1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lồng ghép hoạt Động trải nghiệm và trò chơi học tập giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tiếng việt

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...Tên biện pháp: BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên giáo viên: .... triển toàn diện các k

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT MÔN TIẾNG

VIỆT

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tên biện pháp: BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VÀ TRÒ CHƠI HỌC TẬP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 HỌC TỐT MÔN

TIẾNG VIỆT

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp: 2E

Trường: Tiểu học

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố , tỉnh

I Lí do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp với học sinh

Môn Tiếng Việt 2 trong chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 có vai trò quan trọng giúp học sinh nắm vững ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Việc học tốt Tiếng Việt tạo nền tảng vững chắc cho các môn học khác Trong bối cảnh xã hội hiện đại, kỹ năng ngôn ngữ ngày càng trở nên cần thiết, góp phần hình thành nhân cách và phát triển tư duy cho các em học sinh

Nhận thấy điều đó, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 đã mang đến sự đổi mới trong cách dạy và học, khuyến khích sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh thông qua các phương pháp học tập tích cực Theo Thông tư

Trang 3

huy tính tự chủ, sáng tạo của học sinh Do đó, cần phải xây dựng các biện pháp giảng dạy phù hợp đối với các môn học và hoạt động học giáo dục nói chung đặc biệt trong đó có môn Tiếng Việt lớp 2 nói riêng

Đối với môn Tiếng Việt 2, trong quá trình dạy học tôi thấy các năng lực ngôn ngữ giao tiếp, khả năng sáng tạo của học sinh còn hạn chế

Từ những lý do trên, tôi mong muốn đề xuất biện pháp “Lồng ghép hoạt động trải nghiệm và trò chơi học tập giúp HS lớp 2 học tốt môn Tiếng Việt”.

Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ có cơ hội vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tăng khả năng sáng tạo và tư duy một cách toàn diện theo đúng định hướng của chương trình GDPT 2018

2 Thực trạng:

Qua các tiết học đầu năm của môn Tiếng Việt, tôi đã tiến hành khảo sát năng lực của các em học sinh về thái độ và năng lực học tập trước khi áp dụng các biện pháp của sáng kiến và cho kết quả như sau:

Trang 4

Bảng khảo sát thái độ và năng lực học tập của học sinh lớp 2E trước

khi áp dụng biện pháp

Tiêu chí

Khảo sát

Số lượng Tỉ lệ

Học sinh học tập tích cực, hăng hái xây dựng bài 9/33 27,3%

Học sinh chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao 11/33 33,3%

Học sinh có năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm 14/33 42,4%

Học sinh có năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề 7/33 21,2%

Học sinh tự tin thể hiện quan điểm, ý kiến 5/33 15,2%

Số lượng còn lại là học sinh chưa tích cực hăng hái xây dựng bài, chưa chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao, năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, thể hiện quan điểm còn hạn chế

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là:

- Học sinh chưa biết tổ chức chơi nhóm để phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác với các bạn

- Học sinh chưa tự giải quyết vấn đề và phản ứng linh hoạt trước các tình huống

- Học sinh chưa tự tin thể hiện bản thân, khả năng sáng tạo còn hạn chế

3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:

*Đối với học sinh:

- Giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên mà còn phát

Trang 5

triển toàn diện các kỹ năng.

- Kích thích sự hứng thú, tạo không khí học tập sôi nổi, giúp học sinh chủ động, tự tin hơn trong các hoạt động nhóm, phát huy tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề

- Tạo môi trường thân thiện, thoải mái học tập và tăng cường tinh thần đoàn kết trong lớp học

* Đối với giáo viên:

- Giáo viên thêm yêu nghề

- Bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ của bản thân

Trang 6

* Đối với cha mẹ học sinh:

- Cha mẹ học sinh hiểu hơn về môn học, cùng đồng hành, hỗ trợ học sinh trong các hoạt động để học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân

II Nội dung của biện pháp

1 Biện pháp 1: Tổ chức trò chơi nhóm giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề

Trong các môn học, việc tổ chức các trò chơi là không thể thiếu được đặc biệt là trò chơi nhóm Thông qua các hoạt động nhóm, học sinh được rèn luyện kỹ năng trao đổi, lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung Từ đó phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh

*Ví dụ 1: Bài Nghe - viết: Một giờ học trang 29

*Tiến hành: Sau khi giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 để tìm ra tên của từng bạn theo đúng bảng chữ cái thì lần lượt từng nhóm lên báo cáo

- Nhóm 1 có bốn bạn tên là: Thư, Chi, Nhân, Vinh Các bạn có nhiệm vụ sắp xếp tên theo đúng thứ tự bảng chữ cái Sau khi hoàn thành, tên từng bạn học sinh

sẽ đứng theo đúng thứ tự bảng chữ cái đó là: Chi, Nhân, Thư, Vinh

Như vậy, thông qua chơi trò chơi, học sinh đã tổ chức được trò chơi nhóm một cách tích cực hơn

*Ví dụ 2: Bài Đọc: Rồng rắn lên mây trang 101

*Tiến hành: Sau khi học xong bài, tôi cho học sinh ra ngoài sân trường để tham gia các trò chơi dân gian.Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4-6 học sinh Giáo viên giới thiệu cho các em một số trò chơi dân gian như: Rồng rắn

Trang 7

lên mây, Bịt mắt bắt dê, Dung dăng dung dẻ, Chi chi chành chành Ở buổi học trước tôi giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và yêu cầu các em tìm hiểu cách chơi các trò chơi này ở nhà

Trang 8

Sau khi tham gia trò chơi, các em sẽ nêu cảm nghĩ về trò chơi đó Các em chia

sẻ rằng trò chơi dân gian rất thú vị, vui nhộn và giúp các em cảm thấy gần gũi, gắn kết với nhau hơn Học sinh hiểu và nhớ bài học hơn

Một số hình ảnh học sinh chơi trò chơi dân gian

Như vậy, tổ chức trò chơi nhóm giúp học sinh phát triển được các năng lực giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề đáp ứng với yêu cầu của chương trình 2018

2 Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi cá nhân kết hợp phương pháp trực quan nhằm kích thích tư duy, tăng khả năng tự chủ và phản xạ

Ngoài việc hình thành giao tiếp, giải quyết vấn đề trong tổ chức hoạt động nhóm thì việc tổ chức trò chơi đối với mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng phát triển

kỹ năng tư duy mà học sinh còn tự mình giải quyết vấn đề, tăng khả năng tư duy,

tự chủ của bản thân

*Ví dụ 1: Bài: Đọc mở rộng trang 54

*Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị các bài thơ, câu chuyện, bài báo viết về thầy cô

*Tiến hành: Tôi cho học sinh lần lượt lên đọc các bài thơ, câu chuyện, bài báo viết về thầy cô mà các em đã chuẩn bị, sưu tầm Sau đó tôi có thể hỏi:

- Em tìm được bài thơ, câu chuyện, bài báo đó ở đâu? Em học tập được những đức tính gì của thầy cô ? Sau này bạn nào có ước mơ làm thầy giáo, cô giáo không? Bạn nào được bình chọn đọc hay nhất sẽ được thưởng ngôi sao may mắn của tháng

*Ví dụ bài Luyện tập: Mở rộng vốn từ về hoạt động thể thao, vui chơi.

Câu nêu hoạt động trang 36.

Trang 9

*Chuẩn bị: Một số dụng cụ thể thao: vợt bóng bàn, vợt cầu lông, quả cầu lông, quả bóng đá…

*Tiến hành: Tôi cho học sinh quan sát một số dụng cụ thể thao mà các em đã chuẩn bị ở nhà Sau đó lần lượt gọi từng học sinh nêu tên các dụng cụ thể thao đó Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần thưởng, bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt

Hình ảnh học sinh giới thiệu một số dụng cụ thể thao

Việc tổ chức trò chơi cá nhân kết hợp với phương pháp trực quan giúp học sinh được giao tiếp, hoạt động và giải quyết vấn đề, điều này không chỉ làm cho việc học trở nên thú vị mà còn giúp các em phát triển kỹ năng tư duy tạo ra trải nghiệm học tập sinh động và hiệu quả hơn

3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sân khấu hoá nhằm nâng cao sự tự tin cho học sinh

Thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa học sinh không chỉ rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà còn phát triển sự tự tin, khả năng biểu đạt ý tưởng một cách rõ ràng và sáng tạo

*Ví dụ 1: Bài Nói và nghe: Kể chuyện Hoạ mi, vẹt và quạ trang 35

Trước tiên, tôi cho học sinh quan sát từng tranh vẽ Tiếp theo, tôi sẽ kể lại câu chuyện cho học sinh nghe Sau đó, học sinh sẽ trả lời các câu hỏi, ví dụ:

- Vì sao quạ lại hành động như vậy?

- Hoạ mi đã học được bài học gì từ câu chuyện này?

Khi học sinh hiểu được nội dung câu chuyện, tôi chia lớp thành các nhóm 4 Mỗi nhóm sẽ phân vai: người dẫn chuyện, hoạ mi, vẹt, quạ để tái hiện lại câu

Trang 10

chuyện Sau thời gian 5 phút chuẩn bị, các nhóm sẽ đóng vai kể lại câu chuyện trước lớp

Hình ảnh học sinh đóng vai trong câu chuyện: Hoạ mi, vẹt và quạ

Trang 11

*Ví dụ bài: Đọc: Em có xinh không? trang 24

Sau khi đã được luyện đọc và tìm hiểu bài: Em có xinh không? Ở hoạt động vận dụng, tôi cho học sinh đóng vai các nhân vật: Voi anh và voi em Sau khi các con đóng vai, tôi sẽ hỏi học sinh: Sau khi voi em bắt chước hươu và dê nhưng thấy mình không xinh đẹp hơn thì voi em đã rút ra được bài học gì?

Hình ảnh học sinh đóng vai trong bài: Em có xinh không?

Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa tập trung vào trải nghiệm thực tế Hoạt động này không chỉ giúp các em xây dựng sự tự tin mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực và khơi dậy niềm đam mê học hỏi

4 Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp với môn Mỹ thuật nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

Biện pháp tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo bằng cách kết hợp kiến thức từ nhiều môn học, đặc biệt là Mỹ thuật, học sinh được khuyến khích sáng tạo những sản phẩm độc đáo, đồng thời phát triển thẩm mỹ và khả năng tư duy

*Ví dụ 1: Bài: Viết đoạn văn tả đồ chơi trang 107.

*Chuẩn bị: Từ tiết học trước, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm

một món đồ chơi từ chai nhựa hoặc bìa carton Sau đó, các em trang trí thêm màu sắc để sản phẩm đẹp mắt hơn

*Tiến hành: Đến tiết học, tôi cho học sinh cả lớp thảo luận theo nhóm bốn Học sinh chia sẻ trong nhóm về món đồ chơi đó thông qua các câu hỏi:

- Món đồ chơi của em được làm từ những vật liệu nào?

Trang 12

- Món đồ chơi này có hình dạng, màu sắc, kích thước, tác dụng gì?

- Em cảm thấy thích điều gì nhất về món đồ chơi mà em đã làm?

Qua sự chia sẻ đó, học sinh sẽ biết cấu tạo của mỗi món đồ chơi Từ đó, học sinh sẽ sử dụng các gợi ý để viết đoạn văn tả đồ chơi một cách dễ dàng hơn

Hình ảnh học sinh giới thiệu một số đồ chơi

Trang 13

*Ví dụ 2: Bài: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập trang 69.

Trong hoạt động này, học sinh sẽ vẽ tranh và viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập của mình mà các em yêu thích Tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện viết đoạn văn ở giữa trang giấy và vẽ trang trí xung quanh để tạo khả năng sáng tạo và

tư duy cho các em

Sau khi hoàn thành, các sản phẩm sẽ được trưng bày để cả lớp có thể quan sát Tôi sẽ tiến hành nhận xét, góp ý và sửa lỗi viết văn cho học sinh, nhằm giúp các em nâng cao kỹ năng viết và củng cố khả năng thể hiện ý tưởng qua hình ảnh

Một số hình ảnh đoạn văn của học sinh kết hợp với vẽ

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp với môn Mỹ thuật không chỉ phát huy khả năng tưởng tượng và kỹ năng thực hành mà còn giúp các em thấy được sự liên kết giữa các môn học, từ đó tạo ra một trải nghiệm học tập phong phú,

đa dạng và đầy cảm hứng

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Sau khi áp dụng biện pháp, lớp 2E của tôi đã có sự chuyển biến tích cực về thái độ và năng lực học tập trong môn Tiếng Việt Các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, giờ học sôi nổi hơn Các em biết áp dụng các kiến thức để viết các đoạn văn tốt hơn Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm được cải thiện rõ rệt, giúp học sinh tương tác tích cực với nhau hơn trong các hoạt động nhóm Đồng thời, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề cũng được nâng cao Sự tự tin của học sinh tr ong việc thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân cũng tăng lên, giúp các em dần trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp

Trang 14

Kết quả thu được giữa học kì 1 như sau:

Trang 15

Bảng so sánh trước và sau khi áp dụng biện pháp của lớp 2E

Tiêu chí

Khảo sát Kết quả thu được

giữa kì 1

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Học sinh học tập tích cực, hăng

hái xây dựng bài

Học sinh chủ động hoàn thành

các nhiệm vụ được giao

Học sinh có năng lực giao tiếp

và hợp tác nhóm

Học sinh có năng lực sáng tạo

và giải quyết vấn đề

Học sinh tự tin thể hiện quan

điểm, ý kiến

Những số liệu này cho thấy bước đầu sự thành công của biện pháp Học sinh

đã có sự tiến bộ về năng lực học tập và sự tự tin của mình Ngoài ra, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của học sinh cũng được nâng cao Việc này không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức môn Tiếng Việt mà còn góp phần hình thành những

kỹ năng sống cần thiết cho sự phát triển toàn diện trong tương lai

IV Kết luận

1 Kết luận

Biện pháp “Lồng ghép hoạt động trải nghiệm và trò chơi học tập giúp học

Trang 16

sinh lớp 2 học tốt môn Tiếng Việt” có ý nghĩa to lớn với bản thân tôi cũng như

các đồng nghiệp khác và có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh, cụ thể:

- Việc lồng ghép hoạt động trải nghiệm và trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách thú vị mà còn kích thích sự tò mò và ham h

ọc hỏi của các em Từ đó, giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn

- Các hoạt động nhóm và trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề

- Qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh có cơ hội thể hiện bản thân Sự tự tin của các em được nâng cao đáng kể, giúp các em mạnh dạn thể hiện quan điểm và ý kiến trong lớp học

Trang 17

2 Kiến nghị

2.1 Đối với nhà trường

- Cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động trải nghiệm, đồng thời tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy sáng tạo cho giáo viên

2.2 Đối với giáo viên

Giáo viên cũng cần chủ động trong việc sáng tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy của mình Đồng thời, giáo viên có thể nghiên cứu và áp dụng các trò chơi học tập mới, phù hợp với từng chủ đề bài học và đối tượng học sinh, nhằm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của hoạt động

Trên đây là biện pháp “Lồng ghép hoạt động trải nghiệm và trò chơi học tập giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Tiếng Việt” được giáo viên đã áp dụng hiệu

quả cho học sinh tại lớp 2E trường tiểu học , thành phố , tỉnh

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:23

w