1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 4 vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 4 Để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

****** Tên biện pháp: Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán lớp 4 để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường Tiểu học ...., thành phố .

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán lớp 4 để tạo hứng thú trong học tập

cho học sinh

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG TIỂU HỌC

******

Tên biện pháp: Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

trong dạy học môn Toán lớp 4 để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường Tiểu học , thành phố

Họ và tên giáo viên: Dạy tại

lớp: 4A2

Trường Tiểu học Thành phố ,

tỉnh ……

I Lý do hình thành biện pháp.

1 Vai trò của biện pháp với học sinh

Môn Toán, với vai trò cốt lõi trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức toán học nền tảng mà còn rèn luyện tư duy logic và sáng tạo Từ những khái niệm cơ bản về số, phép tính, hình học đến những vấn đề phức tạp hơn, Toán học xuyên suốt quá trình học tập, góp phần hình thành nền tảng kiến thức vững chắc cho học sinh

Sách giáo khoa Toán lớp 4 Cánh diều tập trung vào các nội dung như số, phép tính, phân số, hình học và đo lường, …cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức

Trang 3

toán học toàn diện.

Việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là cách thức hiệu quả

để giúp học sinh tiếp thu kiến thức Toán một cách hứng thú Khi được tạo cơ hội để khám phá, trải nghiệm và thực hành, học sinh sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập,

từ đó nắm vững kiến thức và phát triển các kỹ năng tư duy

Song, để có được kết quả học tập tốt, giáo viên cần tạo dựng một môi trường học tập vui vẻ, nơi học sinh cảm thấy thoải mái khi đặt câu hỏi và chia sẻ ý kiến Điều này

vô cùng quan trọng để khơi gợi sự hứng thú học Toán Khi học sinh cảm thấy hứng thú, các em sẽ chủ động tìm tòi, khám phá và đạt được những kết quả học tập tốt hơn

2 Thực tế tại đơn vị

Là giáo viên lớp 4, tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ để thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học bằng cách vận dụng một số biện pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, khơi gợi hứng thú của các em, từ đó phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho học sinh

Trong năm học 2024-20, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4A2 Lớp có 39 học sinh với 20 học sinh nữ và 19 học sinh nam Sau vài tuần giảng dạy, tôi

đã tiến hành khảo sát thái độ học tập môn Toán của học sinh thông qua quan sát trực tiếp

Trang 4

Lớp Sĩ số

Mức độ hứng thú

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Chưa hứng thú

SL TL (%) SL TL (%) SL TL(%) SL TL(%)

Bên cạnh đó, tôi cũng tiến hành khảo sát chất lượng học tập môn Toán của các

em, kết quả thu được như sau:

Khảo sát đầu

năm

Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5

8 20, 5% 21 53,8% 8 20,5% 2 5,2 %

Từ đó, tôi nhận thấy khả năng học tập môn Toán của các em còn bộc lộ một số hạn chế:

- Nhiều học sinh còn thụ động, tiếp thu bài chậm, lười suy nghĩ, ngại phát biểu

ý kiến xây dựng bài

- Cuối tiết học, học sinh thường uể oải, không còn giữ được hứng thú học tập

- Nhiều học sinh cảm thấy sợ hãi và thiếu tự tin khi gặp các bài toán khó, dẫn đến việc bỏ cuộc dễ dàng, không cố gắng suy nghĩ tìm hướng giải cho bài toán

- Học sinh cảm thấy áp lực, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh

Bên cạnh đó, đánh giá thực trạng giảng dạy trong tổ khối, tôi cũng nhận ra một số hạn chế của giáo viên như sau:

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, giáo viên ngại đổi mới,

Trang 5

chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

- Giáo viên chú trọng vào lý thuyết, chưa quan tâm đến các hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng

- Giáo viên chưa tạo ra được môi trường học tập kích thích hứng thú cho học sinh

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập trong môn Toán, giúp các

em học tốt môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh của chương trình G

DPT 2018 nên tôi đã lựa chọn: “Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích

cực trong dạy học môn Toán lớp 4 để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường Tiểu học , thành phố ”.

II Nội dung của biện pháp.

1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của giáo viên

Là một giáo viên, tôi luôn ý thức được rằng việc nâng cao chất lượng giảng dạy là một trách nhiệm lớn Tôi nhận thấy phương pháp dạy học truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập môn Toán của học sinh Vì vây, việc ứng dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực không chỉ giúp học sinh chủ

Trang 6

động hơn trong quá trình học tập mà còn tạo ra một môi trường học tập năng động và sáng tạo Tôi đã không ngừng học hỏi và tìm tòi để áp dụng những phương pháp này vào thực tế giảng dạy

Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc nâng cao nhận thức và kỹ năng

sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là một quá trình lâu dài nhưng mang lại hiệu quả rất cao Học sinh trở nên hứng thú hơn với môn Toán, chủ động tìm tòi và giải quyết vấn đề Điều này không chỉ giúp các em nâng cao thành tích học tập mà còn phát triển các phẩm chất cần thiết cho sau này

Tôi đã nghiên cứu và áp dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau như:

+ Phương pháp dạy học: Vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi, STEM, dự án,…

+ Kĩ thuật dạy học: Mảnh ghép, phòng tranh, lẩu băng chuyền, sơ đồ tư duy và trạm,…

Để áp dụng thành công các phương pháp này, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không ngừng học hỏi và đổi mới Việc xây dựng một môi trường học tập tích cực đòi hỏi sự kiên trì và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh

Sau quá trình tìm hiểu, tôi đã có những kiến thức và kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy Từ đó bản thân đã tự tin, chủ động hơn rất nhiều khi thiết kế, tổ chức giờ dạy để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức Toán học

2 Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

Sau khi nâng cao nhận thức và năng lực của bản thân, tôi đã tích cực sử dụng linh

Trang 7

hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy môn toán tại lớp mình chủ nhiệm nhằm khuyến khích học sinh chủ động khám phá kiến thức toán học thông qua việc tự tổ chức các hoạt động học tập

Ví dụ 1: Bài: Em ôn lại những gì đã học - Bài 6 (Sách Toán Cánh diều, trang

60), ở hoạt động luyện tập tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm

Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4, thực hiện liệt kê các con đường song song, vuông góc với đường số 10 có trong sơ đồ trong thời gian 2 phút Sau đó, đại điện

1, 2 nhóm báo cáo kết quả bài làm, giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng

Ví dụ 2: Bài: Hai đường thẳng vuông góc, vẽ hai đường thẳng vuông góc:

Bài 2 (Sách Toán Cánh diều, trang 51), hoạt động luyện tập

Trang 8

Học sinh thảo luận nhóm đôi, quan sát hình và tìm câu trả lời sau đó chia sẻ kết quả trước lớp, chỉ trên hình và dùng ê ke kiểm tra góc Giáo viên cùng học sinh khác nhận xét và chốt kết quả đúng

Thảo luận nhóm là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp học sinh vừa được chia sẻ kiến thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp và làm việc nhóm Qua việc cùng nhau giải quyết các bài toán, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn cảm thấy tự tin và hứng thú hơn với môn học Không khí làm việc nhóm sôi nổi, vui vẻ giúp giảm căng thẳng, tạo động lực học tập tích cực

Ví dụ 3: Bài: Luyện tập – Bài 2 (Sách Toán Cánh diều, trang 43), hoạt động

khởi động Tôi sử dụng phương pháp trò chơi hướng dẫn cho học sinh chơi trò chơi:

“Sóc nâu tìm hạt dẻ”; Sau mỗi hạt dẻ học sinh sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến

kiến thức bài cũ để giúp sóc nâu Qua đó tôi sẽ kiểm tra được kiến thức bài cũ của

học sinh

Ví dụ 4: Bài: Nhân với 10, 100, 1000, Ở hoạt động vận dụng tôi tổ chức trò

chơi: Rồng cuốn lên mây với mục đích rèn kĩ năng tính nhẩm của học sinh Với trò chơi này học sinh làm quản trò sẽ chuẩn bị một tờ giấy có viết sẵn các phép tính đã học Và

các em thực hiện trò chơi như sau: Chiếu video

Trò chơi: "Rồng cuốn lên mây" là một hoạt động học tập bổ ích, giúp học sinh

Trang 9

vừa học vừa chơi, từ đó nâng cao kĩ năng tính nhẩm mang lại hiệu quả trong học tập môn Toán

Việc ứng dụng phương pháp trò chơi vào quá trình giảng dạy không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn với môn học mà còn giúp giáo viên đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, tạo ra những giờ học thật sự hiệu quả

Ví dụ 5: Sau khi học bài: Giây, thế kỷ (Sách Toán Cánh diều, trang 38), để giúp

các em củng cố kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tế, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học theo dự án

Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế dự án: Tự làm đồng hồ cát

Mục tiêu của dự án: Củng cố kiến thức về đơn vị đo thời gian (giây, phút, giờ, ngày, năm, thế kỷ)

- Rèn luyện kỹ năng thực hành, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và sáng tạo

- Tăng cường sự hứng thú với môn học, rèn luyện tính kiên trì và tỉ

mỉ Học sinh của tôi đã có các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khảo sát và lên ý tưởng:

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu:

Bước 3: Thực hiện:

Trang 10

+ Cắt chai: Cắt hai phần của chai nhựa theo ý tưởng thiết kế.

+ Đục lỗ: Đục một lỗ nhỏ ở giữa nắp chai

+ Đổ cát: Dùng phễu đổ một lượng cát nhất định vào một phần của chai

+ Lắp ráp: Ghép hai phần chai lại với nhau, đảm bảo lỗ nhỏ ở nắp chai trùng khớp

+Trang trí: Trang trí đồng hồ cát theo ý thích

Bước 4: Thử nghiệm và điều chỉnh.

Bước 5: Trình bày và chia sẻ.

Dự án làm đồng hồ cát là một hoạt động học tập trải nghiệm thú vị, giúp học sinh củng cố kiến thức về đơn vị đo thời gian và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như: Nắm chắc về đơn vị đo thời gian, rèn luyện kỹ năng đo lường, cắt ghép, lắp ráp các bộ phận của đồng hồ cát, phát triển khả năng làm việc chính xác và tỉ mỉ Việc được tự tay làm ra một sản phẩm hữu ích sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn với môn học, đặc biệt là các bài học liên quan đến toán học và khoa học

Bởi vậy, trong thời gian tới tôi tiếp tục nghiên cứu các kiến thức phù hợp đề triên khai phương pháp dạy học này

3 Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy

Trong những năm gần đây, các kỹ thuật dạy học mới đã được vận dụng nhiều trong quá trình giảng dạy các môn học cơ bản ở trường phổ thông và mang lại những tín hiệu khả quan Theo đó, các kỹ thuật dạy học tích cực đã giúp học sinh phát huy sự tham gia chủ động vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của từng em Một số kĩ thuật dạy học tích cực tôi thường sử dụng trong dạy môn Toán lớp 4 nhằm tạo hứng thú cho học sinh đó là:

Trang 11

3.1 Kĩ thuật lẩu băng chuyền

Kỹ thuật "Lẩu băng chuyền" là một phương pháp dạy học tích cực, mang đến nhiều lợi ích cho việc giảng dạy Toán lớp 4 Khi áp dụng kỹ thuật này, giáo viên sẽ tạo

ra một môi trường học tập năng động, khuyến khích học sinh tương tác và làm việc nhóm hiệu quả

Ví dụ minh họa: Bài “Thế kỉ” – SGK Toán tập 1/trang 40.

Bài tập 5b: Hãy nêu một năm rồi đố bạn năm đó thuộc thế kỉ nào?

Sau khi nêu yêu cầu của bài, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu của bài toán trên Học sinh chia sẻ nhóm đôi theo hình thức lẩu băng chuyền, 1 học sinh được lắng nghe và chia sẻ với khoảng 3 bạn Sau đó, giáo viên mời 1- 2 học sinh chia sẻ trước lớp

Với kĩ thuật này, học sinh được thay đổi trạng thái, được bắt cặp, chia sẻ, lắng nghe với nhiều bạn khác nhau trong lớp thay vì thảo luận cặp đôi thông thường Tôi áp dụng được với rất nhiều bài tập khác như:

Bài 4: Kể tên các hoạt động trong thực tế có sử dụng đơn vị đo thời gian là giây (Bài Giây/ T38 SGK -Toán tập 1)

Bài 5: Viết một số có bốn chữ số rồi đố bạn số đó là số chẵn hay số lẻ (Bài Luyện

Trang 12

Kỹ thuật "Lẩu băng chuyền" đã chứng minh được hiệu quả trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi học sinh được khuyến khích chủ động tìm tòi, khám phá và chia sẻ kiến thức với nhau, từ đó khơi dậy niềm yêu thích đối với môn Toán

3.2 Kĩ thuật tổng hợp khái quát kiến thức bằng Sơ đồ tư duy.

Tôi sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ quá trình dạy học cho học sinh ở nhiều bài khác nhau: bài hình thành kiến thức mới, bài luyện tập, củng cố kiến thức; hệ thống hóa kiến thức; bài kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng…

Ví dụ 1: Khi học bài: “Đơn vị đo góc, độ” SGK Toán tập 1/trang 46, để giúp học

sinh ghi nhớ nội dung bài học, tôi yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học đưa ra các

từ khóa giúp ghi nhớ kiến thức của bài Sau đó tôi giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóm 4, vẽ sơ đồ tổng hợp kiến thức toàn bài Sau khi hoàn thành sơ đồ tư duy đại diện các nhóm sẽ dựa trên sơ đồ tư duy báo cáo tổng hợp các kiến thức đã học của bài

* Ví dụ 2: Bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” SGK Toán tập

1/trang 72 Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy để ghi nhớ các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Bài 24: Bài: Em ôn lại những gì đã học (SGK Toán 4 CD tập 1- trang 59) Trong

hoạt động luyện tập, tôi chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm vẽ sơ đồ tư duy ghi lại

Trang 13

những điều em ghi nhớ nhất trong chương về Số tự nhiên.

Bên cạnh đó, tôi thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống các kiến thức toán học như bảng đơn vị đo khối lượng, biểu đồ, biểu thức có chứa hai chữ, và nhiều dạng bài tập khác Sơ đồ tư duy đã mang đến một cách tiếp cận mới mẻ và hiệu quả trong việc học toán Với những hình ảnh trực quan và các mối liên kết logic, sơ đồ giúp học sinh ghi khái quát, nhớ kiến thức một cách lâu bền Thay vì lo lắng khi gặp bài toán khó, các em sẽ tự tin hơn khi tìm ra lời giải thông qua việc phân tích sơ đồ của mình, từ

đó các em sẽ hứng thú hơn trong học tập

3.3 Kĩ thuật phòng tranh.

Tôi lựa chọn kỹ thuật phòng tranh vì nó mang đến một làn gió mới cho giờ học toán Thay vì đối mặt với những bài tập khô khan, học sinh sẽ được thỏa sức sáng tạo với màu sắc và hình học, biến những con số, công thức trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo Qua đó, việc học toán không chỉ trở nên thú vị mà còn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc

Ví dụ minh họạ:

Trang 14

Sau khi học xong bài “Hai đường thẳng song song, vẽ hai đường thẳng song song

” và “Hai đường thẳng vuông góc, vẽ hai đường thẳng vuông góc”, ở tiết “Luyện tập chu

ng”, hoạt động vận dụng, tôi sử dụng kĩ thuật “phòng tranh” như sau:

Tôi chia học sinh trong lớp thành 4 tổ và giao nhiệm vụ cho các tổ:

(Các em đã được giao nhiệm vụ từ những tiết học trước và có sự chuẩn bị ở nhà)

+ Tổ 1 và Tổ 2: Vận dụng kiến thức về hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc, kẻ khung tranh, vẽ và trang trí hình vuông và hình chữ nhật

+ Tổ 3 và tổ 4: Vận dụng kiến thức về hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc, làm đèn lồng bằng giấy màu

- Học sinh làm và hoàn thành sản phẩm và trưng bày tại lớp học Đại diện các nhóm giới thiệu về sản phẩm Học sinh và giáo viên có thể đặt một số câu hỏi về sản phẩm để khơi gợi cho học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp trong kỹ thuật phòng tranh

Hoạt động này không chỉ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn mà còn rèn luyện

kỹ năng làm việc nhóm và khả năng sáng tạo

Biện pháp 4: Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế và sử dụng các học liệu nhằm đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học

Với thời đại 4.0 cùng với việc đưa chuyển đổi số vào dạy học, tôi thiết nghĩ mình cần phải thay đổi hình thức tổ chức dạy học, đổi mới các phương pháp kĩ thuật dạy học

để tránh sự nhàm chán của học sinh Xuất phát từ điều đó, tôi đã ứng dụng các phần

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w