1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 3 một số biện pháp nhằm tạo hứng thú và phát huy sự sáng tạo của học sinh thông qua hoạt Động khởi Động môn tiếng việt (Đọc) lớp 3

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGMÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP 3 Họ và tên giáo viên: .... Nó là hoạt động khởi động,

Trang 1

Huyện (thị xã, thành phố): …………

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) LỚP 3

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp : 3A

Trường: Thành phố:

I Lí do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp đối với học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng Việt là môn học có

vị trí đặc biệt quan trọng chiếm thời lượng 245 tiết/năm Trong đó tiết Đọc gópphần vào việc thực hiện mục tiêu chung của môn học bởi có đọc tốt thì mới học tốtTiếng Việt Chức năng của tiết Đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiếntới đọc hay (đọc diễn cảm) Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ đượccái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ

Tiết Đọc không chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức mà còn cần chú trọngvào việc hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cho học sinh, đặc biệt

là ở lứa tuổi lớp 3 Việc tạo động lực, hứng thú là yếu tố then chốt để các em yêuthích và có ý thức tự giác học tập

Hoạt động khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học

Trang 3

thân về các vấn đề liên quan đến bài học Hoạt động này thường chỉ chiếm một vàiphút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng Nó là hoạt động khởi động, đặt nềnmóng và là hoạt động xâu chuỗi cho các hoạt động tiếp theo, nên có tác động đếncảm xúc, trí tuệ của học sinh trong toàn tiết học.

Đặc biệt trong tiết Đọc môn Tiếng Việt lớp 3, khởi động đúng cách giúp các

em bước vào không gian học tập với tinh thần phấn khởi, kích thích trí tò mò vàchuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tư duy cho nội dung bài học Việc thiết kế các hoạtđộng khởi động thú vị là chìa khóa để nâng cao chất lượng giảng dạy và khơi dậyniềm yêu thích học tập cho học sinh

2 Thực trạng học môn Tiếng Việt của học sinh

Năm học 2024 - 2025 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A với

32 em học sinh Thực tế giảng dạy cho thấy hầu hết các em chưa có hứng thú vàphát huy được sự sáng tạo trong học môn Tiếng Việt nói chung và tiết Đọc nóiriêng

Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát sự hứng thú và khả năngsáng tạo của học sinh trong tiết Đọc khi học môn Tiếng Việt thông qua hoạt độngkhởi động theo các tiêu chí cụ thể, tôi đã thu được các kết quả như sau:

Trang 4

Học sinh tham gia các hoạt động nhưng chưa tích cực

Học sinh có khả năng sáng tạo khi tham gia các hoạt động

Học sinh chưa có khả năng sáng tạo khi tham gia các hoạt động

32 Tháng 9 12 37,5% 20 62,5% 7 21,9% 25 78,1%

Bảng khảo sát sự hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh

trước khi áp dụng sáng kiến

Qua bảng khảo sát trên, có thể thấy trong lớp, chỉ có 37,5% số học sinh cóhứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động Không những thế, khoảng 78,1%học sinh trong lớp chưa có khả năng sáng tạo khi tham gia các hoạt động và nhiều

em học sinh lại ngại ngùng và chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong phầnkhởi động

* Đánh giá thực trạng: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

+ Học sinh có thể dễ dàng bị phân tán sự tập trung trong việc đọc bởi các

Trang 5

nguồn giải trí khác như truyền hình, điện thoại di động, video trực tuyến.

- Về phía giáo viên:

+ Đa phần các tiết Đọc hiện nay chưa khai thác hết tiềm năng của hoạt độngkhởi động Giáo viên thường tập trung vào nội dung chính của bài học mà ít chú ýđến việc tạo tâm lý thoải mái cho học sinh đầu giờ

+ Một số hoạt động khởi động còn đơn điệu, thiếu tính tương tác và chưaphù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3

Việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm gây hứng thú vàphát huy sự sáng tạo của học sinh lớp 3 là việc làm thiết thực, góp phần thực hiệnđổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn giải pháp: “Một số biện pháp nhằm tạo

hứng thú và phát huy sự sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động khởi động môn Tiếng Việt (Đọc) lớp 3.”

II Nội dung của biện pháp:

Qua thực trạng trên và qua kinh nghiệm làm công tác giảng dạy, tôi đưa ramột số biện pháp nhằm tạo hứng thú và phát huy sự sáng tạo của học sinh, nâng caochất lượng học tập tiết Đọc nói riêng và môn Tiếng Việt lớp 3 nói chung như sau:

Biện pháp 1 Khởi động bằng hình thức kết hợp giữa sử dụng các phương tiện trực quan và phương pháp vấn – đáp.

Việc sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh, video clip trong mônTiếng Việt giúp học sinh có thể hình dung rõ ràng và sinh động về những

Trang 6

nội dung đang được học, làm tăng khả năng ghi nhớ và hiểu sâu các kiến thức Khikiến thức được biểu đạt qua hình ảnh hay video, não bộ sẽ lưu giữ thông tin dễdàng hơn là chỉ qua lời nói hoặc văn bản Những hình ảnh thú vị và gần gũi cũngkích thích sự tò mò, hứng thú học tập trong học sinh, làm cho giờ học trở nên sốngđộng và hấp dẫn hơn.

Phương pháp vấn - đáp là công cụ quan trọng để thúc đẩy tư duy phản biện

và sự chủ động trong học tập Quá trình này giúp học sinh phát triển kỹ năng tưduy logic, khả năng diễn đạt và tự tin trong giao tiếp Sự tương tác này cũng giúpgiáo viên nắm bắt được mức độ hiểu biết của học sinh, từ đó có hướng dẫn và hỗtrợ kịp thời

Hoạt động khởi động mở đầu bằng các phương tiện trực quan thu hút sự chú

ý và tạo ra không khí tích cực, sau đó dùng phương pháp vấn - đáp để học sinh cóthể ứng dụng kiến thức đã được nhìn nhận thông qua hình ảnh vào việc suy nghĩ vàgiải quyết vấn đề Sự kết hợp giữa hai phương pháp này trong hoạt động khởi độngkhông chỉ tạo ra sự hứng khởi ban đầu mà còn làm nền tảng cho việc học sâu hơntrong suốt tiết học

Ví dụ 1: Bài 1 Đọc: Ngày gặp lại trang 10-11/SGK Tiếng Việt 3 tập một.

- Giáo viên chiếu bức tranh minh họa bài đọc

- Mời học sinh nêu nội dung tranh minh họa bài đọc

- Giáo viên đưa câu hỏi lên màn chiếu: “Tưởng tượng em gặp lại bạn sau một kì nghỉ dài, em sẽ nói gì với bạn?”.

- Giáo viên gọi học sinh nối tiếp trình bày

- Sau đó giáo viên giới thiệu: “Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểumột câu chuyện nói về niềm vui trong ngày gặp lại giữa hai bạn nhỏ, hai bạn đã kể

Trang 7

cho nhau nghe những trải nghiệm thú vị sau thời gian nghỉ hè Đó là câu chuyệntrong bài: Ngày gặp lại Hãy cùng cô khám phá bài học hôm nay nhé!”

Ví dụ 2: Bài 3 Đọc: Cánh rừng trong nắng trang 17-18/SGK Tiếng Việt 3 tập một (Quan sát tranh và cho biết em thích hình ảnh nào nhất?)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động cá nhân quan sát tranh

và cho biết:

+ Em nhìn thấy những hình ảnh gì trong bức tranh? (cây cối, con vật, ánhnắng, dòng suối, hình ảnh mấy ông cháu,…)

+ Em thích hình ảnh nào trong tranh minh họa bài đọc nhất?

- Sau đó giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài

Như vậy, việc kết hợp hình thức sử dụng các phương tiện trực quan vàphương pháp vấn - đáp trong hoạt động khởi động không chỉ tạo điều kiện để họcsinh hào hứng và chuẩn bị sẵn sàng cho bài học, mà còn phát triển các kỹ năngngôn ngữ và tư duy một cách toàn diện Đây chính là cách tiếp cận đổi mới tronggiáo dục, hướng đến việc phát huy tối đa năng lực của từng học sinh, đồng thời tạođiều kiện cho việc học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn

Biện pháp 2 Khởi động thông qua âm nhạc

Khởi động thông qua âm nhạc là một phương pháp hiệu quả để tạo khôngkhí vui tươi, hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học Chính vì thế, việcđưa các giai điệu âm nhạc vào khởi động trong giờ học môn Tiếng Việt là một việcđáng khích lệ, góp phần đánh thức những rung động có thể còn ngủ sâu

Trang 8

trong tâm hồn học sinh Tôi đã tổ chức thực hiện hoạt động khởi động môn Tiếng Việt lớp 3 thông qua âm nhạc.

Ví dụ: Bài 4 Đọc: Lần đầu ra biển, trang 107-108/SGK Tiếng Việt 3 tập một.

Giáo viên cho học sinh nghe bài hát và vận động theo nhạc Bé yêu biểnlắm - sáng tác Vũ Hoàng

Sau khi học sinh nghe bài hát, giáo viên đặt câu hỏi:

+ Các em thấy giai điệu bài hát này như thế nào?

+ Nội dung chính của bài hát nói về điều gì?

Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt để vào bài mới

Âm nhạc giúp giảm căng thẳng và tạo ra môi trường thân thiện hơn tronglớp học Điều này rất quan trọng đối với sự tham gia tích cực của học sinh vào tiếthọc Sau khi kết thúc hoạt động khởi động bằng âm nhạc, giáo viên chuyển sangphần tiếp theo của tiết dạy một cách mạch lạc để duy trì sự hứng thú mà âm nhạc đãmang lại

Biện pháp 3 Khởi động bằng lồng ghép trò chơi vào tiết Đọc để khơi gợi hứng thú trước khi vào bài học

Mục đích của việc lồng ghép trò chơi vào tiết Đọc để khơi gợi hứng thú,kích thích sự tò mò của học sinh với bài học tiếp theo

* Nội dung và cách thực hiện:

Trò chơi cần liên quan đến chủ đề hoặc nội dung của bài đọc Điều này sẽgiúp học sinh dễ dàng hơn trong việc chuyển từ trạng thái thoải mái sau trò chơisang trạng thái tập trung trong bài học Biện pháp này có thể được tiến hành theocác bước sau:

Trang 9

Bước 1: Lựa chọn trò chơi phù hợp

Trò chơi có thể là câu đố, trò chơi điền từ, trò chơi thẻ flash, hoặc bất kỳ tròchơi nào phù hợp với mục tiêu của bài học

Bước 2: Hướng dẫn và thực hiện trò chơi

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tham gia vào trò chơi, tạo không khí lớphọc vui vẻ, thoải mái Trò chơi nên được thực hiện trong thời gian ngắn và sôi nổi

để tạo sự phấn khích cho học sinh

Bước 3: Kết nối và chuyển sang bài học

Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên hỏi học sinh về các khái niệm, thông tinhoặc ý nghĩa mà học sinh đã biết được từ trò chơi, từ đó kết nối những điểm nàyvào nội dung của bài học

Một số trò chơi có thể áp dụng trong hoạt động khởi động như:

Trang 10

Trò chơi Đố vui: Tạo một trò chơi câu hỏi nhanh với các câu đố vui liên

quan đến bài học Mỗi slide có thể hiển thị một câu hỏi và sau vài giây sẽ hiện racâu trả lời

Trò chơi Vượt chướng ngại vật: Tạo một chuỗi các slide với "chướng ngại

vật" là các câu đố hay câu hỏi Học sinh cần trả lời đúng để "vượt qua" chướngngại vật và tiến tới slide kế tiếp

Trò chơi Lật mảnh ghép: Tạo một slide với các mảnh ghép chứa các câu

hỏi, yêu cầu hoạt động Học sinh cần trả lời đúng để lật được mảnh ghép chứađựng một phần bí mật bên trong và tiến tới slide kế tiếp

Trò chơi Ô cửa bí mật hoặc Hộp quà may mắn: Mỗi một ô cửa hoặc hộp

quà tương ứng với một câu hỏi, thử thách mà giáo viên đưa ra (nội dung là kiếnthức của bài học trước)

Ví dụ 1: Bài 10 Đọc: Con đường đến trường trang 46-47/SGK Tiếng Việt 3 tập một.

Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Lật mảnh ghép” Mỗi một mảnh ghéptương ứng với một câu hỏi Đối với bài này tôi sẽ có 3 câu hỏi đằng sau ba mảnhghép - một mảnh ghép còn lại là mảnh ghép may mắn (không chứa câu hỏi)

Học sinh trả lời đúng sẽ lật được mảnh ghép chứa đựng một phần bức tranhbên trong Sau khi bốn mảnh ghép được lật mở đó cũng chính là bức tranh của bàiđọc Giáo viên dựa vào bức tranh để dẫn dắt vào bài

Ví dụ 2: Bài 24 Đọc: Bạn nhỏ trong nhà trang 107-108/SGK Tiếng Việt 3 tập một (Cùng bạn hỏi – đáp về những vật nuôi trong nhà).

Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới: Mỗi học sinh chuẩn bị ít nhấtmột câu đố để hỏi về một con vật nuôi trong nhà

Trang 11

Phần khởi động cho học sinh chơi trò chơi “Đố vui” Học sinh hoạt độngtheo nhóm đôi hỏi - đáp về những vật nuôi trong nhà (thời gian 1 phút).

- Giáo viên gọi các nhóm báo cáo (học sinh hỏi - học sinh trả lời)

- Giáo viên gọi các nhóm nhận xét, bổ sung (nếu có)

- Giáo viên đánh giá sau trò chơi (có phần thưởng) - sau đó giáo viên dẫn dắtvào bài mới

Một số hình ảnh học sinh tham gia trò chơi phần khởi động của tiết Đọc

Lồng ghép trò chơi vào phần khởi động của tiết Đọc môn Tiếng Việt đã khơigợi hứng thú trước khi vào bài học Tạo ra một môi trường học tập đa dạng

Trang 12

và thú vị, giúp tạo động lực, kích thích cho học sinh tham gia và tập trung vào bàihọc chính Những trò chơi này có thể đòi hỏi học sinh suy nghĩ, tư duy, kích thíchtrí tưởng tượng và gây tò mò, tạo hứng thú cho học sinh.

Biện pháp 4 Tổ chức hoạt động khởi động dựa vào trải nghiệm để nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết cho lớp học.

Mục đích của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm vào phần khởi động trongtiết Đọc nhằm tạo ra một môi trường học tập tích cực, thú vị và tương tác trong lớphọc, từ đó nâng cao tinh thần tập thể và đoàn kết cho lớp học Đồng thời giúp chohọc sinh được tham gia vào các hoạt động thực tế, khơi gợi sự tò mò và hứng thúvới bài học, hướng đến tiếp cận kiến thức một cách sáng tạo và thú vị hơn

* Nội dung và cách thực hiện:

Thông qua trải nghiệm, người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câuhỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm kết quả của trảinghiệm; quan trọng hơn cả là quá trình thực hiện và những điều học được từ trảinghiệm đó

Ví dụ 1: Bài 15 Đọc: Thư viện trang 66-67/SGK Tiếng Việt 3 tập một (Giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thích).

- Có nhiều hình thức để giáo viên lựa chọn thực hiện:

+ HS giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thích (trực tiếp bằng lờinói)

+ HS giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thích (gián tiếp bằngtranh vẽ hoặc video)

Để học sinh giới thiệu được với bạn nơi đọc sách mà em yêu thích bằngtranh vẽ hoặc video tôi giao nhiệm vụ cho học sinh trước một tuần để học sinh

Trang 13

chuẩn bị nội dung chia sẻ (học sinh có thể lựa chọn nơi đọc sách ở nhà, thư việnlớp, thư viện trường…).

- Cách thức thực hiện:

+ Giáo viên cho học sinh giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thíchbằng các hình thức trên

+ Giáo viên nhận xét, khen ngợi Sau đó dẫn dắt vào nội dung bài mới

Ví dụ 2: Bài 20 Đọc: Trò chuyện cùng mẹ trang 93-94/SGK Tiếng Việt 3 tập một (Kể về một hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối).

Tương tự như ví dụ 1, tôi cho học sinh lựa chọn các hình thức kể về một hoạtđộng chung của gia đình vào buổi tối

Cuối tiết học trước tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về kể một hoạt độngchung của gia đình vào buổi tối Tôi đưa ra một số gợi ý cho học sinh để học sinh

kể như: ăn cơm tối, đọc sách, xem ti vi, trò chuyện cùng mọi người trong giađình Học sinh có thể quay video, hình ảnh tư liệu hoặc có thể viết đoạn văn kểlại hoạt động chung của gia đình em vào buổi tối để buổi học sau các em có thể kểcho các bạn cùng lớp nghe

Vào phần khởi động của tiết học tôi gọi học sinh trình bày, giúp học sinh rènluyện kĩ năng nói, kĩ năng trình bày, thuyết trình của mình lưu loát, rõ ràng trướclớp Sau đó giáo viên dẫn dắt, giới thiệu vào bài học

Trang 14

Việc lựa chọn cách làm này đã tăng cường vốn sống, tạo cho học sinh có cơhội tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, đồng thời nâng cao tinh thần, khả nănglàm việc nhóm cho các em.

Tổ chức học qua trải nghiệm trong phần khởi động môn Tiếng Việt (Đọc) 3

sẽ nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết cho lớp học cũng như mang đến một hướngtiếp cận mới, cho phép học sinh tương tác và giao tiếp với bạn học Việc tham giavào những hoạt động và tương tác cùng nhau giúp học sinh cảm thấy kiến thức trởnên gần gũi hơn

Biện pháp 5 Tăng cường sử dụng hoạt động đóng vai để kích thích sự sáng tạo của học sinh trong hoạt động khởi động môn Tiếng Việt (Đọc)

Mục đích của hoạt động đóng vai trong giờ Đọc lớp 3 là kích thích sự sángtạo của học sinh thông qua việc tham gia vào các vai diễn, giúp học sinh liên kếtkiến thức của tiết Đọc cùng kiến thức và kĩ năng khác Hoạt động đóng vai chophép học sinh đóng một nhân vật, tạo ra môi trường an toàn để thể hiện ý tưởngriêng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo của học sinh

* Nội dung và cách thực hiện:

- Khi hóa thân vào nhân vật, học sinh được tạo cơ hội trải nghiệm và cảm

nhận cuộc sống, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, giúp học sinh hiểu sâu hơn về bốicảnh của câu chuyện, từ đó làm giàu kiến thức và hiểu biết Từ đó, học sinh pháttriển năng lực đồng cảm, nâng cao kỹ năng giao tiếp, kích thích sự tưởng tượng vàtạo môi trường học tập tích cực

- Các hình thức đóng vai:

+ Hóa thân vào nhân vật: Học sinh có thể hóa thân vào các nhân vật trongcâu chuyện hoặc văn bản đang đọc và tưởng tượng mình ở trong các tình huống

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

w