MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GẮN VỚI THỰC TIỄN Họ và tên giáo viên: ...Dạy tại lớp 1 Trường .... Việc tăng cường các bài toán gắn với thực tiễn
Trang 1TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
*** ***
BÁO CÁO BIỆN PHÁP DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG GẮN VỚI THỰC TIỄN
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
UBND THÀNH PHỐ
…………., tháng … năm 202….
Trang 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GẮN VỚI THỰC TIỄN
Họ và tên giáo viên: Dạy tại lớp 1
Trường Thành phố
I Lý do hình thành giải pháp:
1 Vai trò của giải pháp với học sinh
Môn Toán trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt ở sách Cánh Diều lớp 1, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cho học sinh Các bài học không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản
mà còn nhấn mạnh đến việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn, giúp các em phát triển khả năng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống Thông qua môn Toán, các em được rèn luyện tư duy logic, khả năng suy luận và sáng tạo, đồng thời hình thành những phẩm chất quan trọng như sự kiên nhẫn, cẩn thận, có kế hoạch và tác phong làm việc khoa học
Việc tăng cường các bài toán gắn với thực tiễn trong chương trình giúp học sinh không chỉ hiểu rõ hơn về khái niệm Toán học mà còn tạo động lực học tập và hứng thú khi tham gia vào các nhiệm vụ Đồng thời, khả năng vận dụng Toán học vào cuộc sống hàng ngày còn giúp các em tự tin hơn khi đối diện với những thách thức thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực toàn diện theo yêu cầu của Toán học trong bối cảnh xã hội hiện đại
Trang 3Đầu năm học 2024 - 2025 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1 tại ngôi trường vùng cao của thành phố với 100% các em đều là dân tộc thiểu số Những ngày đầu tiên nhận lớp tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
*Thuận lợi:
Tổng số học sinh của lớp là 12 em, có 7 em nữ, 5 em nam Sĩ số lớp ít nên tôi dành nhiều thời gian quan tâm đến các em hơn Các em đã được làm quen với chương trình dạy học Tiếng việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 theo Thông tư số 23/2023/TT-BGD&ĐT với thời lượng 36 tiết Do đó tôi có nhiều thời gian để nắm bắt năng lực của từng em
Giáo viên được tham gia tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, có đầy đủ trang thiết bị có kết nối internet đầy đủ
Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc học
Trang 4tập của các em.
Một số phụ huynh trẻ nhiệt tình quan tâm đến việc giáo dục các em
*Khó khăn:
Trình độ nhận thức của các em không đồng đều Một số em chưa nhận diện được hình và số
Một số em hiếu động, còn mải chơi, thiếu ý thức tự giác học tập, chưa hứng thú với môn học và chưa thể tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài
Các em chưa biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống
Đa số các em thường rụt rè, nhút nhát và ngại thể hiện ý kiến, đặc biệt trong môn Toán đòi hỏi tư duy chủ động Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mà còn hạn chế khả năng tương tác với giáo viên và bạn bè
Tất cả phụ huynh đều là người dân tộc thiểu số và nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt sau cơn bão Yagi Một số phụ huynh đi làm xa nhà, đi làm keo công việc bận rộn, nên không có đủ thời gian để hỗ trợ con em trong việc học Hơn nữa, trình độ học vấn của một số phụ huynh còn hạn chế, khiến họ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ các kỹ năng học tập, đặc biệt là môn Toán
Từ những khó khăn trên Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng Toán đầu năm
và thu được kết quả như sau:
Thời gian Sĩ số
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn
thành
Trang 5lượng lượng lượng Đầu năm học
Từ kết quả khảo sát trên tôi luôn đặt câu hỏi làm thế nào để học sinh lớp 1 học tốt môn Toán, biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cuộc sống? Làm thế nào để giờ học trở nên sôi nổi, học sinh không nhàm chán, không bị áp lực mà vẫn đảm bảo được nội dung, kiến thức cần truyền tải đến các em?
Xuất phát từ những thực tế trên và qua kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh
dạn chọn giải pháp: “Một số giải pháp dạy học toán cho học sinh lớp 1 thông qua các hoạt động gắn với thực tiễn”.
II Nội dung của giải pháp
1 Kết nối Toán học với thế giới tự nhiên
Đối với học sinh lớp 1, môi trường thiên nhiên luôn là một thế giới đầy màu sắc và gần gũi Thiên nhiên như một người bạn thân thiết, mang đến những trò chơi thú vị, những câu chuyện sống động và những trải nghiệm quý giá
Việc dạy môn Toán thông qua thiên nhiên giúp các em kết nối kiến thức học được với thực tế xung quanh Những hình ảnh từ thiên nhiên có thể được sử dụng để tạo ra các bài toán sinh động, làm cho các khái niệm toán học trở nên dễ hiểu
Trang 6và hấp dẫn hơn Trẻ em thường rất yêu thích khám phá thế giới tự nhiên, vì vậy việc tích hợp dạy học Toán với môi trường thiên nhiên không chỉ thú vị mà còn mang lại hiệu quả cao Tôi có thể áp dụng phương pháp này cả trong lớp học và trong các hoạt động ngoài trời, giúp trẻ vừa học vừa chơi một cách tự nhiên
Ví dụ: khi dạy bài "Phép cộng trong phạm vi 6” (trang 38, 39) trong sách
Toán 1 - Cánh Diều, tôi tổ chức cho các em một hoạt động trải nghiệm ngay tại sân trường Các em sẽ được quan sát và khám phá môi trường xung quanh bằng cách đếm số chậu hoa khác nhau Tôi sẽ hỏi các em: "Có bao nhiêu chậu hoa màu vàng?
Có bao nhiêu chậu hoa màu đỏ? Có tất cả bao nhiêu cây? Em hãy nêu phép tính thích hợp?" để hình thành cho các em khi tính gộp hay thêm vào là phép cộng
Cô và trò thực hành đếm chậu hoa tại sân trường
2 Dạy học môn Toán gắn với tích hợp kiến thức liên môn
Việc dạy học Toán nếu chỉ dừng lại ở các con số và phép toán, thì môn học này sẽ trở nên khô khan và cứng nhắc, thiếu đi sự phong phú và ý nghĩa trong giáo dục Để thay đổi điều này, tôi đã áp dụng những phương pháp mới nhằm đưa Toán vào thực tiễn, biến môn học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên và gắn bó với cuộc sống
hàng ngày của học sinh đúng với phương châm “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” của môn Toán 1- Cánh diều.
Ở sách Toán mở đầu mỗi bài học là các bức tranh với các sự vật được lựa chọn trong bức tranh đều rất quen thuộc với học sinh, như con chim, bông hoa những thứ học sinh có thể nhìn thấy trong đời sống hàng ngày Bằng cách liên kết toán học với
Trang 7những sự vật gần gũi, hoạt động này không chỉ cung cấp kiến thức về số lượng, mà còn giúp học sinh hình thành những cảm xúc tích cực, như sự yêu
Trang 8thích đối với môi trường sống và các giá trị quen thuộc Điều này giúp các em dễ dàng kết nối kiến thức lý thuyết với thực tế xung quanh, từ đó kích thích sự hứng thú học tập
Học Toán không chỉ giúp các em phát triển kỹ năng tính toán mà còn tạo cơ hội để liên kết kiến thức giữa các môn học khác, đồng thời giáo dục đạo đức và phẩm chất cho học sinh Sự tích hợp này không chỉ làm cho các bài học trở nên sinh động hơn mà còn giúp các em nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của việc học, từ đó phát triển toàn diện các khả năng và nhân cách của mình Vì vậy tôi thường tích hợp dạy toán với rất nhiều môn học khác như: Tiếng Việt, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật,
Tự nhiên và xã hội,…
Dạy học Toán gắn với Tiếng Việt: Việc học Toán cũng cung cấp cơ hội cho
học sinh phát triển kỹ năng ngôn ngữ Tôi đã kết hợp Toán với môn Tiếng Việt thông qua việc giải thích bài toán, sử dụng từ vựng và câu để nêu bài toán thông qua tranh ảnh trong bài, xem tranh rồi tập kể chuyện theo mỗi phép tính trên Qua đó, học sinh không chỉ học tốt môn Toán mà còn nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập ” sách Toán 1 Cánh Diều trang 47 Tôi cho học
sinh trao đổi nhóm đôi chia sẻ với nhau về phép tính thích hợp Tôi khuyến khích học sinh nêu bài toán hoặc tình huống theo tranh vẽ như: Có 3 con gà ở trong chuồng có thêm 3 con gà đi vào Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
Dạy học Toán gắn với Mỹ thuật: Các em có thể tạo số hoặc hình mà các em
yêu thích từ những vật dễ thấy trong tự nhiên như đá, dây thừng, cành cây khô, lá
Trang 9khô Những vật liệu tự nhiên này, với đa dạng về hình dáng, kết cấu và màu sắc, giúp học sinh có cơ hội thể hiện cá tính và óc thẩm mỹ riêng
Ví dụ: Khi dạy bài “Em vui học toán” sách Toán 1- Cánh Diều trang 30, 31,
tôi hướng dẫn các em sử dụng các viên sỏi, cành cây khô, lá khô để tạo thành các số
và hình mà các em thích Các em có thể dùng những viên đá để tạo hình con số, kết hợp với dây thừng màu nâu nhạt tạo đường nét mềm mại, uyển chuyển Cành cây khô, với những đường nét tự nhiên mộc mạc, có thể được sắp xếp một cách sáng tạo
để tạo hình con số hoặc hình ảnh mà các em yêu thích Lá khô, với nhiều màu sắc phong phú từ xanh đậm đến vàng nhạt hoặc cam, tạo nên những điểm nhấn màu sắc bắt mắt, góp phần làm cho tác phẩm trở nên sinh động và hài hòa
Qua hoạt động này, học sinh nhận ra rằng các con số cũng có nét đáng yêu và thân thiện, không còn là những ký hiệu khô khan mà các em thường thấy Toán học trở nên gần gũi, liên kết chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, giúp các em thấy
Trang 10rằng những con số và phép tính cũng tồn tại trong thế giới xung quanh mình Đồng thời, qua việc sử dụng các vật liệu tự nhiên để tạo hình, các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, và học cách làm đẹp cho tác phẩm của mình
Dạy học Toán gắn với Âm nhạc: Trong quá trình dạy Toán, tôi đã linh hoạt và
sáng tạo kết hợp với những bài hát phù hợp, giúp học sinh bước vào bài học với tinh thần thoải mái, hứng khởi Âm nhạc không chỉ tạo không khí vui tươi mà còn hỗ trợ các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ nhớ, dễ hiểu, và ghi nhớ lâu hơn, từ
đó nâng cao hiệu quả học tập rõ rệt
Ví dụ: Khi dạy bài “Luyện tập”sách Toán 1- Cánh Diều trang 42, ở hoạt động
mở đầu tôi cho học sinh hát bài “ Tập đếm”
“Một với một là hai Hai thêm hai là bốn Bốn với một là năm Năm ngón tay sạch đều.”
Từ các bài hát đó giúp các em làm quen và cảm thấy dễ nhớ các phép cộng trong phạm vi 6, các em sẽ thấy kiến thức trở nên nhẹ nhàng và gần gũi hơn
Dạy học Toán gắn với Giáo dục thể chất thông qua việc: Học sinh điểm số các
em sẽ đọc các số lần lượt từ 1 đến hết sĩ số lớp, đếm các động tác thể dục, hô các động tác, tạo hình vòng tròn, tạo hình chữ u để chơi các trò chơi, đếm số và nhớ thứ
tự số để kết nhóm các bạn cùng tập, cùng chơi,… Qua đó, giúp học sinh nhớ các số
và thứ tự các số một cách dễ dàng hơn
Dạy học Toán gắn với Tự nhiên và xã hội: Việc kết hợp hai môn này giúp học
Trang 11sinh hiểu rõ hơn về cách toán học tồn tại và áp dụng trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật”
trong sách Toán 1 - Cánh Diều (trang 8, 9), tôi đã đặt câu hỏi: "Những đồ vật nào trong gia đình em có dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hay hình tam giác?" Thông qua việc học sinh kể tên các đồ vật quen thuộc như: đồng hồ treo tường hình tròn, khung ảnh hình chữ nhật, bàn ăn hình vuông, hay mái nhà hình tam giác, các
em không chỉ nhận biết các hình học mà còn thấy được sự hiện diện của chúng trong môi trường sống hàng ngày Điều này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu kiến thức toán học, đồng thời phát triển kỹ năng quan sát và liên hệ thực tế Đây chính là cách dạy học Toán gắn liền với Tự nhiên và Xã hội, khi
Trang 12các em học toán thông qua những gì gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống, giúp bài học trở nên sinh động và dễ hiểu hơn
Ngoài ra, vào những giờ ra chơi tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò
chơi dân gian nhằm rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho các em như:“ Ô
ăn quan”, “ Chơi nhảy dây”, “ chơi kéo co”
Học sinh chơi trò chơi ô ăn quan trong giờ ra chơi
3 Dạy học Toán gắn với các tình huống thực tiễn
Việc dạy học toán gắn với các tình huống thực tiễn làm cho bài học trở nên thú
vị và gần gũi với học sinh lớp 1 Ở độ tuổi này, học sinh thường tiếp thu tốt hơn khi được học thông qua các tình huống cụ thể, có cảm xúc và liên quan đến cuộc sống xung quanh
Thực tế cho thấy, mặc dù các bài toán lớp 1 rất đơn giản, việc giúp học sinh hiểu rõ, nắm vững và vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống không phải là điều dễ dàng Đối với học sinh lớp 1, việc dạy học Toán gắn liền với các tình huống thực tiễn
là vô cùng quan trọng Điều này không chỉ giúp cho môn Toán trở nên gần gũi và thân thuộc hơn, mà còn tạo ra sự gắn bó với cuộc sống Khi Toán học được kết nối với các tình huống thực tế, học sinh sẽ phát triển tư duy toán học một cách tự nhiên
và linh hoạt Để làm được
điều đó, tôi đã thực hiện như sau:
Thứ nhất, xác định yêu cầu cần đạt của bài, xây dựng các phương pháp dạy
học
Thứ hai, tìm các ví dụ thực tế có liên quan đến kiến thức của bài để làm dẫn
Trang 13chứng đưa vào bài dạy và các bài tập vận dụng thực hành.
Thứ ba, sử dụng trò chơi và các hoạt động nhóm để học sinh thực hành bày tỏ
ý
Trang 14kiến và chia sẻ trải nghiệm kiến thức liên quan đến Toán học một cách vui vẻ và hứng thú
Ví dụ: Khi dạy bài “Nhiều hơn - Ít hơn - Bằng nhau” sách Toán 1- Cánh Diều
trang 22, 23 phần Vận dụng, tôi cho các em trao đổi nhóm đôi kể về các thành viên trong gia đình Sau đó cho các em chia sẻ trước lớp về số lượng thành viên trong gia đình mình, sau đó tôi hỏi cả lớp: Gia đình bạn nào có nhiều thành viên hơn? Gia đình bạn nào có ít thành viên hơn? Từ đó khắc sâu thêm kiến thức toán học cho các em Đồng thời qua phần vận dụng này các em cũng biết về gia đình cũng như hoàn cảnh của các bạn trong lớp mình
4 Dạy học toán góp phần phát triển phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động gắn liền với thực tiễn.
Năm học 2024 – 2025 vừa bắt đầu, nhân dân miền Bắc đã phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề do cơn bão Yagi
gây ra Gia đình các em học sinh nơi tôi công tác cũng không phải là ngoại lệ Trong không khí ấm áp của tình yêu thương và sự sẻ chia, với tinh thần “Lá lành đùm lá rách,” tôi đã quyết định tổ chức một buổi họp lớp ngay sau khi trở lại trường
Trong buổi học đầu tiên sau bão, tôi đã cho các em nói về những đồ dùng học tập và sách vở bị ướt hoặc mất Sau đó, tôi phát động một phong trào quyên góp sách
vở và đồ dùng học tập cho những bạn học sinh bị ảnh hưởng Qua hoạt động này, các
em không chỉ tham gia vào việc quyên góp mà còn thực hành các kỹ năng toán học của mình Học sinh sẽ cùng nhau đếm số lượng
đồ quyên góp, so sánh thành tích giữa các tổ lớp để xác định tổ nào quyên góp được
Trang 15nhiều nhất Hoạt động này không chỉ giúp các em phát triển kỹ năng toán học mà còn giáo dục lòng nhân ái, tinh thần tương thân tương ái và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng
Ngoài ra, trong những ngày sau bão, tôi đã tổ chức cho học sinh quan sát và đếm số lượng cây cối bị đổ gãy xung quanh trường học Các em hào hứng đếm từng cây một, cùng nhau chia sẻ những cảm xúc về thiên nhiên Lớp tôi cũng đã nhận chăm sóc hai bồn cây, với mong muốn tạo ra bóng mát cho các bạn trong những giờ vui chơi Việc sử dụng các đối tượng cụ thể từ môi trường xung quanh không chỉ giúp học sinh lớp 1 nắm vững kiến thức Toán mà còn mang lại cho các em sự hiểu biết về thiên nhiên, môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên
Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập mà còn tạo ra một môi trường thân thiện, nơi các em có thể cảm nhận và thực