1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 5 một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết luyện từ và câu trong môn tiếng việt lớp 5 chương trình giáo dục phổ thông 2018

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

BÁO CÁO Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Họ và tên giáo viên: .... Biện pháp nâng cao ch

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện từ

và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông

2018

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: 5E Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

BÁO CÁO Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 5E

Trường: Tiểu học

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp

Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông Thành quả giáo dục tiểu học có tác dụng cơ bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi người Những đức tính trung thực, thật thà, hiếu thảo… và những kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, tính toán, nếu không được hình thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ khó có cơ hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao hơn

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó Đặc biệt là bộ môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt giúp các em hình thành

và phát triển tư duy ngôn ngữ, học cách giao tiếp Bởi vậy, dạy Luyện từ và câu

Trang 3

sinh nắm chắc nghĩa của từ, sử dụng từ phù hợp với từng văn cảnh và tình huống trong cuộc sống Khi có vốn từ phong phú, các em sẽ hứng thú học tập và tạo điều kiện để các em có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát triển năng lực dùng từ, viết câu cho học sinh lớp 5 nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của trường nói chung

2 Thực tế tại đơn vị

2.1 Thuận lợi

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố và nhà trường đã tổ chức

Trang 4

nhiều buổi tập huấn, chuyên đề dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông

2018 để giáo viên được học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn

- Phụ huynh học sinh quan tâm tới Chương trình học của học sinh, luôn đồng hành cùng giáo viên

2.2 Khó khăn

2.2.1 Về phía giáo viên:

- Với lớp 5: Năm đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm

- Một số giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu các hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy

2.2.1 Về phía học sinh:

Để kiểm tra khảo sát thực tế về khả năng dùng từ, đặt câu của học sinh, tôi

ra bài tập kiểm tra vào đầu năm học và kết quả thu được như sau:

Tổng số

40

Học sinh biết dùng từ ngữ có chọn lọc,

Học sinh biết dùng từ nhưng sắp xếp các

Học sinh chưa hiểu nghĩa của từ, câu văn

Như vậy qua việc khảo sát cho thấy: Bên cạnh những học sinh dùng từ hay,

Trang 5

viết câu đúng thì đa số học sinh mắc các lỗi sau:

- Vốn từ còn hạn chế, kiến thức về từ loại và thành phần câu chưa chắc

- Nhiều học sinh viết thiếu bộ phận chính (chủ ngữ hoặc vị ngữ), nhầm thành phần phụ là thành phần chính của câu

- Câu văn dùng từ chưa hợp lí, sắp xếp các từ trong câu còn lủng củng, chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn

- Một số học sinh còn thụ động trong các giờ học, chưa thích học Luyện từ

Trang 6

và câu.

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:

Qua nghiên cứu chương trình và khảo sát học sinh, tôi đã mạnh dạn đưa ra:

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”, nhằm nâng cao chất lượng dạy Luyện từ và câu ở lớp 5 nói riêng và Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung Thông qua hoạt động dạy - học của thầy và trò góp phần làm tốt hơn công tác giáo dục toàn diện và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh

II Nội dung của biện pháp

Biện pháp 1 Giáo viên nghiên cứu và nắm chắc các mạch kiến thức và cách dạy từng loại bài Luyện từ và câu lớp 5.

1.1 Kiến thức trọng tâm

Kiến thức Luyện từ và câu trong chương trình lớp 5 gồm:

- Từ: +Từ vựng: Đồng nghĩa, Đa nghĩa

+ Từ loại: Đại từ, Kết từ

- Câu: + Kiểu câu: Câu đơn, Câu ghép

+ Cách nối các vế của câu ghép

+ Liên kết câu trong đoạn văn

+ Dấu câu: Dấu gạch ngang

- Từ điển và cách sử dụng từ điển

- Cách viết tên riêng (tên người, tên địa lí) nước ngoài

Trang 7

- Biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp ngữ.

1.2 Các loại bài

Luyện từ và câu có hai loại bài:

- Hình thành kiến thức mới

- Thực hành

* Đối với loại bài hình thành kiến thức mới: Giáo viên và học sinh cùng

khám phá, tìm hiểu thông tin qua các bài tập, từ đó rút ra những ý chính trọng tâm của bài, là cơ sở để bật ra ghi nhớ của bài học, cuối cùng là bài luyện tập thực hành củng cố kiến thức vừa học

* Đối với loại bài Thực hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm

các bài tập, sử dụng các hình thức luyện tập khác nhau trong mỗi bài để tránh sự

Trang 8

đơn điệu, nhàm chán Mỗi bài tập tôi đều yêu cầu học sinh thực hiện theo 4 bước sau:

1 Đọc thật kĩ đề bài

2 Nắm chắc yêu cầu của đề bài Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho

và yếu tố phải tìm

3 Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lượt từng yêu cầu của đề bài

4 Kiểm tra đánh giá

Biện pháp 2 Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học

- Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật trong quá trình dạy học Nhất là tiết Luyện từ và câu đòi hỏi giáo viên cần có phương pháp

và hình thức tổ chức linh hoạt, phong phú giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán

- Tôi luôn tạo được sự thoải mái trong học tập, làm cho các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của ngôn từ, để phát huy vốn từ sẵn có của từng em

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tôi sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau phù hợp với từng dạng bài cụ thể

2.1 Khơi gợi sự tò mò, tạo hứng thú từ phần khởi động

Để bắt đầu tiết học thật thoải mái tôi thường gợi mở, dẫn dắt các em khởi động một cách linh hoạt bằng các hình thức khác nhau

Ví dụ: Khi dạy bài Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa (Sách Tiếng Việt 5 tập

một - Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 47)

Trang 9

* Tổ chức thực hiện: Giáo viên ôn lại kiến thức và giới thiệu bằng cách tổ chức trò chơi: Vòng quay kì diệu

Nội dung các câu hỏi của trò chơi:

Câu 1 Dòng nào chứa các từ có nghĩa giống nhau:

A Thóc, ngô, khoai, sắn B Chạy, nhảy, múa, hát C Bố, ba, cha, tía

Câu 2 Từ nào chỉ màu vàng của rơm phơi trên đường trong hình bên?

Trang 10

Câu 3 Từ nào có nghĩa giống từ học sinh?

- GV giới thiệu: Qua trò chơi, các em đã được ôn lại những từ có nghĩa giống nhau mà các em đã được học ở các lớp dưới Những từ có nghĩa giống nhau đó được gọi là gì, các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Từ đồng nghĩa

Cách dẫn dắt như trên, học sinh nhớ lại bài học về từ ngữ có nghĩa giống nhau đã được học Giáo viên vào bài một cách nhẹ nhàng, học sinh rất hứng thú trong tiết học

2.2 Khơi gợi hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới cũng như trong vận dụng thực hành làm bài tập

Tôi luôn tạo không khí học tập sôi nổi để thu hút học sinh như sử dụng các trò chơi học tập Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái Học sinh tiếp thu bài tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả

Ví dụ:

* Khi dạy bài Luyện từ và câu: Ôn tập (Sách Tiếng Việt 5 tập một - Kết nối

tri thức với cuộc sống, trang 80)

Bài 2: Chơi trò chơi: Tìm từ đồng nghĩa

- Hình thức chơi: Rút thẻ

- Cách chơi: Mỗi đội chơi nhận 1 bộ thẻ và 3 chiếc hộp Trên mỗi hộp đã gắn một từ: chăm chỉ, chăm sóc, che chở và ghi sẵn từ đã cho trong bài (chăm chút, siêng năng, cần mẫn, chịu khó, bảo vệ, chăm lo, chuyên cần, trông nom,

Trang 11

bênh vực, săn sóc, cần cù).

- Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi tiếp sức, mỗi đội có 3 em tham gia Từng bạn rút thẻ, xem từ trên thẻ đồng nghĩa với từ ở hộp nào thì thả vào hộp đã được dán sẵn trên bảng Trong thời gian 3 phút đội nào xếp đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng

Cách làm trên thu hút học sinh hứng thú trong học tập, thói quen làm việc theo nhiều quy mô

* Khi dạy bài Luyện từ và câu: Đại từ (Sách Tiếng Việt 5 tập một - Kết nối

Trang 12

tri thức với cuộc sống, trang 20): Phần vận dụng cuối tiết, tôi củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi tìm đại từ dưới dạng bài tập sau:

+ Gạch chân dưới đại từ trong các câu dưới đây:

a Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!

b Hôm qua, ai đã là người ra khỏi phòng muộn nhất?

c Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ văn

d Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả

Khi chốt kết quả đúng, tôi mở rộng cho học sinh thêm về chức năng ngữ pháp của đại từ trong từng câu (a Chúng ta: là chủ ngữ; b ai: là chủ ngữ; c em

là định ngữ - bổ sung ý nghĩa cho danh từ; d tôi: là trạng ngữ) để học sinh có kiến thức sâu hơn về đại từ Ở mỗi phần kiến thức, mỗi dạng bài khi dạy tôi đều cho học sinh những bài tập vận dụng và nâng cao dần Từ đây học sinh có nhiều kiến thức để các em có thể tham gia được các sân chơi: Trạng nguyên Tiếng Việt, đấu trường vioedu…

Việc gây hứng thú học tập đối với học sinh là rất quan trọng Tuy nhiên trong quá trình lên lớp giảng dạy, mỗi giáo viên phải tổ chức tiết học theo phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học” để tạo hứng thú đặc biệt đối với các

em nhưng chú ý không biến giờ học thành giờ chơi vô ích

Biện pháp 3 Phối kết hợp linh hoạt giữa dạy học truyền thống và dạy học tích cực

3.1 Khai thác, mở rộng vốn từ của học sinh thông qua hoạt động khám

Trang 13

phá, thực hành và vận dụng

- Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực trong mỗi loại bài giúp học sinh có kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản từ đó giúp các em có kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu

- Thực hành dùng từ, đặt câu, dựng đoạn hoặc chữa các lỗi về từ, câu, đoạn Giáo viên cần khuyến khích học sinh thảo luận và thực hiện hoạt động học tập theo tất cả các chiều quan hệ: Thầy - trò, trò - thầy, trò - trò khắc phục tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều

Trang 14

- Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên cần linh hoạt đưa ra nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện

Ví dụ: Khi dạy bài Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

(Sách Tiếng Việt 5 tập một - Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 10)

Bài tập 2 Trò chơi: Đọc đoạn đầu của bài Thanh âm của gió và thực hiện

các yêu cầu

Vòng 4: Đặt một câu nói về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ

Đối với học sinh học chưa tốt, tôi cho các em tách nhỏ yêu cầu và mỗi một

từ loại đặt 1 câu Học sinh sẽ dễ dàng thực hiện bài tập

Còn với học sinh học tốt hơn thì các em sẽ hoàn thành bài theo yêu cầu Như vậy việc đặt câu với các từ loại trên sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, nhiều

em còn sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để câu văn giàu hình ảnh và sinh động

- Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau: làm việc cá nhân, theo nhóm học sinh được luyện tập thực hành một cách tích cực

3.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

Sơ đồ tư duy là phương pháp hữu hiệu để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ bằng cách sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, xúc tích và hình ảnh sinh động Từ đó sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả

Trang 15

Ví dụ: Khi dạy bài Luyện từ và câu: Đại từ (Sách Tiếng Việt 5 tập một

-Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)

Tôi sử dụng sơ đồ tư duy để đưa ra nội dung ghi nhớ của bài học bằng cách

sử dụng những câu hỏi nhỏ, giúp học sinh nhớ lại được 3 phần kiến thức trọng tâm vừa học

+ Qua 3 bài tập, em đã được học kiến thức gì? (Học sinh trả lời: Đại từ -Giáo viên chốt đây là kiến thức trọng tâm và chiếu trên sơ đồ tư duy)

Trang 16

+ Vậy đại từ có mấy nhóm? (Học sinh trả lời - Giáo viên chiếu 3 nhánh sơ

đồ tư duy)

Như vậy qua sơ đồ tư duy đã hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học Với hình ảnh trực quan này, học sinh sẽ nắm bài nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Luyện từ và câu là tiết học khó với học sinh tiểu học vì vậy để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức dạy học phù hợp

Từ các phương pháp dạy học truyền thống như: Hỏi - đáp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm,… đến các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật XYZ… sẽ tạo ra một môi trường học tập hứng thú giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng

Biện pháp 4 Uốn nắn, sửa chữa khi học sinh sử dụng từ ngữ và câu văn chưa phù hợp

Giáo viên giúp học sinh nói và viết sao cho mỗi câu đều hợp với văn cảnh

Mỗi ý trong câu ăn khớp với nhau về nghĩa

Ví dụ: Cháu sẽ viết thư này định gửi thăm bà nhưng bà nhận được không?

Câu sai về logic vì nói: “sẽ” viết thư nhưng thật ra là đang viết thư, sự việc đang xảy ra ở hiện tại nhưng “bà nhận được không?” lại là sự việc được hỏi ở quá khứ

Sửa lại: Cháu viết thư thăm bà, bà đã nhận được chưa?

Câu do từ cấu tạo thành Vì thế, khi nói hoặc viết một câu ta phải dùng từ cho chính xác Tức là cách dùng từ có chọn lựa, để tìm ra từ đúng nhất phù hợp

Trang 17

với ý cần diễn đạt.

Ngôn ngữ Tiếng Việt có số lượng từ rất phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa Khi hướng dẫn học sinh đặt câu giáo viên cần chú ý các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa Ngoài ra còn có từ gần nghĩa, từ do vay mượn tiếng nước ngoài

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy kết quả học tập của học sinh đã

Trang 18

thay đổi rõ rệt Đặc biệt, các em không còn ngại khi gặp các bài tập Luyện từ và câu Các em yêu thích tiết học hơn

* Cụ thể: Sau hơn 2 tháng, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng dùng từ đặt câu, kết quả thu được:

Tổng số

học sinh

40

Học sinh biết dùng từ ngữ có chọn lọc, câu

Học sinh biết dùng từ nhưng sắp xếp các từ

Học sinh chưa hiểu nghĩa của từ, câu văn

Học sinh có nhiều tiến bộ, các em biết cách dùng từ, đặt câu hay hơn, điểm số đạt được trong kì kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt như sau:

Tổng số

học sinh

Thời gian

kiểm tra

Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5

40 Giữa kì 1 16 40 % 19 47,5 % 5 12,5 % 0 0

Qua kết quả làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt của 40 học sinh trong lớp, Tôi thấy các em có tiến bộ hơn rất nhiều Giờ học vui vẻ, nhẹ nhàng, không còn căng thẳng, nặng nề như trước Hơn nữa các em cảm thấy yêu quý, tự hào và có

ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thông qua tiết Luyện từ và câu

Trang 19

IV Kết luận

* Tóm tắt ý nghĩa của các biện pháp:

Trong phạm vi “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện

từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”

tôi đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề như sau:

- Đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Luyện từ và câu một cách rõ ràng

Trang 20

- Các biện pháp tôi đưa ra giúp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài học và có tình cảm thái độ đúng

Trong quá trình vận dụng một số biện pháp trên, tôi luôn nhận được sự động viên và ủng hộ từ phía Ban giám hiệu, đồng nghiệp Giờ dạy chuyên đề cấp tổ, cấp trường của tôi được đánh giá cao Học sinh học tập chủ động và sáng tạo

* Đề xuất, kiến nghị:

- Đối với nhà trường: Tổ chức thêm các đợt tập huấn cho giáo viên về các

phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực truyền cảm hứng cho học sinh

- Đối với giáo viên: Không ngừng tự học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy

Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học tiết Luyện từ

và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”

được tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 5E trường Tiểu học và nhân rộng trong khối, trong trường và các trường trong cụm chuyên môn

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w