1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 4 một số biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng việt lớp 1

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

TRƯỜNG TIỂU HỌC ....MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC ..... Bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

UBND THÀNH PHỐ

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY

HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC - TP

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 1A1

Trường: Tiểu học

Thành phố: - Quảng Ninh

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp

Môn Tiếng Việt lớp 1 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng cho quá trình học tập và phát triển toàn diện của trẻ Trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, môn học này hướng tới mục tiêu không chỉ giúp trẻ làm quen với chữ cái, từ ngữ mà còn giúp phát triển năng lực ngôn ngữ toàn diện như: Rèn luyện khả năng lắng nghe, hiểu nội dung các câu chuyện, bài thơ, bài hát; Khuyến khích trẻ

tự tin giao tiếp, diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hình thành các năng lực, kỹ năng sống cơ bản như: Khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới, hình thành thói quen tự học; Phát triển tư duy

và trí tưởng tượng qua việc học các bài thơ, câu chuyện…Từ đó giúp các em hình thành nhân cách, phẩm chất tốt đẹp như biết yêu thương, tôn trọng và trung thực Tóm lại, môn Tiếng Việt lớp 1 không chỉ là môn học giúp trẻ biết đọc, biết viết mà

Trang 3

còn là cánh cửa mở ra thế giới tri thức, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả trí tuệ, tình cảm và xã hội

Để đạt được mục tiêu đó, người giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động, thông qua trực quan sinh động để học sinh tư duy và phát hiện tìm tòi kiến thức mới của bài học Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các hình thức

và phương pháp dạy học tích cực kết hợp với ứng dụng các lợi ích, tính năng hiện đại của công nghệ thông tin trong giảng dạy Bởi lẽ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy và học tập có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập trung thời gian cho việc rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh Nội dung và hình thức trình bày phong phú, hình ảnh sinh động, hấp dẫn kích thích sự hứng thú học tập của học sinh Giáo viên dễ dàng kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu của học sinh Học sinh có thể tự học với sự hướng dẫn của các phần mềm học tập, …

Trang 4

2 Thực trạng dạy và học môn tiếng Việt lớp 1 tại trường Tiểu học

Năm học 2024 – 2025, tôi được phân công giảng dạy lớp 1A1, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:

* Về thuận lợi:

- Nhà trường luôn đặt nhiệm vụ chuyển đổi số, ƯDCNTT trong giảng dạy lên hàng đầu Do đó đã trang cấp đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, 100% phòng học thông minh, đường truyền mạng internet được đầu tư phủ sóng toàn trường Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng trình

độ CNTT cho giáo viên cũng được nhà trường quan tâm qua việc tổ chức nhiều buổi tập huấn với chuyên gia, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn,…

- Năm học 2024-2025 là năm học thứ 5 triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 nên bản thân tôi đã nắm khá vững chương trình sách giáo khoa, thấy tự tin khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại Khối lớp 1

- Học sinh có nền nếp, có ý thức tự giác học tập Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh Nhiều gia đình có đầy đủ thiết bị điện tử thông minh, phụ huynh luôn sẵn sàng hợp tác tạo điều kiện cho con em mình kết nối với các phần mềm hỗ trợ học tập trên nền tảng số hoá

* Khó khăn:

- Học sinh lớp 1 rất thích quan sát các hình ảnh sinh động nhiều màu sắc ngộ nghĩnh Nhưng do khả năng chú ý chưa cao, đang từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học tập nên các em còn bỡ ngỡ, chưa tập trung lâu vào một vấn đề nào đó Các em còn gặp nhiều khó khăn khi hiểu nghĩa các từ mới do vốn từ còn hạn chế Phần luyện nói và tìm từ mới còn hạn chế vì các em cần những hình ảnh cụ thể, dễ hiểu hơn

Trang 5

- Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn ngại tiếp cận và sử dụng các tính năng ưu việt của công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy học Đa số chỉ áp dụng CNTT với phần mềm powerpoint như một bảng phụ thay thế tranh, ảnh minh họa mà chưa

tự tin sử dụng các phần mềm hiện đại, giúp học sinh thực hành nhiều hơn, tăng sự tương tác để giúp các em khám phá, chiếm lĩnh tri thức

Ngay từ những tuần đầu sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc- viết và hứng thú của học sinh từ đó lấy căn cứ để làm cơ sở kiểm chứng sau này Sau khi học hết tuần 3 tháng 9, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố , trường tôi đã tổ chức kiểm tra khảo sát đầu năm và thu được kết quả cụ thể như sau:

Lớp

số

Kĩ năng đọc Kĩ năng viết Kĩ năng nhận

diện âm-vần

Hứng thú, tập trung

HTT HT CHT HTT HT CHT HTT HT CHT Có Không/ít

Trang 6

1a2 35 10 21 4 11 20 4 10 21 4 10 25

Nhìn vào bảng kết quả trên cho ta thấy số lượng học sinh hoàn thành tốt kĩ năng đọc, viết, nhận diện âm vần còn thấp (63/211, chiếm khoảng 29,9%) Tỉ lệ chưa hoàn thành khá cao (27/211, chiếm khoảng 12,7%) Đặc biệt số lượng học sinh có hứng thú học môn Tiếng Việt cũng chưa cao chiếm tỉ lệ 38,8%

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp theo đúng tinh thần Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa phổ thông, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào

để tiết học sinh động, hấp dẫn? Và công nghệ thông tin đã giúp tôi tháo gỡ những băn khoăn này

Vì vậy qua nhiều năm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm của bản thân về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 Trong năm học 2024-2025, tôi mạnh dạn áp dụng: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tiếng

Việt lớp 1 tại Trường Tiểu học – Thành phố ”.

II Nội dung của biện pháp

1 Biện pháp 1: Ứng dụng tạo bài tương tác – Wordwall, AI trong phần ôn

âm, vần cũ

Trang 7

Trước đây, trong mỗi tiết học âm, vần, ở phần khởi động, tôi thường phải viết

ra thẻ từ hoặc bảng con âm, vần, tiếng hoặc từ để cho học sinh đọc Khi ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm ứng dụng tạo bài tương tác – wordwall để tạo ra các thẻ có ghi các từ cho học sinh đọc, tôi không phải viết mà chỉ cần trình chiếu âm, vần, tiếng, từ, câu đến đâu học sinh đọc đến đấy Học sinh được trực tiếp tương tác với bảng thông minh, làm bài tập trên phần mềm nên các em rất hào hứng Không chỉ vậy, khi thay đổi theo hướng dạy học tích cực, ở phần hoạt động khởi động, tôi

có thể dễ dàng thiết kế nhiều trò chơi thú vị như: hái hoa, hái táo, mảnh ghép… để

ôn lại kiến thức cũ, từ đó kết nối qua bài mới một cách dễ dàng và hiệu quả

Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng thêm phần mềm Kahoo để tạo ra các câu hỏi

cho học sinh tham gia chơi trả lời

Trang 8

Ví dụ 1: Ở tiết ôn tập tuần 4, tôi đã sử dụng phần mềm wordwall để thiết kế

các thẻ từ giúp kiểm tra việc nhớ các âm o, ô, ơ Các thẻ từ chứa âm đã học sẽ được

ẩn đi, học sinh tương tác trên bảng thông minh tự lật thẻ từ và đọc đúng từ đó Như vậy học sinh tập trung, hứng thú học hơn, phần khởi động đạt hiệu quả cao

Trò chơi thi đọc nhanh và đúng các thẻ chữ

Ví dụ 2: Bài 32: on - ôn - ơn theo định hướng phát triển năng lực, tôi thiết kế

trò chơi khởi động Mảnh ghép Học sinh sẽ chọn mảnh ghép mang màu sắc mình thích, sau đó đọc từ ứng dụng Nếu đọc đúng sẽ nhận một phần quà và khi các mảnh ghép được lật mở thì bức tranh chủ đề và câu thuyết minh cho bài mới sẽ hiện ra để tôi kết nối vào bài

Trang 10

Các mảnh ghép

2 Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần dạy bài mới

a) Với phần dạy âm - vần mới, giáo viên thường phải ghi lên bảng những âm, vần, tiếng, từ nhưng nay nhờ phần mềm PowerPoint, Canva mà khi dạy đến đâu tôi trình chiếu đến đấy Do vậy, học sinh cũng thuận tiện theo dõi còn giáo viên sẽ dành nhiều thời gian quan sát theo dõi việc chú ý của các em cũng như gọi được nhiều em đọc bài hơn Và khi cần giải nghĩa từ ứng dụng, tôi có thể chọn được những hình ảnh động, đoạn phim cụ thể sinh động để minh họa cho học sinh hiểu

Ví dụ: Bài 16: M m – N n, tôi thiết kế slide với các hiệu ứng lần lượt xuất hiện

theo cấu trúc bài giảng: âm-tiếng-từ

Tranh minh họa

b) Với phần dạy Tập viết

Trang 11

Khi dạy phần viết, tôi chiếu cho học sinh xem video hướng dẫn quy trình viết chữ để học sinh nhận xét cấu tạo chữ, độ cao và cách đưa bút Trong quá trình học sinh luyện viết, tôi theo dõi, quan sát bằng camera cuối lớp, và chiếu bài của học sinh cho cả lớp nhận xét…

Ví dụ: Khi dạy phần viết âm ng-ngh trong Bài 25:

Lần 1: Tôi cho xuất hiện cả hai chữ để học sinh so sánh

Lần 2: Tôi cho học sinh xem video từng chữ và quy trình viết

Trang 12

Tranh minh họa

Khi chữa bài cho học sinh tôi đã sử dụng camera trong của phòng học thông minh mà trường tôi đã được trang bị để chiếu bài học sinh

Hình ảnh chiếu bài của học sinh qua camera ở cuối lớp học để nhận xét, đánh giá

3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy phần kể chuyện của bài ôn tập

Thông qua các đoạn phim nhỏ với giọng kể thu hút từ Youtube, trên trang Web

hanhtrangso.nxbgd.vn hoặc các video kể chuyện sử dụng phần mềm AI do tôi đã

thiết kế, học sinh rất hào hứng với tiết học, chú ý lắng nghe và nhớ câu chuyện rất nh anh

Ví dụ: Bài 15: Ôn tập có câu chuyện “Con quạ thông minh” Tôi đã cho học

sinh xem đoạn phim kể lại minh họa câu chuyện bằng giọng kể cuốn hút, dễ thương

do công nghệ AI tạo ra

Trang 13

Nhân vật chú gấu đang kể câu chuyện Con quạ thông minh.

Sau khi nghe xong câu chuyện “Con quạ thông minh” học sinh có thể tự kể

lại chuyện dựa vào tranh minh họa Và nắm được nội dung câu chuyện sau khi trả lời các câu hỏi nhỏ do nhân vật chú gấu đặt ra

4 Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh củng cố kiến thức Tôi đã sử dụng phần mềm PowerPoint, Canva, Worlwall trong việc thiết kế

nhiều trò chơi sinh động, hấp dẫn, thú vị khác nhau Trò chơi thường đặt giữa hoặc cuối tiết học Nó vừa mang lại sự thoải mái, thư giãn đồng thời mang tính tổng hợp kiến thức và làm cho hiệu quả của bài dạy cao hơn

Ví dụ: Khi củng cố kiến thức của bài on - ôn - ơn, tôi xây dựng trò chơi “Nhìn

hình đoán chữ” qua phần mềm PowerPoint Trò chơi này được sử dụng vào giữa

tiết học Nội dung trò chơi như sau: Học sinh nhìn vào hình sau đó nói nhanh tiếng hoặc từ có chứa âm hoặc vần vừa học

Nhìn hình đoán chữ

Ngoài ra, tôi cũng sử dụng thêm phần mềm Quizizz, Plicker để tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm trong phần củng cố kiến thức Tôi đã tạo một số câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm, sau đó in mã QR có chứa các đáp án a, b, c, d phát cho học sinh Các

Trang 14

em chỉ cần giơ góc có đáp án mình định chọn, còn tôi sẽ dùng điện thoại để quét mã Câu trả lời của học sinh sẽ hiện trên phần mềm chiếu ở bảng

Trang 15

lớp Qua bảng thống kê, tôi sẽ biết bao nhiêu học sinh trả lời đúng, sai Trong thời gian ngắn tôi đã kiểm tra được kết quả của học sinh một cách nhanh chóng

5 Biện pháp 5 Rèn năng lực tự học môn Tiếng Việt cho học sinh qua một

số biện pháp bổ trợ

Đặc điểm của học sinh lớp Một là các em “dễ nhớ nhanh quên”; vì vậy học tốt môn Tiếng Việt cần được rèn luyện thường xuyên và liên tục Đặc biệt phải phát huy hiệu quả của việc tự học ở nhà dưới sự hỗ trợ của phụ huynh và các phần mềm CNTT

* Học Online trên phần mềm OLM:

Nhận thấy vai trò, hiệu quả của phần mềm hỗ trợ học trực tuyến OLM cho học sinh nên trong năm học 2024-2025, nhà trường đã trang cấp phần mềm cho tất cả giáo viên và học sinh Để hỗ trợ học sinh tự học, tự luyện ở nhà, tìm hiểu bài trước khi đến lớp, tôi đã khai thác triệt để các tính năng của phần mềm, đặc biệt là xây dựng lớp học thông minh và giao bài cho học sinh nghiên cứu, tự học…Với việc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh xem trước video bài giảng tương tác, bài giảng E-learning, làm các bài tập tương tác để nắm trước một phần kiến thức, vào buổi học ngày hôm sau, tôi sẽ áp dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học một cách hiệu quả

và còn tăng thời lượng thực hành, ôn luyện cho học sinh nhiều hơn

Ngoài ra, tôi còn giao thêm một số bài tập trắc nghiệm trên OLM vào cuối tuần

để khuyến khích các em học sinh tự luyện ở nhà

Học sinh làm bài tập trên OLM ở nhà

* Tích cực tham gia các cuộc thi trực tuyến trên mạng

Tôi cũng khuyến khích các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho các em học sinh tham

Trang 16

gia các cuộc thi trực tuyến về tiếng Việt như Trạng nguyên tiếng Việt, đấu trường Vioedu…

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Qua quá trình áp dụng “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 tại Trường Tiểu học – Thành phố ” tôi

thấy đạt được một số kết quả sau:

- Học sinh nắm được cấu tạo vần, tiếng, từ rất tốt Đây là cơ sở để các em đọc câu, đọc đoạn, bài tập đọc và các văn bản khác

Trang 17

- Các em rất thích thú tham gia học tập một cách chủ động, tích cực Tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút được học sinh

Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nêu trên tôi kiểm tra tại lớp 1A1 trong năm học 2024 - 2025 do tôi phụ trách và ở 5 lớp còn lại trong khối, kết quả thu được của môn Tiếng Việt đến thời điểm giữa học kì 1 như sau:

Lớp

số

Kĩ năng đọc Kĩ năng viết Kĩ năng nhận

diện âm-vần

Hứng thú, tập trung

HTT HT CHT HTT HT CHT HTT HT CHT Có Không/ít

So với kết quả khảo sát đầu năm, tôi thấy chất lượng học môn Tiếng Việt có nhiều chuyển biến tích cực Kĩ năng đọc, viết, nhận diện âm vần chiếm tỉ lệ cao (126/211 em, chiếm khoảng 60,2%/6 lớp); và học sinh có hứng thú học môn Tiếng Việt đã tăng lên rất nhiều chiếm tỉ lệ 61,1%/6 lớp Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành đã giảm đáng kể từ 27/211 (chiếm khoảng 12,7%), xuống còn 14/211 (chiếm 6,6%) Nhiều học sinh đã tự tin đọc trơn cả một câu dài trước lớp, và bước đầu viết được các câu dài đúng, đẹp

- Bản thân tôi cũng tự tin hơn khi áp dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ

Trang 18

thông tin hiện đại vào trong giảng dạy Hơn thế nữa, tôi cũng mạnh dạn áp dụng cho các môn học khác như Toán, TNXH… và chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp Đặc biệt, trong tuần 10, tôi đã xây dựng và dạy thể nghiệm tiết chuyên đề “ƯDCNTT trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1” với bài Ot-ôt-ơt được tổ chuyên môn và Ban giám hiệu đánh giá cao

IV Kết luận

1 Ý nghĩa các biện pháp

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 đã mang lại thành công bước đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy Sử dụng linh hoạt các phần mềm điện tử, giáo viên có sẵn những bài giảng điện tử nên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị bài ở nhà cũng như chuẩn bị những đồ dùng dạy học Hiệu

Trang 19

quả bài giảng cao vì giáo viên có thể chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình

Về phía học sinh, qua việc được xem nhiều hình ảnh minh họa sống động, xem các đoạn phim hoặc nghe nhạc, các em sẽ hiểu bài kỹ và nhớ lâu hơn và phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập

2 Đề xuất, kiến nghị

Để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được đồng bộ trong các trường Tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề xuất sau:

- Đối với Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT Thành phố : Hằng năm,

tổ chức các lớp tập huấn về soạn giảng giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học mới cho giáo viên Tăng cường tổ chức dạy học kết nối- lớp học không biên giới

để học tập kinh nghiệm giữa các trường với nhau; Tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử

- Đối với Nhà trường: Trang bị thêm cho giáo viên các phần mềm soạn giảng,

dạy học mới, có bản quyền; Tổ chức nhiều tiết chuyên đề Ứng dụng CNTT trong dạy học Tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử; Xây dựng kho học liệu trong nhà trường để chia sẻ cho giáo viên sử dụng

Trên đây là “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

môn Tiếng Việt lớp 1 tại Trường Tiểu học – Thành phố ”, được giáo viên

đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 1A1 trường tiểu học

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w