Khái niệm đọc mở rộng được hình thành trước hết với ý nghĩa “đọc theo sở thích” nhằm xoá bỏ các rào cản tâm lí về đọc ở một số trẻ nhỏ, tạo nên môi trường đọc thoải mái, sinh động và hấp
Trang 1TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
*** ***
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC MỞ RỘNG CHO HỌC SINH LỚP 3
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: 5E Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tên biện pháp: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC MỞ RỘNG CHO HỌC SINH LỚP 3
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp:
Trường: Tiểu học
Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố
I Lý do hình thành biện pháp
Như chúng ta đã biết năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3 áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3 và là năm đầu tiên đồng bộ 3 cấp học từ lớp 1 đến lớp 12 Trong nội dung chương trình các môn học của lớp 3 quy định rõ Tiếng Việt là môn học bắt buộc của chương trình Tiểu học Như vậy chúng ta thấy rằng, dù ở thời điểm nào thì giáo dục vẫn luôn đặc biệt coi trọng môn Tiếng Việt Trong đó đọc mở rộng có “đời sống lâu bền” trong dạy học sinh kĩ năng Đọc ở nhà trường tiểu học Khái niệm đọc mở rộng được hình thành trước hết với ý nghĩa “đọc theo sở thích” nhằm xoá bỏ các rào cản tâm lí
về đọc ở một số trẻ nhỏ, tạo nên môi trường đọc thoải mái, sinh động và hấp dẫn cho học sinh Việc đưa yêu cầu cần đạt về “đọc mở rộng” vào chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn tiếng Việt đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường kĩ năng đọc cho học sinh với các cách thức linh hoạt và khoáng đạt - bên
Trang 3trong thực hành đọc, đọc mở rộng có nhiều ưu thế đối với sự phát triển kĩ năng tiếng Việt của học sinh Tiểu học Đọc mở rộng trước hết giúp cải thiện kĩ năng đọc một cách tích cực Đọc mở rộng khuyến khích sự chủ động trong lựa chọn văn bản (thường là theo chủ đề, đề tài) của người học, tránh được những rào cản
tâm lí nhất định về không gian, thời gian Bên cạnh đó, đọc mở rộng cũng tích hợp rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe tuỳ thuộc vào từng yêu cầu hay tình huống học tập cụ thể
Việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức về thực hành trong môn Tiếng Việt qua hoạt động đọc mở rộng Nâng cao chất lượng đọc mở rộng sẽ giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt Vì vậy, cùng
Trang 4với việc góp phần dạy học Tiếng Việt, đọc mở rộng là một trong những hoạt động giáo viên cần quan tâm tổ chức hiệu quả
Tạo thành thói quen đọc chủ động và niềm yêu thích với việc đọc sách là một trong những giá trị quan trọng có được từ đọc mở rộng Qua thực tế cho thấy đa số học sinh cảm thấy tự tin và tràn đầy hứng khởi khi thực hành đọc mở rộng Các em đọc những văn bản mình tìm kiếm, lựa chọn với tâm thế thoải mái Dần dần, khi đọc mở rộng trở thành một thói quen tích cực, học sinh có được sự chủ động cần thiết để khám phá thế giới của những trang sách mở Niềm yêu thích đọc sách hình thành, lan toả mạnh mẽ và từng bước chuyển hoá thành nhu cầu sống của các em
Việc dạy đọc cho học sinh ở cấp Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng ở trường Tiểu học đã được giáo viên, học sinh và phụ huynh chú trọng Song đa
số các em đọc theo kiểu bắt chước là chủ yếu Học sinh chưa thật sự say mê hứng thú với môn học, ý thức tự đọc và chuẩn bị bài trước khi lên lớp chưa tốt, khi đọc các em thường chưa hiểu rõ nội dung để nhập vai vào nhân vật chính vì vậy mà chất lượng đọc chưa cao
Năm học 2023 – 2024 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3E Năm học 2023 - 2024, tôi đã tiến hành kiểm tra đọc ở lớp 3A5 và thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số
Học sinh
Đọc đúng,
rõ ràng
Đọc hiểu tốt Đọc diễn cảm Đọc chưa
đúng tốc độ
Trang 5Từ kết quả trên tôi thấy rằng số lượng học sinh đọc chưa đúng tốc độ còn cao 08/33 em chiếm tỉ lệ 24,2% Nguyên nhân của thực trạng này do đâu? Đó là hai nguyên nhân cơ bản sau:
+ Về phía giáo viên:
Phương pháp của một số giáo viên chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo khi dạy Đọc, chưa tích cực nghiên cứu tài liệu nên dạy bài chưa sâu Hình thức tổ chức bài dạy chưa đa dạng, phong phú nên chưa kích thích được hứng thú học tập của học sinh Khi luyện đọc diễn cảm giáo viên chưa chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh
+ Về phía học sinh:
Trang 6Học sinh coi nhẹ việc chuẩn bị bài ở nhà dẫn đến mất nhiều thời gian rèn đọc đúng, việc trả lời câu hỏi tìm hiểu bài cũng gặp khó khăn, vì vậy không có nhiều thời gian cho việc rèn đọc diễn cảm và chất lượng đọc chưa cao
Khi luyện đọc diễn cảm đa số học sinh mới biết đọc theo cách bắt chước giáo viên hoặc bạn bè mà chưa biết đọc dựa trên hiểu nội dung văn bản Chưa biết cách thể hiện giọng đọc đúng và phù hợp với nội dung bài học
Từ những vấn đề nêu trên, bản thân tôi trong quá trình công tác đã suy nghĩ
và tìm ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Căn cứ theo thông tư 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 ban hành quy định
về tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ngay đầu năm học
2023 – 2024, tôi đã mạnh dạn triển khai: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc mở rộng cho học sinh lớp 3” Với những biện pháp thiết thực,
hiệu quả gắn liền với thực tế công tác tại đơn vị và có những hiệu quả cao Tôi rất mong những sáng tạo của bản thân sẽ đóng góp một phần kinh nghiệm cho quá trình làm công tác giảng dạy của cá nhân cùng các đồng nghiệp trong môn Tiếng Việt lớp 3
II Nội dung của biện pháp
Biện pháp 1: Chú trọng tổ chức giới thiệu sách cho học sinh vào các tiết đọc mở rộng.
Việc giới thiệu sách là một việc làm rất cần thiết cho học sinh Trong tiết đọc mở rộng, giáo viên giới thiệu một số quyển sách hay, thuộc chủ điểm của tháng Giáo viên nêu chủ điểm tháng và giới thiệu sơ qua nội dung của một số quyển sách Cách thức này giúp cho các em thích thú với việc đọc sách hơn, kích thích trí tò mò, tưởng tượng của các em đối với quyển sách mà giáo viên
Trang 7giới thiệu Dần dần các em hứng thú với việc đọc sách hơn.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh giới thiệu sách cho các bạn của mình Mỗi tuần, giáo viên chọn một số bạn xem trước nội dung và sẽ trực tiếp đứng trước lớp giới thiệu sách hay cho các bạn Vừa tạo sự tự tin trong giao tiếp cho các em, vừa tạo không khí vui tươi khi giới thiệu sách, làm các em hứng thú với sách hơn
Ví dụ: Ở khối lớp 3 có thể giới thiệu những quyển truyện tranh về lịch sử
(Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, Người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi…)
Trang 8Giáo viên có thể kết hợp với thư viện nhà trường để giới thiệu với các em những quyển sách phù hợp với từng lớp nhằm giúp các em định hướng được nên đọc những quyển sách nào theo từng giai đoạn của kiến thức đang học trên lớp Bên cạnh đó, ban thư viện của lớp còn chủ động xuống thư viện trường mượn thêm sách về tủ lớp cho các bạn đọc
Biện pháp 2: Vận dụng linh hoạt các hình thức trong tiết đọc mở rộng tại thư viện.
Trong khi dạy đọc mở rộng tại thư viện theo kế hoạch tôi sử dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều hình thức như: Đọc to nghe chung, cùng đọc, đọc cá nhân, đọc nhóm đôi, thực hiện đúng quy trình các bước cụ thể Việc đọc này đã giúp học sinh được rèn luyện đọc và trải qua quá trình thẩm thấu văn bản, yêu thích đọc sách hơn, hứng thú khi tham gia giờ đọc sách thư viện
2.1 Hình thức đọc to nghe chung - Cùng đọc:
Ở hoạt động Đọc to nghe chung - Cùng đọc tôi sẽ chọn sách để chuẩn bị cho tiết đọc Giới thiệu cho học sinh xem trang bìa truyện; xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán; lựa chọn các từ mới để giới thiệu với học sinh, sau đó đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, cách quan sát học sinh, tiếp theo cho học sinh xem tranh ở một vài đoạn chính trong truyện, có thể dừng lại ở 2-3 tình huống đã xác định trước và đặt câu hỏi phỏng đoán, đặt 3-5 câu hỏi để hỏi học sinh về những gì đã xảy ra trong câu chuyện, cuối cùng hướng dẫn học sinh tóm tắt lại diễn biến chính trong câu chuyện, đặt 1-2 câu hỏi “tại sao” Sau phần đặt câu hỏi, nếu truyện có nhiều câu/từ mô tả âm thanh hoặc hành động thú vị, giáo viên có thể mời học sinh làm lại một số động tác hoặc âm thanh để giúp học sinh thích thú hơn với
Trang 9câu chuyện.
2.2 Hình thức đọc cá nhân:
Ở hoạt động Đọc cá nhân các em sẽ tự chọn những cuốn sách mình thích và đọc một mình Trong khi các em đọc, cô giáo di chuyển xung quanh phòng để
hỗ trợ các em Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để cô đến giúp Thông qua hoạt động giáo viên nắm bắt, phân loại nhóm học sinh có cùng sở thích
2.3 Hình thức đọc cặp đôi:
Ở hoạt động Đọc cặp đôi các em sẽ đọc sách cùng với bạn của mình Các cặp đôi có thể chọn một quyển sách mà các em thích để đọc cùng nhau Trong khi các em đọc, cô giáo di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em Nếu
có từ
Trang 10hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để cô giáo đến giúp Thông qua hoạt động giáo viên nắm bắt, phân loại nhóm học sinh có cùng sở thích
Biện pháp 3: Hình thành khả năng tự tìm hiểu về sách theo sở thích, năng lực của cá nhân cho học sinh.
Để hình thành khả năng tự tìm hiểu về sách theo sở thích và năng lực của cá nhân cho học sinh, tôi áp dụng một số phương pháp dưới đây:
3.1 Khuyến khích đam mê đọc sách.
Tạo môi trường ủng hộ việc đọc sách bằng cách chia sẻ câu chuyện thú vị
về sách, tác giả hoặc những trải nghiệm tốt mà đọc sách mang lại
Khuyến khích học sinh chia sẻ sách mình đã đọc và những ấn tượng, kiến thức mà các em thu được từ sách đó
3.2 Tạo thư viện sách cá nhân.
Khuyến khích học sinh xây dựng một thư viện sách riêng theo sở thích, nơi lưu trữ và quản lý các cuốn sách mà học sinh đã đọc và đang định đọc
Tạo không gian đặc biệt để trưng bày sách yêu thích và thường xuyên thay đổi để tạo cảm hứng cho học sinh
3.3 Tổ chức hoạt động đọc sách và thảo luận Hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc đọc sách.
Tổ chức các buổi đọc sách chung, trong đó học sinh có thể chia sẻ về những cuốn sách mình đã đọc và đưa ra đề nghị cho bạn bè
Khuyến khích thảo luận về sách, cho phép học sinh bày tỏ ý kiến và quan điểm về nội dung, nhân vật, và cấu trúc của sách
Cung cấp thời gian và không gian để học sinh đọc sách trong và ngoài giờ
Trang 11Tạo sẵn tài liệu và sách phong phú, đa dạng và phù hợp với lứa tuổi và sở thích của học sinh
Khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động văn hóa và sự kiện về sách
Đưa học sinh tham gia vào các cuộc thi viết đoạn văn, báo cáo sách, hoặc tham gia vào các nhóm đọc sách tại trường hoặc cộng đồng
Khích lệ học sinh tham gia vào các sự kiện văn hóa, triển lãm sách, và các buổi gặp gỡ tác giả để mở mang kiến thức và đam mê đối với sách
Quan trọng nhất, tạo ra một môi trường ủng hộ và khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê đọc sách, đồng thời truyền đạt được ý nghĩa và lợi ích mà đọc sách mang lại cho sự phát triển toàn diện của bản thân
Trang 12Ví dụ: Khi đọc mở rộng, tôi định hướng cho học sinh như sau:
Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,…về những hoạt động của trẻ em (xem phim, xem xiếc, tham quan, dã ngoại,…) và viết phiếu đọc sách theo mẫu
Trả lời:
Học sinh tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, …về những hoạt động của trẻ em (xem phim, xem xiếc, tham quan, dã ngoại, …) và viết phiếu đọc sách theo mẫu ở trên
- Tên bài: Tủ sách của bạn Sắc
- Tác giả: A-mi-xi
- Tên cuốn sách: Những tấm lòng cao cả
Sắc rất mê sách Những món tiền cậu dành dụm được đều đi vào cửa hàng bán sách Bố cậu mua cho cậu một cái giá nhiều tầng bằng gỗ thông, có rèm xanh Khi kéo rèm lên, tôi thấy ba hàng sách hiện ra rất có thứ tự Sách gồm nhiều loại: truyện thiếu nhi, truyện khoa học, thơ
Sắc rất chăm đọc sách Khi đọc, cậu giở sách với những ngón tay rất nhẹ nhàng, mới thấy cậu yêu sách như thế nào Mỗi quyển sách mua được đem lại cho cậu một niềm vui thích Đọc xong cậu còn vuốt ve, ngắm nghía quyển sách rồi mới xếp vào giá như cất đi một của báu
Ví dụ:
Chia sẻ với bạn về chi tiết em thích nhất trong bài
Trả lời:
- Tên bài đọc: Tủ sách của bạn Sắc
- Điều em thích nhất trong bài đọc là sự say mê, yêu quý và chăm chỉ đọc
Trang 131 sách của bạn Sắc
Biện pháp 4: Giúp học sinh hứng thú đọc mở rộng thông qua hướng dẫn học sinh thực hiện Phiếu đọc sách.
Phiếu đọc sách là một công cụ hữu ích để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động đọc mở rộng Phiếu đọc sách giúp học sinh tóm tắt, phân tích, và tổ chức thông tin từ cuốn sách một cách có hệ thống Hình thành năng lực, kĩ năng đọc sách nói riêng và đọc các tài liệu văn bản nói chung Dưới đây
là cách giáo viên có thể nắm chắc ý nghĩa của hoạt động đọc mở rộng thông qua hướng dẫn học sinh thực hiện Phiếu đọc sách
4.1 Hướng dẫn cách điền Phiếu đọc sách
Trang 14Giới thiệu phiếu đọc sách và mục tiêu của hoạt động: tìm hiểu về cuốn
sách, tóm tắt nội dung, phân tích nhân vật và bối cảnh
Hướng dẫn cụ thể về cách điền thông tin vào phiếu đọc sách, bao gồm các mục tiêu và ý nghĩa của mỗi phần
4.2 Tập trung vào mục tiêu đọc mở rộng
Đảm bảo rằng học sinh hiểu mục tiêu của việc sử dụng phiếu đọc sách, bao gồm mở rộng kiến thức, phân tích tác phẩm, và phát triển kỹ năng đọc
Hướng dẫn về cách tóm tắt nội dung:
Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung chính của cuốn sách, bao gồm tóm tắt
sơ lược cốt truyện và các sự kiện quan trọng
Khuyến khích học sinh tìm hiểu về cấu trúc, tình tiết và đặc điểm quan trọng trong cuốn sách
4.3 Hỗ trợ học sinh trong việc hiểu và áp dụng kiến thức
Hướng dẫn học sinh xác định và phân tích các nhân vật chính và phụ, bao gồm đặc điểm, vai trò và sự phát triển của nhân vật
Khuyến khích học sinh hiểu về bối cảnh, thời gian và không gian mà câu chuyện diễn ra, và cách nó ảnh hưởng đến diễn biến truyện
Hướng dẫn học sinh cách tìm thông tin trong sách và sử dụng ngữ cảnh để hiểu nghĩa của từ ngữ và câu
Khuyến khích học sinh suy nghĩ về ý nghĩa của cuốn sách và cách áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
Ví dụ: Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện một số phiếu đọc sách như sau:
Tìm đọc sách dạy nấu ăn hoặc những bài đọc về công việc làm bếp Viết
Trang 153 phiếu đọc sách theo mẫu
Trả lời:
Học sinh tìm đọc sách dạy nấu ăn hoặc những bài đọc về công việc làm bếp, hoàn thành phiếu đọc sách theo mẫu
Tên bài: Một số món ăn từ rau, củ, quả
Tác giả: Thu Trang
Tên cuốn sách: Nấu ăn trong gia đình
Tên món ăn 1: Nộm rau muống
Tên món ăn 2: Canh cải cúc nấu cá rô
Cảm nghĩ của em: Vui, thích thú,…
Trang 16Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động thảo luận sinh động, tạo hứng thú giữa học sinh với nhau trong hoạt động đọc mở rộng.
Để tổ chức hiệu quả các hoạt động thảo luận và chia sẻ giữa học sinh trong hoạt động đọc mở rộng, giáo viên cần tạo ra môi trường thoải mái và khích lệ sự tham gia tích cực Trước hết, giáo viên nên xác định mục tiêu cụ thể của thảo luận, đặt ra câu hỏi, vấn đề cần được bàn luận để học sinh hiểu được mục tiêu và hướng của hoạt động
Tiếp theo, việc xác định vai trò rõ ràng cho từng học sinh sẽ khuyến khích chia sẻ, trao đổi ý kiến và đặt câu hỏi một cách cân nhắc Thông qua việc tạo nhóm nhỏ, giáo viên giúp học sinh tương tác chặt chẽ hơn, khích lệ sự đa dạng quan điểm và tư duy sáng tạo Điều này cũng giúp học sinh học cách lắng nghe
và tôn trọng ý kiến của các bạn trong quá trình đọc mở rộng
Các hoạt động thảo luận có kế hoạch cụ thể về thời gian và nội dung giúp đảm bảo tính có cấu trúc và mục tiêu của hoạt động Khích lệ học sinh đặt câu hỏi, đóng góp ý kiến và tranh luận một cách xây dựng để mọi người cùng học hỏi và phát triển Tóm lại, hoạt động thảo luận và chia sẻ giữa học sinh mang lại nhiều lợi ích, từ việc mở mang kiến thức, khuyến khích tư duy, đến việc phát triển kỹ năng đọc
Để củng cố kiến thức học sinh đã đọc trong sách cũng như tạo không khí vui tươi trong mỗi tiết đọc, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các hoạt động mở rộng như: trò chơi, viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện, sắm vai, trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện, nhằm hướng