Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng và đọc hay không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động mà còn phát triển các năng lực giao tiếp, hợp tác và tự học.. Đối với phần
Trang 1PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
*** ***
BÁO CÁO BIỆN PHÁP Rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh trong môn Tiếng Việt 5
theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: 5E Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2UBND THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP Rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh trong môn Tiếng Việt
5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Họ tên giáo viên:
Dạy tại lớp: 5C
Trường: Tiểu học
Thành phố , tỉnh Quảng Ninh
I Lý do hình thành biện pháp:
Trong chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ,
tư duy, và phẩm chất cần thiết cho học sinh Ở lớp 5, việc rèn kỹ năng đọc đúng và đọc hay là một nhiệm vụ trọng tâm giúp học sinh hoàn thiện khả năng ngôn ngữ và phát triển tư duy cảm thụ văn học
Thứ nhất, đọc đúng là kỹ năng nền tảng giúp học sinh nắm chắc nội dung văn bản, từ đó hiểu được ý nghĩa và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải Kỹ năng này không chỉ yêu cầu phát âm chính xác mà còn phải tuân thủ các quy tắc ngữ điệu, nhấn giọng, ngắt nghỉ phù hợp với dấu câu và ý nghĩa câu từ
Trang 3Thứ hai, đọc hay không chỉ giúp học sinh thể hiện cảm xúc qua lời đọc
mà còn kích thích khả năng cảm thụ văn học, nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú Kỹ năng này giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, thái độ trước một tác phẩm văn học, qua đó phát triển năng lực thẩm mỹ và tư duy sáng tạo
Thứ ba, chương trình GDPT 2018 nhấn mạnh đến phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, thảo luận
và sáng tạo Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng và đọc hay không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động mà còn phát triển các năng lực giao tiếp, hợp tác và tự học
Do đó, việc xây dựng và áp dụng các biện pháp rèn đọc đúng, đọc hay là cần thiết, nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay
Năm học 2024 -2025, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy tại lớp 5C Lớp có 36 học sinh 20 nam và 16 nữ Các em đều đúng độ tuổi, ngoan ngoãn,
lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè
Trang 4Hình ảnh: Học sinh trong giờ học Tiếng Việt
Sau khi nhận lớp và giảng dạy thực tế trong một thời gian, tôi nhận thấy trong lớp tôi chủ nhiệm số học sinh đọc trôi chảy, lưu loát, rõ ràng, đọc đúng còn rất ít Nhiều em kỹ năng đọc chưa tốt, đọc còn bé, đọc ấp úng, chưa đảm bảo tốc
độ chuẩn đối với học sinh lớp 5, đọc đôi khi còn bỏ chữ, chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, phát âm sai lỗi chính tả, từ việc phát âm sai sẽ dẫn đến tình trạng học sinh viết sai chính tả
Để nắm được chính xác mức độ đọc của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng đọc của từng em để nắm được chất lượng đọc của lớp
Kết quả như sau:
STT
Tống số
học sinh
Số HS đọc diễn cảm
Số HS biết ngắt, nghỉ hơi trong câu
Số HS đọc lưu loát đoạn và cả bài
Số HS phát âm sai
Trước thực trạng trên, vấn đề đặt ra là phải làm cho học sinh có ý thức và ham muốn trong học tập là tự luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy Làm thế nào để học sinh đọc đúng và cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ …đó là những trăn trở luôn thôi thúc tôi tìm ra hướng giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình Chính vì vậy tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh
nghiệm “Một số biện pháp rèn đọc đúng, đọc hay cho học sinh trong môn
Trang 5Tiếng Việt 5 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ”.
Như vậy để giúp các em đọc đúng, đọc hay, tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
Trang 6II Nội dung của biện pháp Biện pháp 1: Chuẩn bị nội dung bài dạy, đồ dùng, thiết bị dạy học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
a Chuẩn bị nội dung bài dạy, đồ dùng, thiết bị dạy học.
Chúng ta đều biết rằng việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp không những là điều cần thiết mà còn là điều bắt buộc đối với người giáo viên Để tiết dạy có hiệu quả cao, ngoài chuẩn bị nội dung bài dạy chu đáo thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng Với sự phát triển của công nghệ, việc ứng dụng chuyển đổi số để sưu tầm hình ảnh và video trực quan giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo viên trong việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy, đồng thời mở ra nhiều cơ hội
để học sinh tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và phong phú Qua đó bài học trở nên sinh động và hấp dẫn , khơi dậy hứng thú và tập trung của học sinh
VD: Khi dạy bài: “Những hòn đảo trên Vịnh ” tôi chuẩn bị hình ảnh, video giới
thiệu những hòn đảo trên Vịnh Sau đó yêu cầu cầu học sinh quan sát, miêu tả hình dáng một số hòn đảo qua đó nhận xét sự đặc biệt về hình dáng của các ngọn núi này
Hình ảnh: Hòn Trống Mái trên Vịnh
Đối với phần luyện đọc câu dài và luyện đọc diễn cảm, giáo viên cần chuẩn bị câu văn dài cũng như đoạn luyện đọc diễn cảm trình chiếu trên máy sao cho thật đúng để học sinh nắm bài một cách nhanh và hiệu quả nhất
b Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Một người giáo viên trước khi lên lớp phải thiết kế bài dạy và chuẩn bị bài để tiết dạy thành công thì đối với học sinh cũng vậy Dù người giáo viên có dạy hay và lựa chọn nhiều phương pháp giảng dạy thế nào đi nữa mà người học không có sự chuẩn
Trang 7bị bài trước ở nhà thì tiết dạy cũng không thể thành công như mong đợi.
Trang 8Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học, việc ứng dụng chuyển đổi số trong giảng dạy cũng rất quan trọng, chính vì vậy tôi sử dụng phần mềm Zoom để giao nhiệm vụ ở nhà cho học sinh Ngoài ra, tôi còn kết hợp xen kẽ giữa phần mềm Zoom và phần mềm Azota Phần mềm Azota là một phần mềm rất hữu ích và tiện lợi Sau khi tôi tải phần mềm về máy tính, thiết lập tài khoản, tạo nhóm lớp như phần mềm Zoom Trên phần mềm này tôi đưa lên các yêu cầu đối với từng bài học Về phía học sinh, tôi hướng dẫn các em cách tải và đăng nhập vào ứng dụng Vì các em là học sinh lớp 5 nên sẽ rất
dễ dàng để làm những việc đó
VD: Khi sử dụng các phần mềm này, tôi yêu cầu học sinh thực hiện việc đọc bài ở nhà và ghi lại những từ dễ đọc sai, câu văn cần chú ý cũng như giọng đọc của bài, sau đó trả lời các câu hỏi của bài đọc
Hình ảnh: Học sinh ở nhà chuẩn bị bài qua phần mềm Azota
Qua áp dụng các hình thức trên học sinh đã có ý thức tự giác học bài, chuẩn bị bài tốt hơn trước rất nhiều Nhờ vậy mà học sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn và tự tin hơn trong giờ học
Biện pháp 2: Kĩ năng đọc mẫu của giáo viên.
Đọc mẫu chính là đọc lần thứ nhất Bước đọc mẫu này rất quan trọng vì ấn tượng đầu tiên đối với học sinh rất quan trọng Nó quyết định học sinh yêu thích hay không yêu thích văn bản được đọc Yêu cầu đọc mẫu phải đảm bảo chất lượng, đọc đúng chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm
Sau nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài việc soạn
Trang 9bài kĩ, nếu giáo viên chú trọng vào việc đọc mẫu cũng góp phần quan trọng vào
Trang 10thành công của tiết dạy Muốn học sinh đọc tốt thì trước hết giáo viên phải đọc tốt.
Để đọc mẫu chuẩn, tôi chú ý làm tốt những việc sau:
Tôi luôn đọc trước bài để đọc đúng, có đọc đúng mới có thể đọc hay, chau chuốt giọng đọc của mình để đọc được diễn cảm, có những bài đoc tôi đọc và ghi
ấm sau đó nghe lại để xem đã hay chưa Nếu chưa hay ở đâu tôi lại tiếp tục điều chỉnh… Với mỗi bài tập đọc, tôi thường đọc trước bài để hiểu, cảm nhận được văn bản, rồi đọc đi đọc lại để phát hiện ra các nhược điểm, tự điều chỉnh giọng đọc của mình sao cho chuẩn, hay hơn
Ngoài luyện đọc đúng, hay, tôi luôn chú ý làm chủ âm thanh giọng đọc của mình, đọc với âm lượng đủ lớn để học sinh cả lớp đều có thể nghe rõ Hiện nay, tôi cũng đang dùng mic trợ giảng để hỗ trợ thêm khi giảng bài, nhưng riêng với giờ dạy Đọc, nhất là khi đọc mẫu, tôi không bao giờ dùng mic trợ giảng để giữ chuẩn cho giọng đọc
Khi đọc mẫu, tôi đứng ở phía trên, vị trí giữa lớp để bao quát cả lớp, không
đi lại khi đọc mẫu, cầm sách đúng cách khi đọc: đỡ sách bằng lòng bàn tay trái, ngón tay trỏ kẹp giữa hai trang sách, tay phải cầm bên góc phải của sách Ổn định trật tự lớp, tạo tâm thế nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo để theo dõi bài đọc Khi đọc, thỉnh thoảng tôi nhìn lên học sinh để tạo sự giao cảm, thu hút các em
Biện pháp 3: Rèn kỹ năng đọc đúng tiếng, từ, đọc ngắt nghỉ hơi, đọc diễn cảm.
Căn cứ kết quả khảo sát đầu năm, đối với học sinh đọc sai, tôi đã phân loại lỗi đọc, tìm hiểu nguyên nhân để có cách rèn và sửa cho học sinh phù hợp nhằm đảm bảo tính khoa học, cụ thể:
Trang 11a Rèn kĩ năng đọc đúng tiếng, từ.
Trường hợp này học sinh thường sai ở lỗi phát âm hoặc đọc sai do không nhìn kĩ vần, đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ Trường hợp sai phụ âm đầu (thông thường là n-l): tôi yêu cầu đọc lại và gợi ý sửa lỗi phát âm (có thể phải mô tả hoạt động của các cơ quan phát âm và phát âm mẫu để học sinh làm theo), chỉ cần học sinh nhận biết được cách phát âm và có ý thức phát âm đúng, chưa đòi hỏi phải sửa ngay được lỗi mắc
Ví dụ: Các em hay phát âm sai n/l, tôi nói khi phát âm “n”: đầu lưỡi thẳng
(vì nó là âm tắc), âm “l”: đầu lưỡi cong lên Sau đó phát âm mẫu để học sinh nhìn,
nghe và đọc lại Tôi cũng động viên học sinh đó luyện đọc các từ có phụ âm đầu là n/l thường xuyên hơn Chẳng hạn:
- Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau: na ná, nao núng, nấu nướng,
nem nép, nết na…
- Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ: la liệt, lạc lõng,
- Luyện cả “n” và “l” trong các từ sau: náo loạn, nảy lửa, nói lại, nới lỏng,
Ngoài ra, tôi còn cho học sinh tập nói, tập đọc dưới dạng chơi mà học bằng cách sử dụng những câu đồng dao câu tạo ngữ dí dỏm, có những tiếng chứa phụ
âm đầu dễ lẫn cho học sinh thi nói đúng, đọc đúng
“ Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc ”
Trang 12“ Đi Hà Nội mua cái nồi về nấu cơm nếp ”.
Ngoài việc rèn đọc cho học sinh trong giờ học, khi trò chuyện cùng các em hay nghe các em nói chuyện với nhau, tôi đều chú ý phát hiện, uốn nắn rèn cho các
em Nên đến nay hầu hết học sinh lớp tôi đều phát âm tốt, chuẩn các phụ âm đầu
dễ lẫn đó
Trường hợp đọc sai do đọc theo thói quen, không nhìn kĩ vần, đọc quá nhanh Tôi tập cho các em tính cẩn thận hơn, bình tĩnh hơn khi đọc bài, nhìn kĩ từ ngữ khi đọc cho chính xác hơn
Ví dụ: Bài “Cánh đồng hoa” có câu: “Nhóm bạn vui mừng nhảy
múa.” Nhiều học sinh đã đọc sai “nhảy múa” thành “nhẩy múa”, tôi đã yêu cầu
học sinh đọc lại đúng từ trong bài
Ngoài ra học sinh còn hay đọc tách rời các tiếng trong từ phức, tôi đã giúp học sinh nhận biết được nghĩa của từ để có cách đọc đúng
Ví dụ: Bài “Kì diệu rừng xanh” (Tiếng Việt tập 1 trang 51), trong bài có câu: “Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.”
Học sinh đã đọc tách rời “giang - sơn”, tôi đã nói: giang sơn là từ ghép có nghĩa là đất nước nên khi đọc cần đọc liền để đúng nghĩa
b Rèn kĩ năng đọc ngắt, nghỉ hơi đúng.
Khi đọc, thông thường học sinh chỉ biết ngắt hơi khi gặp dấu phảy, dấu chấm phảy và nghỉ hơi khi gặp dấu chấm Nhưng khi gặp những câu văn dài không
có dấu câu, học sinh thường rất lúng túng, không biết ngắt nghỉ hơi như thế nào Vì vậy trong trường hợp này tôi đã hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ theo cụm từ
Ví dụ: Trong vườn,/ lắc lư/ những chùm quả xoan vàng lịm/ không trông
thấy cuống,/ như những chuỗi tràng hạt bồ đề/treo lơ lửng.//
Trang 13Với những câu văn khó, tôi đọc mẫu theo cách nghỉ như trên sao cho thật chuẩn Sau đó cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô
c Rèn đọc lưu loát.
Đọc lưu loát tức là nói về tốc độ đọc, đọc không ê a, ngắc ngứ Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng Khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói (Tốc độ đọc thành tiếng lớp 5: Giữa HKI khoảng 75 tiếng/phút Cuối HKI khoảng 80 tiếng / phút Giữa HKII khoảng 85 tiếng/phút Cuối HKII khoảng 90 tiếng/phút) Khi đọc thầm thì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều
Dựa vào các tiêu chuẩn đó, tôi đã hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo Ngoài ra, tôi còn dùng biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ
Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn tôi đều nhắc cả lớp đọc thầm theo Để tạo hứng thú cho học sinh tôi tổ chức bằng những trò chơi cuối giờ học: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện….Kết thúc trò chơi bao giờ tôi cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc hay nhất gợi ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau
Trang 14e Rèn đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng đặt ra khi học sinh có khả năng làm chủ được ngữ điệu, làm chủ tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, cao độ của giọng… để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với bài đọc
Tôi giúp học sinh làm quen với bài đọc, xác định giọng từng đoạn, giọng chung của cả bài: nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết hay mạnh mẽ…, nhịp điệu của bài nhanh, hơi nhanh, chậm, hơi chậm…
Ví dụ : Dạy bài : “Cánh đồng vàng”, tôi hướng dẫn học sinh đọc trôi chảy
toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả
vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào lúc hoàng hôn
* Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật Đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật
Ví dụ: Bài “Thanh âm của gió” trong bài đọc có nhân vật là Bống – một cô
bé nhí nhảnh, thông minh Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ Khi đó học sinh đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật
* Hướng dẫn học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả hay thái
độ cảm xúc của tác giả (vui, buồn, nghiêm trang, giận giữ )
Ví dụ: Khi dạy bài “Ngôi sao sân cỏ” Khi đọc đoạn cuối nói về việc nhận ra
sự ích kỉ của bản thân nhân vật Học sinh đọc đoạn với giọng buồn rầu, dằn vặt bản thân khi cảm thấy mình có lỗi
Để học sinh lớp 5 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, ngoài việc
Trang 15thống nhất cách đọc chung, mỗi học sinh có cảm thụ riêng, từ đó có cách dọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm tôi tổ chức cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ”, (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả tìm hiểu bài) qua đó tôi điều chỉnh cách đọc cho học sinh
Khi học sinh luyện đọc, tôi luôn tạo một không khí thoải mái trong lớp học để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc
và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy
Trong khi rèn đọc diễn cảm, tôi thường xuyên chú ý đến những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích động viên các em
Biện pháp 4: Rèn đọc có ý thức (đọc hiểu).
Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong việc dạy môn Đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh Đó là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 5 Vì học sinh có hiểu nội dung bài văn, bài thơ, thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm được Việc luyện đọc thường thực hiện trong bước đọc thầm Sự thật đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng Hiệu quả đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu văn bản
Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu, kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ hoặc cụm từ, câu, đoạn, bài, nghĩa là toàn bộ những gì đọc được Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với luyện đọc