1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 2 nâng cao chất lượng dạy học môn toán cho học sinh lớp 2

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Toán Cho Học Sinh Lớp 2
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Tiểu học
Chuyên ngành Toán
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố thành phố
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Đây là những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.Cuối cùng, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán không chỉ đóng góp vào sự phát triển của từng học sinh mà còn n

Trang 1

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

TRƯỜNG

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN

CHO HỌC SINH LỚP 2 TẠI TRƯỜNG ”

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 2D

Trường: , thành phố , tỉnh

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp với học sinh

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Toán đóng vai trò quan trọng, gópphần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lựctoán học cho học sinh Đối với học sinh lớp 2, đây là giai đoạn các em bắt đầu hìnhthành các khái niệm toán học cơ bản Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy họcToán học trong giai đoạn này không chỉ giúp các em học tập tốt hơn mà còn tạonền tảng vững chắc cho việc học tập sau này

Trước tiên, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán giúp học sinh phát triển

tư duy logic và rèn kỹ năng giải quyết vấn đề Toán học không chỉ đơn giản là cácphép tính mà còn là phương tiện giúp học sinh học cách suy luận, phân tích và đưa

ra giải quyết cho các vấn đề Những kỹ năng này không chỉ hữu ích cho các em

Trang 3

Ngoài ra, phát triển các kỹ năng học tập thông qua môn Toán cũng rất quantrọng Môn Toán sẽ là chiếc cầu nối cho các em lĩnh hội và tiếp thu tốt các môn họckhác Học sinh không chỉ học cách giải quyết các bài toán mà còn được rèn luyệnnhững kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp và trình bày ý tưởng một cách rõràng Đây là những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển toàn diện hơn.

Cuối cùng, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán không chỉ đóng góp vào sự phát triển của từng học sinh mà còn nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 4

toàn diện của trường học Điều này không chỉ giúp học sinh đạt được thành tích tốthơn mà còn giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện kỹ năng giảng dạy, áp dụng cácphương pháp giảng dạy tích cực và sáng tạo.

2 Thực tế tại đơn vị

2.1 Thuận lợi

Trường là một trường liên cấp với đội ngũ giáo viên nhiệt tình và giàukinh nghiệm Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũngnhư sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thànhphố

Giáo viên dạy tại trường đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, hamhọc hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn

Bản thân tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm chủ nhiệm và giảng dạy, luôn họchỏi, mong muốn được sáng tạo trong công việc, biết lắng nghe ý kiến đóng góp củađồng nghiệp để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân kịp thời, phù hợp với điềukiện thực tế của nhà trường

2.2 Khó khăn

a, Phía giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn thiếu, nhất là lực lượng cốt cán người đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ chuyên môn và đào tạo cho các giáo viên khác

-Giáo viên phải dạy hầu hết các môn, phải chuẩn bị nhiều lĩnh vực chuyênmôn khác nhau trong buổi lên lớp nên giáo viên không có nhiều thời gian nghiêncứu sâu cho từng phân môn Bởi vậy, chất lượng dạy học môn Toán phần nào còn

Trang 5

hạn chế

b, Phía học sinh

Năm học 2024 - 2025 tôi được phân công dạy lớp 2D với 19 học sinh, đa

số học sinh là người dân tộc Dao, Sán Dìu, phần ít là dân tộc Kinh Nhiều phụ huynh còn trẻ, công việc bận rộn nên chưa có nhiều thời gian trao đổi với cô giáo về tình hình của con cũng như phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục Học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, chưa có sự tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài Một số em hiếu động thiếu sự chú ý, còn làm việc riêng trong giờ học Đặc biệt, các em thấy rất nặng nề và áp lực khi học các phép tính hay những bài toán khó

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Nâng cao chất lượng dạy học môn Toán là điều hết sức cần thiết Để làmcho những tiết học trở nên sinh động hơn, làm cho những con số tưởng chừng nhưkhô khan trở nên hấp dẫn hơn Và hơn hết có thể giúp cho học sinh phát huy được tính năng động sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học

Trang 6

cho các em Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã lựa chọn “Một số biện phápnâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 2 tại trường ”

II Nội dung của biện pháp

1 Biện pháp 1: Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh khôngchỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực toán học Tuy nhiên, để ápdụng các kỹ thuật dạy học có hiệu quả, giáo viên cần linh hoạt, tuỳ vào bài học đểchọn được kỹ thuật phù hợp Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kểđến một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh như:

a Kỹ thuật Mindmap (dạy học bằng sơ đồ tư duy)

Kỹ thuật Mindmap là một công cụ hữu ích trong việc dạy học toán và nó đặcbiệt hiệu quả với học sinh lớp 2 Khi được áp dụng một cách đúng đắn, Mindmapkhông chỉ giúp các em hình dung rõ hơn về các khái niệm toán học mà còn tạo điềukiện cho việc phát triển khả năng tư duy logic

Chúng ta cần xác định rằng Mindmap là một phương pháp tổ chức thông tinmột cách hình ảnh và trực quan Thay vì ghi chép theo cách truyền thống, giáo viên

có thể sử dụng Mindmap để minh họa các khái niệm toán học Việc sử dụngMindmap cũng giúp giáo viên dễ dàng quan sát sự phát triển tư duy của từng emhọc sinh Khi học sinh tự mình tạo ra Mindmap, giáo viên có thể nhìn nhận đượccách mà các em tư duy và tiếp nhận kiến thức Việc này không chỉ tạo cơ hội chogiáo viên điều chỉnh phương pháp truyền đạt mà còn giúp học sinh tự đánh giá khảnăng của bản thân

Trang 7

Ví dụ, khi dạy bài “Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20” tôi hướng dẫn các

em vẽ một Mindmap

Mặc dù học sinh lần đầu được tiếp cận với kỹ thuật sơ đồ tư duy nhưng các

em vô cùng hào hứng với phương pháp học tập này, các em chủ động tự tin hơn khiđứng thuyết trình trước đông người, tư duy logic phát triển và khả năng nhớ lâuhơn Mỗi học sinh có thể tạo ra Mindmap của mình theo cách riêng, với nhữnghình ảnh và màu sắc mà các em yêu thích Điều này không chỉ giúp các em ghi nhớkiến thức tốt hơn mà còn kích thích sự sáng tạo trong quá trình học

Trang 8

b Kỹ thuật dạy học “Lẩu băng chuyền”

"Lẩu băng chuyền" là một kỹ thuật dạy học tích cực, dùng để tổ chức chohọc sinh hoạt động theo cặp, để chia sẻ bài học hoặc thực hiện nhiệm vụ mà giáoviên yêu cầu một cách hiệu quả, tránh nhàm chán, tạo sự hào hứng trong tiết học

Đầu tiên, kỹ thuật dạy học lẩu băng chuyền giúp tạo ra một không khí họctập sôi nổi và thú vị Thay vì ngồi im trong lớp học lắng nghe giáo viên, học sinh

sẽ được vận động và liên tục chuyển đổi giữa các hoạt động khác nhau Điều nàykhông chỉ giúp các em cảm thấy thoải mái hơn mà còn kích thích sự hứng thú họctập Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp nhận kiến thức hơn và có thể tham gia vào cácthảo luận sâu sắc mà không bị rào cản về tâm lý

Thứ hai, kỹ thuật dạy học lẩu băng chuyền thúc đẩy khả năng làm việc nhóm.Trong quá trình học tập, học sinh sẽ được sắp xếp vào các nhóm nhỏ để thực hiệncác nhiệm vụ khác nhau Điều này không chỉ giúp các em học hỏi từ nhau mà cònrèn luyện kỹ năng giao tiếp và hợp tác

Kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” thực hiện như sau:

Bước 1: Tạo ra dãy lẩu băng chuyền bằng cách tạo ra các nhóm gồm 2 hàngngang hoặc dọc, học sinh đứng hoặc ngồi đối diện song song với nhau

Bước 2: Học sinh trao đổi bài cặp đôi với bạn đối diện trong thời gian giáoviên quy định

Bước 3: Hết thời gian lượt lẩu thứ nhất, giáo viên ra khẩu lệnh “chuyển” hoặc

Những Mindmap đa dạng và phong phú cũng tạo ra một môi trường học tập thânthiện và sinh động, giúp các em cảm thấy thoải mái hơn trong việc thể hiện bảnthân

Trang 9

dùng hiệu lệnh (tiếng chuông, tiếng thước,…) Học sinh di chuyển sang bên phảihoặc trái của mình 1 bước chân (hoặc ghế của bạn bên cạnh) Sau đó người đầuhàng chuyển hàng sang phía đối điện

Bước 4: Hết lẩu, giáo viên ra khẩu lệnh/ hiệu lệnh, học sinh di chuyển sang phải/ trái của mình theo vòng tròn để trở về chỗ ngồi ban đầu theo trật tự

Ví dụ:

Bài Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, bài tập 1 trang 36

Sau phần hình thành kiến thức mới để các em ghi nhớ bảng trừ, tôi sử dụng kỹthuật “Lẩu băng chuyền” cho học sinh đọc cho nhau nghe bảng trừ mình yêu thích.Qua việc đọc và lắng nghe bạn đọc học sinh sẽ ghi nhớ lâu hơn Ngoài ra, học sinhcòn được phát triển năng lực, phẩm chất qua kiểm tra đánh giá của bạn Kỹ thuậtnày giúp học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn Toán hơn

c, Kỹ thuật “Các mảnh ghép”

“Các mảnh ghép” – Một trong các kỹ thuật dạy học tích cực mang lại hiệu

Trang 10

quả cao trong học tập Đây là kỹ thuật kết hợp giữa cá nhân với nhóm, các nhómvới nhau để cùng nhau giải quyết vấn đề, khuyến khích sự tham gia tích cực củahọc sinh cũng như nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình ghép nhóm.

Cách tiến hành kỹ thuật “Các mảnh ghép”

*Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 học sinh

- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ, có thể có nhóm cùng nhiệm vụ

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình

- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trảlời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” củalĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng

1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết

- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả

- Một vài ý kiến cá nhân với kỹ thuật “Các mảnh ghép”

Kỹ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết

Trang 11

học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề

Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,

…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, )

Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhómmới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới Bước nàyphải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm

Trong môn Toán lớp 2, kỹ thuật "Các mảnh ghép" có thể được áp dụng đểgiúp học sinh học về các khái niệm cơ bản như phép tính cộng, trừ, nhân, chia,hoặc các dạng bài tập khác nhau

Ví dụ: Bài Luyện tập chung sách Toán 2 trang 74, bài tập số 1:

Trang 12

Phép tính cộng: Nhóm chuyên gia sẽ chỉ ra rằng khi cộng hàng đơn vị, taphải nhớ 1 và cộng vào hàng chục.

Phép tính trừ: Nhóm chuyên gia sẽ chỉ ra rằng trừ khi hàng đơn vị, cần phảivay 1 từ hàng chục

Qua thực hiện kỹ thuật trên, tôi nhận thấy học sinh sẽ hiểu sâu hơn về từngloại bài toán khi các em giải thích lại cho các bạn, tăng cường khả năng hợp tác vàlàm việc của nhóm cũng như khuyến khích học sinh suy nghĩ, thảo luận và giảiquyết vấn đề

2 Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan để hình thành các phép tính và bài toán liên quan đến phép tính (cộng/trừ/ nhân/ chia)

Toán học là một môn khoa học mang tính trừu tượng cao Để học sinh hiểubài một cách sâu sắc, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và đồ dùngdạy học

Đối với tâm lí học sinh lớp 2, tư duy nhận thức của các em chưa có chủ định,thiếu tập trung Việc sử dụng đồ dùng dạy học là một giải pháp sư phạm tạo ra chỗdựa ban đầu giúp học sinh nhận thức được những kiến thức trừu tượng, giải phápnày tác động vào các hoạt động nhận thức của trẻ theo đúng quy luật: “Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Ở học

kì I, chương trình Toán lớp 2 học sinh chủ yếu học về phép cộng/trừ trong phạm vi

100 Để thành lập các bảng cộng/trừ từ những bước đầu tiên, giáo viên có thể sửdụng các đồ dùng trực quan có sẵn trong Bộ thực hành Toán 2 - Chủ đề số và phéptính hoặc có thể linh hoạt sử dụng các đồ dùng trực quan trong cuộc sống Khi sửdụng đồ dùng dạy học trong một tiết học, không những học sinh hiểu sâu bài hơn

Trang 13

mà còn làm cho các em thấy kiến thức toán học có mối quan hệ chặt chẽ với thựctiễn, tạo cho học sinh ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống

Ngoài ra, việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp học sinh tư duy nhanh hơn và

có thể tự lập các bài toán khác nhau để giúp các em phát triển tư duy một cách toàndiện nhất Từ việc sử dụng các đồ dùng trực quan theo các nhóm để lập phépcộng/trừ, học sinh cũng dễ dàng lập được bài toán tương tự của mình, qua đó giúphọc sinh có thể ghi nhớ và tự củng cố kiến thức cho mình

Ví dụ khi dạy bài: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100

Tôi hướng dẫn cách tìm kết quả phép cộng 37 + 25 bằng cách sử dụng cáckhối lập phương như sau:

- Lấy 37 khối lập phương, gài thành từng thanh chục để có 3 thanh ở cộtchục và 7 khối lập phương rời ở cột đơn vị

- Lấy tiếp 25 khối lập phương, gài thành từng thanh chục để có 2 thanh ở cộtchục và 5 khối lập phương rời ở cột đơn vị

Trang 14

- Thực hiện việc gộp các khối lập phương rời lại với nhau được 1 thanhchục và 2 khối lập phương rời.

- Gộp các thanh chục với nhau, 3 thêm 2 bằng 5, thêm 1 thanh chục nữa là 6.Vậy 37+25= 62

Ngoài việc sử dụng thanh lập phương, tôi còn sử dụng tranh ảnh giúp họcsinh trực tiếp nhìn thấy quy trình cộng có nhớ, giúp tăng cường sự hiểu biết và khảnăng tính toán trong phạm vi 100, đồng thời gắn được nội dung kiến thức với thực

tế cuộc sống qua các bài tập liên quan

3 Biện pháp 3: Sử dụng nhóm có nhiều đồ vật để giải bài toán

Mục đích của biện pháp này là giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, đặc biệt biết gắn kiến thức với thực tế cuộc sống một cách dễ dàng hơn

Sau phần hình thành kiến thức mới hoặc cuối mỗi bài học, giáo viên có thể đưa thêm các ví dụ về các nhóm đồ vật có trong lớp học, trong gia đình, để học sinh nêu phép cộng/trừ và kết quả của phép tính đó Đặc biệt giáo viên có thể chú trọng cho học sinh củng cố kiến thức về phép tính qua các dạng bài tập: (xem tranh rồi viết tình huống có phép tính tương ứng, viết phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ, kể một tình huống thực tế có sử dụng phép tính cộng/trừ, )

Ví dụ: Sau khi học xong bài “Phép trừ có nhớ trong phạm vi 20” trang

30-31, sau phần luyện tập thực hành, tôi đưa ra câu hỏi: Hãy kể một tình huống thực

tế có sử dụng phép trừ trong phạm vi 20 rồi viết vào vở

4 Biện pháp 4: Sử dụng Chuyển đổi số trong dạy học

Trong môi trường lớp học truyền thống, phương pháp dạy học chủ yếu dựa

Trang 15

trên sách giáo khoa và bài tập viết trên giấy Điều này đôi khi làm học sinh cảmthấy mệt mỏi, thụ động và thiếu động lực học tập Do đó, việc tìm kiếm nhữngphương pháp giảng dạy mới mẻ, phù hợp hơn để tạo ra thú vui học tập cho học sinh

là điều cấp thiết Chính vì vậy, việc đưa Chuyển đổi số trong dạy học là một yêucầu cần thiết Việc sử dụng Chuyển đổi số ở môn Toán 2 giúp giáo viên dễ dàngtruyền đạt kiến thức một cách đa dạng và sinh động hơn Thay vì chỉ dựa vào sáchgiáo khoa để giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng các tài liệu trực tuyến như bàigiảng video, bài giảng trực tuyến, trò chơi trực tuyến v.v để làm cho bài học trởnên thú vị hơn và dễ hiểu hơn đối với học sinh Đồng thời, sử dụng Chuyển đổi sốtrong dạy học cũng giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị bài giảng

và tài liệu học tập, từ đó có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc giảng dạy vàhướng dẫn học sinh

Các bài học không còn giới hạn trong sách giáo khoa mà có thể được trìnhbày dưới nhiều hình thức khác nhau như video, hình ảnh, trò chơi tương tác và cácứng dụng trực tuyến Những công nghệ này mang đến tính trực quan, sinh

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:23

w