1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập môn khoa học cho học sinh lớp 4

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...BÁO CÁO BIỆN PHÁP Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Khoa học cho học sinh lớp 4 Họ và tên giáo viên: .... Tôi mạnh dạn nghi

Trang 1

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao

hứng thú học tập môn Khoa học cho học sinh lớp 4

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

BÁO CÁO BIỆN PHÁP Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú

học tập môn Khoa học cho học sinh lớp 4

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 4C

Trường: Tiểu học Thành

phố:

I Lý do hình thành biện pháp:

Việc tạo ra một môi trường học tập thú vị và hấp dẫn đóng một vai trò không thể phủ nhận, đặc biệt là đối với học sinh ở độ tuổi lớp 4 Ở lứa tuổi này, các em vốn

đã rất ham hiểu biết, tò mò khám phá thế giới xung quanh Ngoài ra, não bộ và nhận thức của trẻ em ở độ tuổi 7 – 11 cũng rất mềm dẻo, dễ hấp thụ và ghi nhớ các thông tin Bên cạnh học tập, các em cũng có nhu cầu rất lớn để vui chơi, trải nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp các bài học Khoa học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn Điều này giúp học sinh dễ dàng hình dung và tiếp thu kiến thức phức tạp, từ đó nâng cao sự hứng thú và tích cực tham gia vào bài họ

c Ứng dụng công nghệ thông tin cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm kiếm và

xử lý thông tin, một kỹ năng quan trọng trong thời đại số hiện nay

Năm học 2024-2025, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và dạy học si

Trang 3

giảng dạy môn Khoa học ở cấp tiểu học còn gặp còn gặp những khó khăn như sau:

Về phía giáo viên, còn một bộ phận giáo viên chưa theo kịp đổi mới, ngại thay đổi, ngại nghiên cứu tìm tòi các cách thức, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vì thấy khó, cần đầu tư về mặt thời gian cũng như tư duy

Về phía học sinh, ở các lớp dưới các em đã được học môn Tự nhiên và Xã hộ

i có kiến thức liên quan Tuy nhiên đến lớp 4 các em mới chính thức được học các k iến thức về khoa học trong một môn học riêng biệt Các kiến thức môn Khoa học được đánh giá là khá nặng, nhiều nội dung trừu tượng, khó hiểu đối với các em

Tiến hành khảo sát mức độ hứng thú học tập ngay từ đầu tháng 9/2024, tôi nhận được kết quả như sau:

Trang 4

Câu hỏi khảo sát

Rất thích Thích Không

thích

Số

HS

Tỉ lệ

%

Số

HS

Tỉ lệ

%

Số

HS

Tỉ lệ

%

Em có thích học môn Khoa học không ? 7 18.4 14 36.8 17 44.8

Em thích cách dạy môn Khoa học của thầy cô chứ

?

8 21.1 12 31.6 18 47.3

Nếu được chọn, em có chọn môn Khoa học là

môn học yêu thích nhất không ?

3 7.9 10 26.3 25 65.8

Từ thực tế dạy học cũng như xuất phát từ sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả học tập và sự

hứng thú của học sinh Tôi mạnh dạn nghiên cứu biện pháp: “Ứng dụng công

nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Khoa học cho học sinh lớp 4”.

II Nội dung của biện pháp

1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Để giảng dạy có hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy Bản thân mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong mỗi tiết học Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin Sau khi lập được kế hoạch, mỗi người phải có quyết tâm, có ý thức

Trang 5

trách nhiệm, có tinh thần chủ động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu đặt ra Ngay buổi họp huynh đầu năm học, tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh sự cần thiết và vai trò của việc ứng dụng các nền tảng công nghệ số vào trong dạy và học Tôi đưa ra những hình ảnh thể hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên, nhà trường trong các hoạt động dạy học và giáo dục như: các nội dung thông báo, tuyên truyền qua trang Fanpage nhà trường; sử dụng các thiết bị dạy học số trong các giờ dạy; sử dụng phần mềm OLM giao bài tập Tôi cũng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức cuộc họp để phụ huynh thấy được tác động tích cực và chính mình được trải nghiệm sự hào hứng, hứng thú khi được tham gia các hoạt động

có ứng dụng công nghệ thông tin Từ đó phụ huynh hiểu được sự cấp thiết của

công nghệ thông tin, chuyển đổi số và có sự đầu

tư đúng đắn cho con em mình trong việc học tập

Trang 6

Đối với học sinh tôi tạo cơ hội cho các em chia sẻ nhận thức về các thiết bị thông minh cũng như tự nhận định khi ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập

có hiệu quả không Tôi định hướng để các em có nhận thức đúng đắn khi sử đúng mục đích, tránh lạm dụng các thiết bị thông minh dẫn đến các tác động tiêu cực do

sử dụng sai mục đích

2 Biện pháp 2 Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực số,

kĩ năng công dân số trong môn Khoa học cho học sinh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục

Năm học 2024-2025 toàn ngành giáo dục thành phố triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số trong giáo dục, trường Tiểu học cũng đã triển khai nền tảng học tập trực tuyến OLM Trong môn Khoa học, tôi đã sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến OLM giao các bài giảng điện tử để học sinh nghiên cứu trước kiến thức, sau đó lên lớp tôi tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để học si

nh tự trình bày những kiến thức các em đã tìm hiểu được Bên cạnh đó, nền tảng giáo dục trực tuyến OLM cũng được tôi khai thác sử dụng để giao các bài tập củng

cố kiến thức sau mỗi bài học trên lớp cho học sinh rất hiệu quả

Ví dụ: Bài “Tính chất của nước”

Khi dạy bài “Tính chất của nước”, tôi đã gửi video bài giảng điện tử để học sinh xem trước ở nhà thông qua nền tảng học tập trực tuyến OLM

Khi lên lớp, tôi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để khai thác kiến thức

mà học sinh đã học và tìm hiểu được thông qua bài giảng điện tử mà giáo viên đã giao Cách tổ chức như sau:

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 theo hình thức khăn trải bàn

để nêu các tính chất của nước dựa trên kết quả tự nghiên cứu ở nhà

Trang 7

- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chốt lại kiến thức

Bên cạnh việc sử dụng nền tảng học tập trực tuyến OLM, để nâng cao sự hứng thú của học sinh đối với môn Khoa học, tôi còn tạo cơ hội để các em được á

p dụng những kiến thức, kĩ năng trong môn Tin học để hoàn thành các nhiệm vụ họ

c tập được giao Ví dụ: sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint để tạo các bài thuyết trình về một chủ đề học tập Qua hoạt động này học sinh được làm quen với việc sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính hoặc các phần mềm và có cơ hội

sử dụng trí tưởng tượng, sự sáng tạo để thiết kế nội dung, lựa chọn hình ảnh và cách

Trang 8

trình bày Điều này giúp các em thấy hứng thú và yêu thích bài học hơn, vì các em được tự tay tạo ra sản phẩm của riêng mình Đồng thời, các em cũng phát triển năng lực số khi phải xử lý các nhiệm vụ học tập hay trong cuộc sống

Ví dụ: Bài “Sự chuyển thể của nước”

Ở hoạt động vận dụng, tôi giao nhiệm vụ: Sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint để thiết kế vòng tuần hoàn của nước Sau đó, học sinh sẽ sử dụng bài trình chiếu của mình để trình bày trong tiết Ôn tập chủ đề chất

Việc tiếp cận, tương tác với các thiết bị công nghệ số không chỉ góp phần phát triển năng lực số mà còn giúp các em hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên một cách sinh động và trực quan từ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập của các em đối với môn học này

3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động dạy học môn Khoa học

3.1 Sử dụng các video giáo dục kết hợp cùng bài giảng điện tử

Bài giảng điện tử powerpoint được tôi sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy Khoa học Bên cạnh việc sử dụng bài giảng điện tử, tôi cũng tìm tòi các video giáo dục để kết hợp cùng bài giảng điện tử nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Khoa học, tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh

Video thường có hình ảnh sinh động, âm thanh hấp dẫn, giúp học sinh hứng thú và chú ý hơn so với phương pháp giảng dạy truyền thống Video giúp minh họa một số khái niệm khó hình dung như “sự chuyển thể của nước”, “vòng tuần hoàn của nước” một cách rõ ràng, trực quan hơn qua hình ảnh động hoặc các thí nghiệm thực tế Nhiều thí nghiệm khoa học cần thời gian hoặc điều kiện đặc biệt để thực hiện Sử dụng video mô phỏng hoặc thí nghiệm quay sẵn giúp giáo viên dễ dàng

Trang 9

giải thích mà không mất quá nhiều công sức chuẩn bị.

Dưới đây là các hình thức sử dụng video mà tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học môn Khoa học:

a) Sử dụng video để giới thiệu bài học

Ví dụ: Bài “Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng”

Hoạt động mở đầu: Giáo viên cho học sinh xem một video ngắn về quá trình

sinh trưởng của cây kết hợp sử dụng kĩ thuật K – W – L Cách thực hiện cụ thể như sau:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem video về quá trình sinh trưởng của cây

- Giáo viên phát phiếu học tập dạng bảng gồm 3 cột K – W – L

Trang 10

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết những điều mình đã biết về sự sống và quá trình phát triển của cây vào cột K

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết những điều mình muốn biết về sự sống và

sự phát triển của cây vào cột W

Kết hợp việc xem video và sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực K – W –L, giáo viên đã khơi gợi được trí tò mò, kích thích tư duy cũng như huy động vốn kiến thức sẵn có của học sinh Từ những điều học sinh đã biết, muốn biết giáo viên dẫn dắt

vào nội dung bài học: Để tìm câu trả lời cho các thắc mắc của các em, cùng đến

với bài học hôm nay

Như vậy sử dụng video để giới thiệu bài học không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu kiến thức khoa học, mà còn tạo nên sự hứng khởi và kích thích tư duy sáng tạo của các em ngay từ đầu tiết học

b) Sử dụng video để minh họa thí nghiệm khoa học

Nhiều thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 4 khó thực hiện trực tiếp, cần thời gian chuẩn bị dài hoặc không đủ điều kiện thiết bị, do đó việc dùng video thí nghiệm thực tế hoặc thí nghiệm mô phỏng sẽ là lựa chọn lý tưởng

Khi cho học sinh quan sát video thí nghiệm thực tế, giáo viên nên thực hiện các bước sau để đảm bảo học sinh hiểu rõ nội dung và mục đích của thí nghiệm

Bước 1 Chuẩn bị trước khi xem video

Giáo viên giải thích ngắn gọn thí nghiệm nhằm mục đích gì và học sinh cần chú ý đến điều gì Đưa ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ trước khi xem

Bước 2 Xem video lần 1

Bước 3 Phân tích video theo từng bước (Xem lần 2)

Tạm dừng ở từng bước quan trọng Ở mỗi bước, giáo viên có thể giải thích

Trang 11

thêm hoặc đặt câu hỏi để kiểm tra xem học sinh hiểu rõ hay chưa.

Bước 4 Tóm tắt và ghi chú (Sau khi xem video)

Hướng dẫn học sinh ghi lại các hiện tượng đã quan sát và rút ra kết luận về thí nghiệm

Bước 5 Đặt câu hỏi thảo luận và liên hệ thực tế

Ví dụ: Bài “Sự chuyển thể của nước”

Ở hoạt động thí nghiệm “Tìm hiểu sự bay hơi và ngưng tụ của nước”, các bước tiến hành cụ thể như sau:

- Giáo viên giải thích ngắn gọn thí nghiệm nhằm mục đích gì và học sinh

cần chú ý đến điều gì: “Trong video này, chúng ta sẽ quan sát quá trình bay hơi và

ngưng tụ của nước”

Trang 12

- Đưa ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ trước khi xem.

+ Các em nghĩ điều gì sẽ xảy ra khi nước được đun nóng?

+ Hơi nước sẽ như thế nào khi gặp bề mặt lạnh?

- Cho học sinh xem video lần 1

- Cho học sinh xem video lần 2

+ Tạm dừng video khi nước bắt đầu sôi và bay hơi, đặt câu hỏi: Khi nước

bắt đầu nóng lên, con quan sát thấy gì?(Hơi nước bốc lên) Giáo viên giải thích:

Ở nhiệt độ cao, nước từ thể lỏng bay hơi chuyển thành thể khí (hơi nước).

+ Tạm dừng video khi các hạt nước xuất hiện trên thành cốc, đặt câu hỏi: Qu

an sát thành cốc có nước bị đun sôi, con thấy gì? (Các giọt nước nhỏ đọng trên thành cốc) Giáo viên giải thích: Hơi nước từ thể khí gặp lạnh (thành cốc có nhiệt

độ thấp hơn) ngưng tụ chuyển thành thể lỏng

- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại các bước của thí nghiệm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi lại các hiện tượng đã quan sát và rút ra

kết luận về thí nghiệm Ví dụ: Ở nhiệt độ cao, nước ở thể lỏng bay hơi tạo thành thể khí Hơi nước ở thể khí gặp lạnh, ngưng tụ thành thể lỏng chính là các giọt nước trên thành cốc

- Giáo viên đặt các câu hỏi để khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn, ví

dụ: “Con có thể thấy hiện tượng bay hơi và ngưng tụ ở đâu trong cuộc sống hàng

ngày?” (Khi mẹ đun nước, thấy hơi nước bốc lên, trên nắp siêu nước có các giọt

nước ngưng tụ/ Thấy hơi nước ngưng tụ trên nắp hộp cơm)

- Liên hệ thực tế: Liên hệ các hiện tượng quan sát trong thí nghiệm với cuộc

sống hàng ngày, như hình ảnh các giọt sương đọng trên lá, sương mù vào sáng sớm

c) Sử dụng video để minh họa nội dung bài học

Trang 13

Khi dạy về các chủ đề như động vật, thực vật, hay các hiện tượng tự nhiên, giáo viên có thể sử dụng các video tài liệu từ YouTube hoặc các nguồn giáo dục khác như National Geographic Kids Học sinh sẽ rất hứng thú khi xem các cảnh quay sống động về động vật, sự sinh trưởng của cây, hoặc các hiện tượng thời tiết đặc biệt Video minh họa giúp biến những kiến thức trừu tượng thành hình ảnh sống động, giúp học sinh dễ dàng hình dung và tiếp thu kiến thức

Ví dụ: Bài “Sự chuyển động của không khí”

Hoạt động 2: Mức độ mạnh của gió

Sử dụng video tác hại của bão trong giảng dạy giúp học sinh hiểu rõ về mức

độ nguy hiểm và hậu quả mà bão có thể gây ra, bao gồm hình ảnh về gió mạnh, lũ lụt, cây đổ, nhà cửa bị hư hại, giúp học sinh thấy được sức mạnh thực sự của bão Điều này giúp các em hiểu sâu hơn về mức độ nghiêm trọng của thiên tai này Qua video, học sinh sẽ nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của bão và tầm

Trang 14

quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp an toàn như trú ẩn đúng cách, sơ tán khi cần thiết và chuẩn bị các vật dụng thiết yếu

3.2 Tạo các trò chơi học tập tương tác

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Khoa học có thể giúp tạo ra các trò chơi học tập thú vị và hiệu quả, giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách sinh động và dễ hiểu hơn Tôi đã sử dụng các phần mềm như Kahoot, Quizizz, Blooket hoặc Wordwall để tạo các trò chơi trắc nghiệm, trò chơi ghép hình, tìm từ, tạo các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học, giúp học sinh ôn tập và kiểm tra kiến thức ngay trong lớp hoặc tại nhà Điều này giúp học sinh vừa chơi vừa học, cải thiện sự hứng thú và hiểu sâu hơn về bài học Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng những công cụ này, giáo viên có thể tăng cường tính tương tác và sáng tạo trong bà

i giảng, giúp học sinh nắm bắt kiến thức Khoa học dễ dàng hơn

Ví dụ: Bài “Ôn tập chủ đề Chất”

Tôi sử dụng phần mềm Wordwall để tạo ra các câu hỏi tương tác nhằm ôn tập kiến thức của chủ đề

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi học tập không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn làm cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, giúp các tiết ôn tập Khoa học trở nên thú vị hơn, góp phần nâng cao hứng thú của học sinh khi học tập môn Khoa học

3.3 Thiết kế các công cụ hỗ trợ học tập (sơ đồ tư duy, inforgraphic) thông qua các phần mềm.

Trang 15

Sơ đồ tư duy và infographic thể hiện kiến thức dưới dạng hình ảnh, giúp học sinh dễ dàng hình dung và ghi nhớ kiến thức Việc học qua các công cụ này giúp giảm bớt áp lực khi phải học thuộc lòng thông tin phức tạp Học sinh cảm thấy thoải mái và thích thú với cách trình bày mới lạ, việc học tập trở nên nhẹ nhàng và không còn là gánh nặng, từ đó các em có thái độ tích cực hơn đối với môn Khoa học Khi học sinh tự tay thiết kế các sơ đồ tư duy hoặc infographic, các em có thể tự do sáng tạo theo ý tưởng riêng, từ đó tạo nên sự tò mò và ham muốn khám phá

Ví dụ:

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w