tập: Để làm phong phú thêm tiết học, giáo viên có thể xây

dựng các trò chơi học tập dựa trên kiến thức Lịch sử và Địa lí Ví dụ, tạo các câu đố,trò chơi ghép bản đồ hoặc thi đua trả lời câu hỏi qua ứng dụng WordWall, Kahoothoặc Quizizz Điều này sẽ tạo ra không khí học tập vui vẻ, khuyến khích học sinh

Trang 15

học tập một cách tự nhiên và sáng tạo

Ví dụ 1: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài “Vị trí địa lý, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca” SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 5, tôi đã sử dụng phần mềm Quizizz để tổ chức cho học sinh tham gia

trò chơi “Những nhà thám hiểm tài ba”

Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức về các khái niệm và biểu tượngquốc gia, đồng thời khuyến khích sự tham gia tích cực và hứng thú của các em trongquá trình học tập

Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài “Triều Nguyễn” SGK Lịch sử và Địa lý 5 KNTT trang 56, giáo viên có thể sử dụng phần mềm WordWall

để thiết kế trò chơi “Em hiểu biết về Triều Nguyễn” cho học sinh tham gia

Khi tổ chức trò chơi học tập, tôi thấy học sinh tham gia trò chơi rất hứng thú vàsôi nổi Thay vì sự nhàm chán trước đây, học sinh ngày một yêu thích môn học vàhọc tập nỗ lực, tự giác hơn Không những thế, các em biết cách ứng dụng

Trang 16

của một người công dân số Đây chính là

một yêu cầu mới trong năm học này Ví

dụ: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm

hiểu tiết 1 nội dung bài “Vương quốc

Chăm – pa” SGK Lịch sử và Địa lý 5

Trang 17

KNTT trang 32, tôi hướng dẫn các em sử

dụng internet để tìm kiếm một số tranh

ảnh, câu chuyện lịch sử về đền tháp Chăm

pa ở Việt Nam

* Phát triển các dự án học tập: Dự án học tập là một hình thức tổ chức học tập

hiện đại, giúp học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn Dự ánhọc tập là cách hiệu quả để môn Lịch sử và Địa lí trở nên sống động, gần gũi, đồngthời giúp học sinh hình thành kỹ năng học tập suốt đời Học sinh có thể thực hiệntheo cá nhân hoặc nhóm Học sinh biết ứng dụng các phần mềm đơn giản để làm cácbài tập nhỏ như biết sử dụng phần mềm Powerpoint để xây dựng các slides trìnhchiếu, làm video thuyết trình về một sự kiện lịch sử hoặc vẽ biểu đồ địa lý Những

dự án này giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học và phát triển kỹ năng tư duysáng tạo, kỹ năng thuyết trình

Trang 18

Ví dụ: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiết 1 nội dung bài “Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc” SGK Lịch sử và Địa lí 5 KNTT trang 36, tôi giao

nhiệm vụ cho các nhóm về nhà tìm kiểm trên internet tranh ảnh, câu chuyện về Hai

Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền… và làm slides trình chiếu đểgiờ học sau các em thuyết trình trước lớp

7

Khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy các em rất sáng tạo, nhanh nhẹn,

tự tin, tự giác, hăng hái thực hiện nhiệm vụ học tập Qua đó các em phát triển được các kĩ năng, năng lực, phẩm chất của một công dân số

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Trang 19

Sau một thời gian áp dụng biện pháp vào thực tế, tôi nhận thấy lớp học đã đạt được

những kết đáng khích lệ, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt: Tăng hứng thú học tập:

Thông qua các hoạt động tương tác và sử dụng công nghệ, học sinh thể hiện sự hứng thú và tham gia tích cực hơn trong các tiết học Lịch sử và Địa lí Các trò chơi,video và hình ảnh trực quan giúp bài học trở nên sinh động và dễ hiểu hơn, giúp các

em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả Phát triển năng lực tự học: Ứng dụng

chuyển đổi số giúp học sinh làm quen với các công cụ tìm kiếm và các tài liệu trực tuyến, từ đó khuyến khích các em tự học, tìm hiểu thêm kiến thức bên ngoài sách giáo khoa Học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ kiến thức mà còn biết cách

áp dụng vào thực tiễn Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo: Các

dự án học tập và hoạt động tương tác giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề Những kỹ năng này không chỉ hữu ích cho môn học mà còn giúp các em trong các hoạt động khác trong đời

sống Kết quả học tập được nâng cao: Nhờ vào sự kết hợp giữa phương pháp dạy

học truyền thống và công nghệ số, học sinh nắm vững kiến thức sâu hơn, đạt được kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra và đánh giá học tập Có thể thấy rằng, sáng kiến không chỉ nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử và Địa lý mà còn góp phần phát triển toàn diện năng lực học sinh Để minh chứng cho sự thay đổi nói trên, tôi đã tiến hành so sánh sự thay đổi về hứng thú và năng lực học tập môn Lịch

sử và Địa lý của học sinh lớp 5A trước và sau khi áp dụng sáng kiến Đồng thời, tôicũng khảo sát hiệu quả các

Trang 21

Học sinh cảm thấy hứng thú với các hoạt động

học tập môn Lịch sử và Địa lý

19/40 48% 40/40 100%

Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động

được tổ chức trong giờ học môn Lịch sử và

Địa lý

17/40 43% 35/40 88%

Học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm

sau các bài học môn Lịch sử và Địa lý

15/40 38% 30/40 75%

Học sinh có tinh thần sáng tạo trong các hoạt

động môn môn Lịch sử và Địa lý

12/40 30% 28/40 70%

Học sinh có tinh thần chủ động tìm hiểu, khám

phá kiến thức môn Lịch sử và Địa lý ngoài giờ

học

9/40 23% 28/40 70%

Trang 22

Bảng khảo sát đánh giá hiệu quả các biện pháp ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 theo góc nhìn của học sinh

Số

lượng

Tỉ lệ

Học sinh cảm thấy giờ học Lịch sử và Địa lý hấp dẫn hơn

khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin

40/40 100%

Học sinh cảm thấy tập trung và thích thú hơn trong giờ học 36/40 90%

Trang 23

Lịch sử và Địa lý khi giáo viên ứng dụng phần mềm học tập

tương tác

Học sinh cảm thấy giờ học Lịch sử và Địa lý sáng tạo, tích

cực hơn sau khi giáo viên áp dụng phương pháp phát huy

tính tự học sáng tạo của học sinh

Trang 24

Biện pháp “Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hứng thú và phát huy năng lực học tập môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 5”, đã mang lại những kết quả tích cực trong việc nâng cao hứng thú học tập vàphát huy năng lực của học sinh Bằng cách kết hợp công nghệ và phương pháp họctập tương tác, sáng kiến không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệuquả mà còn phát triển các kỹ năng quan trọng như tự học, sáng tạo và làm việcnhóm Việc tiếp tục triển khai và phát huy sáng kiến này sẽ góp phần nâng cao chấtlượng dạy và học trong nhà trường

2 Đề xuất, kiến nghị

2.1 Đối với nhà trường

Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tập huấn hoặc chuyên đề có sử dụng ứng dụng chuyển đổi số vào bài dạy

2.2 Đối với giáo viên

Trang 25

Không ngừng học hỏi, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp; tự tìmhiểu, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của bản thân Trên đây là

biện pháp “Một số biện pháp ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hứng thú

và phát huy năng lực học tập môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 5”, được

giáo viên đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 5A trường tiểu học , thành phố

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w