BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí
Trang 1Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: …Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY NỘI DUNG LỊCH SỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5
Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Điều đó cho thấy Lịch sử là một nội dung kiến thức đóng vai trò vô cùng quan trọngtrong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người Trong chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018, nội dung lịch sử được thực hiện thông qua môn Lịch sử và Địa lý
So với chương trình hiện hành, chương trình mới có cấu trúc khá căn bản, chuyển từ diệnsang điểm Nội dung dạy học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý như trước
Trang 3mà chỉ lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, của quốc gia, khuvực, của một số giai đoạn lịch sử Các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong cácchủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới theo sự mở rộng về không gian địa
lý và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền, đến đất nước và thế giới) Chương trìnhcũng tích hợp liên môn với các môn học khác nhằm bổ trợ nội dung chính Điều đó, giúphọc sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học để giải quyết các vấn đềtrong học tập và đời sống phù hợp với lứa tuổi
Năm học 2024 – 2025, tôi được phân công giảng dạy lớp 5D, trường Tiểu học ,thành phố (sĩ số 43) Ngay đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh qua ba mức độnhận thức về nội dung Lịch sử như sau:
Thời gian
Nội dung
Trước khi áp dụng giải pháp
Biết quan sát tra cứu thông tin mức độ đơn giản 27 học sinh = 62,7%
Nắm được mốc thời gian, diễn biến của một số sự
kiện lịch sử
18 học sinh = 41,8%
Trình bày được ý kiến của mình về một số sự
kiện hoặc nhân vật lịch sử
6 học sinh = 13,9 %
Trang 4Nhìn vào bảng khảo sát trên và qua thực trạng hiện nay trong trường học, tôi nhậnthấy một số tồn tại sau:
- Đối với giáo viên: Vẫn chưa sử dụng triệt để các thiết bị dạy học vào giảng dạy dẫntới việc truyền tải kiến thức về nội dung lịch sử còn mờ nhạt
- Đối với học sinh: Phần đông các em học sinh chưa thực sự yêu thích lịch sử, chưachủ động tích cực trong giờ học lịch sử Các em lười ghi nhớ các sự kiện lịch sử hoặc họcnhưng rất khó nhớ nên dẫn đến tình trạng chưa nắm được kiến thức về lịch sử
- Đối với phụ huynh: Còn tư tưởng phân biệt môn chính và môn phụ nên thườngxem nhẹ nội dung lịch sử Bởi vậy, môn Lịch sử và Địa lí cũng được coi là môn phụ nênviệc nhắc nhở con học nội dung lịch sử của phụ huynh nhiều khi mang tính chất đối phó.Với thực trạng như trên, tôi đặt ra câu hỏi: Vậy làm thế nào để các em yêu thích lịch
sử, tự tìm đến với lịch sử của dân tộc
Như chúng ta biết, con đường nhận thức ngắn nhất của học sinh Tiểu học là conđường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và phương tiện hết sức cần thiết
để đi được trên “con đường” nhận thức này chính là các “thiết bị dạy học” Giáo viên cần
tạo điều kiện cho học sinh làm việc trực tiếp với các thiết bị dạy học theo phương châm: H
ãy để cho học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của mình nhiều hơn.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra báo cáo: “Biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi giảng dạy nội dung lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lý lớp 5, năm học 2024 - 2025” với mục
đích tạo được niềm say mê, hứng thú học tập và đặc biệt là khơi dậy tình yêu của học sinhdành cho lịch sử
II Nội dung của biện pháp
Trang 51.1 Bản chất của việc sử dụng thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học nội dung Lịch sử là các nguồn tư liệu phong phú, cụ thể, sinh động,giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục, không chỉ nhằm minh hoạ bài giảng của giáo viên
mà còn hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử của họcsinh một cách tích cực, sáng tạo
1.2 Quy trình sử dụng thiết bị dạy học
- Giáo viên giới thiệu (tên đồ dùng, cấu tạo/ phương pháp thể hiện các hiện tượng,
sự vật )
- Giáo viên nêu yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần khai thác, cần có được từ thiết bịdạy học đó
Trang 6- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng và khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học thông qua các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.
- Học sinh quan sát, nhận xét, rút ra kết luận về hiện tượng, sự vật qua đồ dùng trựcquan đã quan sát (tùy điều kiện, có thể làm việc cá nhân hoặc nhóm)
- Giáo viên tổng hợp và chốt kiến thức, kỹ năng cần thiết
1.3 Yêu cầu của việc sử dụng thiết bị dạy học.
Để sử dụng thiết bị dạy học đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy:
- Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, biết định hướng họcsinh theo mục tiêu giáo dục chung Để làm được như vậy, bản thân mỗi giáo viên luôn
tự học, tự bồi dưỡng việc sử dụng thiết bị dạy học thông qua các buổi tập huấn củangành, trường,
- Đầu năm học, giáo viên phải xây dựng học liệu bài giảng, kế hoạch sử dụng thiết
bị dạy học phù hợp với từng kiểu bài, từng nội dung
- Giáo viên phải cân nhắc tránh lạm dụng sử dụng quá nhiều thiết bị dạy học trongmột bài học Vì vậy, giáo viên cần sử dụng thiết bị dạy học đúng lúc, đúng chỗ mớiđem lại hiệu quả trong giảng dạy
- Tăng cường quá trình kiểm tra việc rèn luyện kỹ năng qua các giờ học có sửdụng thiết bị dạy học, giúp các em có tư duy độc lập về bài học
- Thiết bị dạy học phải sinh động gây được sự chú ý, tạo được hứng thú trong học tậpcủa học sinh và phải phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh
2 Biện pháp 2: Nắm vững kĩ năng sử dụng các loại thiết bị dạy học trong giảng dạy nội dung lịch sử 5.
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí banhành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và
Trang 7Hình vẽ, tranh ảnh là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy họ
c lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực
a) Tranh ảnh chân dung
Học sinh rất thích xem tranh ảnh, chân dung các nhà Cách mạng, các anh hùng dântộc, Các em không chỉ chú ý bề ngoài mà còn chú ý nội dung, hành vi thể hiện qua tranhảnh Vì vậy, tôi thường sử dụng tranh ảnh chân dung của nhân vật lịch sử để gây
Trang 8hứng thú cho học sinh để phát triển năng lực nhận thức Khi sử dụng, tôi sẽ phân tích nộidung bức tranh đó để làm nổi bật tính cách của nhân vật Từ đó, các em sẽ bày tỏ lòng khâmphục và học tập được đạo đức, tài năng của họ.
Ví dụ: Bài 13: Triều Nguyễn.
1 Nội dung câu chuyện lịch sử “Minh
Mạng với sự nghiệp trị nước an dân”
Hình 1 Vua Minh
Mạng (tranh vẽ)
2 Phong trào Cần vương chống Pháp
Hình 2 Tôn Thất Thuyết (tranh vẽ)
b) Tranh ảnh tư liệu là một phần đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học Đó lànhững bức tranh, ảnh tái hiện lại đúng thời điểm bấy giờ Thông qua, tranh ảnh tư liệu họcsinh sẽ dễ dàng hình dung lại sự kiện lịch sử ở thời điểm đó.Vì vậy, tôi thường in nhữngbức ảnh trong mỗi bài học, để học sinh được nhìn thấy thực tế và tăng thêm thích thú cho học sinh
Ví dụ: Bài 14 – Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trang 9Bản đồ, lược đồ, niên biểu là đồ dùng trực quan được sử dụng thường xuyên trongtrong quá trình dạy học Vì vậy, tôi thường kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tòi,lĩnh hội kiến thức với việc hình thành phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ - lược đồ cho họcsinh thông qua bài học.
Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ - lược đồ, trong quá trìnhdạy học, tôi đã hướng dẫn học sinh một số kĩ năng sử dụng bản đồ - lược đồ như:
+ Đọc nhiều lần phần chú giải
Trang 10+ Xác định phương hướng, tìm và chỉ vị trí của các đối tượng lịch sử trên bản đồ lược đồ.
-+ Mô tả một đối tượng lịch sử dựa vào bản đồ - lược đồ
Để đạt được hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ - lược đồ của h
ọc sinh, tôi đưa ra các hoạt động với nhiều hình thức như: Tô màu theo kí hiệu; vẽ mũi tên chỉ đường tiến quân để thể hiện diễn biến cuộc kháng chiến; dựa vào lược đồ thuật lại trậnđánh dưới dạng sơ đồ tư duy,
2.3 Mô hình, sa bàn
Ngoài những đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa hoặc ở thư viện thì giáo viêncùng tổ chuyên môn còn làm những mô hình, sa bàn từ những vật liệu đơn giản để tạo ranhững hiện vật (công cụ, vũ khí ), tái hiện những sự kiện lịch sử đơn giản minh hoạ cho tiếtdạy sinh động hơn và học sinh hình dung và hiểu sâu hơn về chủ đề
Ví dụ: Bài 15 Chiến dịch Điện
Biên Phủ năm 1954.
- Giáo viên cho học sinh quan sát
nhận biết đó là mô hình gì?
- Mô hình đó gắn với sự kiện nào?
- Tìm hiểu nội dung mô hình
Trang 11và không còn được nguyên vẹn Vì vậy, khi sử dụng các hiện vật trong dạy học, tôi đã tổchức cho học sinh tham quan bảo tàng địa phương, mặc dù các hiện vật ở đây mới chỉ là táihiện lại nhưng cũng gây sự tò mò và rất thích thú trong học sinh
Hình 6 Học sinh lớp 5D tham quan Bảo tàng Quảng Ninh
2.5 Các đồ dùng ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh các thiết bị truyền thống để dạy học Lịch sử, tôi thường sử dụng máy vi tính với các đồ dùng thông dụng mà phổ biến hiện nay là Power Point, video, phim tư
Trang 12liệu, trang wed, kênh thông tin về lịch sử trang Youtube, tạo cho học sinh có nhữngphương pháp học tập mới; có khả năng lĩnh hội kiến thức với chất lượng cao, tốc độ nhanh.Ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh theo dõi các sự kiện lịch sử
dễ dàng hơn mà còn tạo hứng thú học tập giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử nhanhhơn
Tuy nhiên, tôi thấy rằng không nên lạm dụng việc sử dụng đồ dùng ứng dụng CNTT,biến giờ học thành giờ trình diễn hình ảnh và học sinh chỉ có vai trò khám thị một cách say
mê song bị động và không có tác dụng nhiều trong việc tiếp thu kiến thức Đặc biệt, tôi luônquan tâm đến việc kiểm tra thông tin trên các trang mạng trước khi đưa vào nội dung giảngdạy, để không làm sai lệch về kiến thức lịch sử Vì không phải trang mạng hay kênhYoutube nào cũng là chính thống và đưa thông tin lịch sử chính xác
3 Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy từng dạng bài.
Giáo viên phải lựa chọn các thiết bị dạy học phù hợp với từng bài dạy cụ thể Thôngthường ta có thể lựa chọn các thiết bị dạy học để sử dụng trong các dạng bài sau:
- Mức độ 2: Học sinh tự vẽ lại lược đồ diễn biến chiến dịch
- Mức độ 3: Học sinh khái quát lại nội dung sự kiện lịch sử dưới dạng sơ đồ tư duy
Trang 13* Ví dụ 1: Bài 15: Chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954.
Giáo viên treo lược đồ hình 2: Lược đồ
chiến dịch Điện Biên Phủ
- Hoạt động 1: Thông qua việc trực quan
của lược đồ này, tôi cho học sinh đọc chú giải để
xác định các kí hiệu trong lược đồ Qua hoạt
động này, giúp học sinh làm các kí hiệu, mũi tên
đúng theo quy định của lược đồ Khi học sinh
quan sát, tôi lưu ý các em chỉ rõ ba đợt tấn công
của địch, gắn mũi tên cho chính xác
Hình 7 Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
- Hoạt động 2: Tôi tổ chức cho học sinh vẽ lại lược đồ Hoạt động này giúp các em ghi nhớ chính xác từng địa điểm, từng mũi tấn công của địch
- Hoạt động 3: Học sinh thuật lại diễn biến của chiến dịch bằng sơ đồ tư duy, với cách l
àm này tôi thấy học sinh nắm tương đối chính xác kiến thức của bài
Như vậy, trong một tiết học việc xây dựng và thiết kế đồ dùng học tập đã được tăng lên theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm giúp học sinh nắm được diễn biến của trận đánh một cách tổng hợp, dễ nhớ và nhớ lâu về các sự kiện lịch sử Với việc hướng dẫn
Trang 14cho học sinh thiết kế và sử dụng đồ dùng học tập, tôi không những giúp học sinh hiểu bài mà c
òn nâng cao tính tích cực chủ động trong nội dung lịch sử, góp phần phát triển năng lực và phẩmchất của học sinh
b) Sử dụng phần mềm Bảo tàng ảo giúp học sinh tìm hiểu về các tư liệu, hiện vật lịch sử trong bài:
Bảo tàng ảo là một kho tư liệu phong phú, nơi chứa đựng những vết tích của lịch sử, bằng chứng của quá khứ Do đó, việc hướng dẫn học sinh sử dụng Bảo tàng ảo trong học tập Lịch
sử Việt Nam ở trường Tiểu học có tác dụng cao trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh một cách cụ thể và chân thực (mặc dù các em không trực tiếp đến được bảo tàng) Để có thể
sử dụng hiệu quả nguồn Bảo tàng ảo trong day học Lịch sử, giáo viên cần thực hiện theo cácbước sau:
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh tương tác với Bảo tàng ảo, kết hợp với trình bày cá nhântrước lớp
- Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi về những nét cơ bản nhất của di tích Trên cơ sở đó, giúp học sinh có biểu tượng đầy đủ về di tích
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, khắc sâu biểu tượng cho học sinh, đồng thời liên hệ để giáo dục ý thức trân trọng những thành tựu văn hóa lịch sử mà cha ông ta để lại
- Bước 4: Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, dữ liệu cho thiết kế bảo tàng ảo được thực hiện chủ yếu bằng việc số hóa dữ liệu và hình ảnh của bảo tàng thực Trên
cơ sở nguồn dữ liệu được số hóa, giáo viên kết hợp thêm những phương pháp và kĩ thuật dạy học khác như: Thảo luận nhóm, dạy học dự án, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật “321” … để tổ chức cho học sinh tham quan học tập với bảo tàng ảo một cách thuận lợi và dễ dàng
Ví dụ: Để giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc hơn về Đời sống của người Việt thời kỳ Vă
n Lang, Âu Lạc, với những nét đặc trưng như Trống đồng, rìu đồng, nồi gốm, Tôi đã sử dụng
Trang 15Bảo tàng ảo trên trang web: https://baotanglichsu.vn
hoặc https://baovatquocgia.baotangso.com/ để cho học sinh thoải mái khám phá Đồng thời,qua đó tạo hứng thú và niềm say mê học tập lịch sử cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng ca
Trang 16- Bước 1: Sử dụng mô hình Lớp học đảo ngược, xây dựng các video học liệu về câuchuyện lịch sử trước (hiện nay cũng có rất nhiều trang mạng như EZ Sử cung cấp rất nhiềuvideo dưới dạng hoạt hình tái hiện lại các câu chuyện lịch sử), cho học sinh học trực tuyếnqua các trang điện tử như: OLM, Palet,
- Bước 2: Trên lớp, sử dụng các tranh ảnh về câu chuyện lịch sử để học sinh thực hiệnsau khi đã xem video học liệu:
+ Phải mô tả và tường thuật (hay kể lại) những việc làm, đóng góp và công lao của cácnhân vật đó đối với lịch sử
+ Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tìnhcảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục và kính trọng đối với nhân vật lịch
sử trong mỗi câu chuyện
Với việc sử dụng mô hình Lớp học đảo ngược, giáo viên đã giảm được thời lượngnghiên cứu và tìm hiểu trên lớp, phát huy vai trò tích cực, chủ động tự học của học sinhbằng cách hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị dạy học như máy tính, ipad, điện thoại
và khai thác học liệu dạy học như video trên Youtube, OLM,…
Ví dụ: Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì
Bắc thuộc (nội dung lịch sử - câu chuyện Trưng
Vương trừ giặc Hán)
+ Học sinh xem video học liệu
+ Giáo viên giới thiệu tranh hai bà Trưng
đánh giặc giữ nước thuộc dòng tranh chúc tụng
trong tranh dân gian Đông Hồ Học sinh hiểu thêm
về tranh dân gian Việt Nam qua các câu chuyện
lịch sử
Hình 9 Trưng Vương trừ giặc Hán (tranh dân gian Đông Hồ)
Trang 17+ Học sinh quan sát tranh và trả lời một số câu
hỏi liên quan và kể lại nội dung câu chuyện
Với những thước phim sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi trong kí ứchọc sinh Các em sẽ thích thú với tiết học Lịch sử vì kiến thức chẳng hề khô khan mà trái lạirất dễ nhớ
* Cuối tiết học, tôi thường động viên, khen thưởng những nhóm có sự chuẩn bị chu đáo
về đồ dùng học tập, những học sinh có kĩ năng thuyết trình tốt bằng thư khen, thẻ tích điểm đổi quà, hay trò chơi tập thể, Tôi tin rằng với những phương pháp trên, học sinh sẽ cảm thấythích thú hơn với môn Lịch sử và luôn mong muốn được tìm hiểu về Lịch sử của dân tộc
4 Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung Lịch sử.
- Đối với bậc Tiểu học, phụ huynh luôn có vai trò rất lớn trong giám sát và đánh giá
việc học của học sinh Chính vì vậy, giáo viên cần phải: