Vậy nên để học tốt môn Khoa học, trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học.Trong mỗi bài học, khi thực hiện trên lớp các hoạt động: Khởi động, hìnhthành kiến thứ
Trang 1trong môn Khoa học lớp 5
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: …Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
…………., tháng … năm 202….
Trang 2TRƯỜNG
BÁO CÁO
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khởi động
trong môn Khoa học lớp 5 tại trường ”
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp:
Trường:
Thành phố: - Quảng Ninh
I Lý do hình thành biện pháp
1 Vai trò của biện pháp đối với học sinh:
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Khoa học cùng với cácmôn học khác trong nội dung chương trình Tiểu học nói chung và nội dungchương trình lớp 5 nói riêng có một vị trí quan trọng trong việc góp phần hìnhthành và phát triển năng lực, phẩm chất toàn diện cho học sinh
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội (ở các lớp 1, 2, 3),Khoa học (ở lớp 4, 5) là môn học giúp học sinh khơi dậy trí tò mò, tạo cơ hội đểhọc sinh tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, tri thức khoa học và các lĩnh vựcnghiên cứu về giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường Đây cũng là môn họcbao gồm nhiều chủ đề khác nhau, trải dài qua các lĩnh vực như sinh học, vật lí,hóa học và môi trường, đó là nền móng cho các môn khoa học phức tạp hơn ở cấp
học sau
Trang 3Môn Khoa học là môn học có vai trò quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ vớicác môn học khác trong nhà trường Vậy nên để học tốt môn Khoa học, trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học.
Trong mỗi bài học, khi thực hiện trên lớp các hoạt động: Khởi động, hìnhthành kiến thức, luyện tập, vận dụng Mỗi hoạt động đều giữ vai trò quan trọng.Nhưng để gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em sẵn sàng tâmthế tiếp nhận, khám phá kiến thức mới thì hoạt động khởi động giữ vai trò then
chốt.Hoạt động khởi động là hoạt động mở đầu cho bài học, đặt nền móng và làhoạt động xâu chuỗi, kết nối các hoạt động tiếp theo, nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học Nếu khởi động tốt sẽ tạo ra một tâm lýhưng phấn, tự nhiên thu hút học sinh trong giờ học Hơn nữa, nếu hoạt động càng
đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh Các em sẽ có tinhthần thoải mái, nhiều năng lượng tích cực tham gia hoạt động học tập Giờ họccũng bớt sự căng thẳng, khô khan
2 Thực tế tại đơn vị: Năm học 2024 - 2025, tôi được phân công giảng dạy
lớp Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học môn Khoa học nói
Trang 4chung và thực hiện hoạt động khởi động ở khối lớp 5 nói riêng tại trường có thực trạng diễn ra như sau:
và việc học tập trên lớp
* Về phía học sinh:
Trong một lớp học khả năng tiếp thu của mỗi em học sinh là khác nhau Cónhững hình thức khởi động bài học tạo được nhiều hứng thú cho học sinh học tốt,các em rất năng động sáng tạo, tích cực tham gia vào các hình thức khởi động bàihọc Tuy nhiên vẫn còn một số em tiếp thu chậm, chưa chăm chỉ trong học tập, có
em tiếp thu bài một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia khởi động bài họctốt Dẫn đến việc một số học sinh thiếu tự tin, ngại cố gắng, rụt rè, có thái độ thờ ơ đối với học tập
Ngược lại có những hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những bạntiếp thu chậm nhưng lại gây nhàm chán cho những bạn tiếp thu nhanh
* Về phía giáo viên:
Giáo viên đã quan tâm và sử dụng một số trò chơi khởi động trong môn Khoahọc nhưng còn chưa thường xuyên Một phần nhỏ giáo viên trong tổ chuyên mônchưa linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động khởi động, hình thức chưa phong phú
Trang 5để thu hút học sinh.
Có giáo viên đôi khi còn quen lối mòn kiểm tra bài cũ truyền thống vô hìnhchung đã gây ra sự nhàm chán, thậm chí là gây áp lực cho học sinh
3 Ý nghĩa của việc lựa chọn biện pháp:
Tôi mong muốn góp phần tìm ra những biện pháp để tạo hứng thú cho họcsinh thông qua các hoạt động khởi động của môn Khoa học Giúp học sinh hìnhthành, phát triển tư duy và tích cực tham gia tiết học Nâng cao chất lượng dạy họcmôn Khoa học lớp 5
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy môn Khoa học cho học sinh lớp 5 tạitrường , tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp để nâng cao chấtlượng dạy học môn Khoa học, nhằm tạo hứng thú cho học sinh theo định hướngphát triển năng lực Do đó trong năm học 2024 - 2025, tôi mạnh dạn nghiên cứu:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khởi động trong môn Khoa học lớp 5 tại trường ”.
Trang 6II Nội dung của biện pháp
1 Biện pháp 1: Giáo viên cần hiểu rõ về cách thức tổ chức hoạt động Khởi động.
Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiết học nhằm củng cố lạikiến thức đã học và nối tiếp chuỗi kiến thức mới Như vậy có thể hiểu, hoạt độngnày chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủyếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú vớicác hoạt động phía sau đó
1.1 Giáo viên hiểu được vai trò, ưu - nhược điểm và những yêu cầu trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động.
* Vai trò: Hoạt động khởi động có vai trò kích thích hứng thú học tập, kháiquát nội dung cơ bản của bài học trước, liên kết kiến thức cũ với kiến thức mới vàtạo mối liên hệ gắn bó giữa thầy và trò, trò và trò trong hoạt động học
* Ưu - nhược điểm của hoạt động khởi động:
- Ưu điểm: Tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới Kiểm tra được hệthống kiến thức cũ của học sinh, khái quát nội dung kiến thức mới
- Hạn chế: Quá trình tổ chức có thể gây sự hưng phấn quá khích nên họcsinh khó trở lại bài học Hoặc nếu giáo viên không xem xét kỹ lưỡng sẽ dẫn đếnkhởi động không tạo được mối liên hệ với nội dung của tiết dạy, bài dạy, gây mất
thời gian.Vậy nên người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và
kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng để khi thiết kế hoạt động khởi động cần đápứng được những yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nội dung của bài học
Trang 7Giáo viên cần xác định hoạt động khởi động cũng chính là một hoạt động họctập, có mục đích, thời gian hoạt động và kết quả hoạt động.
- Phù hợp với đối tượng dạy học và điều kiện học
Hoạt động khởi động cần tập trung và khích lệ được tất cả học sinh tham gia,không nên tập trung vào 1,2 đối tượng
- Cách thức chuyển giao nhiệm vụ và cách thức đánh giá cần rõ ràng
Sau hoạt động khởi động, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạtđộng về kiến thức, kỹ năng, thái độ tham gia hoạt động của học sinh
- Thời gian hoạt động hợp lí, cân đối với nội dung và thời lượng tiết học.Thời gian dành cho hoạt động khởi động không nên quá nhiều, làm ảnhhưởng tới thời gian tổ chức các hoạt động khác Cũng tránh việc khởi động quángắn mà học sinh chưa có thời gian suy nghĩ hay đưa ra vấn đề, trình bày ý kiếncủa mình
- Hệ thống câu hỏi từng hoạt động khởi động phải phát huy được tính tích cựccủa học sinh, tác động và khả năng tư duy của các em
1.2 Giáo viên cần nắm được bước thực hiện hoạt động khởi động và có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức hoạt động khởi động ở từng tiết học, bài học.
Trang 8* Xác định các bước tổ chức hoạt động khởi động để nâng cao hiệu quả củahoạt động này:
Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động khởi động trong mỗi tiết học, bài học.Bước 2: Dự kiến các phương pháp và kỹ thuật phối kết hợp được sử dụngtrong hoạt động khởi động
Bước 3: Chuẩn bị các câu hỏi, hình thức tổ chức, phương tiện cần dùng, dựđịnh cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 4: Tổ chức hoạt động khởi động trong các tiết học, bài học
Bước 5: Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh Qua đó giáo viên nắm bắtđược việc học sinh ghi nhớ và hiểu kiến thức ở bài học trước
* Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động khởi động
Khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần lưu ý khônglấy những nội dung không thiết thực với bài học, cần khéo léo tạo mối liên hệ giữanội dung phần khởi động và nội dung của bài, qua đó giúp giáo viên biết được họcsinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nộidung học sinh chưa biết
Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp Phương án xây dựng tình huống khởi động nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy.
2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào tổ chức hoạt động khởi động trong môn Khoa học.
Đứng trước tình hình mới, đội ngũ giáo viên cần thiết phải thay đổi để đápứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ mới Đó là phải tiếp cận và bắt nhịp xu hướng
Trang 9hiện đại để có phương pháp phù hợp trong môi trường giáo dục Việc ứng dụngcông nghệ thông tin và chuyển đổi số vào giảng dạy sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bàigiảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý Từ đó giúp họcsinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, tăng cường hiệu quả học tập; tạo ra môi trườnghọc tập linh hoạt, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian và nâng caochất lượng giáo dục Tiếp xúc thường xuyên với công nghệ thông tin trong lớp họccòn mang đến cho các em những kĩ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi trênghế nhà trường.
Tôi thường sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng như Violetv1.9,ActivInspire, Canva, Aha Slides,… đặc biệt là Powerpoint Đối với giáo viên,một slide đẹp luôn là điểm cộng để thu hút học sinh của mình Chính vì lí do đó, tôi
đã thiết kế những slide ngộ nghĩnh, đáng yêu
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số website, công nghệ AI để tạo ra trò chơi trựctuyến cho học sinh, tạo sự mới mẻ cho tiết học như Quizizz, Word Wall, Kahoot,
Trang 10Plickers, Tôi còn tạo các bản nhạc có liên quan đến nội dung bài học để khởiđộng vào bài qua ứng dụng Suno.
Ví dụ 1: Trong hoạt động khởi động của bài: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệmôi trường đất (tiết 2)/ SGK Khoa học tập 1/ trang 9, tôi sử dụng ứng dụng phầnmềm plicker để ôn lại bài học trước cho các em
Ví dụ 2: Tôi đã sử dụng công nghệ AI để tạo ra nhân vật hoạt hình để thựchiện hoạt động khởi động ôn lại kiến thức bài: Sự biến đổi hóa học của chất (tiết 1)/SGK Khoa học tập 1/ trang 21
Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng cần sử dụng linh hoạt sao cho phù hợp với từng hoạt động khởi động bài học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu môn học hiệu quả hơn.
3 Biện pháp 3: Áp dụng linh hoạt một số hình thức tổ chức hoạt động Khởi động cụ thể.
Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học Một tiếthọc sẽ tạo được sự yêu thích với học sinh nếu ngay từ những giây phút đầu tiêngiáo viên biết khơi gợi ở các em hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơidậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học đó
3.1 Kết hợp sử dụng phương tiện trực quan với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có liên quan đến bài học của giáo viên và học sinh:
Qua thực tế áp dụng giáo viên nhận thấy học sinh rất hứng thú khi sử dụng cácphương tiện trực quan Đó là các tranh ảnh hoặc video, đồ dùng học tập có liên quan đến bài học Khi áp dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý học sinh phải rút ra được nội dung mà giáo viên cần truyền đạt thông qua phương tiện trực quan đó
Trang 11Ví dụ: Tôi sử dụng đồ dùng vật thật là chiếc đèn pin để thực hiện phần khởiđộng của bài: Mạch điện đơn giản Vật dẫn điện và vật cách điện (tiết 1)/ SGKKhoa học tập 1/ trang 34 Sau đó tôi sử dụng phương pháp vấn - đáp để học sinh có thể ứng dụng kiến thức đã được nhìn thấy vào việc suy nghĩ giải quyết vấn đề Sau
đó giáo viên kết nối vào bài học mới
3.2 Khởi động bằng một trò chơi liên quan đến bài học:
Sử dụng trò chơi là một trong những cách tốt nhất giúp cho hoạt động dạy họctrở nên sôi nổi, cuốn hút; nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinhvới học sinh, học sinh với giáo viên Chính vì thế, tôi luôn cố gắng tìm hiểu, sángtạo, linh hoạt nhiều trò chơi phù hợp với từng hoạt động Tuy nhiên cũng cần lưu
ý sử dụng luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt và thực hiện
a) Trò chơi “Đua vịt”
Trò chơi được thiết kế theo hình thức chọn bất kì một học sinh trả lời câu hỏicủa bài mà không biết trước Lớp học sẽ vang lên những tiếng reo hò, tiếng vỗ tayhoặc có thể là những sự tiếc nuối khi mình chưa được lựa chọn để trả lời câu hỏi
Trang 12Ví dụ: Tôi đã sử dụng trò chơi để gợi nhớ kiến thức đã học ở tiết 1 của bài: Ônhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường/ SGK Khoa học tập 1/ trang 9; tạo tiền đềtiết 2 của bài.
b) Trò chơi “Ai lên cao hơn”
Thực chất, đây là một trò chơi đố vui, học sinh sẽ được chơi theo đội Trongtrò chơi sẽ xuất hiện 2 con vật là Thỏ trắng và Cọp nâu đại diện cho các đội chơi.Các đội sẽ thay phiên nhau trả lời Mỗi đội trả lời đúng thì con vật sẽ nhảy lên mộtbậc đá cao hơn Hai đội sẽ tiếp tục thi đấu cho đến khi có con vật về đích ở nơi chúrùa đang cầm cờ làm trọng tài
Ví dụ: Trò chơi giúp học sinh gợi nhớ lại kiến thức bài: Đặc điểm của chất ởtrạng thái rắn, lỏng, khí Sự biến đổi trạng thái của chất (tiết 1)/ SGK Khoa học tập1/ trang 17, tạo tiền đề vào tiết học 2 của bài
c) Trò chơi “Bảo vệ rừng xanh”
Trò chơi có thể được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm hoặc được thiết kếtheo hình thức tự luận Với trò chơi này tôi có thể vừa kiểm tra kiến thức cá nhânvừa kiểm tra kiến thức của cả lớp
Đặc biệt, khi sử dụng trò chơi, tôi không chỉ truyền đạt kiến thức mà tôi còngiáo dục các em bảo vệ môi trường đất
Ví dụ: Trò chơi để khởi động bài học: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môitrường (tiết 3)/ SGK Khoa học tập 1/ trang 9, các em sẽ giơ những tấm thẻ có chứachữ cái A, B, C, D để đưa ra đáp án em cho là đúng Khi chữa bài xong, tôi giáo dục bảo vệ môi trường đất, đặc biệt về địa phương em - Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi
Với biện pháp này, tôi chỉ giới thiệu được một vài trò chơi nhưng thực tế
Trang 13trong quá trình dạy học thì tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi khác nhau nhằm thuhút và không gây nhàm chán cho các em Ví dụ như: Ai nhanh hơn, Lật mảnh
ghép, Bảo vệ đại dương, Hái táo, Ong về tổ, Hạt giống kì diệu… Những trò chơi
này không chỉ được sử dụng ở phần khởi động mà còn có thể sử dụng linh hoạt
ở tất cả các hoạt động trong tiết học.
3.3 Khởi động bằng một bài hát, động tác vận động:
Âm nhạc có vai trò quan trọng trong sự phát triển, bồi dưỡng tâm hồn và trítuệ cho các em học sinh tiểu học Những bài hát có tiết tấu nhanh, vui tươi, có thểkết hợp cùng các động tác minh họa nhịp nhàng có thể giúp các em được thoải máivận động thư giãn, tạo nên hứng thú trước khi vào bài mới
Để vận động theo nhạc đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ nên yêu cầu và gợi mở cácvận động đảm bảo tính vừa sức đối với các em Động tác không nên quá khó khiếncác em không thực hiện được, cũng không nên có quá nhiều động tác hoặc sự dichuyển đội hình phức tạp sẽ làm các em khó nhớ
Trang 14Ví dụ: Để thực hiện hoạt động khởi động bài: Vai trò của năng lượng (tiết 1)/SGK Khoa học tập 1/ trang 27, tôi cho các em hát và vận động theo bài nhạc sôiđộng Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để kết nối vào bài mới.
Như vậy, việc lựa chọn các hình thức khởi động học tập phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học Để từ đó các em cảm thấy: “Học mà vui, vui mà học”.
4 Biện pháp 4: Đổi mới đánh giá; động viên, khích lệ học sinh kịp thời.
Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học Việcđộng viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp các em tự tin, tạo động lực học tập và cải thiện kết quả rèn luyện Trong quá trình thực hiện hoạt động khởi tôi đã thựchiện khen thưởng như sau:
* Lồng ghép lời khen, câu nói bắt trend phù hợp với lứa tuổi của các em
Nhằm tạo ra tiếng cười và thu hút học sinh, tôi đã lồng ghép những lời khen,câu nói bắt trend khiến các em thích thú, thoải mái và vui vẻ hơn Chẳng hạn như:
+ Ờ Mây Zing! Gút Chóp em,…
+ Ngoan xinh yêu của cô đây rồi…
+ Đưa tay đây nào, mãi bên nhau bạn nhé
+ Giải cứu Diễm My => Giải cứu bạn Ngân thôi!
* Khen thưởng cho học sinh
Khen thưởng "nóng" cho học sinh ngay sau khi học sinh trả lời đúng câu hỏihoặc sau khi kết thúc hoạt động khởi động không chỉ là cách khích lệ tinh thần màcòn giúp học sinh cảm thấy được ghi nhận và yêu thương
Tôi thường tặng cho các con những món quà nhỏ có thể là những chiếc bút,