BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, TỰ GIÁC TRONG HỌC TẬP MÔN TOÁN LỚP 2 Họ và tên giáo viên: .... Việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ độn
Trang 1TOÁN LỚP 2
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: …Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2PHÒNG GD&ĐT
TRƯỜNG
BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, TỰ GIÁC TRONG HỌC TẬP MÔN TOÁN LỚP 2
Họ và tên giáo viên:
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rấtquan trọng Đây là môn học không chỉ giúp học sinh tiếp cận với các khái niệm cơ bản
về số học, các phép tính mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về tư duy và kỹnăng Môn Toán góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhâncách con người Việt Nam, giúp các em làm quen với việc tư duy logic, tính toán chínhxác, đồng thời rèn luyện tính kiên trì và cẩn thận trong học tập
Chương trình Toán lớp 2 bao gồm hai phần chính: số học và hình học Nội dung
số học trong chương trình Toán lớp 2 tập trung vào việc giúp học sinh nắm vững cácphép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia và một số khái niệm quan trọng khác.Muốn học tốt môn Toán, học sinh cần yêu thích và hứng thú với môn học Phải tíchcực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức
Trang 3biểu, sợ sai, chưa tích cực, chủ động, tự giác tham gia học tập
Đầu tháng 9 - 2024, tôi đã tiến hành khảo sát đối với 29 học sinh lớp 2C củatrường về mức độ yêu thích, tích cực, tự giác của học sinh đối với môn Toán
Bảng kết quả khảo sát mức độ yêu
thích với môn Toán.
Bảng khảo sát mức độ tích cực của học sinh với môn Toán.
Trang 4Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10
Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Về phía giáo viên: Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
chưa hiệu quả Trò chơi đưa vào còn đơn điệu, chưa phong phú cách chơi nên khôngthu hút được học sinh; Giáo viên khi dạy chú trọng về dạy kiến thức mà chưa vậndụng gắn với tình huống thực tế, chưa tổ chức cho học sinh thực hành nhiều; Việckhai thác đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả; Chưa chútrọng đến việc kiểm tra đánh giá học sinh…
- Về phía học sinh: Tuổi còn nhỏ, còn mải chơi, chưa chú ý nghe giảng, chưa xác
định được mục tiêu học tập; Học sinh còn lạm dụng nhiều vào các thiết bị thông minhnhư máy tính, Ipad mà việc tự giác tính toán không còn được coi trọng Mặt khác,nhiều phụ huynh còn cưng chiều, luôn bao bọc con dẫn đến trẻ giảm đi rất nhiều tínhchủ động, tự giác học tập của mình
3 Ý nghĩa của biện pháp
Kết quả thực hiện khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh chưa yêu thích môn Toáncòn đến 10% và số lượng học sinh chưa tích cực còn thụ động, không hoàn thành cácnhiệm vụ học tập cũng chiếm đến 10% tổng số học sinh trong lớp Chính vì học sinhchưa yêu thích và chưa tự giác học tập môn Toán dẫn đến chất lượng bài kiểm tra khảosát đầu năm chưa cao Cụ thể điểm khảo sát đầu năm môn Toán của lớp 2C như sau:
Trang 5Việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác học tập trong cáctiết học nói chung và tiết học Toán nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng đểxây dựng một lớp học thân thiện, học sinh tích cực Bởi lẽ “Tích cực, ham mê học tập
là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là conđường dẫn đến sáng tạo và tài năng” Nhận thức được tầm quan trọng đó, với vai trò
là người tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, người giáo viên phảitìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
để phát huy tính tích cực, sáng tạo ở người học, tạo hứng thú, khơi dậy đam mê họctập của học sinh
Chính vì những lý do trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp nhằmphát huy tích tích cực, chủ động, tự giác cho học sinh trong quá tình học tập môn Toán
thông qua đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động,
tự giác trong học tập môn Toán lớp 2” nhằm giúp các em có ý thức học toán tốt hơn,
đạt kết quả cao hơn trong học tập môn toán cũng như các môn học khác
Trang 6II NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1 Biện pháp 1: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạyhọc tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩthuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạtđộng thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn
Tôi thường sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờhọc Toán như sau:
a Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là một phương pháp có tác dụng phát huy tính tích cực,gây hứng thú học tập cho học sinh nhanh nhất Một mặt các em có thể trò chuyện vàcười đùa Mặt khác các em có dịp được học thêm những kĩ năng và cả nội dung chủ
đề của trò chơi Trò chơi thường được tôi tổ chức vào phần khởi động, luyện tập hayphần vận dụng của một tiết học
Ví dụ khi học bài “Em ôn lại những gì đã học” (SGK Toán – Cánh Diều lớp 2 trang 52, 53) Hay như trong các tiết học “Em vui học toán”, ở phần khởi động tổ
chức cho các con chơi trò chơi Truy tìm thư mật, Trò chơi mảnh ghép, trò tiếp sứcđồng đội nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ và hoàn thành tốt các nội dungtrong bài
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi Tìm thư mật, trò chơi mảnh ghép.
Ngoài các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã sử dụng các trò chơi trựctiếp nhanh vào đầu các tiết học trong phần khởi động để tạo không khí lớp học như tròchơi: Vòng quay may mắn, hộp quà may mắn (giáo viên chuẩn bị sẵn hộp quà, chứa
Trang 7các câu hỏi để học sinh trả lời liên quan đến kiểm tra kiến thức cũ), tiếp sức, truyềnđiện, hái hoa dân chủ, ong tìm mật, ai nhanh, ai đúng, … Sau khi chơi giáo viên cũngnhận xét, đánh giá kĩ năng tính nhẩm và thái dộ của học sinh khi tham gia chơi
b Phương pháp dạy học nhóm
Tôi đã sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau như: Chia nhóm theo số điểmdanh, theo màu sắc, theo các nhóm học tập phù hợp như nhóm 2, nhóm 3 hay nhóm4… để tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giaolưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp
Trang 8Ví dụ với bài “Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 100” Với bài này phần hình
thành kiến thức tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 để các em sẽ có cơ hộithể hiện quan điểm của mình với bạn ngồi bên cạnh về cách tìm và điền kết quả để lậpđược bảng cộng có nhớ
c Kĩ thuật dạy học
Trong thực tế giảng dạy, để giúp học sinh có những tiết học toán vui vẻ, hàohứng, hấp dẫn và học sinh tự tin tham gia khám phá, lĩnh hội kiến thức, tôi thường sửdụng các kĩ thuật dạy học tích cực đó là: Kĩ thuật dạy học theo trạm, kĩ thuật khăn trảibàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút…
Ví dụ: Bài “Luyện tập” (Sách Toán Cánh Diều lớp 2 tập 1 trang 22, 23) Tôi chia
lớp thành 5 trạm tương ứng và thực hiện nhiệm vụ của 5 bài tập Khi nghe hiệu lệnhcủa tôi, học sinh sẽ di chuyển sang các trạm tiếp theo Cứ như thế học sinh sẽ đượctrải nghiệm qua 5 trạm học tập khác nhau Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày kếtquả ở trạm cuối cùng Khi các nhóm báo cáo xong, tôi sẽ chữa đáp án và đánh giá kếtquả của nhóm
e Đọc các tài liệu tham khảo môn Toán
Trang 9Bên cạnh đó tôi còn rèn học sinh thói quen đọc các loại sách tại thư viện của nhàtrường, trong đó chú trọng đọc sách hướng dẫn cách học toán, các dạng toán cơ bản vànâng cao Đây là một kĩ năng thực sự cần thiết với học sinh tiểu học, bởi thông quađọc sách các con được tìm hiểu kiến thức toán học nhằm phục vụ cho quá trình họctập
=> Ưu điểm của giải pháp: Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ
nhàng, tư nhiên, phát huy được tính tích cực, chủ động tìm kiếm kiến thức, tự giáchoàn thành các nhiệm vụ học tập
2 Biện pháp 2: Dạy học Toán gắn với các tình huống thực tế, “mang cuộc sống vào trong bài học”, chú trọng đến hoạt động thực hành, trải nghiệm để khuyến khích học sinh học tập.
Trang 10Hằng ngày, với mỗi bài học toán, tôi đều chú trọng thực hành, ứng dụng, học điđôi với hành, gắn kiến thức toán học với thực tế cuộc sống hàng ngày của các em, vớicác môn học khác và các hoạt động giáo dục trong hay ngoài nhà trường.
Ví dụ 1: Khi học về Đề - xi - mét, tôi tổ chức cho các em làm việc theo nhóm
tiến hành đo độ dài quyển sách, quyển vở, cái bàn, cái bảng… ghi chép cụ thể vàophiếu thực hành đo độ dài, sau đó chia sẻ kết quả với các nhóm khác
Hình ảnh học sinh thực hành đo khi học bài Đề - xi - mét.
Bên cạnh việc thực hành sau mỗi tiết tôi còn thường xuyên nhắc nhở học sinh ghinhớ các bảng cộng, bảng trừ bằng nhiều cách khác nhau như tạo những cánh hoa toánhọc, những câu đố, trò chơi đố vui…
Ví dụ: Khi học xong mỗi bảng cộng trừ có nhớ tôi hướng dẫn các em viết lại cácbảng cộng, trừ đó vào trong các tờ giấy khổ to, tô màu và trang trí cho đẹp, sau đó dánvào góc Toán học Học sinh có thể đố vui, kiểm tra nhau các bảng cộng, trừ có nhớ đãhọc,…
Với trường Văn Lang của chúng tôi nhiều năm gần đây đã tổ chức Câu lạc bộ toánhọc, các cuộc thi như Thử thách măng non và ở lớp tôi tổ chức thành lập Câu lạc bộ
Em yêu toán học, những thành viên trong câu lạc bộ này thường xuyên đưa hình ảnh,nội dung cần học toán vào bảng học tập dưới lớp
Hình ảnh HS tham gia câu lạc bộ Toán và cuộc thi Thử thách Măng non.
=> Ưu điểm của giải pháp này: Giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng, hứng thú với
môn Toán, tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức để vận dụng giải tốt các dạng bàitập đã học Từ đó, học sinh không chỉ nắm chắc các kiến thức của bài học trong sáchgiáo khoa mà còn vận dụng linh hoạt các tình huống trong cuộc sống hằng ngày
Trang 11vụ cho các bài giảng sinh động, dễ hiểu.
Tôi thực hiện tuyên truyền để phụ huynh hiểu và thấy được ứng dụng công nghệthông tin, chuyển đổi số trong giảng dạy và giáo dục học sinh của nhà trường là vôcùng cần thiết, đem lại nhiều thuận lợi cho học sinh và cả phụ huynh Ngoài ra tôithường xuyên động viên phụ huynh hướng dẫn con sử dụng thành thạo các công cụtìm kiếm của Google, học trên lớp học Micorsof Team, học qua Zoom sẽ hỗ trợ đắclực cho quá trình học tập Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh tham gia các diễn đàn họctập: Tủ sách - Hoc10, hocmai.vn, tailieu.vn sẽ cho học sinh nhiều trải nghiệm mớitrong học tập, giúp các em trở thành những “công dân số” trong tương lai
Các dạng phần mềm mà trường tôi đã tập huấn và tôi thường xuyên sử dụngtrong dạy học môn Toán:
* Phần mềm Quizizz
Ví dụ: Khi học bài “Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 – Tiếp theo” (Sách
Toán Cánh Diều lớp 2 tập 1 trang 32, 33)
Hình ảnh học sinh làm bài tập trên phần mềm Quizizz.
Trong trường hợp lớp học không có máy tính thì học sinh có thể làm bài tập Quizizzbằng các thẻ Q-card ở phần chế độ giấy rất tiện lợi cho học sinh chơi trực tiếp trên lớp
Trang 12* Phần mềm Baamboozle
Đây là một trong những phần mềm tôi đã sử dụng để thiết kế và tổ chức trò chơicho học sinh Baamboozle là phần mềm học tập trò chơi theo đội nhóm giúp nâng caotính tương tác và giao tiếp giữa các học sinh trong lớp
Trang 13*Phần mềm Wordwall
Wordwall là một công cụ hỗ trợ học tập dễ sử dụng để tạo các bài tập tương tácrất thú vị và nhanh cho lớp học
Ví dụ: Khi dạy bài bài “Bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20” (Sách Toán Cánh
Diều lớp 2 tập 1 trang 35,36), ở bài tập 3 tôi sẽ thiết kế bài bằng phần mềm Wordwall.Học sinh sẽ thực hành quay vòng tròn, kim trên vòng tròn dừng lại ở số nào thì họcsinh sẽ thực hiện phép trừ rồi nêu kết quả
*Lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là một phương pháp dạy học kết hợp giữa truyền thống vàcông nghệ, trong đó học sinh được chuẩn bị kiến thức ở nhà qua các tài liệu học tậpnhư: video, bài giảng trực tuyến, hoặc tài liệu đọc, cũng có thể là các cuộc thảo luậntrực tuyến và chuẩn bị câu hỏi, chủ đề thảo luận Sau đó, khi đến lớp, thay vì nghegiảng thụ động, học sinh sẽ tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, làm bài tập,thực hành và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hiểu rõ hơn, sâuhơn nội dung kiến thức của bài học
Ví dụ: Khi dạy bài Số bị trừ - Số trừ - Hiệu sách giáo khoa Toán Cánh Diều
trang 15 Tôi đã xây dựng kế hoạch bài dạy gửi vi deo bài học qua Zalo nhóm lớp Họcsinh vào xem video trước bài rồi ghi chép lại các kiến thức thu nhận được, các câu hỏicòn thắc mắc, chuẩn bị trao đổi vấn đề chưa hiểu Khi đến lớp, tôi có thời gian tổ chứccho học sinh chia sẻ về các thành phần trong phép trừ Với việc dạy học này, tôi nhậnthấy các em rất tích cực, vì đã có sự chuẩn bị bài ở nhà nên hôm sau đến lớp các em tựtin chia sẻ ý kiến Học sinh nào có câu hỏi thắc mắc đều được các bạn chia sẻ, trả lời.Nhờ vậy, tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh vận dụng thực hành tốt, tạo không khí
Trang 14học tập vui tươi giữa cô và trò.
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin rất phát triển Tuy nhiên, ta cũngkhông thể phủ nhận vai trò của đồ dùng dạy học Đồ dùng dạy học là phương tiện vôcùng quan trọng và cần thiết Từ chỗ các em tận mắt nhìn, tự tay các em thực hành dẫnđến các em chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên Hơn thế nữa, việc sử dụng đồdùng dạy học giúp các em khắc sâu kiến thức
Những thiết bị nhà trường cung cấp như Bộ thực hành Toán 2, đồng hồ, cân đĩa, cân đồng hồ, thước mét, Những đồ dùng dạy học chúng tôi tự làm mỗi năm
Trang 15mỗi khối 1 sản phẩm luôn được chúng tôi sử dụng triệt để như cây tri thức, vòng xoaymay mắn, con công hay múa,
=> Ưu điểm của giải pháp này: Giúp giáo viên trình bày bài giảng một cách
đầy đủ, chính xác, sinh động, hấp dẫn qua đó nâng cao hiệu quả bài dạy Giúp họcsinh nắm kiến thức mới, dễ hiểu bài, nhớ lâu kiến thức bài học Tiết học diễn ra nhẹnhàng - tự nhiên - hiệu quả hơn Các em rèn luyện được ý thức tự giác, ham học hỏi
và chủ động hơn trong học tập không phụ thuộc, trông chờ vào giáo viên
4 Biện pháp 4: Linh hoạt các hình thức đánh giá, động viên, khích lệ kịp thời để tạo động lực cho học sinh tích cực, chủ động, tự giác học tập môn Toán.
Việc đánh giá thường xuyên được tôi tiến hành hàng ngày, đặc biệt là nhận xétbằng lời Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét phải luôn là những thông điệp chởđầy cảm xúc tích cực, có khả năng “chạm tới trái tim” mới thúc đẩy hoạt động học tập,phát triển nhân cách học sinh
Trong mỗi tiết học, tôi chú ý hướng dẫn chữa bài cho học sinh, chú ý chữa bài
“tay đôi” để học sinh nhận rõ vấn đề Hằng ngày, trong mỗi tiết học, tôi đều ghi hếtnhững tiến bộ của từng em thể hiện trong tiết học đó, những lưu ý với từng học sinhvào sổ tay cá nhân của tôi Sau đó trao đổi với phụ huynh em đó để tìm cách khắcphục
Ví dụ: Khi làm bài tập đặt tính học sinh Tùng Quân lớp tôi thuộc các bảng cộng
bảng trừ nhưng khi làm bài thường viết số không thẳng hàng, cột… (các bài khácđúng) Câu nhận xét có thể là: “Con có kĩ năng tính toán nhanh Con chú ý đặt tính,viết số thẳng hàng, thẳng cột nhé thì bài làm sẽ tốt hơn”
Mỗi học sinh có điều kiện, hoàn cảnh, tâm sinh lí, … khác nhau nên khả năng
Trang 16tiếp thu, năng lực tự học, mức độ tiến bộ và kết quả học tập trong từng giai đoạn củamỗi học sỉnh rất khác nhau Do vậy, không so sánh học sinh này với học sinh khác,không tạo áp lực cho học sinh Trên lớp, tôi thường động viên các con hàng bằng
“Phiếu đổi quà” Phiếu này, tôi tự thiết kế với nhiều hình thù ngộ nghĩnh mà học sinhyêu thích Đến tiết sinh hoạt cuối tuần, học sinh sẽ mang đổi lấy món quà mà mìnhthích như: bút chì, tẩy, thước kẻ, bút A, … Học sinh nào được nhiều phiếu nhất cóquyền được lựa chọn trước phần quà
Hình ảnh một số phiếu đổi quà mà học sinh lớp tôi yêu thích.