MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HIỆU QUẢ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 Họ và tên giáo viên: ..... Tổ chức trò chơi học tập là hoạt động thuhút sự chú ý của các em hi
Trang 1LỚP 2
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: 5ETrường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2UBND THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HIỆU QUẢ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC MÔN TOÁN LỚP 2
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp: …
Trường: Tiểu học
I Lý do hình thành biện pháp:
Xuất phát từ định hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh:
Ở bậc Tiểu học, môn Toán là một trong những môn học có vị trí vô cùngquan trọng Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán, mà chủyếu là năng lực tư duy Có tư duy sâu sắc các em mới có thể nhạy bén hơn trongnhiều môn học khác Rèn luyện Toán học không có nghĩa đơn giản là kỳ vọngcác em trở thành nhà Toán học mà chính là rèn tư duy cho các em trở nên linhhoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà trường, trong cuộc sống tương lai
Cũng như môn Toán ở các lớp tiểu học, môn Toán lớp 2 cung cấp cho họcsinh một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về toán học; hình thành và rènluyện các kỹ năng thực hành để các em áp dụng vào thao tác tính toán trongcuộc sống hằng ngày Để học sinh học tốt môn Toán, mỗi giáo viên không chỉdạy theo sách giáo khoa, sách hướng dẫn mà phải tìm ra các phương pháp dạyhọc mới nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, say mê học toán ở học sinh Trong
Trang 3xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, học sinh giữ vai trò trung tâm, chủđộng, tích cực lĩnh hội kiến thức dưới sự theo dõi, hướng dẫn của giáo viên, đòihỏi giáo viên phải gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách lôi cuốn các emtham gia vào các hoạt động học tập Tổ chức trò chơi học tập là hoạt động thuhút sự chú ý của các em hiệu quả nhất.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp họcsinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái; qua đó rèn luyện củng cốkiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt độngchơi Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ.Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui
và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn
Xuất phát từ thực tế tại dạy học:
Năm học 2024 – 2025, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủnhiệm lớp 2B với 35 học sinh Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu thực trạng
Trang 4việc dạy học Toán tại trường Tiểu học Qua tìm hiểu và dự giờ đồng nghiệptrong khối chuyên môn, tôi thấy thực trạng như sau:
- Tiết học Toán còn nặng về truyền thụ kiến thức, giáo viên giảng, học sinhthụ động tiếp thu kiến thức nên giờ học thường nặng nề, tẻ nhạt Nhiều học sinhngại học Toán
- Giáo viên rất ít khi tổ chức trò chơi trong các giờ học Toán vì sợ mất thờigian, không đủ thời gian cho tiết dạy Giáo viên lựa chọn các trò chơi chưa phùhợp, hình thức chưa phong phú hoặc tổ chức trò chơi học tập còn nặng nề vềhình thức (chơi cho có), chưa quan tâm đến tác dụng, hiệu quả của trò chơi
- Một số học sinh nhút nhát, học sinh chậm tiến còn chưa chủ động, chưatích cực và ngại tham gia trò chơi, tham gia các hoạt động tập thể nên việc ghinhớ, khắc sâu kiến thức bài học gặp khó khăn Một số học sinh hiếu động, khitham gia các trò chơi làm lớp học mất trật tự, làm mất thời gian ổn định lớp
Từ thực trạng trên, sau hai tuần học đầu, tôi đã tiến hành khảo về sự hứngthú của học sinh khi học tập môn Toán, kết quả như sau:
động học tập
Hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập khi có sựkhích lệ của giáo viên
Chưa hứng thútích cực, chủ độngtham gia hoạt độnghọc tập
Trang 52B 35 9 25,7% 22 62,8% 4 11,5%Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy nhiều học sinh chưa hứng thú khihọc môn Toán dẫn đến kết quả môn học chưa cao.
Để giúp học sinh yêu thích môn học; để giờ học Toán diễn ra nhẹ nhànghơn, tự nhiên hơn và chất lượng hơn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng
“Một số biện pháp tổ chức trò chơi hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Toán lớp 2”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học trong giáo
viên và học sinh
II Nội dung của biện pháp
1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải
tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán.
Thực tế hiện nay cho thấy cần thiết phải làm chuyển biến về nhận thức củamột số giáo viên về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi trong học tập môn
Trang 6Toán, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.Chỉ có sự nhận thức đúng đắn thì mới tránh được những tư tưởng coi nhẹ, hoặcngại làm, ngại tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học môn Toán.
Để giúp giáo viên hiểu rõ tác dụng, sự cần thiết phải tổ chức trò chơi trongdạy học môn Toán, tôi đã đề xuất với tổ chuyên môn tổ chức dạy thử nghiệm tạihai lớp Lựa chọn cùng một tiết dạy trong chương trình môn Toán lớp 2, một lớpdạy có tổ chức trò chơi và một lớp dạy không tổ chức trò chơi Tiến hành so sánhhai tiết dạy ở hai lớp Tiết học có tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh say mê,hứng thú, tích cực chủ động tìm kiến thức hơn, tiết học sôi nổi, sinh động lôicuốn tất cả học sinh vào hoạt động và đạt kết quả cao hơn tiết học còn lại Ở tiếtdạy không tổ chức trò chơi làm cho tiết học trầm, buồn tẻ và đơn điệu, học sinhkhông hào hứng chiếm lĩnh kiến thức.Từ thực tế đó để giáo viên khẳng định khidạy học có tổ chức trò chơi là rất cần thiết trong dạy học đặc biệt là trong việcđổi mới phương pháp dạy học Cũng qua đó sẽ đổi mới trong nhận thức giáo viên
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, bản thân người giáo viên cần tựhọc hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong đó cóphương pháp, kĩ năng tổ chức các trò chơi học tập Để tổ chức trò chơi học tậptrong giờ học Toán thành công, đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu để nắm vữngyêu cầu và cách thức tổ chức trò chơi trong giờ học Toán
* Về yêu cầu:
- Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học hoặckích thích sự tìm hiểu khám phá của học sinh đối với một nội dung mới Mụcđích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi
Trang 7- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp với điều kiện cơ
sở vật chất của lớp, của nhà trường
- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú Trò chơi phải gâyđược hứng thú đối với học sinh
Nắm vững được các yêu cầu trên của một trò chơi là yếu tố quan trọng,quyết định đến việc lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích, nội dung bài học,đối tượng học sinh, đồng thời phù hợp với thời gian, không gian lớp học và cácđiều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường và của địa phương
* Về cách thức tổ chức trò chơi:
- Xác định định thời gian, thời điểm tiến hành trò chơi: thường được tiếnhành khoảng từ 5 - 7 phút, thời điểm tổ chức phụ thuộc vào mục đích của tròchơi đó
Trang 8- Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi Hướng dẫn chơi bằng cách vừa mô
tả vừa thực hành, nêu ra quy định chơi
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
- Chơi thật - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người chơi Giáo viên cóthể nêu thêm những kiến thức được củng cố, khắc sâu, những sai lầm cần tránh
- Thưởng phạt: Phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhậnthoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập củahọc sinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức vui nhộnnhư: hát một bài, đọc một bài thơ, nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp, đọc một bảngnhân, bảng chia
2 Biện pháp 2: Lựa chọn trò chơi phù hợp với bài học, phù hợp với các đối tƣợng học sinh
Khi lựa chọn thiết kế trò chơi toán học, chúng ta cần nghiên cứu kĩ, xác địnhmục tiêu của bài học là gì? Tổ chức trò chơi nhằm mục đích gì? Phải dựa vào nộidung bài học, thiết kế trò chơi phù hợp với tiến trình của kế hoạch dạy học
a) Hoạt động khởi động:
Khởi động là một phần không thể thiếu trong mỗi tiết học Đây là hoạtđộng giúp học sinh củng cố, kiến thức đã học, tạo hứng thú học tập cho học sinhbắt đầu tiết học
Các trò chơi có thể tố chức: Giải cứu Bạch Tuyết, Nhanh như chớp, Bay lênnào, Gọi thuyền, Hái táo
Ví dụ 1: Khi tôi dạy bài Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 tôi tổ chứccho học sinh chơi “ Giải cứu Bạch Tuyết” như sau :
Mục đích : Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng có nhớ số có hai
Trang 9chữ số với số có một chữ số Rèn phản xạ nhanh cho học sinh.
Ví dụ 2: Trò chơi “Hái táo” thực hiện kiểm tra kiến thức bài Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 (SGK/8)
Trang 10Mục đích: Kiểm tra học sinh trả lời đúng các phép tính trong bảng cộng có nhớ trong phạm vi 20.
Chuẩn bị : GV chuẩn bị bảng phụ có hình cây táo, trên đó là các quả táo, mỗi quả sẽ ghi 1 phép tính của bảng cộng để học sinh trả lời
Trang 11Ví dụ: Trò chơi “Truyền điện” qua bài Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 (sgk/36 tập1)
Mục đích: Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng bảng trừ, để giúp học sinh ghi nhớ các phép tính trong bảng trừ (có nhớ)
- Thời gian : 4 phút
- Cách chơi: Quản trò đưa ra câu hỏi "11- 2 = ?" Học sinh dưới lớp xungphong trả lời Học sinh trả lời đúng thì có quyền đưa ra câu hỏi và mời các bạntiếp theo Học sinh nào không trả lời được thì bị phạt theo yêu cầu của lớp
c) Hoạt động thực hành:
Việc chuyển đổi các bài tập thành trò chơi không những giúp cho lớp họcsôi nổi, thân thiện mà còn giúp học sinh được chủ động tham gia học tập, đượchợp tác cùng bạn bè, phát triển được một số kĩ năng sống cần thiết Qua trò chơicác em nắm vững kiến thức sâu hơn, nhẹ nhàng hơn, tạo niềm hứng khởi để họctập những tiết học tiếp theo
Các trò chơi có thể sử dụng: Ai nhanh? Ai đúng; Tiếp sức; Ong tìm nhụy; Tìm
lá cho hoa, Bác đưa thư
Trang 12Ví dụ : Trò chơi “ Ong tìm hoa ? ” thực hiện để học sinh tìm được nhanh kếtquả các phép cộng trong bài tập 3 phần a - tiết Luyện tập (SGK/26)
Mục đích: Rèn kĩ năng tính toán và phối hợp với bạn
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai bộ, mỗi bộ : 4 chú ong và 4 bông hoa Trênbông hoa ghi kết quả, trên mỗi chú ong ghi các phép tính
Cách chơi: GV mời 2 tổ chơi; 1 tổ làm trọng tài Mỗi tổ cử 4 thành viên lênchơi, xếp hai hàng Khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu” mỗi bạn lên nối chú ong đến kếtquả thích hợp ở mỗi bông hoa Bạn thứ nhất làm xong, đến bạn thứ hai Trong vòng
2 phút, đội nào làm nhanh hơn và đúng hơn sẽ chiến thắng
d) Hoạt động vận dụng:
Mục đích : Trò chơi toán học sẽ giúp các em củng cố ôn tập kiến thức, rènluyện kĩ năng, vận dụng toán học thực tiễn, thông qua trò chơi để phát triển phẩmchất, năng lực cho học sinh
Các trò chơi có thể tổ chức: Đoàn kết, Bay lên nào, Chiếc hộp may mắn, Ôcửa bí mật, Cướp cờ
Ví dụ: Trò chơi “Ô cửa bí mật” thực hiện khi dạy bài Bảng trừ có nhớ trongphạm vi 20 (SGK/36)
Mục đích: Kiểm tra được các phép tính trong bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi
20 Chuẩn bị: GV chuẩn bị trình chiếu 4 ô cửa tương ứng với 4 phép tính trừ có nhớ Thời gian : 3 phút
Cách chơi: GV yêu cầu hs chọn ô cửa để mở, mỗi ô cửa sẽ tương ứng với 1phép tính liên quan đến bài Bảng trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20 HS trả lời đúng
sẽ được mở 1ô cửa
4 Biện pháp 3: Lựa chọn thiết kế trò chơi sao cho mới lạ, hấp dẫn.
Trang 13Học sinh lớp 2 dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới, hứng thú với cái mới lạ.
Ở tuổi này sự tập trung, chú ý lâu dài của các em chưa cao, tính hiếu động bộc lộ
rõ nét Vì vậy, trong quá trình lựa chọn trò chơi toán học, đòi hỏi giáo viên phảichọn được trò chơi có tính mới lạ và vận dụng công nghệ thông tin vào thiết kếcác trò chơi thì sức hút của các trò chơi với các em càng nhiều hơn
Khi thiết kế, Giáo viên có thể lựa chọn một trong hai cách:
Một là cải biến dựa trên trò chơi có sẵn: Trò chơi học tập có thể được thiết
kế lại từ những trò chơi có sẵn trong sinh hoạt hàng ngày (Trò chơi Đoàn kết,Truyền điện, Tiếp sức…) hoặc từ những gameshow đa dạng hiện nay trên truyềnhình ( Ai là triệu phú, Chiếc nón kì diệu, Rung chuông vàng…) Thông thườnggiáo viên sẽ chỉnh sửa cách chơi cho phù hợp với điều kiện của lớp học, điều đócũng khiến trò chơi cải biên có yếu tố mới lạ, giúp học sinh hứng thú tham gia chơi
và nhận thức bài học từ trò chơi đó
Trang 14Ví dụ : Để củng cố kiến thức Toán đã học cho học sinh Ở tiết “Ôn lạinhững gì em đã học”, tôi sử dụng trò chơi Rung chuông vàng giúp kiểm tra kiếnthức của tất cả HS trong lớp Khi sử dụng trò chơi này các em rất hào hứng.
Hai là sáng tạo theo nội dung học tập: Đây là cách thức sáng tạo khó khăn
nhất nhưng khi trò chơi được hình thành thì bài học trừu tượng trở nên rất ấntượng và không khí học tập hết sức sôi nổi, hào hứng với học sinh
Ví dụ 1: Khi dạy bài bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20(SKG/24) tôi đã sửdụng nội dung bài 1 để sáng tạo trò chơi Vòng quay kì diệu Trong vòng quay kìdiệu sẽ là các phép tính ở bài tập 1 Nếu vòng quay dừng lại ở ô nào thì học sinh sẽđưa ra đáp án Trả lời đúng sẽ được nhận phần thưởng Đối với bài này tôi cho họcsinh làm việc cá nhân, giúp các em rèn luyện trí nhớ, khả năng trình bày, chia sẻ
và bảo vệ kết quả học tập của bản thân trước lớp, đồng thời người quản trò cònđược rèn luyện sự nhanh nhẹn, khả năng xử lý các tình huống học tập
Ví dụ 2: Để dạy bài tính nhẩm hay củng cố kiến thức khi dạy các bài Phépcộng, phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 20; Bảng nhân, chia; tôi đã tổ chức tròchơi Bingo
Chuẩn bị: Hai học sinh một bảng Bingo có ghi sẵn các số; bút lông
Cách chơi: Giáo viên phát bảng Bingo cho các nhóm, lần lượt nêu và ghi các
Trang 15phép tính Học sinh nhẩm kết quả rồi đánh dấu vào các ô có kết quả tương ứng Tròchơi tiếp tục với việc GV nêu phép tính, học sinh đánh dấu vào các ô Nhóm thắngcuộc là nhóm có các ô cùng hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng chéo trước tiên và hôto: Bingo.
4 Biện pháp 4: Động viên, khuyến khích học sinh tham gia chơi trò chơi
Người điều hành trò chơi có thể là giáo viên hoặc một học sinh trong lớp.Tuy nhiên giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh thực hiện vai trò tổ chức tròchơi để giúp học sinh mạnh dạn tự tin hơn Khi học sinh là người điều hành các
em sẽ có cơ hội được thể hiện bản thân trước mọi người, rèn luyện kỹ năng làm
Trang 16chủ hoạt động học tập của mình Trong quá trình điều hành giáo viên nên quansát hỗ trợ kịp thời cho người điều hành (nếu cần thiết).
Để đảm bảo “học mà chơi, chơi mà học” các em chủ động tham gia hoạt độnghọc tập thì trò chơi phải có các câu hỏi với độ khó dễ khác nhau Không chỉ tổ chứctrò chơi cá nhân, giáo viên nên tổ chức các trò chơi tập thể đòi hỏi sự phối hợp giữacác thành viên để hoàn thành nhiệm vụ từ đó phát huy tính tích cực chủ động, kỹnăng hợp tác nhóm và tinh thần đoàn kết cho các em
Giáo viên nên tạo cơ hội chiến thắng cho học sinh: Tâm lý của trẻ trong
mọi trò chơi đó là sẽ luôn nghĩ đến chiến thắng Nên việc tạo sân chơi cho họcsinh, giúp các em tìm con đường đi chiến thắng là rất cần thiết Không nhữngvậy, học sinh sẽ học thêm nhiều điều mới mẻ về toán học trong quá trình chơi.Không nên đưa ra “hình phạt” các bạn làm sai một cách nghiêm khắc, nhữnghọc sinh chưa làm đúng hoặc làm chưa tốt nên khích lệ sự cố gắng hoặc khenngợi tinh thần tham gia trò chơi của các em với nội dung vui, tế nhị, tạo đượckhông khí vui vẻ giữa người chiến thắng và người “chưa chiến thắng”
Phân tích những điểm sai khi học sinh chƣa làm đúng: Khi các em
chưa làm đúng hay gặp khó khăn trong lúc chơi, thầy cô hãy bình tĩnh và kiênnhẫn khuyên nhủ và động viên học sinh cố gắng Thầy cô hãy gợi ý cho các em,giúp các em tìm ra phương hướng để giải quyết các bài tập khó Không nên đưađáp án sẵn cho học sinh mà hãy để các em tự chủ động tìm ra lời giải chính xácnhất Ví dụ: Sau khi tổ chức cho học sinh chơi xong, nhóm thắng cuộc sẽ nhậnđược một phần quà từ giáo viên, còn nhóm chưa thắng, tôi sẽ cho các em thểhiện sự quyết tâm dành chiến thắng ở lần chơi sau của mình bằng một điệu nhảyhoặc một bài hát…Điều này khiến không khí lớp học rất vui nhộn