1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 3 biện pháp “một số biện pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 3

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Dạy Học Tạo Hứng Thú Cho Học Sinh Qua Môn Tự Nhiên Và Xã Hội Lớp 3
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Tiểu Học ……………
Chuyên ngành Tự Nhiên Và Xã Hội
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Thành Phố ……….
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Các biện pháp dạy học tạo hứng thú không chỉ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn mà còn giúp các em yêu thích môn học, từ đó cải thiện chất lượng học tập một cách bền vững.. nói chung, môn Tự

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP Một số biện pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh

qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: 5E Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

UBND THÀNH PHỐ

TRƯỜNG

BIỆN PHÁP

“Một số biện pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh qua môn Tự nhiên và Xã

hội lớp 3 tại trường ”

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp:

Trường:

Thành phố: -

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp đối với học sinh:

Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học vừa mang tính thực tiễn vừa đòi hỏi

sự quan sát, tìm hiểu và liên hệ với cuộc sống Đây là một lĩnh vực đa dạng và phong phú, giúp học sinh mở rộng hiểu biết về tự nhiên và xã hội Để truyền tải kiến thức một cách hiệu quả, các biện pháp dạy học cần kích thích trí tò mò, giúp học sinh học qua trải nghiệm và gắn kết nội dung bài học với cuộc sống thực tế

Chất lượng dạy và học luôn là mối quan tâm của giáo viên và nhà trường Đặc biệt ở bậc tiểu học, việc hình thành nền tảng kiến thức cơ bản là rất quan trọng Các biện pháp dạy học tạo hứng thú không chỉ giúp học sinh hiểu bài sâu hơn mà còn giúp các em yêu thích môn học, từ đó cải thiện chất lượng học tập một cách bền vững

Khi học sinh được học trong môi trường vui vẻ, gần gũi và có nhiều hoạt động

Trang 3

thú vị, các em sẽ có động lực và niềm vui trong học tập Điều này không chỉ giúp giảm áp lực mà còn khơi dậy sự yêu thích học tập tự nhiên, từ đó giúp các em duy trì thái độ tích cực và gắn bó lâu dài với môn học

Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong môn Tự nhiên và Xã hội là rất quan trọng Những giải pháp này không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của các em mà còn giúp xây dựng nền tảng kiến thức kĩ năng vững chắc từ những năm học đầu đời Qua đó, học sinh sẽ được khuyến khích khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển tư duy độc lập và khả năng hợp tác trong quá trình học tập

2 Thực tế tại đơn vị:

Năm học 2024 - 2025, tôi được phân công giảng dạy lớp Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy việc dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tại trường có thực trạng diễn ra như sau:

* Về cha mẹ học sinh:

Một số cha mẹ học sinh chỉ chú trọng rèn giũa nhắc nhở con em học tập các môn học như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh chưa chú trọng đến các bộ môn khác

Trang 4

nói chung, môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng.

Nhiều gia đình chưa quản lí chặt chẽ để con em tiếp cận thường xuyên với các trò chơi điện tử, với mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok… Vì thế mà các

em xao nhẵn việc học hành và bị thiếu hụt kiến thức, chưa chủ động học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu bài học, còn phụ thuộc vào cô giáo và việc học tập trên lớp

* Về phía học sinh:

Học sinh lớp 3 còn nhỏ tuổi, khả năng tập trung của các em còn hạn chế và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh Khi các bài học không đủ hấp dẫn hoặc chưa được trình bày theo cách sinh động, các em dễ rơi vào tình trạng xao nhãng, mất hứng thú

Một số học sinh vẫn có thói quen thụ động, chỉ nghe giảng mà ít tham gia vào các hoạt động học tập tương tác hoặc thực hành Điều này làm hạn chế khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của các em, khiến các em học theo kiểu ghi nhớ mà không thực sự hiểu rõ nội dung Một số em chưa có ý thức tự giác, còn phụ thuộc vào sự nhắc nhở của người lớn, dẫn đến việc học tập không đều đặn và thiếu tập trung khi không có sự giám sát

Trong một lớp học, trình độ tiếp thu và khả năng học của học sinh không đồng đều Có em tiếp thu nhanh và hiểu bài tốt, trong khi có em lại gặp khó khăn trong việc theo kịp tiến độ bài học Sự chênh lệch này đôi khi khiến các em học yếu cảm thấy áp lực, mất hứng thú hoặc ngại tham gia vào các hoạt động học tập

* Về phía giáo viên:

Một số giáo viên chưa chuẩn bị kĩ nội dung bài trước khi lên lớp, chưa thực sự đổi mới phương pháp Một số giáo viên vẫn áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống, chủ yếu là giảng giải ít có sự đổi mới để tạo hứng thú cho học sinh

Trang 5

Việc này khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và khó tập trung, làm giảm hiệu quả tiếp thu bài học

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:

Việc nghiên cứu các biện pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong môn Tự nhiên và Xã hội tại trường không chỉ có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học mà còn góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các em trong tương lai Nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa cho môn Tự nhiên và Xã hội mà còn có thể trở thành cơ sở để phát triển phương pháp dạy học cho các môn học khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra một môi trường học tập tích cực, sinh động Do đó trong năm

học 2024 - 2025, tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Một số biện pháp dạy học tạo hứng

thú cho học sinh qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tại trường ”.

II Nội dung của biện pháp

1 Giải pháp 1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

Trang 6

Để tổ chức các hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực, tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên phải nắm rõ các phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội như: quan sát, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, điều tra khảo sát, đóng vai, dạy học theo dự án, hỏi đáp, dạy học ngoài thiên nhiên, dạy học hợp tác, phương pháp bàn tay nặn bột… Trong đó có một số phương pháp tôi thường xuyên sử dụng, đạt hiệu quả như:

1.1 Phương pháp quan sát: Phương pháp này giúp hình thành, phát triển

năng lực tìm hiểu tự nhiên và góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng thực tế hoặc hình ảnh, video về nội dung cần học (ví dụ: thực vật, động vật, trường học, cộng đồng địa phương…) Trong quá trình quan sát, học sinh có thể ghi lại đặc điểm, đặt câu hỏi và rút ra kết luận về kiến thức mới

Ví dụ: Khi dạy: Bài 7: Thực hành: Khảo sát về sự an toàn của trường học (tiết

1) - Tuần 8”, tôi cho học sinh quan sát các vị trí trong khuôn viên và xung quanh trường mà các nhóm muốn khảo sát qua video, từ đó yêu cầu học sinh lập kế hoạch khảo sát về sự an toàn của trường học Các em biết quan sát để đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp khắc phục hiện trạng (nếu các vị trí trong trường

đã xuống cấp, gây mất an toàn)

1.2 Phương pháp học qua hoạt động trải nghiệm: Phát triển năng lực tư

duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc xảy

ra trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tế như thí nghiệm, dã ngoại hoặc hoạt động trải

Trang 7

nghiệm tại lớp, tại trường Học sinh tự thực hiện, quan sát và rút ra kết luận từ chính trải nghiệm của mình

Ví dụ: Khi dạy: Bài 6: Truyền thống trường em (tiết 1) - Tuần 7”, tôi đưa học

sinh đến phòng truyền thống, văn phòng trường và giới thiệu về các sự kiện đáng nhớ của trường Các em có thể quan sát các hình ảnh, hiện vật trưng bày về các hoạt động ngoại khóa, thành tích của học sinh, giáo viên qua các năm Với bài học này tiết 2, tôi tổ chức buổi giao lưu, giúp học sinh lắng nghe những câu chuyện và kỷ niệm về trường từ chính các thế hệ thầy cô đi trước Học sinh có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về truyền thống và các giá trị tốt đẹp mà trường đã xây dựng Sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, tôi yêu cầu học sinh vẽ tranh hoặc viết cảm

nhận về “Truyền thống của trường em”.

Hoạt động này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ và tự hào về truyền thống của trường mình mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, và tư duy phản biện khi các em lắng nghe, chia sẻ ý kiến và trải nghiệm thực tế Với phương pháp dạy học trên, bài học trở nên hấp dẫn và gắn liền với cảm xúc của các em, giúp kiến thức trở thành một phần ký ức đẹp đẽ, đáng tự hào về ngôi trường mà các em đang

Trang 8

theo học.

1.3 Phương pháp đóng vai: Học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ

năng ứng xử Gây hứng thú và chú ý cho học sinh Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của học sinh Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực

Ví dụ: Khi dạy: Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà - Tuần 3, tôi tổ sử

dụng phương pháp đóng vai tạo tình huống thực tế giả định liên quan đến việc phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình và phân vai cho học sinh để các em đóng vai, diễn tập cách xử lý khi có sự cố xảy ra Sau khi đóng vai, tôi tổ chức thảo luận về cảm giác và suy nghĩ của các em khi vào vai, đánh giá các hành động có hợp lý không và đưa ra các bước xử lý đúng đắn trong tình huống hỏa hoạn thực tế

Hoạt động đóng vai này không chỉ giúp các em thực hành kĩ năng xử lý tình huống khẩn cấp mà còn nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và người khác khi gặp nguy hiểm Học sinh sẽ tự tin và bình tĩnh hơn nếu gặp tình huống tương tự ngoài đời thực, và nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc phòng cháy, chữa cháy trong gia đình

Bên cạnh đó tôi còn vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật XYZ, chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn, các mảnh ghép, phòng tranh, trình bày 1 phút, kĩ thuật chúng em biết 3, ổ bi, dạy học theo trạm, sơ đồ tư duy, lớp học đảo ngược, …trong các giờ học Đây là các kĩ thuật dễ áp dụng trong môn Tự nhiên và Xã hội, không đòi hỏi nhiều phương tiện, đồ dùng học tập song là cơ hội tốt để các em hình thành năng lực tự học và giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác

1.4 Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”

Khi tôi sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy vào dạy học, tôi thường hướng dẫn các

Trang 9

em cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản vào cuối mỗi bài học để ghi nhớ kiến thức Những bài đầu, các em chỉ vẽ những nét đơn giản như hình bông hoa với nhiều cánh hay chỉ là những nét ngoằn ngoèo theo ý thích nhưng dần dần các em đã biết sáng tạo khi vẽ hình cây lá, hình Đôrêmon, hình bàn tay, hình ông mặt trời với những tia nắng tỏa ra xung quanh rất ngộ nghĩnh để thể hiện những kiến thức trọng tâm của bài Nhờ sự sáng tạo và thói quen này mà hầu như các kiến thức trọng tâm của bài tất cả các em trên lớp đều ghi nhớ ngay sau buổi học trên lớp

+ Ví dụ: Bài 7: Giữ vệ sinh trường học - Tuần 9, tôi giúp học sinh củng cố,

ghi nhớ kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy

1.5 Kĩ thuật “Dạy học theo trạm”

Dạy học theo trạm là một phương pháp giảng dạy tích cực, cho phép học sinh trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau theo nhóm nhỏ tại các trạm học tập Phương pháp này giúp học sinh lớp 3 chủ động tham gia vào quá trình học tập, phát triển kỹ năng hợp tác và tư duy Trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, đặc biệt là bài “Hoạt động sản xuất nông nghiệp”, kỹ thuật này có thể áp dụng rất hiệu

Trang 10

quả kỹ thuật này có thể được áp dụng bằng cách tạo các trạm học tập về các lĩnh vực khác nhau trong nông nghiệp Tôi đã thực hiện kĩ thuật dạy học theo trạm qua các bước sau:

1 Xây dựng các trạm học tập với chủ đề cụ thể: Mỗi trạm sẽ có các tài liệu

học tập phù hợp như tranh ảnh, mô hình, hoặc câu hỏi dẫn dắt để học sinh tìm hiểu và thảo luận

Trạm 1: Tìm hiểu về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Trạm 2: Tìm hiểu về trồng trọt

Trạm 3: Tìm hiểu về chăn nuôi

Trạm 4: Tìm hiểu về trồng và chăm sóc rừng

2 Tổ chức và luân phiên giữa các trạm:

Tôi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm bắt đầu tại một trạm và luân phiên di chuyển qua các trạm khác Tôi đặt thời gian quy định (khoảng 5 phút) cho mỗi trạm

và hướng dẫn học sinh cách di chuyển để giữ trật tự

3 Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm và ghi chép thông tin

Mỗi nhóm cử một bạn ghi chép và tổng hợp thông tin từ các bạn trong nhóm Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận để trả lời câu hỏi của từng trạm và ghi lại các thông tin chính Tôi khuyến khích các em quan sát hình ảnh, tranh vẽ hoặc mô hình để hiểu rõ hơn nội dung của từng hoạt động nông nghiệp

4 Tổng kết và chia sẻ kết quả sau khi hoàn thành các trạm

Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành các trạm, tôi cho các nhóm trình bày kết quả Các nhóm chia sẻ lại những kiến thức mà nhóm mình học được ở mỗi trạm, giúp cả lớp có cái nhìn toàn diện về các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sau hoạt động này tôi đặt thêm câu hỏi: “Hoạt động nông nghiệp là gì? Ích

Trang 11

lợi của hoạt động nông nghiệp?” để học sinh cùng thảo luận và tìm ra kiến thức

bài học Kĩ thuật dạy học này giúp học sinh nắm vững kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo cách tự nhiên và dễ nhớ đồng thời tạo hứng thú học tập cho các em Những phương pháp và kĩ thuật dạy học trên tạo ra môi trường học tập

tích cực, giúp học sinh lớp 3 chủ động khám phá và tiếp thu kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội Việc đa dạng hóa phương pháp còn phát huy khả năng sáng tạo, hợp tác, tư duy và năng lực tự học, đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới

2 Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành xu thế trong giáo dục, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch bài giảng sinh động, dễ dàng tìm kiếm tài nguyên và liên kết hợp lí các kiến thức Công nghệ thông tin không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn phát triển kĩ năng tin học, khả năng tìm kiếm thông tin và thuyết trình Học sinh cũng làm quen với các hình thức tự học như học online Tôi đã sử dụng các ứng dụng, phần mềm dạy học hiệu quả như:

Trang 12

+ Bài “Cơ quan tiêu hóa”: Tôi sử dụng PowerPoint, Violet, Canva để minh

họa quá trình tiêu hóa sinh động

+ Bài “Giữ vệ sinh nhà ở”: Sử dụng Plickers để khởi động ôn lại kiến thức.

Ngoài ra, tôi còn sử dụng các nền tảng như OLM và Padlet trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, các ứng dụng này giúp tôi tổ chức bài giảng sinh động

và tương tác hơn Nơi học sinh có thể tham gia thảo luận, chia sẻ ý kiến và lưu trữ tài liệu học tập Học sinh được tham gia vào các hoạt động đa dạng, hấp dẫn, giúp tạo hứng thú và cải thiện hiệu quả học tập Tôi dễ dàng quản lý lớp học, theo dõi kết quả học tập và giao tiếp với học sinh qua các nền tảng này, giúp tối ưu hóa quá trình dạy học Ứng dụng OLM và Padlet trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội không chỉ tạo môi trường học tập đa dạng và hiện đại, mà còn phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội góp phần quan trọng trong việc tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh Công nghệ thông tin giúp giáo viên dễ dàng thiết kế bài giảng sinh động, tổ chức hoạt động học tập đa dạng, tương tác cao, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh Qua đó, học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo mà còn phát triển các kỹ năng cần thiết như tìm kiếm thông tin, tư duy phản biện và làm việc nhóm Việc áp dụng công nghệ vào dạy học không chỉ mang lại hiệu quả cao trong từng tiết học mà còn tạo nền tảng học tập tích cực và lâu dài cho học sinh

3 Biện pháp 3: Vận dụng phù hợp các trò chơi học tập

Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w